Khoa học nói gì về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu? (St). Fr: Tuyet Linh (FactCheck)

16 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Apr 16, 2022, 12:10:59 AM4/16/22
to alphonsefamily, giaitri
Bài này sẽ có factcheck bằng chữ nâu đính kèm, chữ đỏ là sự khác biệt. Các vết thương trên thân thể Chúa Giêsu đã được nhiều nhà sử học và khoa học nghiên cứu. Ở đây tôi sử dụng tài liệu chủ yếu là công trình nghiên cứu của Bs. Ts. Phẫu thuật Pierre Barbet dựa vào vết tích tại Tâm khăn liệm Turin, được cho là đã bó xác Chúa Giêsu
* Xem giới thiệu tại đây: https://canhdongtruyengiao.net/quan-ven-duong/cuoc-kho-nan-xac-cua-chua-giesu.html  mặc dù nghiên cứu này cũng có nhiều tranh cãi.
MS

Khoa học nói gì về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu?
Tác giả bài viết: Anna Yến Thanh.
 
1/ ROI ĐÁNH CHÚA GIÊSU:
ảnh.png
Kết bởi nhiều sợi dây da, 1 dây có 2 quả chì nhỏ. Đánh 1 roi, hàng chục quả chì nhọn sẽ bám sát vào các thớ cơ và bung nát thịt mỗi khi giật roi ra.
* Đúng vậy đám lính dùng roi có tua “Flagrum” của người Rôma, gồm một số dây da có cột các cục chì hay xương nhỏ (osselet), một loại xương cừu góc có cạnh “Talus de mouton”.
ảnh.png

2/ SỐ LẦN BỊ ROI ĐÁNH
Bị đánh 120 roi thay vì 39 roi theo luật Do Thái.
* Đúng là theo luật Do Thái thì chỉ đánh 39 roi. Trên thực tế nạn nhân thường bị đánh hơn như vậy. Nhưng con số 120 roi là quá nhiều, có thể làm nạn nhân tan xương nát thịt và tử vong.
Theo khảo nghiệm vết tích tại Tấm khăn liệm Turin, được cho là dùng để liệm xác Chúa Giêsu, Bác sĩ Pierre Barbet đã đếm được tất cả 100 vết, có thể là 120 vết roi. Như vậy, nếu mỗi cái roi có 2 dây da thì ta ước lượng được rằngĐức Giêsu chịu tất cả khoảng 60 roi, không kể đến những lần đánh không để lại dấu”.
Người càng tinh tế thì càng cảm nhận tận cùng sự đau khổ, đau đến từng thớ thịt, sức chịu đựng sẽ càng lớn. Lạ kì là Chúa đau tột cùng nhưng ko 1 lần ngất.

3/ VÒNG GAI:
 Không phải chỉ 1 vòng gai như bao ảnh tượng khắc họa mà là 1 thúng gai kết bởi 2 loại cây dại có gai sắc nhọn nổi danh trùm toàn bộ đầu là Gundenia tournefortii và Ziziphus spina.
* Theo Tân Ước , một chiếc vương miện dệt bằng gai  đã được đặt trên đầu của Chúa Giê- su trong các sự kiện dẫn đến việc ngài bị đóng đinh, để khiến ngài đau đớn vừa để chế nhạo về quyền bính của ngài (Vua).  Đây là chuyện ngoại lệ đối với nạn nhân. Kinh Thánh không nêu thêm chi tiết. Các loại gai trên chỉ là ước đoán theo giống cây gai có tại địa phương.
Mặc dù có trên 20 cái vương miện hay gai của vương miện được coi là Thánh tích, lưu giữ tại các nhà thờ trên toàn thế giới nhưng các vật này xuất hiện sau này.
ảnh.png

