Chúa Giêsu đã không bị đóng đinh nếu không có 4 sự kiện sau đây ở Kinh thánh - Google Groups

33 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Apr 18, 2024, 1:21:50 AMApr 18
to alphonsefamily

Chúa Giêsu đã không bị đóng đinh nếu không có 4 sự kiện sau đây ở Kinh thánh


* Đây là Tập 3 & 4, tiếp theo của 2 tập 1 & 2 đã đăng trước đây 
image.png

Tập 3. Sự kiện 3 & 4
tải xuống (1).jfif
Các sự kiện minh chứng cho tập 4 & 5 này liên quan đến các đối đáp giữa Philatô với Chúa Giêsu và giữa Philatô với các trưởng tế, kỳ mục Do Thái mà nếu khác đi thì Chúa Giêsu đã có cơ may sống sót.
Những lời đối đáp này được tường thuật tại: Matt 27: 11-20, Marco 15: 1-15, Luca 23:1-25, Yoan 18: 28-40, 19: 1-16

Như ta đã biết Philatô thực sự muốn tha Chúa Giêsu qua 1 loạt các hành động sau:
- Philatô tin rằng Chúa Giêsu vô tội
- Khi thẩm vấn Chúa Giêsu, Philatô không tìm thấy bằng chứng cho những cáo buộc chống lại Ngài.
- Ông ta tuyên bố rằng "Ta không thấy tội gì ở người này" (Mátthêu 27:24).
- Philatô thậm chí còn cố gắng thuyết phục các trưởng tế và kỳ mục Do Thái rút lại cáo buộc của họ
- Ông gợi ý chỉ đánh đòn rồi tha Chúa Jesus và gợi ý cho họ lựa chọn giữa tha Chúa Jesus và tha Barabas.

Lý do của thái độ này ở Philatô có thể là do:
- Jesus vô tội: Người La Mã chắc chắn đã biết về Chúa Jesus vì hoạt động rao giảng của Ngài tụ họp thành đám đông nhiều người, Philatô chắc hẳn đã được mật báo về Chúa Jesus. Việc Chúa Giêsu rao giảng không coi là hành động nguy hiểm cho chế độ cai trị của người La Mã. Mặc dù họ luôn giám sát và nghi ngờ Ngài nhưng chính quyền La Mã đã không cản trở Chúa Giêsu vì coi đây là 1 giáo phái vô hại (bất bạo động) ở người Do Thái. Trong Phúc âm không có ghi nhận chuyện can thiệp của lính La Mã vào việc rao giảng của Chúa.
- Vợ của Philatô: bà Claudia Procula có một giấc mơ khủng khiếp liên quan đến Chúa Giêsu. Nội dung chính xác của giấc mơ không được mô tả chi tiết trong Kinh Thánh, nhưng nó được cho là báo hiệu những điềm gở sẽ xảy ra nếu Philatô ra lệnh đóng đinh Chúa Giêsu. Giấc mơ này khiến bà Procula rất sợ hãi và lo lắng. Bà tha thiết cầu xin chồng mình tha mạng cho Chúa Jesus.
Có nhiều bức tranh mô tả về giấc mơ này: "The Dream of Pilate's Wife"
 
images.jfif tải xuống.jfif

Nhưng cuối cùng Philatô đã chọn làm theo ý muốn của đám đông Do Thái và ra lệnh đóng đinh Chúa Giêsu vì ông ta lo lắng rằng việc tha cho Chúa Giêsu sẽ khiến ông ta bị xem là yếu đuối và cũng lo sợ rằng hoàng đế La Mã sẽ trừng phạt ông ta nếu ông ta không tuân theo ý muốn của dân Do Thái.
images (2).jfif

Sự kiện 3: Chúa Giêsu đã không tự minh oan trước những lời cáo buộc của các thượng tế và kỳ mục tại tòa án La Mã.
tải xuống (2).jfif

