Đẩy lùi bệnh loãng xương ở mọi lứa tuổi

0 views
Skip to first unread message

SuacanxiAnlene

unread,
Jul 7, 2015, 3:39:28 AM7/7/15
to sua-anlen...@googlegroups.com
Chế độ dinh dưỡng: Dinh dưỡng là một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa bất kì căn bệnh nào, không loại trừ bệnh loãng xương. Loãng xương do giảm mật độ xương tự nhiên hay do ảnh hưởng của việc điều trị bệnh khác, đều bắt nguồn do cơ thể thiếu 2 dưỡng chất thiết yếu cho xương là canxi và vitamin D. 2 chất này được hấp thụ tốt nhất dưới dạng thực phẩm, do đó, bạn cần bổ sung các thức ăn giàu canxi và vitamin D như hải sản, rau màu xanh đậm, ngũ cốc… vào chế độ ăn uống của mình, đồng thời bổ sung sữa canxi để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng phòng ngừa bệnh loãng xương hiệu quả.

Tập luyện thể dục thể thao: Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, việc luyện tập thể dục thể thao cũng không kém phần quan trọng. Cần có chế độ vận động hợp lí để xương và khung xương chắc khỏe. Đối với người đã mắc bệnh loãng xương, việc luyện tập phù hợp giúp các cơ khỏe hơn, cơ thể cân bằng, hạn chế nguy cơ ngã dẫn đến chấn thương ở xương. Việc vận động còn làm cho tinh thần bạn thoải mái, thư giãn, việc hấp thụ chất trong cơ thể từ đó cũng diễn ra hiệu quả hơn.

Kiểm tra mật độ xương định kì: Bệnh loãng xương thường không có dấu hiệu rõ ràng nào cho đến khi bệnh trở nặng. Nếu trên 30 tuổi và thường xuyên phải chịu đựng những cơn đau nhức khó chịu, đặc biệt là ở lưng, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra mật độ xương và duy trì việc này định kì để phát hiện sớm bệnh loãng xương và có biện pháp kịp thời. Khi quá trình tái tạo xương không còn theo kịp quá trình đào thải, bất kì chấn thương nào ở xương đều mất rất nhiều thời gian để lành. Và khi lành thì xương có thể cũng không còn chắc như ban đầu, rất nhiều khả năng sẽ gặp thêm nhiều chấn thương sau này dù va chạm nhẹ. Tất cả những nguy cơ này của bệnh loãng xương sẽ được giảm đi rất nhiều nếu bạn kiểm tra xương định kì.

Giảm mật độ xương là quá trình diễn ra tự nhiên của cơ thể sau độ tuổi 30, không thể đảo ngược. Tuy nhiên, chúng ta hoàn toàn có thể làm chậm quá trình này để đẩy lùi nguy cơ bệnh loãng xương nếu chúng ta hiểu rõ bản chất của nó và áp dụng các biện pháp phòng ngừa loãng xương hiệu quả. Bạn hãy cùng tìm hiểu những biện pháp đó để cải thiện sức khoẻ xương cho chính mình cùng người thân nhé.


Reply all
Reply to author
Forward
This conversation is locked
You cannot reply and perform actions on locked conversations.
0 new messages