Năm điều lầm tưởng về bệnh loãng xương

1 view
Skip to first unread message

SuacanxiAnlene

unread,
Jul 7, 2015, 12:17:12 AM7/7/15
to sua-anlen...@googlegroups.com
Không thể nào tránh bệnh loãng xương khi đến tuổi già

Một trong những lầm tưởng phổ biến nhất là người già chắc chắn sẽ bị loãng xương. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến xương mà ta không thể thay đổi được (như độ tuổi và giới tính) nhưng chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát những nguyên nhân dẫn đến loãng xương khác, ví dụ như dinh dưỡng, thói quen vận động mỗi ngày. Trên thực tế, bạn hoàn toàn có thể có một hệ xương chắc khỏe ở mọi độ tuổi. 

Loãng xương diễn ra âm thầm và không biểu hiện ra bên ngoài 

Nhiều phụ nữ không biết mình bị loãng xương mãi đến khi gặp các triệu chứng gãy xương. Trên thực tế, sự suy giảm xương có những biểu hiệu từ rất sớm. Những biểu hiện dễ thấy nhất là nướu răng yếu; khả năng cầm nắm suy giảm; móng tay yếu và giòn; vọp bẻ, nhức cơ hoặc xương; chiều cao giảm. Ngoài ra còn có những cách thức đo mật độ xương để phòng tránh nguy cơ loãng xương sớm nhất có thể. 

Loãng xương chỉ xảy ra sau thời kỳ mãn kinh 

Trên thực tế, loãng xương có thể âm thầm diễn ra ở những năm 20, 30 và 40 tuổi. Thông thường, xương chúng ta đạt đến đỉnh điểm sau tuổi 20 và bắt đầu suy giảm, tốc độ tùy thuộc vào lối sống khác nhau ở mỗi người. Những trường hợp mắc bệnh loãng xương sớm thường gặp ở phụ nữ có vóc dáng nhỏ, mắc bệnh Celiac, kinh nguyệt không đều hoặc có chế độ dinh dưỡng kém.

Nếu bị loãng xương, chỉ có dùng thuốc mới trị được bệnh 

Theo Tổng Y Sĩ Hoa Kỳ, để trị bệnh loãng xương cần nhiều yếu tố khác ngoài việc dùng thuốc đặc trị. Vào năm 2004, Tổng Y Sĩ Hoa Kỳ đã đưa ra một sơ đồ thể hiện những cách tốt nhất để tăng cường sức khỏe xương và phòng chống bệnh loãng xương. Bước đầu tiên trong sơ đồ chính là những phương thức tự nhiên bao gồm dinh dưỡng, hoạt động thể chất và tránh té ngã trong sinh hoạt hằng ngày. Tiếp đến là chẩn đoán và điều trị dựa trên những nguyên nhân cơ bản gây tổn thương cho xương. Sau những bước trên, cuối cùng mới là dùng thuốc đặc trị. 

Loãng xương không hề liên quan đến các bệnh khác 

Ngày càng nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên quan giữa loãng xương và những bệnh khác. Mối liên quan này thể hiện rõ nhất khi chúng ta xây dựng một hệ xương vững chắc bằng lối sống năng động và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Quá trình trao đổi chất trong cơ thể chúng ta nhờ đó cũng được đẩy nhanh, các cơ bắp săn chắc, huyết áp và tim mạch ổn định hơn giúp phòng ngừa được hàng ngàn căn bệnh khác.

Reply all
Reply to author
Forward
This conversation is locked
You cannot reply and perform actions on locked conversations.
0 new messages