Sáu điều chưa biết về bệnh loãng xương và nguy cơ tiềm ẩn

1 view
Skip to first unread message

SuacanxiAnlene

unread,
Jul 7, 2015, 12:29:10 AM7/7/15
to sua-anlen...@googlegroups.com
#1 - Không chỉ phụ nữ mới mắc bệnh loãng xương. Sự thật là phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh loãng xương nhiều hơn nam giới, nhưng điều đó không có nghĩa là các quý ông có thể lơ là trước căn bệnh này. Khoảng 80% số người mắc bệnh loãng xương là phụ nữ, tức 20% nam giới có thể mắc căn bệnh này sau tuổi 50. Một nghiên cứu cho thấy, 90% phụ nữ mắc bệnh loãng xương ở cột sống và khoảng ⅓ nam giới thường bị loãng xương ở vùng hông.

#2 - Canxi chỉ được hấp thụ tốt khi có thêm vitamin D. Chỉ tập trung vào việc bổ sung canxi không thôi là chưa đủ để phòng bệnh loãng xương, bởi chính vitamin D là chất nền để việc chuyển hóa canxi được diễn ra hiệu quả hơn. Nếu không cung cấp đầy đủ vitamin D, cơ thể sẽ bị thiếu hụt calcitriol, hay còn được biết đến như là “vitamin D chủ động”.

#3 - Bệnh loãng xương phát triển nhanh hơn sau thời kì mãn kinh. Nguyên do phần lớn phụ nữ bị mắc bệnh loãng xương khi về già là do mãn kinh. Sự thiếu hụt hormone estrogen có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình cấu thành mô xương mới. Do bất ổn định hoặc không có kinh nguyệt ở thời kì này đã đẩy mạnh quá trình thoái hóa của các mô xương so với tốc độ hình thành mô xương mới của cơ thể. Phụ nữ mất khoảng 10% mô xương chỉ 5 năm sau khi bắt đầu thời kì mãn kinh.

#4 - Không có triệu chứng rõ rệt cho bệnh loãng xương. Bệnh loãng xương được xem là “sát thủ trầm lặng”. Không có triệu chứng rõ rệt nào báo cho bạn biết mình đang mắc căn bệnh này cho đến khi bạn sơ ý té ngã dẫn đến gãy, vỡ xương do xương bị mềm đi. Bệnh loãng xương không đến dồn dập, các mô xương sẽ bị thoái hóa và tiêu hủy dần dần. 

#5 - Các bài tập nâng tạ có thể phòng ngừa bệnh loãng xương. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Những bạn trẻ tuy chưa đối mặt với bệnh loãng xương ngay bây giờ, vẫn nên thêm các bài tập nâng tạ vào chế độ tập luyện mỗi ngày, làm tăng độ dẻo dai của xương và cơ. Nâng tạ dù nhẹ cũng có thể giúp thúc đẩy quá trình tái tạo mô xương mới. Phụ nữ có lẽ sẽ cau mày trước cụm từ “nâng tạ”, nhưng tạ ở đây mang nghĩ là khối lượng. 

#6 - Té ngã nhiều có thể làm tăng nguy cơ loãng xương gãy xương. Nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng thử nghĩ xem, bệnh loãng xương là do việc mất dần và vỡ vụn mô xương mà ra, vậy nếu bạn té ngã gãy xương hoặc gây chấn động đến xương, có thể ảnh hưởng nhiều đến việc bạn mắc căn bệnh này đấy. Sau khi bị tai nạn liên quan đến xương, bạn nên đặc biệt chăm sóc ăn uống bổ sung canxi bù lại những mô xương bị tổn thương. 


Reply all
Reply to author
Forward
This conversation is locked
You cannot reply and perform actions on locked conversations.
0 new messages