Bệnh loãng xương càng ngày càng trẻ hóa

1 view
Skip to first unread message

SuacanxiAnlene

unread,
Jul 7, 2015, 12:00:53 AM7/7/15
to sua-anlen...@googlegroups.com
Một cú ngã nhẹ do trượt chân trên nền gạch trơn khiến chị Kim Hoa (37 tuổi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Q.1) nhập viện và bác sĩ chẩn đoán chị bị gãy xương hông, hậu quả của bệnh loãng xương... 

Trường hợp bị loãng xương sớm như chị Hoa không hề hi hữu - hiện tượng loãng xương âm thầm tấn công bệnh nhân ở độ tuổi ngoài 30 đang được ghi nhận tại khắp các phòng khám xương khớp. Loãng xương xảy ra do mật độ xương giảm; khi cơ thể mất 30% xương trở lên sẽ gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm như đau lưng cấp hoặc mãn tính, gãy xương, mất khả năng lao động, sinh hoạt thậm chí tăng nguy cơ tử vong. Hiệp hội loãng xương Quốc Tế ghi nhận cứ 22 giây lại có 1 người bị gãy xương cột sống do loãng xương trên toàn thế giới. 

Theo PGS.TS Lê Anh Thư, Chủ tịch Hội Loãng xương TP.HCM, Phó Chủ tịch Hội Thấp khớp học Việt Nam, loãng xương lâu nay được xem là bệnh đặt trưng của tuổi xế chiều, nhiều người trẻ rất chủ quan với tâm lý loãng xương chỉ là bệnh của tuổi tác, từ từ chống cũng chẳng sao, lúc nào thấy đau, chống vẫn còn kịp! Quan niệm sai lầm này khiến nhiều người khi cầm giấy kết quả đo khối lượng xương đã không tin, khăng khăng cho rằng máy… đo sai! Tại các phòng khám xương khớp trên toàn quốc, những ca gãy xương do loãng xương (gãy xương do một chấn thương nhẹ) ở tuổi ngoài 30 không còn hiếm gặp, cho thấy loãng xương đang thực sự “trẻ hóa”. Thậm chí gần đây, các chuyên gia phải lên tiếng cảnh báo: phụ nữ trưởng thành ở bất kỳ tuổi nào khi gặp vấn đề đau mỏi khớp, chuột rút thì đừng chủ quan tự “bắt bệnh kê đơn” mà nên lập tức đi gặp các bác sĩ để được kiểm tra mật độ xương. 

Sống năng động để phòng tránh loãng xương

Với tỷ lệ tử vong đến 20% và mức độ nguy hiểm cao hơn cả ung thư vú, bệnh loãng xương không thể bị xem thường! Thật may, căn bệnh này có thể được phòng tránh đơn giản bằng cách duy trì ngay từ nhỏ lối sống năng động, lành mạnh và chế độ dinh dưỡng đầy đủ khoáng chất, nhằm xây dựng nền tảng xương đỉnh chắc chắn. Nếu tăng khối lượng xương đỉnh được 10%, sẽ giảm được 50% nguy cơ gãy xương do loãng xương trong suốt cuộc đời.  Hướng đến Ngày Thế giới phòng chống loãng xương 20/10 năm nay, các chuyên gia đã lên tiếng kêu gọi cộng đồng cần ý thức phòng chống loãng xương càng sớm càng tốt.

Điều thiết yếu đầu tiên trong công cuộc phòng loãng xương là một chế độ dinh dưỡng lành mạnh. Phụ nữ, đặc biệt ở độ tuổi 30 cần đến 1.000 – 1.200mg Canxi mỗi ngày, trong khi các bữa ăn thông thường chỉ đáp ứng 45-50% nhu cầu này. Có nghĩa các nhóm thực phẩm giàu canxi (cá, tôm, cua, ốc, rau màu xanh đậm, củ quả, trái cây…) đặc biệt là sữa và các sản phẩm chế biến từ sữa cần được bổ sung vào thực đơn hàng ngày của bạn. Uống 2 ly Anlene hoặc 2 hộp Anlene Đậm Đặc mỗi ngày cũng là một sự đầu tư chắc chắn cho “ngân hàng xương” của bạn trong tương lai. Lưu ý hạn chế đồ uống có cồn và caffeine để tăng cường khả năng hấp thụ Canxi.



Reply all
Reply to author
Forward
This conversation is locked
You cannot reply and perform actions on locked conversations.
0 new messages