Đây là sự kiện lạ lùng mà Philatô rất đỗi ngạc nhiên, được ghi nhận ở:
Matt 27: 11- 14: Người ta đã đặt Ðức Yêsu trước tòa trấn thủ. Và trấn thủ thẩm vấn Ngài, rằng: "Ông mà lại là vua dân Do Thái?" Ðức Yêsu nói: "Chính ông nói đó".  Trong khi các thượng tế và hàng niên trưởng ra sức cáo tội Ngài: Ngài không đáp một lời.  Bấy giờ Philatô nói với Ngài: "Ông không nghe họ buộc tội ông về biết bao nhiêu điều đó ư?"  Nhưng Ngài không đáp lại, một điểm cũng không, khiến cho trấn thủ phải ngạc nhiên quá đỗi.
Marco 15: 2-5: Philatô thẩm vấn Ngài: "Ông mà lại là vua dân Do thái?". Còn các thượng tế ra sức lấy nhiều lẽ cáo tội Ngài. [Nhưng Ngài không đáp lại một lời.]. Philatô lại hỏi Ngài rằng: "Ông không đáp lại một lời! Coi kìa! họ cáo tội ông về biết bao nhiêu điều đó!". Nhưng Ðức Yêsu không còn đáp lại một lời nào nữa, khiến cho Philatô phải ngạc nhiên.
Yoan 19: 9-10: Và ông vào lại phủ đường mà nói với Ðức Yêsu: "Ông bởi đâu đến?" Nhưng Ðức Yêsu không ban lời đáp lại. Philatô mới nói với Ngài: "Ông không nói với ta sao? Ông không biết rằng ta có quyền tha ông, mà cũng có quyền đóng đinh ông hay sao?"


Kinh Tân Ước ghi chép rằng Chúa Giêsu hầu như im lặng trước những lời buộc tội của các thượng tế và trưởng lão Do Thái khi Ngài bị đưa ra trước Philatô. Mặc dù Ngài có thể phản bác chống lại những lời buộc tội sai trái này.

Có thể đưa ra một số khả năng về lập luận phản bác của Ngài:
1. Lập luận dựa trên Kinh Thánh:
Chúa Giêsu có thể đã trích dẫn các đoạn Kinh Thánh để chứng minh cho những tuyên bố của Ngài. Ngài có thể đã chỉ ra rằng Ngài không hề vi phạm luật Do Thái hay luật La Mã, và những lời dạy của Ngài phù hợp với lời tiên tri của Kinh Thánh về Đấng Mê-si-a.
2. Lập luận dựa trên bằng chứng:
Có thể Chúa Giêsu đã đưa ra bằng chứng để bác bỏ những lời buộc tội chống lại Ngài. Ngài có thể đã gọi các nhân chứng để làm chứng cho sự vô tội của Ngài, hoặc đưa ra những bằng chứng khác cho thấy Ngài không phạm tội gì.
3. Lập luận dựa trên logic:
Chúa Giêsu có thể đã sử dụng logic và lý luận để vạch trần sự thiếu logic trong những lời buộc tội chống lại Ngài. Ngài có thể đã chỉ ra những mâu thuẫn trong lời khai của các nhân chứng hoặc cho thấy những cáo buộc không có cơ sở thực tế.
4. Lập luận dựa trên đạo đức:
Chúa Giêsu có thể đã kêu gọi lòng đạo đức của Philatô và vạch trần sự bất công của việc kết tội Ngài dựa trên những lời buộc tội sai trái. Ngài có thể đã hỏi Philatô làm thế nào ông ta có thể tha thứ cho một hành động bất công như vậy.
5. Lập luận dựa trên niềm tin:
Chúa Jesus có thể đã khẳng định niềm tin của Ngài vào Thiên Chúa và sứ mệnh của Ngài là Con Thiên Chúa. Ngài có thể đã nói với Philatô rằng Ngài sẵn sàng chấp nhận số phận của mình vì Ngài biết rằng Ngài đang thực hiện ý muốn của Thiên Chúa.

Tuy nhiên Chúa Jesus đã không làm như vậy....
Mặc dù trong hệ thống pháp luật La Mã cổ đại, các tử tội không có quyền tự biện h một cách chính thức như chúng ta hiểu ngày nay. Tuy nhiên, họ vẫn có một số cơ hội để trình bày quan điểm của mình trước khi bị kết án bằng cách: Trả lời các câu hỏi của thẩm phán (Philatô), Gọi nhân chứng, Đưa ra bằng chứng, Phản biện lại các bằng chứng chống lại họ...
Việc Chúa im lặng trước những cáo buộc đã đánh mất đi cơ hội biện minh cho mình trước tòa án La Mã. Như đã biết, Philatô đã có ý muốn tha Chúa Jesus nên việc này sẽ là yếu tố củng cố cho ý muốn đó
Tùy theo sức mạnh của lập luận. Nếu Chúa Jesus đưa ra các lập luận phản bác mạnh mẽ thì Philatô có thể đã có đủ lý do để tha bổng cho Ngài hoặc đủ mạnh thì đây là cái cớ hợp pháp để Philatô có thể cho điều tra lại và kéo dài bản án để xử sao cho có lợi cho Chúa, nhất sau khi đám đông đã nguôi bớt cơn cuồng loạn. Nhưng thực tế đã không xảy ra.

Sự kiện 4: Philatô vô tình đẩy Chúa Jesus vào chỗ chết khi gọi Ngài là Vua dân Do Thái
images (3).jfif

Vấn đề này có liên quan đến danh hiệu đấng Messiah, hay Đấng Christ, là một vị cứu tinh được tiên tri trong Do Thái giáo. Đấng Messiah được mong đợi là một vị vua dòng dõi vua Đa-vít, người sẽ thống nhất dân Israel, tái lập vương quốc Do Thái, mang lại hòa bình và thịnh vượng cho đất nước, đồng thời thực thi công lý và phán xét. Theo truyền thống Do Thái, Đấng Messiah sẽ là hậu duệ của vua David, vị vua vĩ đại nhất của Israel cổ đại.

Mặc dù Chúa Jesus chưa bao giờ xưng đích danh là "Ta là đấng Messiah". Nhưng qua lời nói và hành động của Ngài đã cho thấy như thế:
1. Sử dụng danh hiệu "Con Người": Jesus thường xuyên sử dụng danh hiệu "Con Người" để xưng hô bản thân. Trong bối cảnh văn hóa Do Thái thời bấy giờ, danh hiệu này mang hàm ý Messianic rõ ràng, vì nó liên quan đến các lời tiên tri về một đấng Messiah sẽ cai trị và mang lại sự cứu rỗi cho dân tộc Israel. Ví dụ, trong sách Daniel 7:13-14, "Con Người" được mô tả như "đến trên những đám mây" và được trao "quyền bính, vinh hiển và vương quốc vĩnh cửu."
2. Chấp nhận sự tôn thờ: Ghi chép trong Kinh Tân Ước cho thấy Jesus chấp nhận sự tôn thờ từ những người đi theo Ngài, một hành động thường chỉ dành cho Thiên Chúa hoặc Đấng Messiah. Ví dụ, trong Phúc Âm Máccô 14:62, Thượng tế Caiaphas hỏi Jesus: "Ngài có phải là Đấng Christ, Con Trai Đấng Được Phước?." Jesus trả lời: "Ta là."
3. Thực hiện những phép lạ: Jesus thực hiện nhiều phép lạ phi thường, bao gồm chữa bệnh, đuổi quỷ và làm người chết sống lại. Những hành động này được xem như dấu hiệu xác nhận danh tính Messiah của Jesus, vì các nhà tiên tri Do Thái đã hứa rằng Đấng Messiah sẽ mang lại sự chữa lành và phép lạ cho dân tộc.

