Triệu chứng đau chân và cách giảm đau chân

18 views
Skip to first unread message

SuacanxiAnlene

unread,
Jul 6, 2015, 11:17:10 PM7/6/15
to sua-anlen...@googlegroups.com
Bệnh đau chân thường xuất phát do nhiều nguyên nhân khác nhau. Hãy cùng Anlene tìm hiểu về những triệu chứng thường gặp của bệnh đau chân do chuột rút, và đau gót chân cũng như do nguyên nhân đau cẳng chân mà ra.

1. Đau chân có thể là đau do vọp bẻ ( chuột rút )

Nếu bạn có những thói quen hay tắm vào ban đêm, hay trong người có nhiều mồ hôi và thường tắm vào lúc chiều tối. Và sau khi tắm, bạn vào ngay phòng có máy lạnh, thì nguy cơ bạn sẽ rất dễ bị chuột rút ở bắp chân vào sáng hôm sau. Từ nguyên nhân đó, chúng ta dễ nhận thấy có nhiều nguyên nhân khác cũng có thể gây chuột rút ở bắp chân của bạn như : - Phụ nữ mang thai thường dễ bị chuột rút do thiếu canxi và magie, đặc biệt ở những tháng cuối thai kì. - Những bạn thường ngồi quá lâu, và ít vận động chân thường xuyên. - Ít uống nước.

Điều tốt nhất để tránh bệnh đau chân xãy ra cho bạn, là hãy đừng quên thường xuyên vận động và tập thể dục thường xuyên. Áp dụng kỹ thuật co dãn cơ chân, đồng thời bổ sung đầy đủ vitamin B1, B5, B6, và tốt nhất là uống thật nhiều nước để tránh chuột rút.

2. Đau chân cũng xuất phát từ đau gót chân

Có những chấn động không mạnh, nhưng việc lặp đi lặp lại nhiều lần trên nền xương yếu (loãng xương, thấp khớp, suy tĩnh mạch chi dưới...) có thể làm rạn vỡ cấu trúc vi thể của xương gót. Điều này gây đau nhức gót chân. Tuy nhiên, bệnh đau chân rất khó để tìm thấy một điểm đau thể hiện ở vùng gót.

Thường những người bệnh đau chân sẽ có cảm giác đau ở phần phía dưới mắt cá chân. Và chỉ phát hiện ra bệnh bằng cách chụp X-quang mới phát hiện được dấu hiệu gãy mỏi, với những đường gãy mờ cùng với lớp can xương mới đậm xung quanh vỏ xương gót mỏng, cùng với mật độ xương kém cho thấy rõ hình ảnh loãng xương.

Đề tránh cơ thể của bạn bị đau chân thường xuyên, bạn nên tích cực nghỉ ngơi, và hạn chế vận động bàn chân liên tục, và tránh để việc gãy xương lặp lại ở cùng một vị trí. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, là xem có thể không cần uống thuốc giảm đau, nhưng phải chú ý bổ sung canxi và vitamin D đầy đủ cho cơ thể.

3. Đau chân do đau cẳng chân

Một trong những nguyên nhân gây đau chân khác, là do bệnh giãn tĩnh mạch. Đây là chứng bệnh thường gặp ở những phụ nữ cao tuổi. Khi mắc bệnh này, cẳng chân sẽ hiện rõ màu đỏ tím, chằng chịt các mạch máu. Lúc này, mạch máu của bạn không còn thuông dài nữa, mà sẽ sưng phình lên.

Bệnh đau chân do giãn tĩnh mạch, thường hay gặp ở những bộ phận trong cơ thể, thường xuyên chịu đựng sức ép của cơ thể nhiều nhất như cẳng chân, bắp chân. Những cơn đau chân do giãn tĩnh mạch, thường là do chuột rút hoặc phù nề sau một thời gian dài đi lại quá lâu. Ngoài ra, cổ chân và bàn chân của bạn cũng có thể bị sưng.

Một số biện pháp khác để hạn chế đau cẳng chân là bạn chườm đá lên phần châu đau. Có thể chườm trong 20 phút và cứ thay đổi mỗi 4 tiếng một lần. Dùng kỹ thuật mát xa nhẹ vùng cẳng chân để giảm đau chân dễ dàng hơn, điều này giúp cho khí quyết và máu lưu thông tốt hơn, và rút ngắn được thời gian hồi phục cho bạn.


Reply all
Reply to author
Forward
This conversation is locked
You cannot reply and perform actions on locked conversations.
0 new messages