4/ VẾT THƯƠNG ĐẦU:
- Mắt bị đánh xụp và bầm tím
- Lông mày bị rách toạc
- Sống mũi bị gãy (Viên cai ngục hỏi:" Ông là Vua sao? Chúa đã im lặng. Và bị họ đánh 1 roi bằng gậy thật mạnh vào mặt)
- Gò má phải bị bầm rách vì ít nhất 3 lần vác Thánh giá và té ngã ở tư thế đập mặt trực tiếp xuống đất.
* Chiếc vương miện nói trên đã ấn vào đầu của Chúa Giê-su gây ra những vết thương sâu. Ngoài ra, Chúa Giê-su đã nhận những cú đánh và vả vào mặt ít nhất ở 2  lần khác nhau (Matt 26:67, John: 18:22, Marc: 14: 65). Những cú đánh này có thể gây ra thêm vết thương  nhưng không rõ 1 lần bị đánh mấy cái và bị đánh vào đâu?
* Trong Kinh Thánh, không tìm thấy đoạn: "Sống mũi bị gãy (Viên cai ngục hỏi:" Ông là Vua sao? Chúa đã im lặng. Và bị họ đánh 1 roi bằng gậy thật mạnh vào mặt)". Chỉ có đoạn: quan tổng trấn Philatô nói với Ngài (ở 2 đoạn): "Vậy thì ông là Vua sao?" (Ga: 18 33, 37) nhưng Ngài không bị đánh ngay sau đó.
Cần biết thêm: cuộc bắt giữ, xử tội và hành hình Chúa Giêsu xảy ra liên tục xuyên đêm (từ 9g tối khi bị bắt) đến sáng hôm sau. Tuy có giam giữ nhưng không phải trong ngục nên không có tên cai ngục nào xuất hiện.
ảnh.png

* Đúng là Giêsu bị ngã 3 lần, có thể bị bầm mặt.

5/ VẾT THƯƠNG Ở NGỰC:
* Chiếc giáo đâm vào xương sườn 5-6 bên phải, xuyên qua phổi và đến tim (không phải bên trái như bao ảnh tượng).
"Tức thì máu và nước chảy ra", Máu có 2 lớp là phần đặc( Hồng cầu) và phần lỏng( Huyết tương). Khi Chúa Giêsu đã chết, máu ở đây tức là phần máu đông ở nhĩ phải của tim. Chúa bị đánh đến TRÀN DỊCH MÀNG NGOÀI TIM, bình thường có 1 lượng dich nhỏ khoang 20-30 ml để bôi trơn, chức năng của màng này như 1 lớp áo bảo vệ cơ tim dãn nở ko quá mức. Khi bị tràn dịch, sẽ tạo 1 sức ép rất lớn lên quả tim, hậu quả là Chúa vô cùng khó thở, huyết áp tụt và tứ chi tái lạnh, cho nên ko còn sức vác nổi Thập giá, dù đường đến Núi Sọ chỉ 600- 800m thôi. Nước chảy ra ở đây chính là dịch tràn ở màng ngoài tim.
* Không có phản đối gì ở đoạn này. Đây cũng là lập luận của Bs.Ts. Phẫu thuật Pierre Barbet
Việc Chúa Giêsu bị lính La Mã dùng giáo (đòng) đâm vào sườn trái hay phải đã gây ra nhiều tranh cãi giữa các học giả trong hàng ngàn năm qua. Bên AF đã có bài thảo luận và nghiên cứu về chủ đề này. Bài này đã được Google đăng lên mạng toàn cầu: VanLoc's Topics. Tập 1: Chúa Giêsu bị đâm ở sườn bên trái hay phải?. Mời xem lại
ảnh.png

6/ VẾT THƯƠNG Ở TAY:
Đinh nhọn đóng vào khoảng trống DESTOT giữa các xương CỔ TAY (không phải đóng vào bàn tay như ảnh tượng hay thấy), xuyên chạm dây thần kinh giữa- 1 dây thần kinh về vận động và cảm giác cho 3 ngón rưỡi đầu. Thật khủng khiếp cơn đau ấy...
ảnh.png
* Trong một thí nghiệm, Bs. Barbet cố gắng tìm ra vị trí giải phẫu nơi chiếc đinh đóng xuyên qua. Ông ta kết luận rằng những chiếc đinh của Chúa Giê-su đã được đóng qua không gian của Destot, một khoảng trống nhỏ bằng hạt đậu giữa hai hàng xương cổ tay. Nhưng kết luận của Bs này cũng bị tranh cãi. Xem tại đây:

Pierre Barbet Revisited by Frederick T. Zugibe, M.D., Ph.D.

https://www.shroud.com/zugibe.htm


Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages