Loãng xương có bệnh mà giấu

3 views
Skip to first unread message

SuacanxiAnlene

unread,
Jul 7, 2015, 12:38:09 AM7/7/15
to sua-anlen...@googlegroups.com
Bệnh loãng xương có do di truyền ?

Một nguồn đã chứng minh có 56 cặp gen liên quan đến việc quyết định bạn có bị loãng xương hay không. Khoảng 75% lượng xương của cơ thể nhiều hay ít được quyết định do gen. Một khi trong gia đình có ai đó mắc bệnh loãng xương, khả năng lớn là bạn sẽ bị ảnh hưởng di truyền. Khả năng đó cao hơn khi người mắc bệnh đó có quan hệ trực thuộc với bạn, tức cha hoặc mẹ. Nếu bạn được di truyền một cơ thể nhỏ và gầy, bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn so với người có cơ thể to cao. Bạn nên đi khám, đo mật độ xương để biết sớm về nguy cơ mắc bệnh của mình. Song song việc khám bệnh, phòng bệnh loãng xương bằng cách ăn uống và tập luyện đúng cách cũng rất quan trọng. Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết về dinh dưỡng và luyện tập do Anlene cung cấp.

Ai rồi cũng sẽ bị loãng xương ?

Loãng xương có hai loại: tiên phát và thứ phát (type I và type II). Loãng xương tiên phát là quá trình đào thải của tự nhiên khi chúng ta về già. Qua 65 tuổi, xương sẽ bắt đầu yếu dần và tái tạo chậm hơn, gây bệnh loãng xương. Loãng xương thứ phát xảy ra sớm hơn, xuất hiện nhiều ở phụ nữ sau mãn kinh, khi lượng estrogen ít đi đồng nghĩa sự tiêu hủy mô xương diễn ra nhanh hơn. Loại loãng xương này cần được chú ý phòng tránh sớm nhờ các xét nghiệm và chế độ sinh hoạt lành mạnh.

Khi nào biết bạn bị loãng xương ?

Bệnh loãng xương là tình trạng quá trình tạo xương diễn ra chậm hơn so với quá trình hủy xương, làm mất đi đáng kể lượng mô xương phân bố trong cơ thể, gây ra hiện tượng xương mềm, yếu, dễ gãy và chấn thương. Những dấu hiệu của bệnh có thể là:

-  Đau lưng
-  Chiều cao giảm
-  Dễ gãy xương, có thể ho mạnh cũng làm nứt xương
-  Một dấu hiệu loãng xương rõ rệt ở người già là gù lưng do gãy xẹp đốt sống.


Reply all
Reply to author
Forward
This conversation is locked
You cannot reply and perform actions on locked conversations.
0 new messages