Ngược lại, người Do Thái hoàn toàn không tin Chúa Jesus là hiện thân của đấng Messiah hay đấng Christ được mong đợi mà chỉ là 1 kẻ ngông cuồng giả mạo. Hành động tự nhận này là 1 sự lộng ngôn xúc phạm lớn lao đến Thiên Chúa, đến Do Thái giáo và nâng cao vị thế của Ngài vượt hẵn họ. Đây là điều không thể tha thứ.
image.png
Trong vụ xử án chúa Jesus, đứng trước đám đông kết án là các trưởng lão và kỳ mục, Philatô đã nhiều lần gọi Ngài là "Kitô" (Christ = Messiah) hay là "vua dân Do Thái". Việc này đã tường thuật tại các đoạn Phúc âm sau:
Matt 27: 17-18, 22: Vậy dân chúng đã tụ tập lại thì Philatô nói với họ: "Các ngươi muốn được ta tha ai? Barabba hay Yêsu, gọi là Kitô?" Bởi ông ta biết vì ganh tị mà họ đã nộp Ngài.
- Philatô nói với họ: "Vậy ta phải làm gì cho Yêsu gọi là Kitô?" Mọi người đáp lại: "Hãy đóng đinh thập giá
Marco 15: 9-13: Philatô đáp lại với họ rằng: "Các ngươi muốn được ta tha vua dân Do Thái không?"  Bởi ông nhận ra rằng vì ganh tị mà các thượng tế đã nộp Ngài.  Các thượng tế sách động dân chúng, xin ông tha Barabba cho họ thì hơn. Philatô lại lên tiếng nói với họ: "Vậy thì ta sẽ phải làm gì cho kẻ các ngươi gọi là Vua dân Do thái?" Họ lại kêu lên: "Ðóng đinh nó đi!"
Yoan 18: 39-40, 19: 14-16, 19: 19-22: 
Vậy các ngươi có muốn ta tha Vua Do Thái cho các người không?". Họ mới kêu lên mà rằng: "Không phải tên này, nhưng là Barabba!" Barabba là một tên cướp.
- Philatô nói với người Do Thái: "Này là Vua của các người!"  Họ mới kêu lên: "Lôi đi! Lôi đi! Ðóng đinh nó đi!" Philatô nói: "Ta lại đóng đinh Vua các người sao?" Các thượng tế đáp lại: "Chúng tôi không có Vua nào cả, ngoài đức Hoàng đế!" Bấy giờ ông phó nộp Ngài cho họ đóng đinh.

 Philatô cho viết tấm biển và đặt trên khổ giá; đề rằng: Yêsu Nazaret, Vua Do Thái. Tấm biển ấy, nhiều người Do Thái đã đọc, vì chỗ Ðức Yêsu bị đóng đinh ở sát bên thành; và lại viết bằng các tiếng: Hipri, Latinh và Hy lạp. Vậy các thượng tế Do Thái thưa với Philatô: "Xin ngài đừng viết: Vua Do thái. Nhưng là: Tên này đã xưng mình: Ta là Vua Do Thái". Philatô đáp lại: "Ðiều ta đã viết, là đã viết!"

Tất nhiên Philatô không tin Jesus là đấng Messiah hay đấng Christ mà chỉ gọi có ý nhạo báng hay đúng ơn là có hàm ý "đây là đấng của các ông, tôi không có liên quan gì". Nhưng các phát biểu này vô tình càng như đổ thêm dầu vào lửa. Nó tạo hiệu ứng làm tăng thêm sự ganh tị hằn học của đám đông quá khích. Sau mỗi lần Philatô kêu lên danh xưng như thế, đám đông càng giận dữ la ó: "Hãy đóng đinh nó vào thập giá"... Nếu Philatô hạ thấp vai trò của Chúa Jesus xuống thì có khả năng làm xoa dịu đám đông và có nhiều cơ hội để tha Jesus. Nhưng Philatô đã làm điều ngược lại

Bốn sự kiện trên, theo nhãn quan chính trị, đã góp phần đẩy Chúa Jesus vào chỗ chết. Trong đó, sự kiện 1 và 4 là đến từ khách quan, sự kiện 2 và 3 là đến từ hành động có chủ ý của Chúa Jesus.

* Có người nói việc Judas Iscariot phản bội đóng vai trò quan trọng trong cuộc tử nạn của Chúa. Nhưng dường như không phải. Ta hãy coi trình tự ở Kinh Thánh:
image.png
- Khi Chúa Jesus nhập thành Jerusalem và thực hiện hành động trục xuất những kẻ buôn bán, đổi tiền ở đền thờ thì đã gây nên sự phẫn nộ đối với những kẻ có liên quan và ắt hẵn đã có báo cáo gửi về Hội đồng Công tọa
- Hội đồng này ra chỉ thị bắt ngài. Nhưng phần lớn trong họ và nhất là những kẻ đi bắt không biết mặt Ngài nên họ đã móc nối với Judas
- Việc Judas bí mật thỏa thuận với các thầy tế lễ Do Thái để "bán" Chúa Jesus với giá 30 đồng bạc thực ra chỉ là hành động chỉ điểm (nhận mặt) Chúa để cho kế hoạch bắt được trọn vẹn.
Nếu không móc nối được Judas là kẻ thân tín chỉ điểm thì những thấy tế lễ dễ dàng tìm ra 1 trong những người trong đám đông đi theo Chúa Jesus hoặc những người ở đền thờ để nhận mặt Ngài, thay thế Judas

MS
Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages