Fwd: ĐIỂM TIN DIỄN ĐÀN 11-12-2024 (SỐ 265-2024)

8 views
Skip to first unread message

Giu Tran

unread,
Dec 11, 2024, 2:34:51 PM12/11/24
to


---------- Forwarded message ---------
From: soan....@hotmail.com <soan....@hotmail.com>
Date: Wed, Dec 11, 2024 at 3:59 AM
Subject: ĐIỂM TIN DIỄN ĐÀN 11-12-2024 (SỐ 265-2024)
To:



GOOD MORNING VIET NAM

ĐIỂM TIN DIỄN ĐÀN 11-12-2024  (SỐ 265-2024)


Image insérée




 Image insérée




MỤC LỤC

1/- NGUỒN GỐC VUA HÙNG VƯƠNG VÀ HỌ HỒNG BÀNG
2/- Heo và Lợn - Ngu di truyền
3/- BÀI HỌC VỀ SỰ DỐI TRÁ
4/- NHỮNG MÙA TRUNG THU
5/- NÓI VỀ THƠ
6/- Chiến thắng của ông Trump cho thấy dân Mỹ chuyển sang ủng hộ ĐCH ở 48 tiểu bang
7/- Tình Lính
8/- BÁO MAI
9/- Về Già
10/- Thế giới lên tiếng về chấm dứt chế độ tại Syria
11/- Dược thảo độc hại. Ðừng nghe người xúi dại mà chết !!!  
12/- NGUY CƠ HỒI GIÁO HÓA Ở ÂU CHÂU – Điều tất yếu phải xảy ra trong một xã hội tả khuynh, phóng túng







NGUỒN GỐC VUA HÙNG VƯƠNG VÀ HỌ HỒNG BÀNG

        Bs Phan Thượng Hải biên soạn

Sử Việt cũ gồm có:

         Lĩnh Nam Trích Quái (Lĩnh Nam Chích Quái)

         Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư: chính sử đầu tiên viết về nguồn gốc vua Hùng Vương và họ Hồng Bàng.

Vua Hùng Vương đầu tiên (Hùng Vương thứ nhất) là người sáng lập ra nước Văn Lang.  Theo Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư, chính sử đầu tiên và độc nhất viết về nguồn gốc tổ phụ của vua Hùng Vương đầu tiên này là Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân (và Âu Cơ).  Các sử gia về sau, nhất là của Khâm Ðịnh Việt Sử Thông Giám Cương Mục (Cương Mục), phải lấy nguồn sử liệu duy nhất từ Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư này mặc dù có đưa ra nhiều nghi vấn về chân lý và hợp lý của nó.

Thật ra Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư của Ngô Sĩ Liên viết vào thời nhà Hậu Lê lại chỉ lấy tài liệu từ sách Lĩnh Nam Trích Quái (Lĩnh Nam Chích Quái) của Trần Thế Pháp viết vào thời nhà Trần.  Ðây là một sách dã sử thần thoại theo Ðạo Giáo (Lão Giáo) không phải là một sách sử chính thống đúng nghĩa và viết từ một sử gia theo đúng tinh thần giáo khoa và khoa học.

Ðọc Lĩnh Nam Trích Quái, hậu thế có thể thấy được sự hoang đường của Truyện Hồng Bàng về tổ tiên của vua Hùng Vương là Ðế Minh, Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Âu Cơ và nghi ngờ sự thật của danh hiệu "Hồng Bàng thị" (Họ Hồng Bàng).  Như vậy người Việt chúng ta khó có thể là "con rồng cháu tiên" hay "con Hồng cháu Lạc"?  Khái niệm "rồng tiên" trong Lĩnh Nam Trích Quái chỉ là lấy từ Ðạo Giáo của người Trung Hoa, thiển nghĩ có gì vinh dự khi tự hào là "con rồng cháu tiên"?

Hơn nữa Ðạo Giáo của Trung Quốc chỉ xuất hiện sớm nhất là vào thế kỷ thứ 3 tr CN (thời nhà Tây Hán) thì làm sao áp dụng cho lịch sử của nguồn gốc "rồng tiên" của vua Hùng Vương bắt đầu vào thế kỷ 28 tr CN (như Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư đã viết)?  Ðó chỉ là giả tưởng từ những người đạo sĩ của Ðạo Giáo Trung Hoa có từ thế kỷ thứ 3 tr CN.    

a) Kinh Dương Vương và Ðế Minh

* Chi tiết lịch sử từ Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư

Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư trong Kỷ Hồng Bàng thị (Kỷ về Họ Hồng Bàng) viết:

         Nhâm tuất, năm thứ 1 (2879 tr CN)

         Xưa cháu 3 đời của Viêm Ðế họ Thần Nông là Ðế Minh sinh ra Ðế Nghi, sau Ðế Minh nhân đi tuần phương Nam, đến Ngũ Lĩnh, lấy con gái Vụ Tiên, sinh ra vua (Kinh Dương Vương).  Vua là bậc thánh trí thông minh, Ðế Minh rất yêu quý, muốn cho nối ngôi.  Vua cố nhường cho anh, không dám vâng mệnh.  Ðế Minh mới lập Ðế Nghi là con nối ngôi, cai quản phương Bắc, phong cho vua làm Kinh Dương Vương cai quản phương Nam, gọi là nước Xích Quỷ.

* Nghi vấn từ Ðại Việt Sử Ký

Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư dựa vào đâu mà cho rằng họ Hồng Bàng bắt đầu từ Ðế Minh (cháu 4 đời của Thần Nông) sinh ra Kinh Dương Vương và Kinh Dương Vương là thủy tổ của họ Hồng Bàng.

Thần Nông là vị lãnh tụ huyền thoại của lịch sử Trung Quốc vào thời Tiền sử.  

Tổ tiên của người Trung Quốc là những người sống ở lưu vực sông Hoàng Hà trong thời Tiền Sử (tự gọi là người Hoa Hạ).  

Thời Tiền sử này có những lãnh tụ:

         Tam Hoàng gồm Phục Hy, Toại Nhân và Thần Nông

         Ngũ Ðế

         Các vị Vua của Nhà Hạ (khoảng 2070 tr CN - 1600 tr CN)

Tam Hoàng là 3 vị "bán thần" giúp người dân sinh sống; lần lượt gồm có Phục Hy (Phục Hi), Toại Nhân (hay Nữ Oa) và Thần Nông.  Tương truyền gọi là Thần Nông vì là vị Thần sáng tạo ra nghề nông và biết dùng cây cỏ để chữa bệnh.

Ngũ Ðế là 5 vị quân chủ (monarch) không cùng huyết thống truyền ngôi cho nhau theo thứ tự là: Hoàng Ðế, Chuyên Húc, Ðế Cốc, Ðế Nghiêu và Ðế Thuấn.

Ðế Thuấn truyền ngôi cho Hạ Vũ.  Hạ Vũ truyền ngôi cho con cháu cùng huyết thống lập ra nhà Hạ.

Thời Tiền Sử của Trung Quốc chấm dứt vào khoảng năm 1600 tr CN hay trễ hơn (bắt đầu thế kỷ thứ 16) với khi bắt đầu của nhà Thương.  Gọi là Thời Tiền Sử vì không có Chữ viết và Lịch sử chỉ bắt đầu khi có chữ viết.  Trong thời Tiền Sử nầy người Tàu đã biết dùng lửa, cất nhà, trồng ngũ cốc, làm quần áo, chài lưới, có lễ nghi...

Lịch sử Trung Quốc chỉ chính thức bắt đầu với nhà Thương (sau 1600 tr CN) dựa trên Giáp Cốt Văn tự trên các mu rùa.  Giáp Cốt văn tự là chữ viết đầu tiên của Trung Quốc.  Khi có Chữ viết tự tạo hay du nhập từ nơi khác thì một địa phương bắt đầu có lịch sử (của nó): chữ viết ghi lại lịch sử.  Nhà Thương theo thời gian là nối tiếp của nhà Hạ với cùng một lãnh thổ nhưng điều lạ là Giáp Cốt Văn của nhà Thương không có viết gì về thời Tam Hoàng, Ngũ Ðế và nhà Hạ.  Thời Tiền Sử nầy chỉ được viết từ những thời đại khác hàng mấy ngàn năm sau đó nên không thể có thật mà chỉ là hoang đường tưởng tượng?

Thần Nông cũng như Tam Hoàng và Ngũ Ðế không biết sống vào thời gian nào.  Sử Trung Hoa về thời Tiền sử không hề có nhân vật Ðế Minh làm vua phương Nam và phương Bắc.  

         Phương Bắc là Miền Bắc của Trung Quốc ngày nay.  

         Phương Nam là Miền Nam của nước Trung Quốc và Miền Bắc nước Việt Nam ngày nay.  

         Ranh giới thiên nhiên giữa Phương Bắc và Phương Nam là sông Trường Giang (sông Dương Tử), hồ Ðộng Ðình và dãy núi Ngũ Lĩnh.

Ðã không có Ðế Minh thì khó có thể có Kinh Dương Vương và Hồng Bàng thị.

Hơn nữa Ðại Việt Sử Ký lấy tài liệu ở đâu mà định năm cho Hồng Bàng thị và Kinh Dương Vương bắt đầu từ năm 2879 tr CN? Ngay cả Sử Trung Quốc chỉ đoán là các Vua của nhà Hạ trong thời Tiền sử bắt đầu từ khoảng năm 2070 tr CN.

* Giải đáp Nghi vấn từ Lĩnh Nam Trích Quái

Về sự tích của Ðế Minh và Kinh Dương Vương, Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư đã lấy tài liệu từ sách Lĩnh Nam Trích Quái (Lĩnh Nam Chích Quái), một sách dã sử của tác giả người Việt tên là Trần Thế Pháp.  Sách Lĩnh Nam Trích Quái viết vào thời nhà Trần.

Lĩnh Nam Trích Quái - Truyện Hồng Bàng Thị viết:

         Cháu ba đời Viêm Ðế họ Thần Nông tên là Ðế Minh, sinh ra Ðế Nghi, rồi đi nam tuần đến Ngũ Lĩnh, gặp được nàng con gái Vụ Tiên đem lòng yêu mến mới cưới về, sinh ra Lộc Tục, dung mạo đoan chính, thông minh túc thành; Ðế Minh lấy làm lạ, cho nối ngôi vua.  Lộc Tục cố nhường cho anh.  Ðế Minh lập Ðế Nghi làm tự quân cai trị phương Bắc, phong Lộc Tục làm Kinh Dương Vương cai trị phương Nam, đặt quốc hiệu là Xích Quỷ Quốc (Nước Xích Quỷ).

* Nhận xét

Như vậy, Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư chép lại giống như của Lĩnh Nam Trích Quái nhưng có thêm năm bắt đầu của Kinh Dương Vương là năm 2879 tr CN.  Thời điểm này là một tự sáng tạo đầu tiên của Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư.

b) Lạc Long Quân

* Chi tiết lịch sử từ Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư

Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư trong Kỷ Hồng Bàng thị (Kỷ về Họ Hồng Bàng) viết tiếp:

         Vua (Kinh Dương Vương) lấy con gái Ðộng Ðình Quân gọi là Thần Long sinh ra Lạc Long Quân.

         Lạc Long Quân: Tên húy là Sùng Lãm, con của Kinh Dương Vương.

Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư lại viết thêm một cách mơ hồ về cuộc hôn nhân giữa Kinh Dương Vương và con gái của Ðộng Ðình Quân (gọi là Thần Long).

         Xét: Ðường Kỷ chép: thời Kinh Dương Vương có người đàn bà chăn dê, tự xưng là con gái út của Ðộng Ðình Quân, lấy con thứ của Kinh Xuyên (?), bị bỏ, viết thư nhờ Liễu Nghị tâu với Ðộng Ðình Quân.  Thế thì Kinh Xuyên (?) với Ðộng Ðình đời đời làm thông gia với nhau đã từ lâu rồi.

(?) Có lẽ Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư viết lộn là Kinh Xuyên thay vì là Kinh Dương?

* Nghi vấn từ Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư

Cũng như nghi vấn về Ðế Minh và Kinh Dương Vương, lai lịch của Lạc Long Quân có từ tài liệu nào?

Theo Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư, con trai của Kinh Dương Vương là Lạc Long Quân nối ngôi Kinh Dương Vương.  

         Ðại Việt Sử Ký không giải thích rõ ràng tại sao Lạc Long Quân cũng là vua (= vương) nhưng không có tước Vương như cha của mình là Kinh Dương Vương và như con cháu của mình là các vua Hùng Vương mà có tước hiệu là Long Quân (= vua rồng)?

         Long Quân là "Vua Rồng".  Theo Ðạo Giáo (có từ thế kỷ thứ 3 tr CN), mỗi biển (như biển Nam Hải), mỗi con sông và mỗi hồ lớn (như hồ Ðộng Ðình) đều được thống trị bởi một "Vua Rồng" (= Long Vương, Long Quân).  Long Quân hay Long Vương có lâu đài ở sâu dưới nước gọi là "thủy phủ".  Như vậy Lạc Long Quân là một "Vua Rồng", thống trị một biển hoặc một con sông hoặc một cái hồ lớn nào đó?  Ðộng Ðình Quân là Long Quân ("Vua Rồng") của hồ Ðộng Ðình.  Do đó con gái của Ðộng Ðình Quân gọi là Thần Long ("Rồng làm Thần").  

* Giải đáp Nghi vấn từ Lĩnh Nam Trích Quái

Lai lịch và danh hiệu Long Quân của Lạc Long Quân cũng được Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư chép từ Lĩnh Nam Trích Quái.

Lĩnh Nam Trích Quái - Truyện Hồng Bàng Thị viết tiếp:  

         Kinh Dương Vương xuống Thủy phủ, cưới con gái vua Ðộng Ðình là Long Nữ sinh ra Sùng Lãm tức là Lạc Long Quân; Lạc Long Quân thay cha để trị nước, còn Kinh Dương Vương thì không biết đi đâu.  Lạc Long Quân dạy dân ăn mặc, bắt đầu có trật tự về quần thần, tôn ty, có luân thường về phụ tử, phu phụ; hoặc có lúc đi về Thủy phủ nhưng trăm họ vẫn được yên ổn.  Dân lúc nào có việc thời kêu Lạc Long Quân: "Bố đi đàng nào, không đến mà cứu chúng ta" (Người phương Nam gọi Cha bằng Bố, gọi Quân bằng Vua là tự đấy), thì Lạc Long Quân lập tức đến ngay, uy linh cảm ứng không ai có thể trắc lượng được.

Như vậy, Lạc Long Quân vừa là Rồng (= Long) của hồ Ðộng Ðình và là Vua (= Quân) của nước Xích Quỷ.  Lạc Long Quân sống ở thủy phủ dưới nước ở hồ Ðộng Ðình và lên đất liền lo việc nước của nước Xích Quỷ khi được dân cần đến.

* Nhận xét

Theo Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư, Lai lịch của Lạc Long Quân

         là giống Tiên vì bà nội là Tiên (con gái Vụ Tiên): Ðế Minh lấy con gái Vụ Tiên mà sinh ra Kinh Dương Vương.

         là giống Rồng vì mẹ là Thần Long: Kinh Dương Vương lấy con gái Ðộng Ðình Quân gọi là Thần Long sinh ra Lạc Long Quân.

Từ Lĩnh Nam Trích Quái, Lạc Long Quân vừa là Vua của nước Xích Quỷ và vừa là Rồng hay vua Rồng của hồ Ðộng Ðình.

Như vậy từ Lạc Long Quân nên người Việt chúng ta là "dòng giống Lạc Hồng" và "con rồng cháu tiên".  Họ Hồng Bàng bắt đầu từ Kinh Dương Vương, cha của Lạc Long Quân.  

* Nhận xét thêm

Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư lại viết thêm một cách mơ hồ về cuộc hôn nhân giữa Kinh Dương Vương và con gái của Ðộng Ðình Quân (gọi là Thần Long).

Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư viết:

         Xét: Ðường Kỷ chép: thời Kinh Dương Vương có người đàn bà chăn dê, tự xưng là con gái út của Ðộng Ðình Quân, lấy con thứ của Kinh Xuyên (?), bị bỏ, viết thư nhờ Liễu Nghị tâu với Ðộng Ðình Quân.  Thế thì Kinh Xuyên (?) với Ðộng Ðình đời đời làm thông gia với nhau đã từ lâu rồi.

(?) Có lẽ Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư viết lộn là Kinh Xuyên thay vì là Kinh Dương?

Ðiều này không có viết trong Lĩnh Nam Trích Quái.  

Có Sử gia ngày nay (như Liam Kelly) nghĩ rằng nó chỉ là sự tưởng tượng thêm của Ngô Sĩ Liên lấy nguồn gốc từ "Lưu Nghị truyện" viết vào thời nhà Tống ở bên Tàu (960-1279). Truyện nầy kể lại thư sinh Lưu Nghị vào đời Ðường Cao Tông (649-683) trên đường tới huyện Kinh Dương thì gặp một thiếu phụ con gái của Long quân của Ðộng Ðình hồ.  Thiếu phụ nầy có chồng trước là Long vương của sông Kinh đã ngược đãi bà.   Kết cuộc là Lưu Nghị kết duyên với thiếu phụ nầy.  Câu chuyện nầy giống câu chuyện của Kinh Dương Vương kết duyên với con gái của Ðộng Ðình quân trong Hồng Bàng kỷ của Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư.

c) Âu Cơ và Lạc Long Quân

* Chi tiết lịch sử từ Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư

Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư trong Kỷ Hồng Bàng thị (Họ Hồng Bàng) viết tiếp:

         Vua (Lạc Long Quân) lấy con gái của Ðế Lai là Âu Cơ, sinh ra trăm con trai (tục truyền sinh trăm trứng), là tổ của Bách Việt.  

         Một hôm vua (Lạc Long Quân) bảo Âu Cơ rằng: "Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thủy hỏa khác nhau, chung hợp thật khó".  Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về miền Nam (có bản chép là về Nam Hải), phong con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua.

* Nghi vấn từ Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư

Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư viết về Lai lịch và sự sinh đẻ của Âu Cơ không rõ ràng:

         1. Âu Cơ là con gái của Ðế Lai.  Ðế Lai là ai?

         2. Âu Cơ sinh ra 100 người con trai (tương truyền sinh ra 100 trứng)? Có nghĩa là Âu Cơ sinh ra 100 trứng rồi 100 trứng nở ra 100 người con trai? Chuyện này không thể xảy ra theo khoa học và y học của con người cho đến ngày nay!

         3. Âu Cơ là giống Tiên?  Căn cứ vào đâu mà Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư viết: Lạc Long Quân nói "Nàng (Âu Cơ) là giống Tiên".

* Giải đáp Nghi vấn từ Lĩnh Nam Trích Quái

Câu chuyện Âu Cơ và Lạc Long Quân của Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư lấy từ Lĩnh Nam Trích Quái.

Lĩnh Nam Trích Quái - Truyện Hồng Bàng Thị viết tiếp:

         Ðế Nghi truyền ngôi cho Ðế Lai cai trị phương Bắc; nhân khi thiên hạ vô sự, sực nhớ đến chuyện ông nội là Ðế Minh nam tuần gặp được tiên nữ, Ðế Lai bèn khiến Xi Vưu tác chủ quốc sự mà nam tuần qua nước Xích Quỷ, thấy Lạc Long Quân đã về Thủy phủ, trong nước không vua, mới lưu ái thê là Âu Cơ cùng với bộ chúng thị thiếp ở lại hành tại.  Ðế Lai chu du khắp thiên hạ, trải xem tất cả hình thể, trông thấy kỳ hoa dị thảo, trân cầm dị thú, tê tượng, đồi mồi, kim ngân, châu ngọc, hồ tiêu, nhũ hương, trầm đàn, các loại sơn hào hải vị không thứ nào là không có; khí hậu bốn mùa lại không nóng không lạnh; Ðế Lai ái mộ quá quên cả ngày về.

         Nhân dân nước Nam (nước Xích Quỷ) khổ về sự phiền nhiễu, không yên ổn như xưa, đêm ngày mong đợi Lạc Long Quân về nên mới đem nhau kêu rằng:

         - Bố ở phương nào, nên mau về cứu nhân dân.

         Lạc Long Quân bỗng nhiên lại về, thấy nàng Âu Cơ ở một mình, dung mạo đẹp lạ lùng, yêu quá, mới hóa ra một chàng nhi lang phong tú mỹ lệ, tả hữu thị tùng đông đảo, tiếng đàn ca vang tới hành tại.  Âu Cơ trong thấy mà lòng cũng ưng theo; Lạc Long Quân bèn rước nàng về núi Long Trang.  Ðế Lai về không thấy Âu Cơ bèn sai quần thần tìm khắp thiên hạ.  Lạc Long Quân có thần thuật, biến hiện trăm cách, nào là yêu tinh quỷ mị, nào là long xà hổ tượng, kẻ đi tìm úy cụ, không dám lục đảo tận cùng.  Ðế Lai trở về phương Bắc truyền ngôi cho Ðế Du Võng.  Ðế Du Võng truyền lại cho Xi Vưu cùng với Hoàng Ðế đánh nhau ở Bản Tuyền và Trác Lộc không hơn nên tử trận.  Họ Thần Nông bèn mất.

         Âu Cơ ở với Lạc Long Quân giáp một năm, sinh ra một bọc trứng, cho là điềm không hay nên đem bỏ ngoài đồng nội, hơn bảy ngày, trong bọc nở ra một trăm trứng, mỗi trứng là một con trai; bà đem về nuôi nấng, không cho ăn, cho bú mà tự nhiên trường đại, trí dõng song toàn, ai cũng úy phục, bảo nhau đó là những anh em phi thường.

Lạc Long Quân ở lâu dưới Thủy phủ; mẹ con ở một mình, nhớ về nước ở phương Bắc liền đi lên biên cảnh; Hoàng Ðế nghe tin lấy làm sợ mới phân binh trấn ngự quan tái; mẹ con không về Bắc được, đêm ngày gọi Lạc Long Quân:

         - Bố ở phương nào làm cho mẹ con ta thương nhớ!

         Lạc Long Quân hốt nhiên lại đến, gặp mẹ con ở Tương Dã; Âu Cơ nói:

Thiếp vốn người phương Bắc, cùng ở một nơi với Quân, sinh được một trăm trai mà không có gì cúc dưỡng, xin cùng theo nhau chớ nên xa bỏ, khiến cho ta là người không chồng không vợ một mình vò võ.

         Lạc Long Quân bảo:

         - Ta là loài Rồng sinh trưởng ở thủy tộc, nàng là giống Tiên, người ở trên đất, vốn chẳng như nhau, tuy rằng lấy khí âm dương hợp lại mà có con, nhưng phương viên bất đồng, thủy hỏa tương khắc, khó mà ở cùng nhau trường cửu.  Bây giờ phải ly biệt, ta đem năm mươi trai về Thủy phủ phân trị các xứ; năm mươi trai theo nàng ở trên đất, chia nước mà cai trị, dù lên núi xuống nước nhưng có việc thì cùng nghe, không được bỏ nhau.

         Trăm trai đều nghe mệnh, rồi mới từ giả ra đi.  Âu Cơ cùng với năm mươi người con trai ở tại Phong Châu (bây giờ là huyện Bạch Hạc), tự suy tôn người hùng trưởng lên làm vua, hiệu là Hùng Vương.

* Nhận xét

1.

Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư chép lại từ Lĩnh Nam Trích Quái nhưng có tự thay đổi:

         Thay vì viết Âu Cơ là vợ trước của Ðế Lai như Lĩnh Nam Trích Quái thì Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư lại viết Âu Cơ là con của Ðế Lai và không giải thích Ðế Lai là ai.

Theo Lĩnh Nam Trích Quái,

         Ðế Lai là con của Ðế Nghi, nối ngôi làm vua Phương Bắc.  Lạc Long Quân là con của Kinh Dương Vương Lộc Tục, nối ngôi làm vua Phương Nam.  

         Ðế Nghi và Kinh Dương Vương là hai anh em cùng cha khác mẹ.  Mẹ của Kinh Dương Vương là con của Vụ Tiên.  

         Cha của Kinh Dương Vương và Ðế Nghi là Ðế Minh.  Ðế Nghi và Ðế Minh không có thuộc dòng dõi Tiên hay Rồng (Long).

Như vậy, Lạc Long Quân lấy Âu Cơ đã là vợ của người anh bà con chú bác với mình là Ðế Lai.  Lĩnh Nam Trích Quái theo Ðạo Giáo nên không bị bó buộc bởi "luân thường" của Nho Giáo.  Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư còn có theo Nho Giáo nên phải sửa lại là "Âu Cơ là con của Ðế Lai" và không dám viết lai lịch của Ðế Lai vì nếu thố lộ ra thì Lạc Long Quân lấy cháu của mình là Âu Cơ làm vợ!  Ðiều này lại không đúng với luân thường đạo lý của Nho Giáo.

2.

Lĩnh Nam Trích Quái viết rõ ràng về chuyện sinh 100 con trai của Âu Cơ:

         Âu Cơ ở với Lạc Long Quân giáp một năm, sinh ra một bọc trứng, cho là điềm không hay nên đem bỏ ngoài đồng nội, hơn bảy ngày, trong bọc nở ra một trăm trứng, mỗi trứng là một con trai; bà đem về nuôi nấng, không cho ăn, cho bú mà tự nhiên trường đại, trí dõng song toàn, ai cũng úy phục, bảo nhau đó là những anh em phi thường.

Ðại Việt Sử Ký chép lại nhưng chỉ viết vắn tắt là "sinh ra trăm con trai (tục truyền sinh trăm trứng)".  Như vậy Ðại Việt Sử Ký cũng không tin câu chuyện "phản khoa học tự nhiên" này của Lĩnh Nam Trích Quái.

3.

Lĩnh Nam Trích Quái cũng cho rằng Âu Cơ là giống Tiên qua lời của Lạc Long Quân, nhưng cũng không giải thích.

* Nhận xét thêm

Nguồn gốc "Con Rồng Cháu Tiên" thường dẫn từ câu của nói của Lạc Long Quân với Âu Cơ.

         "Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thủy hỏa khác nhau, chung hợp thật khó" (trong Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư)

         "Ta là loài Rồng sinh trưởng ở thủy tộc, nàng là giống Tiên, người ở trên đất, vốn chẳng như nhau, tuy rằng lấy khí âm dương hợp lại mà có con, nhưng phương viên bất đồng, thủy hỏa tương khắc, khó mà ở cùng nhau trường cửu" (trong Lĩnh Nam Trích Quái)

Tuy nhiên nguồn gốc "Con Rồng Cháu Tiên" của người Việt thật sự là từ Lạc Long Quân.

Theo Lĩnh Nam Trích Quái và Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư, Lạc Long Quân:

         là dòng giống Tiên vì bà nội là Tiên (con gái Vụ Tiên): Ðế Minh lấy con gái Vụ Tiên mà sinh ra Kinh Dương Vương.

         là dòng giống Rồng vì mẹ là Thần Long: Kinh Dương Vương lấy con gái Ðộng Ðình Quân gọi là Thần Long sinh ra Lạc Long Quân.

Về nguồn gốc của Hùng Vương và nước Văn Lang có sự khác biệt khi Ðại Việt Sử Ký chép lại từ Lĩnh Nam Trích Quái.

- Theo Lĩnh Nam Trích Quái, Hùng Vương và nước Văn Lang có từ Âu Cơ.

Lĩnh Nam Trích Quái viết:

         Lạc Long Quân bảo:

         - Ta là loài Rồng sinh trưởng ở thủy tộc, nàng là giống Tiên, người ở trên đất, vốn chẳng như nhau, tuy rằng lấy khí âm dương hợp lại mà có con, nhưng phương viên bất đồng, thủy hỏa tương khắc, khó mà ở cùng nhau trường cửu.  Bây giờ phải ly biệt, ta đem năm mươi trai về Thủy phủ phân trị các xứ; năm mươi trai theo nàng ở trên đất, chia nước mà cai trị, dù lên núi xuống nước nhưng có việc thì cùng nghe, không được bỏ nhau.

         Trăm trai đều nghe mệnh, rồi mới từ giả ra đi.  Âu Cơ cùng với năm mươi người con trai ở tại Phong Châu (bây giờ là huyện Bạch Hạc), tự suy tôn người hùng trưởng lên làm vua, hiệu là Hùng Vương.

- Theo Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư, Hùng Vương và nước Văn Lang có từ Lạc Long Quân.

Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư viết:

         Một hôm vua (Lạc Long Quân) bảo Âu Cơ rằng: "Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên, thủy hỏa khác nhau, chung hợp thật khó".  Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha (Lạc Long Quân) về miền Nam (có bản chép là về Nam Hải), phong con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua.  

Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư của nhà Lê theo Nho Giáo nên Hùng Vương là người con trai trưởng phải làm vua từ người Cha là Lạc Long Quân.

Lĩnh Nam Trích Quái của nhà Trần lúc chưa có trọng Nho Giáo nên viết theo địa lý và Ðạo Giáo.  Rồng (Lạc Long Quân) phải ở dưới nước còn Tiên hoặc con người (Âu Cơ) ở trên đất nước.

d) Họ Hồng Bàng

* Nhận xét và Nghi vấn

 Danh hiệu "Hồng Bàng" của thị tộc của Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và Hùng Vương là một nghi vấn không có giải đáp.

         Lịch sử của Ðế Minh, Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân và Âu Cơ được Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư viết thành một đoạn có tựa đề là Kỷ Hồng Bàng thị.  Do đó sử gia hậu thế suy ra rằng thị tộc bắt đầu với Kinh Dương Vương là họ Hồng Bàng (Hồng Bàng thị).  Họ Hồng Bàng là họ của vua Kinh Dương Vương, vua Lạc Long Quân và các vua Hùng Vương.

         Thật ra truyện của Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và vua Hùng Vương đầu tiên được viết trước đó trong một chương của Lĩnh Nam Trích Quái với tựa đề là Truyện Họ Hồng Bàng (Hồng Bàng Thị Truyện).  Ðó là nguồn gốc "danh hiệu" họ Hồng Bàng của Ðại Việt Sử Ký Toàn Thư, từ Lĩnh Nam Trích Quái.  

         Lĩnh Nam Trích Quái không hề giải thích nguồn gốc danh hiệu "Hồng Bàng" của tựa đề "Truyện Hồng Bàng Thị" và không hề viết Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân và vua Hùng Vương có họ là Hồng Bàng.

Bs PHAN THƯỢNG HẢI biên soạn và giữ bản quyền


Bài viết này là trích đoạn từ bài "Sử Việt - Nước Văn Lang và Vua Hùng Vương" (Bs Phan Thượng Hải) đăng trong phanthuonghai.com mục Lịch Sử và Thơ Văn phần Thời Thượng Cổ và Thời Bắc Thuộc.

Ðược đăng bởi : Lý Lãng vào lúc tháng 8 26, 2024

(https://lylang.blogspot.com/2024/08/ho-hong-bang-tho-phan-thuong-hai-va-tho.html)
(From: Phong Lãng <lydac...@gmail.com>, vnch, Aug. 16, 2024, 12:10 AM )


Heo và Lợn - Ngu di truyền



Heo.JPG

Con heo khác con lợn

1)    Điểm khác nhau thứ nhất là con heo sinh ra ở Miền Nam, con lợn sinh
ra ở Miền Bắc.

2)    Điểm khác nhau thứ hai là con heo thì ăn bắp, con lợn thì ăn ngô.

3)    Điểm khác nhau thứ ba là con heo thì da không làm bánh được còn da con lợn làm bánh da lợn.

4)    Điểm khác nhau thứ tư là con heo đóng phim người lớn, con lợn đóng
phim thiếu nhi (phim Hiệp sĩ lợn).


Sau đây là một số điểm thú vị của con lợn và con heo:

1)    Miền Bắc không có con heo nhưng lại thích "nói toạc móng heo" - Miền Nam không có con lợn nhưng làm được bánh da lợn.

2)    Miền Bắc có lợn sề, lợn nái, lợn giống, lợn cấn, lợn sữa, lợn choai,
lợn tháu, lợn ỷ, lợn rừng
Miền Nam có heo nhà, heo ruộng, heo bông, heo lang, heo cỏ, heo bò, heo đen, heo nọc, heo hạch, heo nái, heo nưa, heo lứa, heo mọi, heo sữa, heo rừng.

3)    Con lợn từ Miền Bắc xuống Miền Nam bị hóa kiếp thành con heo cũng có điển tích đàng hoàng nhé.

 

Ngu di truyền: Chân dài và Tiến sĩ


Sự thật đau lòng: Nhưng nhiều lắm đấy!

Chân dài Tiến sĩ
Ảnh minh họa

Một Chân Dài rất mừng vì lấy được chồng thông minh giỏi giang, mới 30 tuổi mà đã có bằng Tiến sĩ.

Nhờ có bằng tiến sĩ, anh được bổ nhiệm liền chức phó giám đốc công ty, lộc vào như suối.

Cuộc sống vợ chồng mặn nồng chưa được bao nhiêu thì ông chồng tiến sĩ mắc trọng bệnh đột ngột qua đời. Chân Dài khóc hết nước mắt, khóc tới lúc không khóc được nữa... thế là đứt gánh giữa đường.

Chân Dài một mình nuôi con trai, bây giờ nó mới vào lớp 1. Chân Dài dù đau khổ nhưng quyết tâm nuôi dạy con nên người, phải cho học hành tới nơi tới chốn như Bố của nó. Nhưng thằng con học càng ngày càng ngu.

Học lớp 1 còn được danh hiệu tiên tiến, tới lớp 2 tụt xuống trung bình, sang lớp 3 gần đội sổ.

Chân Dài chán đời nhưng không thể bỏ cuộc vì dạy người đâu phải một sớm một chiều.

Không thể đầu hàng, Chân Dài quyết tìm bằng được mấy Giáo Sư đầu ngành tới dạy thêm cho con nhưng không khả quan.

Càng dạy thêm, nó càng ngu si đần độn. Họ kết luận: “Thằng này ngu bởi Gen ngu di truyền rất khó dạy.”

Hàng xóm lời ra tiếng vào, rằng Chân Dài ngoại tình là cái chắc. Bố thằng này là Tiến sĩ, phó giám đốc công ty cơ mà, sao thằng này lại ngu đến thế.

Chân Dài buồn lắm, nhưng không biết thanh minh thể nào?

Tình ngay lý gian, họ nhà chồng đã có người đánh tiếng vu cho Chân Dài ngoại tình, nhục thật.

Một đêm Chân Dài nằm khóc hu hu... vì có tin họ nhà chồng tẩy chay không nhìn nhận thằng con ngu nầy nữa.

Chuyện tới tai mẹ chồng. Bà chạy tới ôm lấy con dâu, động viên:
- Thôi, con không phải khóc nữa. Thằng này là cháu đích tôn của Mẹ rồi, ai nói gì mặc họ đi.

Chân Dài ôm lấy Mẹ chồng, sướt mướt:
- Mẹ ơi, nhưng sao nó ngu quá, Bố nó là Tiến Sĩ cơ mà!?

Bà Mẹ chồng ôm lấy con dâu, chia sẻ:
- Con ơi. Cái bằng Tiến Sĩ của Bố nó là do mẹ mua bằng giả đấy, chứ hồi bé Bố nó học hành cũng ngu như nó bây giờ...

ST

BÀI HỌC VỀ SỰ DỐI TRÁ


- Đạo đức có thể bù đắp cho sự thiếu hụt về trí tuệ, nhưng trí tuệ mãi mãi không thể bù đắp cho sự thiếu hụt về đạo đức.

- Vào bài :

Một cô gái sau khi tốt nghiệp liền sang Pháp, bắt đầu một cuộc sống vừa đi học vừa đi làm. Dần dần, cô phát hiện hệ thống thu vé các phương tiện công cộng ở đây hoàn toàn theo tính tự giác, có nghĩa là bạn muốn đi đến nơi nào, có thể mua vé theo lịch trình đã định, các bến xe theo phương thức mở cửa, không có cửa soát vé, cũng không có nhân viên soát vé, đến khả năng kiểm tra vé đột xuất cũng rất thấp.

Inline image


Cô đã phát hiện được lỗ hổng quản lí này, hoặc giả chính suy nghĩ của cô có lỗ hổng. 

Dựa vào trí thông minh của mình, cô ước tính tỉ lệ để bị bắt trốn vé chỉ khoảng ba phần trăm.

Cô vô cùng tự mãn với phát hiện này của bản thân, từ đó cô thường xuyên trốn vé. 

Cô còn tự tìm một lí do để bản thân thấy nhẹ nhõm: mình là sinh viên nghèo mà, giảm được chút nào hay chút nấy.

Sau bốn năm, cô đạt được tấm bằng tốt nghiệp loại giỏi của một trường danh giá, cô tràn đầy tự tin đến những công ty lớn xin việc.

Nhưng những công ty này không hiểu vì lí do gì, lúc đầu còn rất nhiệt tình nhưng về sau đều từ chối cô. 

Thất bại liên tiếp khiến cô tức tối. Cô nghĩ nhất định những công ty này phân biệt chủng tộc, không nhận người nước ngoài.

Cuối cùng có một lần, cô trực tiếp đến bộ phận nhân lực của một công ty, yêu cầu giám đốc đưa ra một lý do vì sao từ chối cô. Kết cục họ đưa ra một lí do khiến cô không ngờ.

“Thưa cô, chúng tôi không hề phân biệt chủng tộc, ngược lại chúng tôi rất coi trọng cô. Lúc cô đến phỏng vấn, chúng tôi đều rất hài lòng với môi trường giáo dục và trình độ học vấn của cô, thực ra nếu xét trên phương diện năng lực, cô chính là người mà chúng tôi tìm kiếm.”

“Vậy tại sao công ty ngài lại không tuyển dụng tôi?”

“Bởi chúng tôi kiểm tra lịch sử tín dụng của cô và phát hiện ra cô đã từng ba lần bị phạt tiền vì tội trốn vé”

“Tôi không phủ nhận điều này, nhưng chỉ vì chuyện nhỏ này, mà các anh sẵn sàng bỏ qua một nhân tài đã nhiều lần được đăng luận văn trên báo như tôi sao?”

“Chuyện nhỏ? Chúng tôi lại không cho rằng đây là chuyện nhỏ. Chúng tôi phát hiện, lần đầu tiên cô trốn vé là khi mới đến đất nước chúng tôi được một tuần, nhân viên kiểm tra đã tin rằng do cô mới đến và vẫn chưa hiểu rõ việc thu vé tự giác, cho phép cô được mua lại vé. Nhưng sau đó cô vẫn trốn vé thêm 2 lần nữa.”

“Khi đó trong túi tôi không có tiền lẻ.”

“Không, không thưa cô. Tôi không thể chấp nhận lí do này của cô, cô đang đánh giá thấp IQ của tôi ư. Tôi tin chắc trước khi bị bắt trốn vé, cô đã trốn được cả trăm lần rồi.”

“Đó cũng chẳng phải tội chết, anh sao phải cứng nhắc như vậy? Tôi sửa là được mà.”

“Không không, thưa cô. Chuyện này chứng tỏ hai điều: Một là cô không coi trọng quy tắc. Cô lợi dụng những lỗ hổng trong quy tắc và sử dụng nó. Hai, cô không xứng đáng được tin tưởng. Mà rất nhiều công việc trong công ty chúng tôi cần phải dựa vào sự tin tưởng để vận hành, nếu cô phụ trách mở một khu chợ ở một nơi nào đó, công ty sẽ cho cô toàn quyền lực phụ trách. Để tiết kiệm chi phí, chúng tôi sẽ không lắp đặt các thiết bị giám sát, cũng như các hệ thống xe công cộng mà cô đã thấy đó. Vì vậy chúng tôi không thể tuyển dụng cô, tôi có thể chắc chắn rằng, tại đất nước chúng tôi, thậm chí cả châu Âu này cô sẽ không thể xin vào được nổi một công ty nào đâu.”

Đến lúc này cô mới tỉnh ngộ và cảm thấy hối hận vô cùng. Sau đó, điều khiến cô ghi nhớ nhất là câu nói cuối cùng của vị giám đốc này:

-  Đạo đức có thể bù đắp cho sự thiếu hụt về trí tuệ, nhưng trí tuệ mãi mãi không thể bù đắp cho sự thiếu hụt về đạo đức.

Đạo đức là phẩm chất cơ bản nhất của con người, cũng là nhân cách của một người. Một người dù ưu tú đến đâu nhưng nhân cách có vấn đề, cũng sẽ mất đi niềm tin và sự ủng hộ của người khác. Trên phương diện việc làm, những hành vi mất nhân cách thế này càng đáng sợ hơn, vì cái lợi nhỏ trước mắt mà phá bỏ nguyên tắc, điều này chắc chắn sẽ hủy hoại tiền đồ của bạn. Tôi cho các bạn lời khuyên chân thành, trong sự nghiệp cần phải dựa vào năng lực và chân thành của bản thân, mất thứ gì cũng không bằng mất nhân phẩm.

( Sưu tầm )  


NHỮNG MÙA TRUNG THU
DTDB

Em ra đời mùa thu năm 1970, vào ngày rằm tháng tám Âm lịch. Ðem
so với ngày dương lịch đúng y chang trong tờ giấy khai sanh của em. Mẹ
thường kể cho cả nhà nghe, vào những lúc vui vẻ, hạnh phúc hay là ngày
mừng sinh nhựt của em, mẹ thường bảo:
- Nằm trong nhà bảo sanh mẹ nghe tiếng hò, tiếng hát, tiếng reo vui
rộn rã của thiếu nhi cùng tiếng phèng la, tiếng chiên trống múa lân của đoàn
dâng cộ đèn mừng Tết Trung Thu, hay Tết Nhi Ðồng của nước ta thuở đó,
vào thời Việt Nam Cộng Hòa. Theo lẽ mẹ đặt cho con cái tên là Thu, là
Nguyệt, là Hằng, là Nga, là Thu Nga, là Thu Hằng, là Nguyệt Thu hay Thu
Nguyệt… Mới đúng nghĩa với ngày sanh tháng đẻ của con gái mẹ. Nhưng
lần về thăm đâu hai tháng trước khi con chào đời, lúc ra đi, ba đưa cho mẹ
phong thư, bảo chừng nào làm khai sanh thì dở ra mà xem... Trong thư, ba
đã đặt cho con cái tên rồi!
Mẹ em chép miệng trầm ngâm một hồi, tiếp:
- Quê hương mình chinh chiến triền miên. Ba con theo đơn vị đóng
quân mãi ở miệt rừng U Minh Thượng, U Minh Hạ… tận Cà Mau lận. Tội
nghiệp ba, biết khoảng giữa tháng đó đứa con đầu lòng chào đời, mà ông
hằng mong đợi nhưng vẫn không ở nhà được, để nghe “Con khóc oa, oa…
khi lọt lòng mẹ. Còn ông bà, họ hàng thì cười tươi vui mừng đón con…”
Em lớn khôn dần trong vòng tay mẹ, tình thương yêu vô bờ của hai
đấng sanh thành. Ba em làm lính chiến luôn xa nhà, cả trong những mùa
Trung Thu là ngày ra đời con gái cưng của mình, mà ông cũng ít khi có dịp
về nhà vui với vợ con...
Rồi mùa Trung Thu năm em vào học lớp Năm (lớp một) của trường
nữ Tiểu học Trưng Vương. Ðó là ngôi trường nữ, hai tầng có vách tường,
mái ngói màu gạch tôm, khang trang nằm trên đường ông bà Nguyễn Trung
Long (Mỹ Tho). Ðường nầy đi ra bến bắc Rạch Miễu qua sông có nhiều cồn
nhỏ, cồn lớn… cồn Ông Ðạo Dừa, rồi đi về tỉnh Bến Tre...
Ðịa phận tỉnh Ðịnh Tường có Thành phố Mỹ Tho, nổi tiếng hiền hòa
nằm mơ màng trên nhánh của dòng sông Cửu Long… Mà những câu hò, câu
hát bình dân khen ngợi ở nhiều khía cạnh nào đó về thành phố thanh bình và
êm ả nầy: “Mỹ Tho đẹp lắm, đi tắm Cầu Dầu/ Anh hỏi em đang ở nơi đâu?
Ðể cha mẹ anh đến cau trầu cưới em…” Hoặc: “Mỹ Tho có kẹo hột điều/ Có
cô thôn nữ mỹ miều dễ thương/ Ai về Chợ Cũ, Trung Lương/ Hồng đào chín
mộng, có đường mạch nha/ Ðêm thu đẹp ánh trăng ngà/ Mái chèo dưa đẩy
qua nhà thăm em…” Và miệng truyền miệng trong dân gian: “Ðèn Sài Gòn
ngọn xanh ngọn đỏ/ Ðèn Mỹ Tho ngọn tỏ ngọn lu/ Anh về học lấy chữ nhu/
Chín trăng em đợi, mười thu em chờ…”
Ở xứ mình, thường tiệm buôn bán trong các chợ, chủ nhà ở phía sau,
hoặc trên lầu, còn phía trước, mặt tiền thì bày hàng để buôn bán.
Mỗi năm, cứ vào cuối tháng sáu, đầu tháng bảy Âm lịch là thành phố
Mỹ Tho trong các cửa tiệm thấy rõ rệt màu sắc tươi vui rộn ràng. Bởi các
dãy phố tiệm ở chợ gần như đều trưng bày bán các loại bánh Trung Thu. Họ
còn treo bán đầy đủ các loại lồng đèn giấy màu sặc sỡ, có vẽ thêm hoa,
bướm hoặc những nét đặc biệt lên hình dáng mỗi thứ lồng đèn như: Ðèn kéo
quân, đèn cá chép, đèn con rồng, đèn ngôi sao, đèn máy bay, đèn xe tăng,
thiết giáp, đèn tàu, đèn chuồn chuồn, đèn trái bí, đèn xếp…
Bánh trung thu thập cẩm có bốn trứng, ba trứng, hai trứng, một trứng
hột vịt muối để trong nhưn có lạp xưởng, thịt khô, vi cá… đó là những bánh
mặn. Còn bánh trung thu thập cẩm chay không có thịt và hột vịt, bánh nhưn
đậu đỏ, nhưn mứt… cùng bánh dẻo nhưn hột sen, nhưn đậu xanh…
Riêng em thích nhứt vẫn là bánh ông Ðịa. Chắc là bánh có hình dáng
như ông Ðịa trên bàn thờ nên gọị là bánh ông Ðịa? Trên đầu bánh có sợi chỉ
đỏ dài để xách trên tay, để đeo vào cổ. Bánh ông địa ăn ngọt, giòn thơm mùi
trái vị, ngũ vị hương, mùi quế… rất đặc biệt!
Trong dãy phố công chức ở ngã ba đường Nguyễn Trãi và đường ô.
bà Nguyễn Trung Long, có nhà của gia đình em. Vào tối mười ba, mười bốn,
rằm tháng tám là trẻ con đốt lồng đèn cầm tay chạy chơi quanh xóm. Nhà
nhà treo lồng đèn trong nhà ngoài ngõ, hương khói nhang, mùi bánh trung
thu thơm tho cúng ở bàn thờ Ông Thiên, cùng mùi trà Tàu, hoa, quả… thơm
lừng phảng phất trong gió thoảng bay.
Em vui vẻ tung tăng chạy nhảy, theo đuôi các bạn quanh quẩn trước
sân của năm bảy căn nhà quen biết gần bên, ở trong xóm chớ không dám đi
xa hơn. Vì mẹ đã căn dặn em từ mấy ngày trước:
- Tối con được đốt lồng đèn chơi trong vài nhà gần, để khi mẹ gọi thì
nghe mà lên tiếng… Không được đi xa, mẹ gọi không có tiếng trả lời của
con mẹ sẽ lo, thì sẽ có đòn nghe chưa...
Em vâng dạ nghe lời, vì không phải mẹ em không có lý do… Bởi gần
đây giặc giã càng sôi động… Ðêm đêm Việt cộng thường pháo kích ầm ầm
vào thành phố… Ðạn pháo vô tình tàn phá nhà cửa, thây phơi, máu đổ…
khiến sanh linh đồ thán, trời sầu, đất thảm. Và từ đó tuổi thơ em cũng sớm
nhuốm màu chinh chiến đau thương!
Ðã hai mùa Trung Thu rồi, bận rộn ba em không về! Vì đoàn quân ba
em trấn giữ, chặn thù… khi ở Vị Thanh, Cờ Ðỏ (một địa danh ở miền Tây),
khi Tịnh Biên, Ðồng Tháp Mười nơi nổi tiếng “đỉa lội như bánh canh”. Còn
thường trực ở chỗ có “muỗi kêu như sáo thổi” và nhiều con vắt… Ðó là
rừng U Minh Thượng, U Minh Hạ (ở Cà Mau) Bởi ba em là lính chiến thuộc
Sư Ðoàn 21/BB, còn có biệt danh nghe hay và oai hùng lắm là Sét Miền Tây
đó mà.
Hôm nay, vài ngày rằm tháng Tám “Mùa Trung Thu, Tết nhi đồng”
của chúng em. Khi trời nhá nhem chạng vạng thì phố xá đã lên đèn… Tiếng
hát vang vang rền vọng, tiếng chiên trống lân giục giã trên các nẻo đường
của thành phố, làm lòng dạ em nôn nao, náo nức, rồi em cũng nhảy lưng
tưng, hát líu lo bài ca về Trung Thu như mấy đứa nhỏ nhà kế bên…
Mấy đứa cùng xóm đến trước hàng rào nhà, rủ rê em nhập bọn đi dâng
cộ đèn, hoặc cầm đèn qua nhà chúng chơi. Nhưng nghe lời má dặn, và nhớ
ba khiến em muốn khóc quá! Em lắc đầu xua tay nguầy nguậy có ý bảo với
chúng là em không đi đâu.
Ba em đang dãi dầu ngoài trận tuyến! Với những người lính chiến như
ba thì làm sao có ngày lễ. Cho dù là lễ Tết hay phép thường niên cũng vậy, ít
khi được như ý… Ba em chợt đi, chợt đến bất ngờ ghé thăm nhà chớ không
hẹn trước khi nào sẽ trở về.
Ðêm nay các nhà trong xóm đều đốt lồng đèn trước cửa. Hương trầm,
bánh, trái, hòa với mùi thơm của nước trà Quam Âm Kỳ Chưởng… Nhà nhà
ấm cúng mừng đón Trung Thu. Riêng nhà em lạnh lẽo vắng vẻ buồn tênh,
má không đốt đèn ở sân trước dù là đèn điện có bóng tròn nhỏ.
Chiều đi học về sau khi ăn cơm, má còn căn dặn em:
- Con ra sân đốt lồng đèn chơi một mình, đừng đi đâu nghe. Nhà
mình ba không về, nên đêm nay không có mừng Trung Thu. Ít bữa ba về
mình sẽ ăn Trung Thu muộn, nghe con…
Em cầm lồng đèn đi tới đi lui trong sân nhà với chú mèo tam thể,
“meo, meo…” tiếng kêu, quấn quít bên chân em. Gió hiu hiu mát rượi, đưa
đẩy cây lệ liễu hông nhà, làm những cành lá tha thướt lay động lồng bóng
trăng tròn in trên sân. Trăng thu đêm nay rực rỡ tỏa ánh sáng thanh thoát
xuống muôn loài trên trần thế, nhẹ nhàng êm ả...
Em nghe trẻ hàng xóm hát những bài Trung Thu: “…Ðêm Trung Thu
em đốt đèn đi chơi… Em đốt đèn đi khắp phố phường… Ðèn Ông Sao với
đèn cá chép, đèn thiên nga với đèn trái bí…”
Và em còn nghe anh chị con nhỏ Bạch Nhạn nhà bên cạnh hát ca...
khiến em ganh tị thấy mắc ghét lắm! Em cũng biết hát vậy chớ bộ! Em liền
rống họng, cất tiếng hát lanh lảnh, vang vang... cố tình cho tụi nó ngán chơi:
“Hôm nay đêm rằm, rằm là rằm tháng Tám? Ông Trăng kia đã lên
cao rồi ông nhìn chúng em ông tủm tỉm cười! Ông Trăng ơi, nầy ông Trăng
ơi, xuống đây với chúng em cùng vui chơi! Ông Trăng ơi nầy ông Trăng ơi,
Xuống đây chúng ta cùng ca hát vang trời… Có chi nữa không? Có trống
ếch cà lùng tùng xèng… Có chi nữa không? Có bánh ngọt thơm phưng
phức… Có chi nữa không? Có những đèn Trung Thu ở miền Nam tự do, ấm
no hạnh phúc… ông Trăng ơi! Ông Trăng ơi, xuống đây với chúng em cùng
vui chơi… Xuống đây chúng ta cùng ca hát vang trời… ông Trăng ơi… nầy
ông Trăng ơi, ơi…”
Tiếng vỗ tay lớn và nhanh, làm em ngạc nhiên quá đỗi! Mèn ơi, ai mà
vỗ tay khen tặng em dữ vậy cà? Chắc chị anh mấy con nhỏ hàng xóm chớ
gì? Chớ tụi nó thì còn khuya à, chúng nó ganh tị chẳng thèm nghe em hát,
thiếu điều muốn bịt hai cái lỗ tai lại nữa kìa, chớ ở đó mà chúng vỗ tay khen
em hát bao giờ… Nhưng chao ôi, sừng sững lồng dưới ánh trăng rằm lộng
lẫy! Người lính chiến hiên ngang, oai phong đứng đó! Ông mặc bộ trây-di
màu cỏ úa, đầu đội nón sắt, và trên thắt lưng cây súng nhỏ… Giầy sô cao
ống bám bụi đường xa, mùi nắng cháy khen khét quen thuộc… ông trìu mến
nhìn em mỉm miệng cười, rồi hơi khum lưng xuống, đưa hai tay đón chờ
em…
Thảy cái lồng đèn dưới sân, em phóng tới ôm chầm thật chặt lấy ba.
Hôn tứ tung lên mặt, lên mũi, lên ngực, lên áo ba… Giọng em rộn ràng, vui
mừng và ơi ới gọi lớn:
- Mẹ ơi, mẹ ơi ba về! Ba về, ba về mẹ ơi…
Trong nhà nhanh chân bước ra tới hàng ba. Mẹ nhìn hai cha con em
nở nụ cười mà mắt hoen dòng lệ hạnh phúc! Thế là đèn điện nhà em được
thắp sáng! Lồng đèn treo hai bên cửa trước, sân sau được ba châm lửa đốt
đèn cầy. Ánh lửa dạ giấy màu, hồng, vàng, tím, xanh… tươi trẻ, vui mắt.
Trong nhà mẹ lúi húi nấu nước châm trà, cắt bánh trung thu… Em vui mừng
chạy qua mẹ, rồi chạy sang ba… Em ôm cổ ba, nói cười líu lo như con chim
chích chòe vào buổi bình minh nắng ấm…
Nhà em, những nhà trên trần thế được thắp sáng ánh trăng vàng thanh
thoát của đêm Trung thu.
Ngày 30 tháng 4 năm 1975 miền Nam bị giặc cưỡng chiếm! Năm đó
trẻ con chúng em không có lễ Trung Thu! Ba em bị bắt tù cải tạo… nhà cửa
em trống trơn vì phải bán lần, bán hồi các đồ vật trong nhà… Rồi má em đi
bán chợ trời… Ðó là kế sinh nhai duy nhứt của mẹ con em, và chắt chiu
dành dụm để dành đi thăm nuôi ba.
Những năm về sau, vào đêm rằm tháng tám không ai còn nghe tiếng
hát hò, trống múa lân của đoàn dâng cộ đèn nữa. Chợ búa không có bánh
trung thu bày bán tự do khắp nơi như xưa. Có chăng họ chỉ làm chui, bán
lén… vì đó là mặt hàng xa xí phẩm! Thành phố em ở nhà nhà xác xao, cửa
đóng then gài dưới trăng. Mặc dù ánh trăng thu vẫn sáng tỏ nhưng lòng em
sao cảm thấy dìu dịu hắt hiu buồn! Những đứa nhỏ hàng xóm sống gần nhà
em thưa dần, vì chúng theo gia đình về quê ngoại, quê nội, hoặc đi kinh tế
mới… Và em không có đèn lồng trái bí dễ xếp cất, dễ đốt mẹ mua cho như
những năm qua!

Sau bao nhiêu năm giặc chiếm miền Nam. Là bấy nhiêu năm ba em bị
giặc nhốt trong tù cải tạo! Hôm nay không định trước, mẹ dắt em đi thăm ba,
lại lọt đúng vào ngày rằm của mùa Trung Thu.
Mẹ con em vượt qua biết bao nhiêu chặng đường lồi lõm có khi đi
bằng xe hơi. Có lúc lội bộ, có lúc bằng xe tàu mo, đò chèo… Khi thì mẹ
gánh em ngồi trong thúng bên đầu gióng nầy, đầu gióng kia chất chồng đồ
ăn, áo quần cũ, thuốc men.
Mẹ và em đi từ một hai giờ khuya đến chiều tối ngày sau mới đến nơi!
Khi đến trại tù thì đã quá giờ thăm nuôi, mẹ con em và một vài bà khác cùng
cảnh ngộ cũng đi thăm nuôi chồng con. Những kẻ lỡ bước chúng em được
chủ vườn ở gần trại tù (cách mấy cây số) tốt bụng cho ngủ trong trại ruộng
của nhà họ.
Tối đó, mọi người lỡ đường vùi mình vào đống cỏ khô dưới nền đất
sét nứt nẻ, thiếp đi vì mệt mỏi… May mà cả đêm qua trời không mưa, nhưng
gió núi tê tái lạnh lùng rung cây lá, âm thanh nghe ào ào. Hai mẹ con em
nằm chèo queo một góc trong tại ruộng không vách, không phên. Em nhìn
trăng qua nhiều lỗ trống không trên mái chòi. Trăng rằm lên cao, càng lên
cao ánh trăng càng sáng vằng vặc. Sương khuya xuống mịt mù đỉnh núi và
chập chờn trên dải đồi mờ ảo xa xa. Tiếng côn trùng về đêm, hòa cùng tiếng
dế tỉ tê… Những con chim ăn đêm bay qua ẩn hiện mịt mờ, kêu oang oác
trên trời cao, cùng tiếng gió hú qua đồi làm xào xạc nhành cây lá chung
quanh, khiến em sợ hãi rúc vào lòng mẹ.
Ðể rồi sáng dậy ra mặt, tay, chân… người nào cũng đầy vết muỗi cắn.
Bầy muỗi đêm qua được ăn bữa giỗ no nê! Chúng thiệt là ác độc, nỡ đành
hút máu của những kẻ lỡ đường ngủ trong trại ruộng!
Mẹ em lồm cồm ngồi dậy khi nghe vẳng tiếng gà gáy trong xóm xa…
Bà sửa soạn lại túi nải chờ rạng đông đi vào trại tù thăm chồng. Bỗng bà
thấy hai bóng đen lù lù xuất hiện khi mờ khi tỏ trong màn sương sớm. Càng
lúc họ đến càng gần… mẹ em sợ quá gọi mấy người kia thức dậy, để cùng
đối phó nếu rủi gặp kẻ xấu, hoặc chuyện không may!
Họ càng đến gần trời cũng sáng thấy rõ hơn… Thì ra là hai người
thanh niên đi giỡ bẫy chim, chuột, gà rừng… Nói chuyện một hồi thì mấy bà
cùng mẹ con em vào nhà cha mẹ họ là chủ trại ruộng nầy để xin nước
uống…
Mẹ em nhớ lại đã bao nhiêu năm rồi, đây là lần đầu đi thăm nuôi
chồng. Biết ba đói khổ lắm mẹ liền cởi chiếc nhẫn cưới bằng vàng 18K đang
đeo trên ngón tay áp út ra. Ðó là di vật sau cùng của ba tặng mẹ em trong
ngày đính hôn! Mẹ đem đổi lấy con gà giò (gà mới lớn nhổ lông xong, còn
hơn nắm tay) và lít gạo trắng của chủ nhà… Rồi mượn nồi niu của họ làm gà
rô ti và nấu nồi cơm còn nóng hổi đem cho ba em!

Bao nhiêu năm tù tội… Ðến bây giờ vợ, chồng, con mới gặp lại nhau!
Má em khóc sướt mướt chẳng nói nên lời! Ba ôm em vào lòng nghẹn ngào
thổn thức… Ba trông thật tiều tụy, ông ốm gầy, tay chân lỏng thỏng, mặt
mày hốc hác, mắt hõm sâu, da đen chì, mét chẹt, nắng cháy nám đen… Chân
tay ghẻ chốc, thẹo vít chỗ lành, chỗ lở… Ba già quá nhiều! Nếu bất ngờ gặp
ngoài đường không ai nói, chắc em sẽ không nhận ra, và sẽ không tin tù
nhân đó chính là cha của mình! Em xót xa thương ba vô cùng, ôm chặt ba
nức nở khóc òa…
Gần hết giờ thăm nuôi, mẹ đưa cho ba tất cả đồ đem theo, trong đó có
con gà được chặt ra làm bốn và nồi cơm đầy… Ba em múc hết nồi cơm, cạo
lấy luôn cơm cháy, đưa nồi không còn dính một hột để chút nữa đây trên
đường về má em ghé trả lại người cho mượn. Ba lấy hai cục thịt gà (nửa
con) đưa cho má và em. Mắt u buồn và lệ hoen mi, ông nhẹ giọng bảo:
- Em và con đem theo ăn trên đường về. Chắc con và em đói khổ
lắm? Thôi mẹ con về đi, anh sẽ giữ gìn sức khỏe. Ðường quá xa xôi, khó
khăn đừng… đừng có lên thăm nữa!
Mẹ em nước mắt dâng tròng, lật đật lấy gà để trở vào gói cho ba, mếu
máo nói:
- Ở nhà không gì vất vả cả, chỉ lo cho anh thôi. Anh đem gà vào ăn
đi. Mẹ con em tới bến xe sẽ mua ăn, thiếu gì đồ ăn họ bán…
Dáng ba thất thểu đi vào trại tù… Và cửa tù từ từ kéo đóng lại! Mẹ em
nát dạ tan lòng đứng nhìn theo, rồi lủi thủi dắt con ra về. Vừa đi bà vừa lau
dòng lệ đau thương lã chã chảy dài xuống má, còn em nước mắt cũng trào
tuôn… Ðường về nhà em còn xa xôi lắm, lại gặp cơn nắng cháy, mưa sa!
Hai mẹ con không ai nói với ai lời nào, mỗi người theo đuổi ý nghĩ riêng của
mình… Trong đầu óc thơ ngây bé nhỏ của em lúc bấy giờ!
Ba em ngày xưa là sinh viên, bởi “Ðất nước lâm nguy/ Thất phu hữu
trách” nên học nửa chừng thì vào quân ngũ. Ba em có giành dân lấn đất hay
cướp giựt của ai đâu! Vậy thì ba em có tội tình gì, phải chăng tội ông làm
bổn phận người trai trong thời loạn vì an nguy của gia đình và bảo toàn lãnh
thổ? Giờ đây họ bắt nhốt trong tù nơi xa xôi hiểm trở? Ðể ba em và đồng đội
đau không thuốc uống, đói không có ăn, lạnh không đủ ấm! Lại bị nhốt trong
vùng hoang dã đìu hiu đi cả ngày không thấy bóng người như thế nầy...
Ði gần đến tối mà mẹ con vẫn chưa đến nhà. Giờ đây em vừa khát và
mỏi mệt cả tứ chi, và đói bụng lắm! Mẹ chép miệng bảo:
- Ráng nhịn về nhà sẽ có đồ ăn, vì mẹ chỉ còn đủ tiền để đi xe thôi.
Lúc nãy mẹ định bới cơm cho ba, còn miếng cơm cháy mẹ con ăn cho đỡ dạ
trên đường về. Nhưng thấy ba vét sạch nồi cơm nên mẹ làm thinh! Tội
nghiệp ba ở trong tù đói khát nhọc nhằn lắm con ơi…
Nói đến đó, mẹ em nghẹn lời sụt sùi dòng lệ khổ! Về đến nhà, em
không sao ngủ được. Hoàn cảnh trại tù, ba em và đồng đội của ông bị hành
hạ đọa đày cứ lởn vởn trong đầu óc thơ dại của em. Từ đó nỗi hờn oán nhen
nhúm ngày càng lớn trong tâm hồn: “Em sẽ không bao giờ! Phải, không bao
giờ quên, và không bao giờ tha thứ cho những kẻ đã đày đọa ba, cùng
những đồng đội của ba em…”
Vào rằm tháng Tám năm sau, em thẫn thờ ngồi bên cửa sổ vò võ nhìn
bầu trời cao rộng, trong sáng ánh trăng thu! Và con mèo tam thể dễ thương
đó, vẫn cào, kéo lai quần em. Nó chạy nhảy tung tăng, kêu “meo, meo…”
giỡn trăng như để làm vui lòng cô chủ nhỏ. Thấy em buồn, má cũng chẳng
vui gì hơn! Một lúc sau, bà tìm ra cái lồng đèn trái bí mấy năm trước đã cũ
mèm, giấy dán đổi màu và bị chuột cắn tưa mấy lỗ. Nhớ lại lâu lắm rồi, em
đã cẩn thận nhét cái lồng đèn đó dưới chót, ở trong thùng tập vở, sách
truyện, và báo cũ của ba em.
Ðã mấy mùa Trung Thu qua đi, ba em vẫn chưa được thả về. Em lơ là
nhìn cái lồng đèn nghe chừng xa lạ, mà cảm thấy lòng xao xác héo hắt buồn
loang! Làm sao em vui được khi ba em còn bị đày nơi rừng sâu Việt Bắc,
nơi nổi tiếng rừng thiêng, và nước độc! Nước độc đến nỗi, từ bờ suối bên
nầy, lội qua bờ suối bên kia thì lông chân bị rụng hết! Ở đó họ chỉ uống
được nước mưa... và có khi đi cả mấy tháng trời, cũng không thấy bóng sơn
nhân, hay lâm nhân…
Em lại càng xót xa đau buồn nhức nhối hơn! Mỗi khi nửa đêm trở
giấc, em nghe mẹ khóc lén, khóc thầm! Thế nhân dù có buồn vui! Nhưng
đêm nay trăng thu vẫn ngạo nghễ lên cao. Càng lên cao, trăng càng trải ánh
sáng ngà ngọc xuống muôn loài. Gió thu vẫn nhè nhẹ man mác và mây thu
vẫn bàng bạc bay bay về phương trời vô định... Những cánh chim đêm thu in
chập chờn trên không gian và hối hả bay đi… Chúng như ngầm hiểu nỗi
thống khổ đoạn trường của con người theo vận nước nổi trôi! Và cảm thông
trời miền Nam tự do ấm no đã không còn nữa… Ôi đến cả loài chim muông
mà còn biết buông tiếng kêu áo não, oán, hờn, trách, hận... đau thương!
Sau khi ba em được thả về, gia đình đùm túm theo thuyền chài vượt
biển Ðông! Mười mấy ngày lênh đênh trên biển cả, gió dồn, sóng dập, đói
khát thảm thê. Tưởng chừng cả gia đình dìm dưới mồ huyệt lạnh của đại
dương rồi… Hành trình vượt biên trùng trùng hiểm nguy thừa chết thiếu
sống! Nhờ Ơn Trên, rồi gia đình em cũng trôi giạt vào Nam Dương
(Indonesia) quần đảo, với những thuyền nhân chung chuyến tàu, và những
chuyến tàu vượt biên khác...
Sống lang thang từ đảo nầy qua đảo khác: Pacikata, Terrempa, Ku Ku,
rồi Galang (Trung tâm tị nạn Cộng sản vùng Ðông Nam Á) Tại trại tị nạn
Galang, nếp sống của người tị nạn Cộng sản có quy củ và khá hơn về nhiều
mặt. Nhứt là vấn đề y tế! Nơi đây có trường học dạy Anh văn, có nhà
thương, có nhà thờ, có chùa… Có văn phòng Cao ủy tị nạn làm việc, để
nhận người vào đệ tam Quốc Gia… Và nhiều tiệm buôn bán gia dụng nấu ăn
của dân bản xứ… dần dà có quán phở, quán hủ tíu, quán nhạc, quán cà-phê,
quán sinh tố…
Galang là một trong những hòn đảo đẹp của Nam Dương. Chùa được
cất trên đồi cao gần các dãy trại, để dân tị nạn dễ dàng chiêm ngưỡng và
cúng bái. Ngôi chùa khang trang có nhiều tượng phật cao lớn hơn người…
được tàu và trực thăng chở đến… Phí tổn của ngôi chùa nầy, nghe đâu do
các thương gia ở Nam Dương và Singapore góp gom để xây cất.
Sáng sớm và chiều tối nào em cũng theo ba má lên chùa. Vì trên chùa
gió mát, và đôi khi em được các sư cho trái cây hoặc bánh, kẹo… của bá
tánh đã cúng Phật. Ở đảo đói khát thấy mồ, em thèm đủ mọi thứ, hôm nào
được các sư cho đồ ăn dư của Phật thì em mừng húm! Em nghĩ bụng đồ ăn
thừa của Phật sẽ được phước đức (và má em cũng nói như vậy).
Phía sau chùa chừng hơn trăm thước cao, phóng tầm mắt nhìn, chúng
ta có thể thấy rõ bốn hướng của biển cả mênh mông vô bờ, vô tận… Và em
cảm thấy tâm hồn mình dạt dào hạnh phúc mỗi lần có dịp đứng bên ba má
em nhìn hoàng hôn xuống. Mặt trời chiều ráng màu đỏ nghệ có hình bầu dục
như quả trứng gà, treo lơ lửng trên nền trời nhiều mây có vân ngũ sắc ở
hướng tây. Nắng vàng trải trên mặt thủy triều của đại dương bao la xanh
ngát một màu, và ánh nắng lung linh chấp chóa lúc mây tạnh gió yên.
Vào những buổi sáng mờ sương, biển thanh thoát và hiền dịu vô
cùng… mặt nước lăn tăn gợn sóng theo từng đợt gió đùa… Nền trời trong
như ngọc, lác đác từng làn mây trắng mỏng như nằm bất động có pha những
sắc màu rực rỡ do những tia nắng bắn ra từ mặt trời cao ngạo vừa nhú lên ở
phương đông. Rồi sương mờ dần tan, chỉ trong chốc lác thôi… biển tịnh
yên, mặt biển xanh lơ, và vầng hồng rạng rỡ cho nắng ấm... gió the the man
mác lay nhẹ chòm lau, khóm đước hòa cùng lá thông reo dọc bờ biển tạo ra
âm thanh êm ấm dễ chịu vô cùng…
Hải âu xoãi cánh bàng bạc loang loáng trong ánh bình minh… “Chim
én không làm thành mùa xuân/ Nhưng có chim én mùa xuân thêm phần ý
nghĩa” Ở chốn hải đảo nầy, em xin nói lên thiển ý của mình rằng: “Nếu biển
không có cánh hải âu thì biển cả mất đi phần thi vị”.
Có hôm dưới mái hiên chùa, em phóng tầm mắt nhìn trời biển động!
Gió thổi vùn vụt, cây cối ngả nghiêng. Sấm ầm ầm, sét nổ giòn, những tia
chớp sáng lòe lên rồi phụt tắt! Mưa nặng hột tầm tã ào ào. Biển nộ cuồng
từng cột sóng dâng cao như muốn đảo lộn càn khôn! Thật dễ sợ cho sự nổi
trận lôi đình của Thủy Long Vương trong lòng biển cả(?) Em ngồi co ro,
chợt nhớ câu: “Ðời không đau khổ đời vô vị/ Biển chẳng phong ba, biển
chẳng hùng”.

Thuở đó gần cuối năm 1979, đảo Galang có mấy chục ngàn người dân
tị nạn Cộng sản, đại đa số là từ miền Nam Việt Nam. Họ bôn đào khi miền
Nam bị Cộng sản và Việt cộng cưỡng chiếm! Nơi trại tị nạn, ba khéo tay làm
cho em cái lồng đèn trái bí bằng lon nhôm coca-cola, trong mùa Trung Thu
ở trên hải đảo Galang. Lon nhôm sau khi rửa sạch, lau khô, ba em kiên nhẫn
dùng nhiều cục đá có cạnh nhọn, bén… Ông đục từng đường dài, nhắm sao
cho ngay và đều… Ba ngồi cả ngày trời tẳn mẳn đục, chà cạnh cho hết
bén… Rồi nhẹ tay bóp cho những cọng lon nhôm cong (không gãy) mà ông
đã bỏ không biết bao nhiêu cái lon nhôm. Bị xuể tay, rướm máu mới làm
được một cái lồng đèn trái bí, tạm vừa ý cho con gái mình!
Chiều đến cầm lồng đèn trái bí ba làm cho, lòng em tươi vui phơi phới
như hoa nở mùa xuân. Lon ton theo bọn trẻ con (tị nạn) trên đảo đi dâng cộ
đèn vòng vòng trong các trại do những anh chị hướng dẫn... Ôi hải đảo phủ
ánh trăng thanh thoát giữa vùng mây nước, có tiếng sóng biển bủa rạt rào,
tiếng gió vi vu hòa cùng tiếng hát mừng Trung Thu vang dội, rền vọng ngút
trời xanh… Của những đứa trẻ đã cùng gia đình trốn chạy khỏi vùng Cộng
sản để đi tìm phương trời tự do…
Ðêm Trung Thu đó, chúng em được ăn nhiều bánh kẹo, uống nước
trái cây thơm ngọt, từ các nhà hảo tâm của xứ người chở cả tàu, cả xe đến
tặng. Họ còn đem cho cả lồng đèn làm đủ kiểu hình thù các con vật… được
sơn phết, dán giấy, vẽ, tô đẹp đẽ, màu sắc rực rỡ, chói lộng hấp dẫn và
quyến rũ vô cùng… Nhưng em không nhận đâu, bởi ba đã làm cho em lồng
đèn trái bí bằng lon nhôm rồi. Em quý cái lồng đèn nầy hơn tất cả mọi lồng
đèn trên thế giới, trong mùa Trung Thu. Bởi cái lồng đèn trái bí bằng lon
coca làm thành đó, ngoài tốn nhiều công sức, còn là tâm ý và gói ghém cả
tình cha thương con của ba em…
Mùa Trung Thu ở trại tị nạn Cộng sản Galang, khắc ghi đậm nét trong
đời, và cho em niềm nhớ không nguôi… Nó sẽ làm hành trang em mang
theo trong ký ức trên khắp quãng đường lưu lạc.
Thời gian qua mau quá, mới đó mà đã mấy mươi năm ở xứ người. Ba
má vất vả nuôi dưỡng chăm lo cho con học hành đỗ đạt nên người. Ngày nay
em đã thành nhân, ông bà có cháu ngoại để bồng bế thương yêu, nuông
chiều. Dòng thời gian thắm thoát cứ trôi mãi trôi, nay ba má em đã ngoài
tám mươi! Ông bà ở tuổi “Bát thập cổ lai hy” Cái tuổi dễ bịnh hoạn, và gần
đất xa trời khiến em buồn đau thắm thía trong lòng, mỗi khi nghĩ đến!
Nhưng phải làm sao đây? Vì đó là định luật của tạo hóa, mà trót sanh ra làm
kiếp con người thì kẻ trước, người sau không một ai tránh khỏi!
Rồi ngày đó cũng đã đến, một mất mát lớn cho gia đình! Má em đã
qua đời! Giờ đây, đêm đêm em luôn nguyện cầu, xin Ơn Trên cho ba em ăn
ngon, ngủ khỏe. Và em cố gắng làm mọi thứ để ba được an ổn tâm hồn, vui
vẻ hạnh phúc trong thời gian ngắn ngủi của đời người còn lại bên cháu con!
Dẫu biết rằng, trong cuộc đời có đầy dẫy hỉ, nộ, ái, ố… thăng trầm, dâu bể,
phế hưng, nhứt là trên quê hương khốn khổ Việt Nam của em sau ngày Cộng
sản và Việt cộng chiếm đóng!
Giặc đã mang nền giáo dục (ở mọi khía cạnh, mọi phương diện) của
làn sóng đỏ từ ngoài Bắc tràn vào miền Nam. Hoàn cảnh xã hội miền Bắc
mấy mươi năm theo chế độ Cộng sản đã gây và ảnh hưởng tác hại mọi mặt
về tâm lý, văn hóa, xã hội nhập vào đời sống. Ðã thấm nhuần, và ăn sâu
trong tâm hồn, trong máu huyết của con người từ trong gia đình, ra ngoài xã
hội người miền Bắc. Với những điều nghịch lý, giả nhân, giả nghĩa, lừa bịp,
dối gian, tính toán, tinh ma, ác hiểm… đã xẩy ra hàng ngày với cha con, anh
em, bạn bè, thì nói chi đến tình nghĩa xóm chòm, hay nặng nợ với ngọn rau
tấc đất, nước non…
Vì thế, những đổ vỡ của gia đình hiếu thảo con cái, tình nghĩa vợ
chồng nhan nhản xẩy ra hàng ngày trước mắt, và khắp nơi, không sao đếm
cho xuể! Khuôn ngọc thước vàng từ nghìn xưa ông cha ta để lại “Tề gia, trị
quốc, bình thiên hạ” dưới chế độ Cộng sản vô thần, giờ đây đã bị thui chột,
vô nghĩa hết rồi! Thì thử hỏi xã hội Việt Nam ngày nay làm sao không rối
bời, và quê hương đất nước Việt Nam làm sao không nát tan, không bị chia
năm xẻ bảy… Ðó cũng chỉ vì lợi riêng của những kẻ cầm quyền hiến dâng,
bán đất, biển... cho ngoại bang!
Hôm nay là ngày rằm tháng Tám, đã vào chánh mùa Trung Thu. Em
đẩy ba ngồi trên xe lăn chầm chậm rẽ vào chợ (vì cả hai chân ba đều yếu).
Vùng gia đình em tạm cư, có rất nhiều chợ Á Ðông. Cả tháng nay, tiệm nào
cũng bán đầy dẫy bánh trung thu. Bánh trung thu đủ loại ở địa phương, nội
địa sản xuất… và bánh từ các nước khác nhập vào. Bánh trung thu nằm phơi
phới trong các hộp vẽ hoa bướm màu sắc tươi trẻ rực rỡ. Các hộp đều có nắp
đậy bằng kiếng, nhìn thấy rõ bánh bên trong, gợi thèm cho khách vào ra chợ.
Em nghĩ, năm nay các bánh được làm từ nước Tàu Cộng, Việt Cộng
chắc hẳn ít ai dám rớ tới? Vì lợi ích riêng, họ không nghĩ đến sức khỏe của
người tiêu thụ, đã dùng quá nhiều hóa chất … Ăn vào dễ, lấy ra khó, sẽ hại
cho thân thể, và có khi còn chết người!
Ba em nhìn từng hộp bánh trong tủ kiếng. Ông lựa rồi chỉ tay, muốn
mua một hộp bánh Trung Thu có trứng, và lấy thêm hộp bánh dẻo nữa. Nhà
em ngoài ba, chỉ có hai vợ chồng em và hai đứa nhỏ (nhưng chúng không
thích bánh trung thu) Ai cũng sợ ngọt, nên chắc chắn sẽ ăn không hết… Chỉ
cần mua một hộp, hai bánh nầy, hai bánh kia đủ rồi. Nhưng em lấy cả hai
hộp bánh người bán đặt vào bao xách, máng trên xe cho ba vui lòng. Ba em
chỉ hai chiếc lồng đèn treo trên vách. Em nghĩ chắc ba mua cho hai cháu
ngoại… Trả tiền xong em định đẩy ba đi ra, nhưng ông chỉ thêm cái lồng
đèn trái bí, làm em ngạc nhiên nhìn ba?
Ông nhìn em mỉm cười, trìu mến:
- Ba mua lồng đèn trái bí cho con! Nhớ thuở con còn bé nhỏ thích
chơi đèn Trung Thu với đám trẻ con trong xóm. Năm đó đi lính xa, bất ngờ
được về thăm nhà trong đêm Trung Thu. Ba đứng sau lưng cả buổi mà con
không hay! Khi thấy ba, con phóng tới ôm chầm thật chặt như sợ ba vuột
mất... rồi con mừng rỡ, líu lo gọi mẹ báo tin ba về.
Mắt già nua trắng dã, ba em cảm động nghẹn lời! Ông tiếp:
- Ba mua bánh về cúng má, lúc sanh thời bả ưa bánh Trung Thu và
bánh dẻo lắm. Cho dù con gái ba bây giờ tuổi đời có lớn hay già đi nữa,
nhưng trong mắt ba lúc nào con cũng còn nhỏ bé! Còn tình thương con
trong lòng ba càng ngày càng lớn vô bờ, vô tận con ơi...
Em dang đôi tay ôm chầm lấy ba! Hôn lên trán ba em, mà mắt rưng
rưng dòng lệ kính yêu và hạnh phúc ngập cõi lòng! Em may mắn được sanh
ra trong miền Nam! Em diễm phúc được thừa hưởng rất nhiều, rất nhiều thứ
mà chỉ ở miền Nam tự do dưới Chánh thể Cộng Hòa mới có… Em đã nghe
được câu nói của ai đó, để riêng mình thẩm thấu và nghiệm thấy rằng: “Trên
cõi đời nhiều hệ lụy khổ ải nầy, có hai người đàn ông để cho em kính nể
và yêu thương nhứt. Ðó là ba em và chồng em!”
Ðường phố đã lên đèn, nhưng ánh trăng thu rực rỡ cao ngạo, thanh
thoát áp chế ánh đèn đường vàng võ. Cha con em dừng lại bên lề nhìn đoàn
múa lân dẫn đầu, các thiếu nhi dâng cộ đèn náo nhiệt đi qua. Trên đất nước
tự do, các em vô tư, thảnh thơi, mặt mày hớn hở nhịp nhàng cất tiếng hát
vang vang: “Ðêm Trung Thu em đốt đèn đi chơi/ Em đốt đèn đi khắp phố
phường/ Ðèn ông sao với đèn trái bí/ Ðèn xe tăng với đèn cá chép…Em đốt
đèn đi khắp phố phường…”

California, Tệ xá Diễm Diễm Khánh An
DƯ THỊ DIỄM BUỒN
Tuyển tập truyện ngắn “Xứ Lạ Tình Quê”


NÓI VỀ THƠ
  • Nói về thơ gần như sống trong thơ một lần nữa.  Đó cũng là cảm nhận dây chuyền, khi tình cờ gần gũi với dòng thơ.  Thơ, vốn nội tâm, là niềm vui, nỗi buồn từ cuộc sống.  Thơ vào đời và đời cũng nhập thơ.  Như dòng nước với nụ cười; như hơi thở của sóng vơi.


    Trong thơ, biển cả đã đổi màu, huyền biến vu vơ, trong tầm mắt và chiều sâu của hồn người thi sĩ.  Tình yêu cũng vậy, qua lời lẽ ẩn vùi nhiệt độ, đã hoá chất thơ thành thứ ánh sáng tuyệt mỹ, sau và trước cả mọi bình minh, như tia nắng cuối cùng giữa lòng đêm và ngọn lửa rừng vừa chợt tắt, khi vạn vật còn hoang mê, chìm đắm, và chữ nghĩa còn lang bạt, lạnh nguồn.

    Thơ đôi khi cũng yêu sách, đòi hỏi.  Đòi hỏi mình và yêu sách cả cuộc đời. Đòi dòng sông nhập thành biển cả.  Hỏi sao nguồn cảm hứng ngược dòng khơi.  Yêu hạt sương tích tụ thành mây.  Và sách cả niềm tin từ giọt nước mắt loài người.  Từ nỗi đau triền miên quanh thế giới.  Từ giọng hát vào đời, bỗng chia đôi.  Còn yêu sách, đòi hỏi gắt gao hơn thế nữa, chẳng qua vì đáy lương tâm còn nguyên vẹn, hay đam mê chưa tắt hẳn mà thôi.

    Thơ huyền biến, lúc hiền hoà, lúc độc ác.  Như vị cay, vị ngọt cuối làn môi.  Có lúc say đắm vô hạn.  Có lúc hạn hẹp, chua xót, cạn vơi.  Hư hư, thực thực.  Ngập tràn trong dấu tích, xa cách trong buộc ghép ngàn nơi.  Nhà thơ phải lòng chữ nghĩa.  Phải lòng cuộc đời trọn vẹn, dang dở – ngay trong bạt xiêu, tuyệt vời. 

    Thơ là cơ thể và sức sống.  Là đứa trẻ nghịch đùa với dòng sông như môi yêu với tình tứ.  Là giọt máu buốt đau và mảnh da quằn quại.  Thơ đấu tranh, đòi quyền sống trong nhu yếu vô thường, và bất lực trong đổi chác căn cơ.  Bất lực, dù vĩnh cửu từ vắng vợi đời người.

    Thơ vô hình, vô dạng.  Thơ ở ngoài sách vở, ngoài hiện thực, vu vơ, miệt mài, lạc lõng.  Thơ thất lạc ngay trong lòng thơ.  Thất lạc ngay trong tâm hồn người thi sĩ – ngoài tầm giao cảm với đối nhân.  Thơ đã trở thành đứa con tư sinh vô thừa nhận.  Xiêu vẹo, nghiêng ngửa ngay tại dòng chữ nghiệt ngã, keo kiệt.  Bị chèn ép trong nhịp bước trần gian, thơ cô đơn trong cảnh vọng trần tục, trong toang vỡ trần truồng.  Vì thế, thơ không ai dám nhận, dám tin, dám hỏi.  Và cũng ít ai đủ khả năng nuôi dưỡng, gả gấm, hoặc đủ bản lĩnh gạ gẫm nàng thơ.

    Nhưng cũng có lúc thơ là tặng dữ cuối cùng trong cuộc đời, là niềm vui còn sót lại đêm qua.  Những lúc tận cùng vời vợi đó, làm thơ tức là nhặt chữ nối nguồn, là đãi cát tìm vàng, là đào khởi lòng than âm u, tì tích, để tìm hạt kim cương tinh khiết, xuất chúng.  Thơ sẽ gạt bỏ bạc bẽo để sưởi ấm lòng đau.  Sẽ quét sạch đường đời và khởi sắc vạn nơi: thơ chiết xuất thơm tho từ ô uế, tiếp nhựa sống vào thân cây, và đặt niềm tin trong lòng người.

    Vì thế, thơ là con đường văn chương hoá dạng: nửa nọ, nửa kia; nửa sáng nửa tối; nửa vui, nửa buồn; nửa người, nửa vật.  Một thế giới bâng quơ, lơ lửng, ngược xuôi, xuôi ngược.  Liên tục trong trí nhớ, lại có lúc cách quãng trong u uẩn, trước sau muôn mặt, thiên hình, vạn trạng.  Có cũng như không, không rồi lại có.  Tất cả là khát vọng, hay thất vọng, trong bao dung, toàn bích.  Là hào hứng trong phân mảnh, tuyệt vời.

    Thơ trong sạch hay bụi bậm là do lòng người tìm kiếm chất thơ. Thơ không mùi không vị, không tình không nghĩa, mà chỉ mýợn mùi thõm ngọt từ cỏ cây, vị say từ hõi thở nồng nàn, và tình nghĩa từ ánh mắt cô liêu, đắm đuối.  Người thi sĩ nhìn và nhớ vạn vật chung quanh câm nín, hoang sơ.  Thơ nguyên vẹn, mong manh trong dấu vết xa gần.  Thơ bừng khởi trong tiềm thức sơ sinh, bao bọc.  Ta đã khoác lên vai, lên tóc và vết tích nó những bụi bậm, tanh hôi của thân phận làm người.  Thơ lạc lõng vì hồn người lạc lõng.  Thơ chảy máu vì tế bào người u uẩn, cắt, vùi.  Thơ tì ố, tàn tạ như chiếc áo kẻ tù đày.  Thơ cũng trong sáng như ánh mắt thơ ngây, trong bình minh vĩnh cửu của vạn vật luân lưu, muôn thuở tái thế.

    Thơ nổi chìm, sâu sắc.  Thuyên chuyển từ tế bào này sang tế bào nọ. Như giọt tình, giọt nước mắt ngấm lòng người, ngấm lòng vạn vật. Thơ cũng là những câu hỏi không để trực tiếp trả lời, hay trả lời để hỏi lại.  Trong vô hạn, mong manh, như những công án thiền định:

    nếu mọi dòng sông đều ngọt ngào
    biển cả lấy muối mặn từ đâu?

    if all rivers are sweet
    where does the sea get its salt?[
    1]

    Ý thơ và bóng chữ đã đôi lúc chung tình, giao hợp để cùng nhau thoả ước, khép mở, mật thiết lẫn nhau.  Thơ cố gắng trả lời sành sỏi.  Nhưng nhiều lúc thơ lại vụng về, giả định, vu vơ, vì tạm bợ, không chủ đích.  Tới nơi mà không biết.  Lạc lõng mà không hay.  Ngay lúc tuyệt độ trong cơ bản tâm tình. Ngay lúc phá thể trầm trọng để xây dựng lại một trật tự mới, khác với trật tự hiện hữu. Ngay trong cách sống vô vi, vô thường:

    sáng trăng vời vợi xa bao ngả
    xa cách lòng tình xa nguyệt nga?

    how far is the light of the moon
    from the moon?[
    2]

    Nhà thơ không chịu trả lời gọn gàng, minh bạch, chỉ tủm tỉm cười, rồi trì hoãn vu vơ, hay giải đáp trong hững hờ, cởi, mở.  Thành thử câu hỏi vẫn mãi mãi nguyên vẹn trong lòng người còn tìm, còn kiếm.  Nguyên vẹn từ đầu, bất tận về sau.

    Thơ có lúc vắng dấu chân người, mà chỉ còn là vết tích của đá, của hoa, cỏ lạ, nguồn, khơi. Trong những lúc khô khan tuyệt tích, cạn hơi, cạn hứng, người thi sĩ đã tìm đường về một địa hạt xa xăm siêu thực, như tìm đường lên nơi thần linh hay đất cấm, nơi dư âm, hoài cảm hay huyền thoại, hư vô.  Thi sĩ đã thu ngắn lại, buộc nối lại con đường cũ đưa dẫn về nhà trời, xuyên qua hình dáng mong manh, mở đón của tạo hoá, của cỏ cây, của tảng đá dẫn lộ.  Đó không phải là những cảnh vật vô tri vô giác, những khối tảng ù lì, cục mịch, mà là những hồn đất, hồn cây, nhữnh tảng đá từ không gian lạc vào lòng đất, nhưng vẫn biết bay bổng, vẫn nhớ bay bổng, thu hút; biết gọi nắng từ mưa; biết nghe tiếng thì thầm của những tâm hồn kiệt quệ, khát khao.  Đó cũng là những hạt đá quý, những lệ đá xanh, những tâm linh ẩn náu cạnh thân thể người yêu:

    khi em vuốt ve ngọc biếc
    ngọc biếc vuốt ve em

    when you touch topaz
    topaz touches you
    [3]

    Như vậy thơ có thế giới riêng biệt của nó, trong công cuộc tìm lại lòng người, tìm lại lòng nguyên thủy của đất trời, thiên nhiên, của tiếng nói đầu tiên từ trí nhớ nhân loại, từ huyền thoại của ý nghĩa ẩn vùi trong lãng quên tập thể.  Thơ dẫn đường vào toàn bích, hé mở thành tôn giáo bỏ ngỏ, hoang vu.  Thơ tìm nguồn để tạo lại cội nguồn, tạo lại tông tích siêu thoát. Thơ hy vọng cả trong nỗi tuyệt vọng.

    Thơ là cuộc hành trình với con người vậy.

    Lưu Nguyễn Đạt 



Chiến thắng của ông Trump cho thấy dân Mỹ chuyển sang ủng hộ ĐCH ở 48 tiểu bang

Theo dữ liệu của hãng tin AP, chiến thắng vang dội của cựu Tổng thống Donald Trump, đề cử viên Đảng Cộng hòa hôm thứ Ba (5/11) cho thấy sự dịch chuyển đỏ trên khắp Hoa Kỳ. Đây là sự dịch chuyển sang ủng hộ Đảng Cộng hòa lớn nhất kể từ khi ông Ronald Reagan giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 1980.

Harris 226 312 Trump 1Ảnh chụp màn hình trang The Hill

Bảy mươi mốt phần trăm các tiểu bang của Hoa Kỳ đã chuyển nhiều hơn sang Đảng Cộng hòa trong cuộc bầu cử 2024 này so với năm 2016 khi ông Trump lần đầu tiên giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng.

Chẳng hạn, mặc dù California vẫn vững chắc là tiểu bang Xanh, nhưng 72% các quận của tiểu bang này đã chuyển nhiều hơn sang cánh hữu trong năm nay so với mức cơ sở năm 2016, theo Axios.

Ông Trump thua ở New York, nhưng ông đã giành được 30,5% phiếu ở Thành phố New York và 43,3% trên toàn tiểu bang, nhiều nhất đối với bất kỳ ứng cử viên tổng thống Cộng hòa nào kể từ ít nhất năm 1996, theo Bloomberg đưa tin. Trong khi đó, Phó Tổng thống Kamala Harris, đề cử viên tổng thống Đảng Dân chủ đã giành được số phiếu bầu thấp nhất tại Manhattan đối với một ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ kể từ ứng viên Al Gore năm 2000.

Ông Trump đã giành chiến thắng dễ dàng tại Florida khi ông tiếp cận được cử tri ở các khu vực chiến trường của tiểu bang. Florida đã từng là một tiểu bang dao động nổi trội nhưng ngày càng tuột khỏi tầm kiểm soát của Đảng Dân chủ.

Năm 2020, ông Trump đã giành chiến thắng tại Florida với 51% số phiếu bầu so với 48% của ông Joe Biden. Năm 2016, ông Trump đã giành chiến thắng tại Florida với 49% so với 48% của bà Hillary Clinton. Và kỳ bầu cử 2024 này, ông đã giành chiến thắng với 56,1% so với 42,9% của bà Harris.

Các con số ở New Jersey cũng gây bất ngờ — bà Harris đã giành chiến thắng tại Garden State, nhưng không nhiều. Biên độ chiến thắng của bà — khoảng 5 điểm phần trăm — là sít sao nhất đối với một ứng cử viên Nhà Trắng của Đảng Dân chủ kể từ năm 1992, theo NJ.com. Ông Trump đã thua tiểu bang New Jersey lần lượt là 14 và 16 điểm phần trăm trong hai cuộc đua gần đây nhất của mình.

Ông Trump cũng đã cải thiện biên độ của mình tại Connecticut mặc dù bà Harris đã giành chiến thắng tại tiểu bang này.

Tại Texas, theo ProPublica, số phiếu bầu của ông Trump tại các khu vực dọc theo biên giới Hoa Kỳ là nhiều nhất đối với một ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng hòa trong ít nhất 30 năm qua.

Ông Trump đã nhận được hơn 6,3 triệu phiếu bầu tại Texas, nhiều hơn bất kỳ ứng cử viên nào khác trong lịch sử bầu cử tổng thống và nhiều hơn gần 500.000 phiếu so với số phiếu mà chính ông nhận được vào năm 2020.

Hải Đăng, theo Newsmax

https://m.trithucvn2.net/the-gioi/chien-thang-cua-ong-trump-cho-thay-dan-my-chuyen-sang-ung-ho-dch-o-48-tieu-bang.html

Trump’s victory is the greatest in U.S. political history
Robert Romano

Against all odds, former President Donald Trump was reelected on Nov. 5, ousting Vice President Kamala Harris, winning the popular vote for the GOP for the first time since 2004, decisively winning the Electoral College and reclaiming the U.S. Senate, all as only the second former president to win reelection after Grover Cleveland did it in 1892 with non-consecutive terms in what can only be described as the greatest political comeback in American history.

Trump dodged bullets, prosecutions, convictions, censorship and overcame the historic incumbency advantage — first term incumbent parties usually win about two-thirds of the time, but not this time — able to capitalize on inflation outpacing incomes, wages and earnings for too long during the Biden-Harris administration as Americans paid the price at the grocery store and gas pump, more than 8 million illegal border crossings by illegal aliens who Trump promised to deport and endless foreign wars that threaten to spark a wider conflict or even nuclear war.

The Biden-Harris administration was unpopular, and Democrats lost major ground in very blue states that would normally constitute their majority in the national popular vote. In 2020, President Joe Biden won New York by 23.5 points, but on Nov. 5, Harris only won it by 10 points. In New Jersey, Biden won it by 16 points, but Harris only won it by 6 points. In Illinois, Biden won by 17 points, but Harris only won it by 4 points. In California, Biden won it by 29 points, but Harris is only leading it by 21 points.

And in red states, Trump built on his working and middle class coalition with his twin messages on trade and immigration. In 2020, Trump won Florida by 3.5 points, but in 2024, he won it by 13 points. In Texas, in 2020, Trump won it by 5.5 points, but in 2024, he won it by 14.6 points. In Ohio, Trump won it by 8 points, but in 2024, Trump won it by 11.5 points.

It’s like that everywhere, where Trump overperformed dramatically in blue areas and red areas, it didn’t matter, securing the first Republican win of the national popular vote, again, since 2004, currently leading decisively 51 percent to 47.5 percent. This is a crushing defeat for Democrats by modern standards.

In the Electoral College, Trump currently leads 277 to 226, with North Carolina, Georgia, Wisconsin and Pennsylvania putting Trump over the top, and with leads in Michigan, Arizona, Nevada and Alaska, which, if they all come through, Trump could get up to 312. For Republicans that have struggled to put together Electoral College majorities the past 24 years, that is a landslide.

And polls once again were wrong, dramatically understating Trump’s support both nationally and in key battleground states as the so-called “shy” Trump voter showed to polls in the early vote and on Nov. 5 in droves in the one of the most shocking upsets in U.S. political history.

Swapping out the incumbent President Joe Biden for Harris, who was untested by the primaries and was unable to build her coalition in time for the election, might have been one of the greatest blunders in American political history.

All the signs were there that in hindsight make the outcome appear to have been obvious. Right-track, wrong-track polls, Trump leading Harris by double digits on the economy, immigration and foreign policy, Trump making historic inroads with Black, Hispanic and young Americans and even women. For Republicans, Trump has built the most diverse coalition since Ronald Reagan and Richard Nixon.

As a result, Republicans have reclaimed the U.S. Senate, winning at least 52 seats with pickups in West Virginia, Ohio and Montana, leading in Pennsylvania and Michigan and Nevada too close to call. At the end of the day, Trump could get to 53, 54 or maybe even 55 seats.

The House of Representatives is too close to call at the moment, with massive implications to Trump’s proposed legislative agenda including on tax cuts, the budget and restructuring the federal government, but if Republicans keep the House, they can thank Trump for campaigning in those blue areas including New York, New Jersey, Illinois and elsewhere. That is certainly something to keep an eye on, but if it stays Republican, Trump will have to be mindful of the limited window of opportunity he will have before the 2026 midterms to deliver on his promises.

Either way, there are challenges ahead, with the U.S. on the brink of a potential recession with unemployment up almost 1.3 million since Dec. 2022. The economy may yet get a so-called soft landing, but nothing’s guaranteed, and so the economy will undoubtedly be top of mind for the President-Elect.

Trump has promised to usher in a new “golden age” in America, and with the inroads he has made in traditional Democratic constituencies, his victory in 2024 could signal a potential realignment in U.S. politics. But now comes the hard part—as if the election wasn’t hard enough—and that is to govern. A lot depends on how the remaining races in Congress shake out, but with the popular vote, Trump has a mandate that alluded Republicans for 20 years. 

This was the greatest comeback in political history.

— Robert Romano is vice president of Public Policy at Americans for Limited Government.

Trump’s victory is the greatest in U.S. political history






Tình Lính
 
Lời giới thiệu:
Thời chinh chiến có chuyện tình vui cũng có chuyện tình buồn. Chuyện tình buồn: Năm năm rồi trở lại. Một màu tang ngút trời. Tình buồn là anh trở về dang dở đời em. Là hình ảnh chỉ một chiếc khăn sô đã làm tang tóc cả khung chiều. Em đi qua cầu có gió bay theo. Thổi bùng khăn tang trắng giữa khung chiều. Cũng ngọn gió vô tình đó đã...Thổi lòng em xa đến mãi nơi nào. Là hình ảnh người vợ: Ôm mồ cứ tưởng ôm vòng người yêu. Tình vui chỉ trong phút giây mà ý sầu thì ngút ngàn suốt đời. Nhưng cũng có hình ảnh người yêu tay trong tay dung dăng dung dẽ. Hình ảnh người thủy thủ muốn viết thư cho người yêu nhưng không thể vì tàu lắc lư trong biển trăng tình tứ.Có chuyện tình nở hoa bên thép súng nhưng chuyện tình của Kỵ Binh Nguyễn Hiếu lại nở hoa bên tách cà phê thơm ngát trong khói thuốc huyền ảo và một quán cà phê nho nhỏ nhưng ấm áp tình nồng. Nơi đó có chàng Kỵ Binh và cô hàng cà phê. Không giống như chàng trai si tình trong cô hàng càphê của nhạc sĩ Canh Thân, Kỵ Binh Nguyễn Hiếu đã đem tình yêu em đến chiến trường máu lửa. Tàn trận chiến lại về bên em, bên tách cà phê kể chuyện chiến trường với môi em ngọt ngào. Chuyện chiến trường máu lửa, chuyện tìnhyêu chất ngất hòa quyện lẫn nhau tạo thành một bức tranh đặc thù: Chuyện Tình Thời Chinh Chiến.
Năm tháng rồi sẽ qua đi. Chiến tranh rồi sẽ chấm dứt... Các cuộc cách mạng sẽ thôi bùng nổ. Chỉ còn lại trong tim ta tình em không phôi pha ngàn đời bất diệt. Thôi thì dẫu mộng không thành thì cũng xin giữ lấy tình yêu ngày đó như một kỷ niệm đẹp của một thời chinh chiến đã qua. Xin trân trọng giới thiệu cùng quý độc giả, quý chiến hữu chuyện tình dang dở của Kỵ Binh Nguyễn Hiếu trong thời chinh chiến xa xưa....

******
Những ngày tháng Giêng, năm 1973 đơn vị tôi đóng quân tại quận Phú Giáo, tỉnh Bình Dương khoảng hơn 2 tháng.Ta và địch đặt trong tình trạng án binh bất động của Hiệp Định Ngưng Bắn da beo. Trong thời gian dưỡng quân này, tôi thường ra chợ Phú Giáo uống cà phê nghe nhạc tại một quán nhỏ. Ở đây có một cô bé thường bưng cà phê cho tôi trông rất dễ thương. Cô ta tên KO, con của chủ quán.
Mỗi lần đến uống cà phê, cô ta mở nhạc từ dàn máy AKAI, vào thời đó là số một rồi. Cô thường cho tôi nghe nhạc Phạm Duy qua giọng ca Lệ Thu, nhạc Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An qua giọng ca Khánh Ly. Từ đó tôi bắt đầu ghiền nhạc. Có lần KO hỏi tôi thích loại nhạc gì, của ai? Tôi nói: 
- Trời sinh Phạm Duy, trời sinh Lệ Thu. Trời sinh Trịnh Công Sơn, trời sinh Khánh Ly. Trời sinh Hiếu, trời sinh KO.
KO nói: 
- Chắc anh đá banh hay lắm, anh lừa banh vòng vòng rồi anh đá ngay chốc vào khung thành.
Tôi cười đúng ý.
Những lúc vắng khách, tôi thường kể chuyện chiến trường cho KO nghe, cô rất thích. Đặc biệt nhất là mỗi lần kể chuyện, KO thường tặng tôi thêm một ly cà phê. Những ngày cuối tháng không có tiền, KO vẫn bán thiếu và ghi vào sổ nợ. Đầu tháng lãnh lương, tôi mang tiền ra trả và nói: 
- Anh với KO không còn nợ nần gì nhau nữa nhé!
KO không lấy tiền và nói: 
- KO muốn anh thiếu nợ KO suốt đời.
Tôi và KO cùng nhìn mưa rơi bên ngoài, từ máy AKAI với giọng Lệ Thu: “Tình vui trong phút giây thôi, ý sầu nuôi suốt đời... Nghe xong bài hát, KO muốn nghe chuyện chiến trường. Nghe xong, KO nói: 
- Tội nghiệp mấy anh lính quá!
Tôi nói: 
- Anh đã quen rồi chuyện đi, và quen xa ánh đèn phố thị....Nay anh trấn tiền đồn Ben Het, ngày mai anh băng rừng sang Hạ Lào, thì anh đâu có gì cho em ước mơ!
KO nói: 
- Em có đòi hỏi gì đâu, đã biết rằng anh bàn tay trắng đi vào đời...
Ôi! Tình yêu thật mầu nhiệm, chỉ có tình yêu mới làm vơi đi những nhọc nhằn, gian khổ của người lính. Không có tình yêu nào nhiều mong đợi, nhớ nhung bằng tình lính, không có lời thơ nào đẹp hơn những lời thơ mà người lính viết về cho người yêu bé nhỏ từ phương trời xa xôi, dịu vợi, từ tiền đồn heo hút, từ chiến trận vừa tàn.
Ở Phú Giáo được hơn 2 tháng, đơn vị tôi phải đi hành quân vùng Tân Uyên, tỉnh Bình Dương. Tôi tới từ giã KO, may là ba má của cô đi chợ Bình Dương để mua hàng. KO đóng cửa quán, tôi ôm KO vào lòng. Tôi nhớ hôm đó KO khóc nhiều nhưng nói ít. Tôi hôn lên má KO, và mãi tới bây giờ tôi vẫn không quên nụ hôn cùng những bài Tình Ca lúc quen KO. “Em hỏi anh bao giờ trở lại, anh trả lời mai mốt anh về...”
Chúng tôi vừa đến chiến trường Tân Uyên thì trời đã tối, nghỉ ngơi qua đêm. Sáng hôm sau, cơm nước xong là bắt đầu rời tuyến xuất phát vào vùng hành quân. Vừa đi được khoảng 1 tiếng đồng hồ thì địch đồng loạt nổ súng. Tiếng đạn AK47, tiếng xé gió B40, đại bác 57 ly, thượng liên 12.8 ly và cối 82 ly đồng khai hỏa cùng một lúc để áp đảo tinh thần chúng tôi. Nhưng những người lính Kỵ Binh trẻ vẫn không nao núng. Sau hơn 2 giờ giao tranh ác liệt, chúng tôi làm chủ chiến trường. Địch để lại nhiều vũ khí và xác chết vung vãi khắp nơi. Chúng tôi đã chiếm được mục tiêu với số bị thương của anh em không đáng kể. Anh em lục soát mục tiêu, thu dọn chiến trường thì phát hiện ra đây là hậu cần của địch. Nhiều chảo cơm to cùng thịt heo kho còn nóng hổi, không kịp mang theo vì bị đánh bất ngờ. Phần thì vừa mệt, vừa đói bụng, tôi thấy anh em ăn ngon lành, tôi cũng nhập cuộc cho trọn tình trọn nghĩa, có chết thì chết chung cho có bạn và được làm ma no, khỏi cúng. Chiều xuống, đơn vị di chuyển ra đường Liên Tỉnh Lộ để bố trí và đóng quân.
Nằm trên ghế bố phì phà thuốc lá, tôi lại nhớ đến KO.
“Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm em ơi!
Anh nhớ em của ngày tháng xa khơi
Nhớ đôi môi đang cười ở phương trời
Nhớ đôi mắt đang nhìn anh đăm đắm
Em xích lại và đưa tay anh nắm
Gió bao lần, từng trận nhớ thương đi...”
KO ơi! Em nhớ anh bao nhiêu buổi, anh nhớ em bấy nhiêu ngày. Những bài Tình Ca mà anh và em đã nghe qua bây giờ sao thắm thía vô cùng. “Ta thấy em đang ngồi khóc, khi rừng chiều đổ mưa....” KO ơi! anh muốn trở lại những ngày hạnh phúc, êm đềm bên em. Ở đó không có tiếng súng. Ở đây rừng chiều buồn lắm em ơi! Nhưng mơ ước chỉ là ước mơ. “Áo em bây giờ mờ xa nẻo mây......”
Có chuyến tiếp tế từ hậu cứ lên vùng hành quân và tôi đã nhận được thư của KO. Tôi ôm thư vào lòng và nhắm mắt lại để tận hưởng trọn vẹn cái cảm giác sung sướng đó. Nhận được thư người yêu trong vùng hành quân, đó là niềm hạnh phúc vô biên của những người lính xa nhà, xa người yêu. Tôi thường hôn lá thư trước khi mở ra đọc để tìm lại mùi hương của người yêu. “Nhớ tới mùa thu năm nao gửi nhau phong thư ngào ngạt hương.....” Tôi đọc ngấu nghiến không biết bao nhiêu lần, nhất là những lời yêu thương nồng ấm. Trong thư KO có nói là vẫn thường nghe bài hát “Tình vui trong phút giây thôi, ý sầu nuôi suốt đời...... Lệ rơi lắp mấy tuổi tôi, mấy tuổi xa người......”
Sau chiến thắng Tân Uyên, cầm trong tay tờ giấy phép 72 giờ, tôi thấy lòng mình tưng bừng, rộn rã. Tôi phải tranh thủ thời gian cho gia đình và người yêu. “4 giờ đi lại thêm 4 giờ về, thời gian còn lại, anh cho em tất cả em ơi!..” Thật đúng là người yêu của lính sống bằng 24 giờ phép, bằng 7 ngày đợi mong, bằng sau ngày hành quân, nhưng không bao giờ ngăn cách, không bao giờ quên anh. Cho dù anh có trở về trên đôi nạng gỗ, em vẫn bên anh dạo phố mùa Xuân, vẫn là người tình chung thủy như loài hoa không vỡ.
Vừa về đến nhà, mẹ tôi nắm thật chặt tay tôi và hỏi han đủ thứ. Hôm nay mẹ tôi nấu món cá rô kho tộ, canh chua cá bông lau, là món mà tôi thích nhất, tôi nghĩ chắc các bạn cũng thích nữa. Tối đến mấy đứa cháu, con bà chị ngồi quây quần bên nồi chè trôi nước, và nghe tôi kể chuyện chiến trường. Có đứa nói lớn lên đi lính Thủy Quân Lục Chiến, có đứa thích Nhảy Dù, đứa thì thích Không Quân. Tôi hỏi: “Tại sao không đứa nào thích Thiết Giáp hết vậy?” Chúng nói: “Đi Thiết Giáp dễ bị chết cháy lắm!” Tôi nói: “Không dễ đâu, Thiết Giáp là mình đồng, da sắt, còn của quí thì bằng xi măng.” Chúng cười!
Sáng sớm hôm sau, tôi vọt Honda lên Phú Giáo thăm nàng. Gần tới nhà sao trái tim Thiết Giáp lại đập mạnh như trống liên hồi tan học. Tôi gõ cửa, KO ra mở cửa và mừng rỡ, tôi vào nhà chào ba mẹ của nàng. KO cho tôi biết là đã nói chuyện hai đứa cho ba mẹ biết rồi, và bảo tôi xin phép cho hai đứa đi chơi. Mẹ nàng nói: “Đi chơi chiều phải về sớm để ăn cơm.” Nghe câu đó, tôi thấy lòng mình lâng lâng lên một niềm vui sướng.
Chúng tôi rời Phú Giáo, theo QL 13 để đi Lái Thiêu. Tôi thầm trân trọng cái hạnh phúc bên người yêu, và tình yêu của lính là thứ tình nồng nàn hơn tình yêu dân sự, một thứ tình nhiều nhung nhớ vì thường xa cách nhau. “Hạnh phúc như đôi chim uyên tung bay giữa trời nắng ấm, hạnh phúc như sương ban mai long lanh đầu cành lá thắm...”
Đến Lái Thiêu, chúng tôi vào một vườn trái cây bát ngát, bao la thưởng thức những đặc sản như măng cụt, bòn bon, dâu, sầu riêng... Ăn xong tôi và KO ngồi tựa vào nhau cùng nói chuyện tương lai. “Mình tựa vào nhau cho thuyền ghé bến, sưởi ấm đời nhau bằng những môi hôn, mình cầm tay nhau nghe tình dâng sống nổi, hãy biến cuộc đời thành những tối tân hôn...” Thật ra thì nói để cho có chuyện nói, chớ đời lính thì làm gì có tương lai mà tính! Tôi kể chuyện chiến trường Tân Uyên cho nàng nghe. KO nói: “Em đang nghĩ tới một điều em sợ không dám nghĩ, tới một người đi giữa chiến chinh, lại nghĩ tới anh, nghĩ tới anh...”
Chiều xuống mau quá, ôm em trong tay để tận hưởng những giờ phút heo hút vì biết chắc maiđây anh lại nhớ em, tôi nói trong rung động: “Thôi...mình...về...em!” Tôi lại đặt lên má nàng mt cái hôn thật dài, thật nồng nàn.
Vào đầu tháng Năm 1974, đơn vị có nhiệm vụ giải tỏa mặt trận An Điền thuộc quận Bến Cát, tỉnh Bình Dương, đồng thời đánh thốc lên Căn Cứ 82, Rạch Bắp, hướng lên Trị Tâm, tỉnh Tây Ninh. Đây là những địa danh khét tiếng thuộc Quân Đoàn 3 trong mùa hè 1974. Chi Đoàn Kỵ Binh chúng tôi di chuyển suốt đêm dọc theo Quốc Lộ 13, đến tờ mờ sáng chúng tôi đến bố trí bên này sông Thị Tính, gần chợ Bến Cát. Các đơn vị thuộc Trung Đoàn 52, SĐ18 BB, của Đại Tá Ngô Kỳ Dũng đánh cầm cự để Công Binh bắt cầu phao qua An Điền. Đây là một công việc hết sức cam go cho Công Binh.
Đợt đầu, khi Thiết Giáp qua cầu phao vượt sông Thị Tính, cầu phao nghiêng qua, nghiêng lại vì 1 chiến xa M41 bị bắn ngay pháo tháp, sau đó rớt xuống sông. Chúng tôi phải trở lại bên này sông tái bố trí để chờ Công Binh sửa cầu lại. Cầu sửa xong, các đơn vị Bộ Binh tiến qua bên kia cầu đánh yểm trợ để Thiết Giáp vượt qua. Vừa qua khỏi cầu, thì cũng là lúc bắt đầu một trận đánh khốc liệt với hơn 1 Trung Đoàn BV cùng xe tăng T54, PT76, và đại pháo 130 ly. Chúng tôi vừa đội pháo, vừa đánh chiếm An Điền, một mục tiêu phải chiếm lại bằng mọi giá, trước khi nói tới Căn Cứ 82, Rạch Bắp. Địa hình xung quanh mục tiêu toàn là ruộng rẫy, không phải chiến trường lý tưởng cho Thiết Giáp. Pháo địch tàn khốc hơn Xà Bang, Bình Giả, phải đánh vất vả hơn Tân Uyên. Sau Khi chiếm lại được An Điền, tôi đứng trên M113 nhìn xung quanh đổ nát, nhiều xác địch sình thối mà tưởng chừng đây là địa ngục trần gian. 2 chiếc T54 sụp xuống một cống nước, và bị Bộ Binh bắt sống. 1 chiếc T54 sau này được đưa về Dinh Độc Lập để trưng bày ngay trước cổng dinh.
Sáng hôm sau thức dậy, tôi cảm thấy vui mừng là vì biết mình còn sống qua một ngày mới, sau nhiều ngày giao tranh với quân thù. Hình hài này là do cha mẹ tạo ra, nhưng chiến tranh quyết định sự sống còn! Thật có chồng lính chiến dễ trở thành góa phụ. “Em không nhìn được xác chàng, anh thêm lon giữa hai hàng nến trong, mùi hương cứ tưởng hơi chồng, ôm mồ cứ tưởng ôm vòng người yêu...” Trong thời chiến, có những người vợ rất trẻ, khoảng ngoài đôi mươi đã trở thành góa phụ. Cho tới những ước mơ nho nhỏ, bình thường của người lính mà cũng không có được. “Trả súng đạn này, khi sạch nợ sông núi rồi, anh trở về quê tìm tuổi thơ mất năm nao...” KO ơi! Em phải biết rằng em đang hạnh phúc hơn nhiều người, vì sau trận chiến, nhiều bạn bè anh đã nằm xuống, vĩnh viễn xa người yêu. Và anh vẫn còn sống để trở về bên em, để yêu em nhiều hơn, và để được nghe em hờn dỗi.
“Được hờn nhau sung sướng biết bao nhiêu
Anh một mình nghe tất cả buổi chiều
Vào chầm chậm ở trong hồn hiu quạnh...”
Vào những ngày đầu tháng 3, 1975, chiến trường bắt đầu gia tăng cường độ khắp nơi, chúng tấn công bằng nhiều đơn vị chủ lực chính quy. Đơn vị chúng tôi cùng các lực lượng Bộ Binh thuộc Trung Đoàn 52, SĐ18 BB phải trải ra rất mỏng từ cầu La Ngà đến ngã ba Dầu Giây, Long Khánh để bảo vệ QL 20, đường lên Đà Lạt...
Trong lúc Chi Đoàn chúng tôi cùng 1 Tiểu Đoàn Bộ Binh đang mở đường và đánh thốc lên hướng Xuân Lộc, thì chiếc M113 chỉ huy của chúng tôi nằm lại ở tiền trạm để giữ 1 xe GMC đầy những phuy xăng, cùng với một lực lượng trừ bị Bộ Binh. Trong đêm đó, tôi cùng Th/úy C. không ngủ được, như có một linh tính báo trước. Chúng tôi thức trắng đêm hút thuốc lá và uống cà phê. Th/úy C. nói với tôi: “Trận này chắc mình thua quá Hiếu ơi!” Th/úy C. nói tiếp bằng một giọng thật buồn: “Hơn 3 tháng rồi chưa được đi phép, nhớ nhà quá!” Mãi tới bây giờ trong lúc viết bài này, tôi vẫn còn nghe câu nói ấy văng vẳng bên tai tôi. À! Tôi còn quên một việc nữa là Th/úy C. cùng tuổi với tôi. Sáng sớm vừa nhận lệnh là dẫn xe xăng lên tiếp tế, vì áo của Th/úy C. còn ướt nên mượn áo tôi. Trong xe chỉ huy có Th/úy C, tôi, Hạ Sĩ Đ, Hạ Sĩ B. và Hạ Sĩ Th. Dẫn xe xăng vừa băng qua QL1, tại ngã ba Dầu Giây, nhìn về phía tay phải khoảng 200 mét, tôi thấy mấy bụi cây nhúc nhích măc dù trời không có gió. Tôi nhảy xuống xe định kéo Hạ Sĩ B. xuống để chui vào pháo tháp quay đại liên bắn vào những bụi cây thì...Oành...Oành...Oành, 3 trái đạn B40, đại bác không giật 57 ly trước khi chạm nổ các cây cao su thì hai đầu của Th/úy C. và Hạ Sĩ Th. bể nát, tài xế xe GMC cũng bị chết tại chỗ. Khi Hạ Sĩ Th. bật người ra, chân đá vào bá súng đại liên 30, thì nòng súng đp vào ngực tôi đau nhói. Hạ Sĩ B. ôm chân tôi hong hốt, tôi nói: “Đừng sợ, hồi nãy tụi nó nhắm kỷ mà mình không chết, thì bây giờ không chết đâu.” Quả thật đúng như lời tôi nói. Tôi kéo hai xác vào xe vì sợ xe chạy rồi rớt xuống đất. Nhìn lên túi áo đầy máu của Th/úy C. tôi thấy tên tôi. Tôi nghĩ nhanh là Th/úy C. chết thay tôi.
Địch tưởng trong xe chết hết, chúng la to: “Các đồng chí xung phong!” Chúng ùa ra, tôi bảo tài xế Đ. chạy ngược ra đồng thời tôi quay đại liên 30 qua quạt chúng, tôi thấy nhiều thân người trúng đạn, dựng đứng rồi té xuống. Chúng tôi chạy thoát về tiền trạm và được trực thăng tải thương về Biên Hòa. Trong lúc trực thăng bay lên, chúng bắn theo nhưng không trúng.
“Anh trở về hàng cây nghiêng ngã, anh trở về người đã bị thương.....” Về bệnh viện Biên Hòa điều trị vì ho ra máu, tôi nhờ y tá đánh điện về cho KO, tôi không dám gửi điện tín về gia đình vì sợ mẹ tôi xúc động mạnh.  
3 ngày sau KO tới thăm, nàng khóc thật nhiều. Tối ra Biên Hòa ở nhà cô, sáng KO mua quà vào thăm và ở lại cho đến tối. KO nói: “Nghĩ đến một điều em sợ không dám nghĩ, lại nghĩ tới anh...”
Cuối tháng 3/75, sau khi xuất viện, tôi trở lại đơn vị. Lần này cuộc chiến ác liệt hơn, ngày nào cũng đánh, 1 chọi 4, 5. Mãi tới ngày 24,25/4, Chi Đoàn chúng tôi phải cứu Chiến Đoàn 52 và mở đường máu ra, rút khỏi Long Khánh để thả 2 trái bom CBU tiêu diệt khoảng 4, 5 ngàn quân BV.
Bây giờ Chi Đoàn nhập vào Thiết Đoàn rút về lập tuyến phòng thủ mới ở Trảng Bôm. Ban ngày đóng quân bên trái quốc lộ, tối đến di chuyển vào vườn chuối, bên phải quốc lộ. Lúc 6 giờ sáng, cả Trung Đoàn lính BV, khoảng hơn 3 ngàn quân di chuyển ngang qua nơi đóng quân khoảng 100 mét. Chúng tôi xóa sổ hết cả 1 Trung Đoàn hơn 3 ngàn quân. Xác đầy cả mặt đất. Chúng liền điều nguyên mt Sư Đoàn có chiến xa T54 tấn công biển người, và chúng cứ tiếp tục chết. Vì quân BV quá đông, chúng tôi phải gọi máy bay oanh kích, đồng thời rút về căn cứ Long Bình để lập tuyến phòng thủ mới.
Trận này, tôi lại bị thương thêm một lần nữa ở tay phải. Trên đường rút về, tôi nằm trong xe cứu thương M113 và chiếc xe này bị B40 bắn cháy, tất cả trong xe chết hết, tôi phóng nhanh ra khỏi xe và nhảy qua đường rầy xe lửa. Đơn vị đến giãi cứu, tôi được đưa về Tổng Y Viện Cộng Hòa điều trị. Được 2 ngày thì ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng. Tất cả thương phế binh có người còn máu rĩ ra trong băng phải lết ra khỏi bệnh viện, vì họ đuổi ra hết để có chổ cho lính BV.
“Thế chiến quốc, thế xuân thu, gặp thời thế, thế thời phải thế.”
“Ai công hầu, ai khanh tướng, trong trần ai, ai dễ biết ai.”
Sau khi ra tù, đi đâu cũng phải báo cáo công an địa phương. Một hôm tôi quyết định đi thăm KO. Sự nhớ thương bất chấp những bất trắc xảy ra cho mình, tôi thức dậy thật sớm để đi Phú Giáo. Tới nơi, tôi gõ cửa, một người đàn ông với giọng Bắc hỏi: “Ông muốn tìm ai?” Tôi nói: “Tôi muốn gặp gia đình của chủ nhà trước ạ.” Ông ta nói: “Chủ trước đã trốn đi nước ngoài rồi.” Tôi thẫn thờ bước ra.
“Khi tôi về, bồi hồi trong nắng, tưởng gặp người em hân hoan đứng đón anh về,nào ngờ người em rađi khi xuân chưa tàn, con đò nào đây đưa em tôi vào xa vắng.....”
Lúc ra đi lòng bồi hồi bao nhiêu, khi trở về buồn bấy nhiêu. Tôi cũng thầm cầu mong sao cho nàng ra đi được bình yên. Trên đường về, cũng đoạn đường này, ngày xưa bên KO tôi thấy ngắn, mà bây giờ thì xa dịu vợi! Những hình ảnh thân yêu ngày xưa thi nhau trở về trong tiềm thức với con đường nhiều kỷ niệm. Bản tình ca lúc ban đầu là một sự báo trước của dang dở.
“Tình vui trong phút giây thôi, ý sầu nuôi suốt đời, thì xin giữ lấy niềm tin, dẫu mộng không thành...”
Tôi bắt đầu tính chuyện vượt biển, thứ nhất là xa cái đất nước bây giờ trở thành xa lạ, thứ hai là hy vọng gặp lại được KO ở một nơi nào đó! Thời gian tìm đường vượt biển, có những lúc lang thang ở bến bắc Cần Thơ, có lúc ở lại đêm tại bến bắc Mỹ Thuận, có những buổi chiều buồn thật buồn ở bãi biển Vũng Tàu.
“Nghìn trùng xa cách, người đã đi rồi..Gửi hết về người, chuyện cũ tuyệt vời,chuyện của đôi ta,buồn ít hơn vui..”
Một hôm tôi trở lại Sài Gòn thì gặp một người em họ, con của người dì, cô hỏi: “Lúc này anh ra sao?” Tôi nói: “Tù về không tìm được việc làm.” Cô em nói: “Chồng em có tàu, đang tìm đường ra đi, anh có thể giúp một tay.” Và chuyến này tôi đi thoát được. 
Sau 4 ngày 4 đêm gặp biển yên, chúng tôi đã tới đảo Pulau Bidong ở Mã Lai. Vì là cựu quân nhân, tôi được xếp vào diện ưu tiên một. Ở đảo chỉ có 2 tháng, tôi đến Mỹ ngày 16 tháng 7, năm 1981.
Từ đó về sau tôi không còn gặp KO nữa cũng không có tin tức gì về nàng.Một chuyện tình không đoạn kết cách nay gần 40 năm mà tưởng chừng như ngày hôm qua. Bây giờ tóc đã bạc gần nửa mái đầu mà mỗi lần nghĩ đến lòng mình vẫn rộn rã.Tôi cũng hy vọng ở 1 phương trời nào đó, KO đọc được bài viết này là bằng chứng yêu em! Em yêu! Anh đã xây nhiều mộng đẹp về em nhưng lại xây trên sóng biển, trên cát. Than ôi! Thủy triều đã cuốn hết mộng đẹp của anh đổ vào lòng đại dương chỉ để lại cho anh 1 nỗi buồn mà không có ngôn từ nào diễn tả, nỗi buồn anh đang mang trong lòng....
“Nếu có khi nào nhớ đến anh
Thì xin một phút lặng sau mành
Từ nay anh sẽ không yêu nữa
Để giữ trong tim một bóng hình.”

Hieunguyen11


BÁO MAI

Nhà tù Saydnaya: 'lò sát nhân' của chính quyền Assad

 BM

Được xây dựng vào đầu thập niên 80 tại một thị trấn nhỏ cách thủ đô Damascus khoảng 30km về phía bắc, nhà tù Saydnaya là nơi gia đình Assad giam giữ những người chống đối chế độ trong nhiều thập kỷ.
***

Bông hồng sa mạc: Asma al-Assad là ai?

 BM

Vị tổng thống 59 tuổi này từng đại diện cho một Syria hiện đại hóa nhưng rồi trở nên kín tiếng kể từ khi cuộc nội chiến tàn khốc ở đây nổ ra vào tháng 3/2011.
******

Phiếm đời

BM

Nhiều người lúc đó đoán già đoán non rằng nếu Huy Đức đi từ Mỹ về thì sẽ sớm muộn gì cũng bị bắt, bởi sức tác động của bộ Bên Thắng Cuộc lúc đó đang lan khắp mọi nơi. Rùng rùng. Những người quen với Huy Đức lúc đó cũng nhắn khuyên là thôi thì Huy Đức hãy tạm khoan đi về.
***

 BM

Tối qua, tôi nghĩ đến chim Phượng Hoàng ! - Một trong những “điểm’’ chung của hai nền văn hóa Đông-Tây là chim Phượng Hoàng. Nếu trong thần thoại phương Đông, Phượng Hoàng là một trong Tứ Linh: Long, Ly, Quy, Phượng (Phụng), tồn tại trên quả địa cầu từ thời ông Bàn Cổ thì, trong thần thoại phương Tây, nó là biểu tượng của sự tái sinh: sau khi chết, cơ thể nó bốc cháy để rồi tái sinh từ đống tro tàn xương cốt của chính mình.
***

Hóa chất trong Thực phẩm và Trái cây Việt Nam

 BM

Ông Peter Navarro, cố vấn thương mại cho cựu Tổng Thống Donald J. Trump, người góp phần đưa ra kế hoạch lật ngược kết quả cuộc bầu cử năm 2020, bị kết án bốn tháng tù hôm Thứ Năm, 25 Tháng Giêng, vì bất chấp trát đòi từ Uỷ Ban 6 Tháng Giêng của Hạ Viện, theo nhật báo The New York Times. 
***

Nvidia thành lập 2 trung tâm về trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam

BM

Nvidia và chính phủ Việt Nam sẽ cùng nhau thành lập một trung tâm nghiên cứu và phát triển AI và một trung tâm dữ liệu AI tại quốc gia Đông Nam Á này theo một thỏa thuận được ký kết hôm 5/12.
***

Việt Nam được, mất gì nếu ông Trump đánh thuế 60%-100% lên Trung cộng và nhóm BRICS?

 BM

Hai nhà nghiên cứu nói rằng nếu ý định đánh thuế nêu trên trở thành hiện thực, Việt Nam cũng phải chịu một số hậu quả song vẫn có thể thu được các lợi ích to lớn.
***

 BM

Chiến thắng thần tốc của quân nổi dậy Syria đã khiến thế giới sửng sốt.


Sau 13 năm nội chiến, các lực lượng dân quân đối lập ở Syria nhận thấy thời cơ làm lung lay chiếc ghế quyền lực của Tổng thống Bashar al-Assad đã tới, và chừng sáu tháng trước, họ trao đổi với Thổ Nhĩ Kỳ về kế hoạch tổng tấn công và nhận được sự đồng thuận ngầm từ Ankara, theo hai nguồn thạo tin tiết lộ với Reuters.

https://baomai.blogspot.com/2024/12/chien-thang-than-toc-cua-quan-noi-day.html

***

Thủ lĩnh lật đổ chính phủ Syria là ai?

 BM

Thủ lĩnh nhóm vũ trang nổi dậy Syria, Abu Mohammed al-Jolani, đã từ bỏ bí danh gắn liền với quá khứ thánh chiến của mình và sử dụng tên thật - Ahmed al-Sharaa - trong các thông cáo chính thức từ thứ Năm tuần rồi, ngay trước khi chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ.


 Về Già

1. Về già, là khi ta có một đôi mắt mờ đi nhưng lại nhìn cuộc đời rõ hơn trước. Vì có những thứ không thể nhìn bằng mắt thịt, và cũng có những điều không thể nghe bằng tai trần.

2.  Về già, là khi đôi chân mỏi mệt khi đã bị kéo lê gần hết quãng đường đời nhưng khi ngoái đầu lại ta dường như mới là đứa trẻ ngày hôm qua. Bây giờ ta bước chậm hơn trước, chắc hơn trước và cũng trân trọng hơn từng cái chạm đất, vì có thể ngày mai ta không còn bước đi được nữa.

3.  Về già, là khi ta dùng đôi tai điếc của mình để nghe thiên hạ đang xôn xao về chuyện đời và ta biết rằng hơn một nửa trong số ấy không là thật. Bây giờ, âm thanh êm dịu duy nhất chỉ có tiếng chim, tiếng gió và những âm thanh còn đọng lại trong lòng ta, của những người ta từng trân quý nhưng bây giờ không còn thể gặp lại nữa.

4.  Về già, là khi ta nhận ra rằng ta đã may mắn như thế nào khi từng được hít thở không khí một cách thoải mái, vì bây giờ, mỗi hơi thở là một thước đo của sự sống. Ta thở ra nhưng ta không thể biết có thể hít vào một lần nữa được hay không?

5.  Về già, là khi những người tri kỷ ta còn ngồi lại cùng ta hoài niệm về một thời xa xưa, tuy là không nhiều. Âu đó cũng là quy luật tự nhiên, khi ta không còn giá trị, những bằng hữu sẽ rời xa ta, người còn ở lại nhất định ta phải trân quý.

6.  Về già, là khi ta nếm đủ ngọt bùi đắng cay của cuộc đời. Những thứ làm ta say đắm ngẫm lại vui sướng không là bao nhưng đau khổ lại rất nhiều. Có những thứ ta cứ tưởng nắm chặt trong tay rồi thì ngày mai lại trôi đi mất. Cuộc đời như một trò đùa mộng mị mà người chơi phải trả bằng cả tuổi thanh xuân của mình, bây giờ ngẫm lại chỉ toàn là hối tiếc...

7. Suốt đời quý nhất cũng chỉ là hai tiếng bình yên. Hạnh phúc cũng không phải là điều gì quá xa vời, nhưng có những người gần lúc cuối đời mới nhận ra được điều đó... !!


Thế giới lên tiếng về chấm dứt chế độ tại Syria

Syria vừa chứng kiến sự kiện mang tính bước ngoặt chấm dứt nhiều thập kỷ cai trị bằng bàn tay sắt của gia đình Assad: Quân nổi dậy Syria giành quyền kiểm soát thủ đô Damascus vào Chủ nhật (8/12), họ tuyên bố đã lật đổ chế độ Tổng thống Bashar al-Assad. Sự kiện lịch sử này khiến các cộng đồng người Syria trên khắp thế giới xuống đường ăn mừng, trong khi đó các nhà chức trách trên thế giới đã chia sẻ về thông tin đáng kinh ngạc này.

Chân dung cựu Tổng thống Syria Assad. (Ảnh: Shutterstock)

Mỹ

Trong một bài phát biểu hôm thứ Tư, Tổng thống Biden nói, “Chế độ Assad cuối cùng đã sụp đổ. Chế độ tàn bạo này đã tra tấn và giết chết hàng trăm ngàn người Syria vô tội… Sụp đổ của chế độ này là sự kiện nền tảng công lý trở lại. Đối với người dân Syria đã phải chịu đựng thống khổ kéo dài thì đây là một cơ hội lịch sử để xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước”.

Trên trang mạng xã hội Truth Social, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nói: “Assad đã ra đi. Ông ta đã chạy trốn khỏi đất nước của mình”.

Phát biểu tại hội nghị an ninh Manama Dialogue ở Bahrain, Phó trợ lý Daniel Shapiro phụ trách các vấn đề Trung Đông của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cho biết: “Mỹ sẽ tiếp tục hiện diện ở miền đông Syria và sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết để ngăn chặn Nhà nước Hồi giáo quay trở lại”.

Ông Shapiro kêu gọi tất cả các bên bảo vệ dân thường và tôn trọng các chuẩn mực quốc tế.

Châu Âu

Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen hôm Chủ nhật cho biết châu Âu sẽ giúp xây dựng lại một Syria an toàn sau khi chế độ Assad sụp đổ. “Châu Âu sẵn sàng hỗ trợ duy trì sự thống nhất quốc gia và xây dựng lại một nhà nước Syria bảo vệ tất cả các nhóm thiểu số”, bà cho biết trên nền tảng truyền thông xã hội X, “Chế độ độc tài tàn bạo của Assad đã sụp đổ. Thay đổi mang tính lịch sử này trong khu vực mang lại cơ hội, nhưng không phải không có rủi ro”.

Pháp

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói trên mạng xã hội X rằng chính phủ tàn bạo ở Syria đã sụp đổ. “Tôi chào mừng người dân Syria vì lòng dũng cảm và sự kiên nhẫn của họ. Tôi chúc họ hòa bình, tự do và đoàn kết trong thời điểm bất ổn này”, ông nói, “Pháp sẽ tiếp tục cam kết (hỗ trợ duy trì) an ninh của tất cả mọi người ở Trung Đông”.

Đức

Thủ tướng Đức Olaf Scholz nói rằng Bashar al-Assad đã đàn áp tàn bạo người dân Syria, lấy đi mạng sống của vô số người và khiến vô số người phải chạy trốn khỏi Syria, nhiều người trong số họ cũng đến Đức. Người dân Syria đã trải qua những đau khổ đáng kinh ngạc. Kết thúc chế độ Assad ở Syria là một tin tốt.

“Điều quan trọng bây giờ là luật pháp và trật tự ở Syria cần được khôi phục nhanh chóng. Tất cả các nhóm tôn giáo cùng tất cả các nhóm thiểu số phải được bảo vệ ngay bây giờ và trong tương lai,” ông nói.

Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Syria

Đặc phái viên Liên Hợp Quốc về Syria, ông Geir Pedersen nhấn mạnh trong một tuyên bố rằng hàng triệu người Syria đã bày tỏ rõ ràng mong muốn của họ về một quá trình chuyển đổi ổn định và toàn diện.

Ông kêu gọi tất cả người dân Syria trong quá trình tìm cách xây dựng lại xã hội hãy ưu tiên đối thoại, đoàn kết và tôn trọng luật nhân đạo quốc tế và nhân quyền, đồng thời nói thêm rằng ông sẵn sàng hỗ trợ người dân Syria hướng tới một tương lai ổn định và hòa nhập.

“Hôm nay là bước ngoặt trong lịch sử Syria… Đất nước này đã trải qua gần 14 năm đau khổ và mất mát không kể xiết, chương đen tối này để lại những vết sẹo thâm sâu, nhưng hôm nay chúng tôi hy vọng và mong muốn mở ra một chương mới – một chương hòa bình, hòa giải, phẩm giá cho tất cả người dân Syria,” ông nói khi đề cập đến gần 14 năm nội chiến ở Syria.

Nga

Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nga cho biết Tổng thống Bashar al-Assad đã từ chức và rời khỏi Syria sau khi ra lệnh chuyển giao quyền lực một cách hòa bình. Tại thời điểm đó, Bộ Ngoại giao Nga không tiết lộ ông Assad đang ở đâu, nhưng cho biết Nga không tham gia vào các cuộc đàm phán về sự ra đi của ông, cho biết các căn cứ quân sự của Nga ở Syria đã được đặt trong tình trạng báo động cao, nhưng hiện tại các căn cứ này không bị đe dọa nghiêm trọng. Moscow duy trì liên lạc với tất cả các nhóm đối lập ở Syria và kêu gọi tất cả các bên không có hành động bạo lực.

Sau đó, các hãng thông tấn Nga RIA Novosti và TASS đưa tin vào Chủ Nhật (8/12), trích dẫn nguồn tin từ Điện Kremlin, cho biết cựu Tổng thống Syria, Bashar al-Assad, đã được cấp quy chế tị nạn tại Nga và đã đến Moskva cùng gia đình,

Hãng thông tấn tư nhân Interfax và các phương tiện truyền thông nhà nước khác của Nga trích dẫn nguồn tin giấu tên của Điện Kremlin cho biết: “Tổng thống Assad của Syria và các thành viên trong gia đình ông đã đến Moskva. Nga đã cấp quy chế tị nạn cho họ vì lý do nhân đạo“.

Ông Mikhail Ulyanov, đại sứ Nga tại các tổ chức quốc tế ở Vienna, loan báo trên kênh Telegram cá nhân rằng Moskva đã cấp quy chế tị nạn cho ông Assad và gia đình ông.

Đại sứ Mikhail Ulyanov viết: “Tin tức nóng hổi! Bashar al-Assad và gia đình ông đã ở Moskva. Nga không phản bội bạn bè trong những tình huống khó khăn”.

Iran

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Iran cho biết, Iran tôn trọng sự thống nhất và chủ quyền quốc gia của Syria, và kêu gọi “nhanh chóng chấm dứt xung đột quân sự, ngăn chặn các hành động khủng bố và bắt đầu đối thoại trên toàn quốc với tất cả các thành phần của xã hội Syria”.

Tehran cho rằng quan hệ hữu nghị lâu dài giữa Iran và Syria dự kiến sẽ tiếp tục.

Jordan

Quốc vương Abdullah của Jordan chia sẻ trong một tuyên bố rằng Jordan tôn trọng lựa chọn của người dân Syria, ông kêu gọi tránh bất kỳ cuộc xung đột nào ở Syria có thể dẫn đến hỗn loạn, đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết phải bảo vệ an ninh cho nước láng giềng phía bắc của Jordan.

Israel

Thủ tướng Benjamin Netanyahu của Israel cho hay sụp đổ của chế độ Assad – một phần quan trọng của trục Iran, là một ngày lịch sử và là kết quả trực tiếp của cuộc chiến Israel chống lại Hezbollah và Iran. “Chúng tôi sẽ không cho phép bất kỳ thế lực thù địch nào có chỗ đứng ở biên giới của chúng tôi”, ông nói thêm.

Qatar

Bộ Ngoại giao Qatar một lần nữa kêu gọi chấm dứt khủng hoảng Syria theo Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc năm 2015, trong đó đưa ra các bước để ngừng bắn và chuyển đổi chính trị. Nhà chức trách Qatar cho biết họ đang theo dõi các diễn biến ở Syria và kêu gọi duy trì đoàn kết dân tộc.

Ả Rập Saudi

Một quan chức Ả Rập Saudi nói với Reuters rằng nhà chức trách Ả Rập Saudi đã liên lạc với tất cả các bên liên quan trong khu vực về vấn đề Syria, sẽ quyết tâm làm mọi thứ có thể để tránh hỗn loạn ở nước này. “Chúng tôi đang duy trì liên lạc với Thổ Nhĩ Kỳ và tất cả các bên liên quan. Chúng tôi không biết nơi ở của Assad,” quan chức này cho biết.

Ai Cập

Bộ Ngoại giao Ai Cập nhấn mạnh, Ai Cập kêu gọi tất cả các bên ở Syria bảo vệ khả năng hoạt động của chính phủ và các cơ quan nhà nước. Ai Cập khẳng định ủng hộ người dân Syria cũng như chủ quyền và thống nhất quốc gia của họ.

Bộ Ngoại giao Ý

Trên nền tảng truyền thông xã hội X, Ngoại trưởng Ý Antonio Tayani viết: “Tôi theo dõi chặt chẽ diễn biến của tình hình ở Syria. Tôi đã liên lạc với Đại sứ quán Ý tại Damascus và văn phòng Thủ tướng. Tôi đã triệu tập một cuộc họp khẩn cấp tại Bộ Ngoại giao lúc 10:30″.

Thổ Nhĩ Kỳ

Phát biểu tại một cuộc họp báo ở thủ đô Duha của Thổ Nhĩ Kỳ, Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan nói rằng Syria đã đến giai đoạn mà người dân có thể tự quyết tương lai của đất nước họ, hy vọng đó đang ở ngay trước mắt. “Người dân Syria không thể đơn độc làm điều này. Thổ Nhĩ Kỳ coi trọng toàn vẹn lãnh thổ của Syria. Việc thành lập chính phủ mới của Syria cần tinh thần bao dung, không nên có mong muốn trả đũa. Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi tất cả các bên hành động thận trọng và cảnh giác. Không được phép để những nhóm khủng bố lợi dụng tình hình này. Phe đối lập phải đoàn kết. Chúng tôi sẽ hỗ trợ vì ổn định và an ninh của Syria”.

Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ nói thêm rằng Syria mới nên là đất nước chung lòng với hòa bình cùng các nước láng giềng.

Mộc Vệ (t/h)


Dược thảo độc hại. Ðừng nghe người xúi dại mà chết !!! 
( NGUYỄN BÍCH )


 Tuyệt đối không uống :

1 /- TRÀ ÐINH.
2/- TRÀ TIM SEN.
3/- TRÀ ÐẮNG.
4/- XUYÊN TÂM LIÊN.
CÁC BẠN ÐỪNG NGHE AI XÚI KHÔN, XÚI DẠI .......
XIN ÐỌC TÀI LIỆU DƯỚI ÐÂY VÀ XIN PHỔ BIẾN ...

Dược thảo độc hại
Nhiều người bệnh Tiểu Ðường lâu năm, thuốc tây dần dần không thể control như ý, nên tìm các thứ dược thảo uống phụ thêm (uống thử khi nghe quá nhiều người khen ngợi).

Thấy cho phép bán trên thị trường, chắc ít ra cũng có sự kiểm tra của bộ y tế mới cho giấy phép bán. Một sản phẩm liên hệ đến sức khoẻ, phải được nghiên cứu 

kỹ về dược tính và độc hại trước khi cho phép, nhưng chuyện này không như mọi người nghĩ, nên cần phải đề cao cảnh giác hơn  nữa.

Tôi đã chỉ uống thử hơn 1/2 ly hơi đậm 1 chút của Trà Ðinh (trà Ðắng). Ðường xuống nhanh thấy rõ, nhưng tức thì sau vài tiếng bổng đi xiểng niểng, nhủi về bên trái, gần té và ngày sau (không uống thêm chút nào), đầu óc 1 thoáng (vài giây) không biết gì cả và mất thăng bằng.
Có nhiều người uống hơi lợt 1 chút không thấy ngay tác dụng độc hại của nó, nên tiếp tục uống để rồi bị ngộ độc tính loại kinh niên, xáo trộn nhiều cơ quan đến sinh tử vong vì nó mà không hay biết như trường hợp bác sĩ VN ở Âu Châu đã có lần báo động.

Hãy ngừng uống Trà Ðinh ngay

 Lá cuộn nhỏ lại như cái đinh, còn gọi là trà đinh
Trong đại hội Y khoa châu Âu ngày 16 tháng 10, tại Hotel Novotel Paris 14, mà chủ đề là bệnh Tiểu đường. Giáo sư Trần Ðại Sỹ diễn giảng đề tài về khả năng Y khoa Trung quốc, Việt Nam trong trị tiểu đường có đoạn : « Tại Trung quốc, sau khi Hồng quân chiếm được Hoa lục (tháng 9-1949), họ đã thiết lập mỗi tỉnh đều có một viện nghiên cứu, giáo dục y học cổ truyền mang tên Trung y học viện. Tại Việt Nam thì cấp quốc gia có Viện Ðông Y, rồi Viện Y Học Dân Tộc, rồi Viện Châm Cứu. Ấy là chưa kể bên cạnh còn những hội nghiên cứu từng loại bệnh, từng loại thảo dược.

 Việt Nam là một quốc gia có nền y học dân gian, khác hẳn với y học Trung quốc. Trong suốt chiều dài chiến tranh (1945-1985, kể cả chiến tranh Hoa-Việt, Miên-Việt) hoàn cảnh khó khăn, người ta khai thác cùng cực y học dân gian. Sau chiến tranh, các kinh nghiệm đó được chỉnh đốn lại, rồi khai triển, xử dụng. Kết quả không thua nền y khoa bác học và Tây y.

 Ðó là nói về những nét chung chung sự quan tâm của giới cầm quyền, lưu tâm đến kinh nghiệm dân gian. Thế nhưng trong dân gian, người biết cùng cực thì ít, mà người chỉ nghe qua, biết qua thì nhiều. Họ không tự hiểu rằng họ chỉ nghe truyền khẩu chút ít mà thôi. Thế nhưng họ rồi khăng khăng cho rằng điều mình biết là thuốc tiên thuốc thánh.
Bỏ qua những phong trào chỉ xuất hiện trong một làng, một huyện hay một tỉnh. Tôi xin nói qua về ba phong trào lớn, khắp quốc gia, lan ra thế giới do làn sóng Việt kiều.

 Xuyên tâm liên
Kinh nghiệm dùng cây Xuyên tâm liên để trị sốt, viêm. Sau khi một ký giả đăng tin có thầy lang dùng Xuyên tâm liên trị được bệnh viêm phổi, sưng khớp. Thế là cả nước cùng dùng Xuyên tâm liên trị đủ thứ bệnh. Xuyên tâm liên được rút nước cốt chế thành viên, dùng trong hầu hết các bệnh xá, bệnh viện. Mà trên thực tế Xuyên tâm liên chỉ có tác dụng làm hạ nhiệt mà thôi.

 Xuyên tâm liên còn có tên là Công cộng, Nguyên cộng, Lam khái liên. Thời Pháp thuộc tại Pondichery có tên Roi des amers. Tại Anh là Green chireta. Tên khoa học là Andrographis paniculata (Burm). Còn có tên là Justicia paliculata Burm. Thuộc họ Ô rô (Acanthaceae)

Cái nguy hiểm là Xuyên tâm liên có độc tố phá vỡ các tế bào não, tâm, thận. Sau một thời gian, Xuyên tâm liên cướp đi cuộc sống không biết bao nhiêu người, phong trào này mới dứt.

Tim sen

Tim sen vị đắng, nhập tâm, tâm bào kinh . Tác dụng của nó là hạ nhiệt. Hạ nhiệt tim, thận, tỳ, phế. Vì vậy những người bị thực nhiệt uống vào thì hỏa hạ xuống; trong người cảm thấy sảng khoái, ngủ được. Những người bị âm hư, uống vào cũng ngủ được, nhưng ít lâu sau sẽ bị mệt mỏi, mất trí nhớ, tim đập thất thường, tắc tĩnh động mạch. Nam thì bất lực sinh lý (Dysfonction Érectille), nữ thì kinh nguyệt xáo trộn. Ngoài ra tim sen tim sen có độc tố. Ðộc tố này làm hủy hoại tế bào óc, thận và tim.

Trà đắng (trà đinh)

Gần đây trong nước rộ lên phong trào uống Trà đắng. Trà đắng co´ hai loại, một tên là Ilex cornuta Lindl mọc ở Giang tô, Triết giang, Thượng du Bắc Việt. Một loại có tên Ilex latifonia Thund mọc ở Triết giang, Phúc kiến, Quảng Tây và Thượng du Bắc Việt. Sau khi thu hái, người ta cuộn lại giống hình cái đinh, nên gọi là Trà đinh. Trong nội địa Việt Nam rộ lên phong trào dùng trà đinh để trị huyết áp cao, mất ngủ, cholestérol, tiểu dường. Rồi con buôn nhảy ra khai thác : Trà tiên trị bách bệnh. Phong trào đó lan ra hải ngoại. Hầu hết những bà thất học, bất chấp lời can của Bác sĩ gia đình, của thân thuộc là nạn nhân. Họ như bị ma, quỷ nhập, cứ thi nhau uống. Loại trà này dược học Trung quốc gọi là Khổ đinh trà. Có tác dụng tả hỏa, thanh nhiệt rất mạnh vì vậy nó làm cho dễ ngủ, nhất là một vài dạng huyết áp cao, tiểu đường hạ xuống (Huyết áp cao do Can dương thượng thăng. Tiểu đường do Phế âm hư). Tính của nó hàn. Khi dùng từ 5g một ngày :
– Khí huyết bị bế tắc.
– Thận, tâm, tỳ, phế dương bị tổn hại.
– Máu ứ đọng trong các tiểu mạch, tim đập chậm lại.
Tại Liên Âu đã xẩy ra rất nhiều tai nạn khi dùng loại trà này. Trà được đưa vào Liên Âu qua đường du lịch, bất hợp pháp. Những nạn nhân hầu hết là phụ nữ lớn tuổi, thất học, khi về thăm Việt Nam , Nam Trung quốc mang sang.

Xin thuật hai y án mới nhất:

1. Bà X R, 53 tuổi, thất học, buôn bán, sống tại Berlin (Ðức)

Có một con gái 18 tuổi, đã cắt tử cung. Tuyệt kinh từ năm 43 tuổi.Thường bị mất ngủ, phong thấp. Tết 
 Ất Dậu (2005) về thăm quê. Ðược người nhà khuyên uống Trà đinh. Sau khi uống, thấy ngủ được (do tính hàn), và phong thấp giảm đau (do tính hàn, chống phong và dương tà). Khi rời Việt Nam về Berlin , mang theo 10 kg, chia thành túi nhỏ 5g, tặng cho khách hàng của bà. Riêng bà mỗi ngày uống 5g buổi sáng, 10 buổi chiều. Sau hơn tháng :
– Tóc bắt đầu đổi mầu úa vàng, sáng dậy tóc bị gẫy.
– Trí nhớ giảm thoái,
– Nhịp tim còn 55/ phút,
– Bàn chân, tay lạnh,
– Lưng lạnh,
– Ðộ kính lão từ 1,5 tăng lên 2,5.
– Ăn vào đầy ứ, khó tiêu.
Bác sĩ gia đình là người Ðức, nên không hề biết gì về Trà đinh, mà cứ cho rằng bà X bị tình trạng lão hóa tăng do làm việc quá độ. Sang tháng thứ 5, đang đi đường bị choáng váng, ngã. Ðưa vào bệnh viện. Bệnh viện tìm ra :
– 65% tế bào óc không làm việc,
– Tâm lực suy yếu.
– Bao tử, ruột, gần như không làm việc.
– Siêu vi gan B, do độc tố.
Bà từ trần tại bệnh viện sau 21 ngày.

2. Bà ZM, 75 tuổi. Không nghề nghiệp, hưởng tiền trợ cấp già.
Vì con dâu bà là học trò của tôi. Luật nước Pháp không cho con điều trị cho cha mẹ. Nên con dâu bà nhờ tôi làm y sĩ điều trị cho bà (Médecin traitant) đã 9 năm. Cũng qua liên hệ này tôi nhận thù lao của bà bằng CMU. Suốt 9 năm, tôi săn sóc bà cực tận tình : chích ngừa, kiểm soát ăn uống, dạy Khí công. Cho nên sức khỏe của bà rất tốt. Tới tháng 7-2005 bà chỉ phải dùng 2 loại thuốc là 2 gói (sachets) trà Hao ling trị Cholestérol và Amlor 5 trị huyết áp cao. Giữa tháng 7 bà về Việt Nam thăm quê hương. Không biết ai khuyến khích, bà bỏ hết 2 loại thuốc trên mà chỉ uống Trà đinh với lượng cao là 10g một ngày, mà lý ra chỉ dùng 5g là đã có tai vạ rồi. Khi về Pháp, bà mang theo 5kg Trà đinh. Bà có hẹn với tôi định kỳ hằng tháng vào ngày 5 tháng 9 năm 2005, để kiểm soát sức khỏe. Khi bà trình diện, nhìn sắc diện bà, tôi kinh hãi :
– Tóc, lông mi, lông mày hóa ra mầu úa thay vì muối tiêu,
– Da mặt ủng vàng,
– Tứ chi lạnh,
– Huyết áp 13-7 (trước kia là 16-8).
– Tim đập 50/ phút.
– Kiểm soát đường tại chỗ 8,5 g/l.
Vì buổi sáng bà không ăn gì, tôi gửi thẳng bà tới laboratoire, hai ngày sau tôi được kết quả :
– Hồng cầu còn 3.5 triệu,
– Créatinine tăng tới 54
– Bà bị Hépatite B+C.

Tôi gửi bà tới một đồng nghiệp nội khoa, và báo cho con dâu bà biết. Tôi khẩn thiết yêu cầu bà ngừng Trà đinh ngay. Bà cự nự rằng chết thì chết, chứ bà không bỏ thuốc tiên đó. Con trai bà biết không cản được mẹ, anh ta dấu hết Trà đinh của bà. Bà đứng trước balcon đe dọa : Nếu không trả thuốc tiên cho bà thì bà nhảy lầu tự tử ngay. Bà được toại nguyện. Ngay lập tức ngày 9-9-2005 tôi nhận được thư bảo đảm có báo nhận. Trong thư bà rút lại không nhận tôi là y sĩ điều trị của bà. Thông thường muốn đổi y sĩ điều trị, thì bệnh nhân chỉ viết thư báo cho cơ quan bảo hiểm y tế biết, và điện thoại cho y sĩ điều trị là đủ. Ðây bà muốn trả ơn 9 năm chăm sóc bà bằng hành động làm nhục trên. Tôi vội fax thư của bà cho văn phòng bảo hiểm y tế của bà và con dâu bà. Tôi xoa tay, hết trách nhiệm.

Ngày 14 -9-2005, con dâu bà báo cho tôi biết, bà bị hôn mê, phải đưa vào bệnh viện cấp cứu. Bệnh viện kết luận bì bị hôn mê vì trúng độc. Hiện (11-10-2005) bà bị liệt 2 chân, tay phải, một mắt mù 100%, một mắt thị lực còn 40%. Trong cơn hôn mê bà réo tên tôi cầu cứu. Nhưng tôi vô thẩm quyền, chỉ có thể vào nhà thương thăm bà vì bà là mẹ chồng của một người học trò tôi, chứ tôi không còn quyền y sĩ điều trị ».

Dr. Bùi Kim Loan (Gyneco-Obst)
Hopital Bietighiem, Universitat Heidelberg , Germany
Posted Yesterday, 09:52 PM

Tác hại của Trà Ðinh

Một số bác sĩ y khoa tại Hoa kỳ và Âu châu vừa lên tiếng báo động về tác hại của việc dùng loại trà dược thảo mang tên "Khổ đinh trà" thường được gọi là trà Ðinh hay trà Ðắng mà thời gian gần đây được rất nhiều người uống và tin tưởng là có công dụng trị bệnh, đến độ hầu như trở thành một phong trào lan tràn khắp thế giới.

Tại vùng Hoa Thịnh Ðốn, Bs.Trần Văn Sáng có hai bệnh nhân của ông chỉ vì uống Trà Ðinh mà gặp những phản ứng bất thường rất đáng ngại: Trường hợp thứ nhất bị viêm gan cấp tính do độc chất của loại trà này, trường hợp thứ hai bị phản ứng nổi ngứa cả người do bị dị ứng nặng.

TRÀ ÐINH CÓ NHỮNG PHẢN ỨNG HẠI GAN VÀ CHẾT NGƯỜI
Bác sĩ Trần Văn Sáng.

Tôi vội vã viết bài tài liệu về y học này, sau khi nhận thấy có những phản ứng bất thường xảy ra cho chính những bệnh nhân của tôi đang chữa trị và săn sóc khi họ xử dụng một loại trà có tên là Trà Ðinh: Một trường hợp bị viêm gan cấp tính do độc chất từ trà Ðinh, một trường hợp thứ hai bị phản ứng nổi ngứa cả người do bị dị ứng nặng.

Gần đây nhất đã có một bài đăng trên mạng lưới internet nói về sự nguy hiểm của loại trà nầy từ Bs Bùi Kim Loan ở bệnh viện Bietighiem tại Ðức về trường hợp của một phụ nữ Việt Nam chết do xử dụng loại trà này. Tôi chỉ có ý muốn trình bày về loại trà này theo quan điểm của một thầy thuốc và dựa trên những tài liệu y học tôi có thể tìm được để quý độc giả có thể tìm hiểu thêm trong khi xử dụng loại trà này.
Trà Ðinh hay còn gọi là trà Ðắng có tên khoa học (Genus) ILEX thuộc họ (family) Aquifoliacae. Trà Ðinh có những tên khác nhau tùy vùng đất nào cây được tìm ra và được xử dụng ở nhiều nơi trên thế giới. Riêng ở Trung quốc và Việt Nam , cây mang tên là Ilex Cornula Lindl. Cũng loại cây này trên thế giới có các tên khác như sau : Ilex aquifolium, Chrismast Holly tại Mỹ, cây này dùng để trang trí trong ngày lễ Chúa Giáng Sinh, English Holly hay European Holly tại Châu âu, Oriental Holly (linh dược) tại Á châu. Ilex Paraguariensis hay trà Paraquay tìm thấy ở các nước như Ba Tây, Paraguay , Uruguay , người thổ dân da đỏ gọi là trà Ðen (Indian black drink), ngoài ra còn một số tên nữa như Ilex Asperlla, Ilex cassene, Ilex chinesis, Mate, Maodongquing. Ðiều này có nghĩa là loại cây này đã được xử dụng tại hầu hết các nơi trên thế giới dưới các mục đích khác nhau.
Sau đây tóm lược các công dụng của loại cây này dựa theo kinh nghiệm từng vùng, hay của một nhóm các nhà xử dụng dược thảo.

Tại Trung Quốc theo tài liệu của hội Dược thảo Trung quốc, trà Ðinh được xử dụng để chữa các bệnh về tim và mạch máu như nghẽn mạch tim hay nghẽn các mạch máu trong cơ thể. Một vài tài liệu khác cho thấy trà được xử dụng để chữa cảm lạnh, đau nhức. Một tài liệu khác cho thấy trà được xử dụng như một loại thuốc ngừa thai (contraceptive) và cả ngay trong xử dụng trong việc phá thai nữa (theo tài liệu của Li Shin-Chen trong Chinese Medicine herbe).

Riêng tại Việt Nam trà Ðinh được quảng cáo trong vấn đề giúp giảm cân, an thần, ngủ ngon, giúp hạ Cholesterol. Riêng cây Ilex aqiufolim hay Holly đã được xử dụng tại Châu Âu từ hơn ngàn năm trong các ngày lễ tôn giáo của các Cơ đốc nhân (Christian) bằng cách trao đổi các cành cây và hoa này trong nga`y lễ, và hiện nay chúng ta vẫn còn thấy xử dụng trong ngày lễ Giáng Sinh. Cây này được dùng từ xưa để làm một loại thuốc xổ và hiện nay không còn thấy xử dụng tại Châu Âu.

Tuy nhiên điều quan trọng mà người xử dụng trà không được biết là phản ứng của nó ra sao, khi dùng lâu ngày thì có gây phản ứng độc hại gì không ? Theo quan niệm thông thường của dân chúng thì chỉ là trà mà thôi thì chắc không có hại gì. Sự thật thì trà Ðinh hay phần lớn các loại trà nào khi xử dụng nhiều và lâu dài đều có đưa đến những phản ứng bất lợi cho cơ thể. Trà Ðinh thuộc nhóm dược thảo có chứa chất PYRROLIZIDINE ALKALOIDS, chất này cũng được tìm thấy trong số khoảng 230 loại cây cỏ khác nhau. Chất Pyrrolizidine được tìm thấy là nguyên nhân chính của một số trường hợp gây độc hại cho gan (veno-occlusive liver disease) đưa đến sự xáo trộn cung cấp máu cho gan, làm sưng gan, vàng da, bụng có nưóc, chân phù và nặng hơn hết là chết do suy gan cấp tính (theo tài liệu của Subhuti Dharmananda. Ph.D, Giám Ðốc trung tâm nghiên cứu về y học cổ truyền tại Portland , Oregon trong bài tường trình cho tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO) 1988.

Ngoài ra trà Ðinh còn có thể gây ra các triệu chứng ói mửa, đau bụng, tiêu chảy do phản ứng phụ của chất Saponin. Chất Saponin cũng có thể gây ra bệnh vỡ các hồng huyết cầu ( hermolysis) gây ra bệnh thiếu máu. Nghiên cứu của DeStefani và các cộng sự viên tại Paraguay cho thấy ở những người xử dụng nhiều trà Mate tea (thuộc nhóm cây Ilex) tỉ lệ ung thư bọng đái cao hơn 7 lần bình thường. Trà Ðinh cũng có tác dụng làm chậm nhịp tim giống như chất Digitalis là một loại thuốc đang được xử dụng để chữa các bệnh xáo trộn nhịp tim. Trà Ðinh cũng có tác dụng phụ làm hạ huyết áp theo các thí nghiệm trên thú vật và trên người, vì thế trà có thể gây phản ứng làm giảm áp xuất máu ở những người không triệu chứng cao máu. Trong nhóm trà Ilex này cũng có chứa các chất như caffein 0,56%, theobromine 0,03% và Theophyline 0,02% vì vậy trà cũng được dùng để giúp cho người uống được kích thích và làm cho tỉnh táo nhờ chất caffein (là chất chính trong cà phê); chất Theobromine giúp nở các phế quản làm cho dễ thở nhất là ở người bệnh suyễn. Trà Ðinh có chứa chất Ilicin là chất gây ra vị đắng (theo tài liệu của Encyclopedia of herbal medicine của Andrew Chevalier)

Tóm lại với các hiểu biết hiện có về trà Ðinh : Trà Ðinh có một số dược tính có giá trị trong việc kích thích cơ thể, làm giảm huyết áp, làm dễ thở, tuy nhiên trà Ðinh lại được xử dụng cho những trường hợp bệnh lý khác như hạ Cholesterol, hạ cân, ngừa thai mà chưa có những bằng chứng khoa học nào rõ rệt về các tác dụng của nó, bên cạnh đó phản ứng phụ quá nhiều làm hư hoại gan đã được tìm thấy trong quá khứ cũng như trong các trường hợp gần đây kể cả tử vong, làm cho việc xử dụng trà trong việc chữa bệnh trở nên nguy hiểm. Vì vậy xin độc giả phải thật cẩn thận trong việc xử dụng trà Ðinh nầy. Các người đang uống nên ngưng và nên được khám bệnh, thử nghiệm máu để xem có dấu hiệu tổn thương gan không, nếu chưa bao giờ uống thì đừng nên thử, đặc biệt những người đã có bệnh gan từ trước.

Quý độc giả nếu có câu hỏi hay đóng góp xin liên lạc với bác sĩ Trần Văn Sáng 6319 Castle Place, Suite 2A, Falls Church . VA 22044. (703) 241-8811


Duoc thao doc hai. Dung nghe nguoi xui dai ma chet - Hinh 1 (Nguyen Bich)



NGUYỄN BÍCH  
  
(From: bach huynh, Sun, Aug 25, 2024 at 10:23 PM)
(Fwd: The International Press Center <diendanbao...@gmail.com>, Sept. 2, 2024, 3:39 PM)

--


 NGUY CƠ HỒI GIÁO HÓA Ở ÂU CHÂU – Điều tất yếu phải xảy ra trong một xã hội tả khuynh, phóng túng


Đỗ Văn Phúc

Theo đài truyền hình và báo chí: Hiện nay ở nước Anh, cái tên Muhamad được coi là phổ biến nhất!

Năm 2016, tôi đã viết một bài tiên đoán về nạn Hồi Hoá ở Âu Châu vào năm cuối hành pháp của anh Kenyan nửa Hồi nửa Mác xít Barack Hussein Obama; Đó cũng là giai đoàn thời kỳ tranh cử giữa TT Trump và bà Hillary Clinton.

Gần đây nhất, dân chúng các nước Canada, Ireland, England, Germany, Netherland, Sweden… đã thức rỉnh biểu tình chống lại bọn di dân Hồi Giáo… Nhưng e đã muộn rồi chăng?

Xin gửi lại bài viết, dù cũ, nhung nội dung cũng còn dùng để chiêm nghệm được.

Nguy Cơ Hồi Giáo ở Âu Châu

Điều tất yếu phải xảy ra trong một xã hội tả khuynh, phóng túng

Giấc mơ Hồi Giáo Hoá Âu Châu

Trong lịch sử, Âu Châu đã có vài thời kỳ bị Hồi Giáo xâm chiếm. Các đạo quân Hồi đã chiếm đóng, cai trị Tây Ban Nha, đảo Sicily, vùng Balkan, Hy Lạp, Hungary và Bulgaria. Chúng từng tấn công Roma, và tiến đến cửa ngõ Vienna của Áo. Nếu không có đạo quân Pháp tinh nhuệ của Charles Martel đại thắng quân Hồi ở Tours vào năm 732, thì có lẽ Hồi Giáo đã cai trị Âu Châu. Con đường chiến tranh của đạo quân Hồi đi qua, luôn để lại hàng ngàn chiếc đầu lâu vì chúng chủ trương giết sạch, đốt sạch; và lại giết một cách dã man.

Ngày nay bọn Hồi cực đoan đòi lấy lại đất đai mà chúng từng chiếm đoạt, nhưng không cần phải dùng đến vũ lực. Năm 1995, tại Ohio (ngay trên đất Mỹ), tên lãnh tụ tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo toàn cầu là Yusuf al-Qaradawi – mà Mỹ đã cấm nhập cảnh vào nước Mỹ – lớn lối tuyên bố: “Chúng ta sẽ chinh phục Âu Châu, chinh phục Mỹ Châu không cần đến lưỡi kiếm mà qua Da’wa” (tức là tiến trình Hồi Giáo hoá, cải đạo)

Tiến trình này qua 7 giai đoạn:

1.- Cho dân Hồi di cư ồ ạt qua Âu Châu. Hoa Kỳ.

2.- Sinh đẻ con cháu đầy đàn để tiến đến chiếm đa số. Khuyến khích dân địa phương cải đạo theo Hồi Giáo. Mức sanh đẻ của dân Âu Mỹ là khoảng 1.5 con cho mỗi cặp; trong khi mức sanh đẻ của bọn Hồi là 3, 4.

3.- Xây dựng nhiều thánh đường Hồi Giáo với tiến độ nhanh.

4.- Tạo thành những khu biệt lập Hồi Giáo, nơi chỉ áp dụng theo luật Hồi Sharia, và không để cho chính quyền địa phương can thiệp vào. Khai thác và tận dụng các luồng tư tưởng và truyền thông Liberal trong hệ thống chính trị sở tại để phát triển.

5.- Các đoàn thể áp lực Hồi Giáo tận dụng sơ hở của các chính sách tả khuynh, liberal để bịt miệng những tổ chức đối kháng mà chúng sẽ gán cho là Fascists, Nazi, Hữu khuynh… (như đã thấy xảy ra tại Hoa Kỳ qua bọn ACLU (American Civil Liberty Union), CAIR (Council on American-Islamic Relations). Bọn này sẽ xuyên tạc để coi những hoạt động khủng bố của chúng là không có dính dấp gì đến Hồi Giáo (như lời tuyên bố của Hillary Clinton “Islam là tôn giáo hiếu hoà, độ lượng. Trong bất kỳ tình huống nào, Islam không có những hành vi khủng bố!”)

6.- Bọn Hồi Giáo chống người Do Thái sẽ công khai. Chúng sẽ tuyên truyền xuyên tạc để lên án Do Thái mỗi khi Do Thái có hành vi quân sự phản ứng lại với Palestine.

7.- Cuối cùng, sự va chạm về văn hoá sẽ gia tăng. Cả cộng đồng sẽ thay đổi và người dân thường sẽ bối rối, bất lực trước tiến trình Hồi hoá tại nước đó.

Âu Châu là Môi Trường Tốt cho Hồi Hoá (và cả Hoa Kỳ trong tương lai)!

Quý vị nghe có thấy lạ lùng không?

Phong trào thù nghịch đối với Israel

Chúng ta biết bọn Hamas, bọn Iran, ISIS đã thề sẽ tiêu diệt dân Do Thái, xóa sạch nước Israel trên bản đồ thế giới. Nhưng khi những tranh chấp xảy ra giữa Israel và bọn Khủng bố Hamas ở Palestine, các chính phủ Liên Âu có khuynh hường chống lại Israel và bênh vực bọn Hamas. Họ cho rằng Israel uy hiếp dân Palestines là những người theo họ là hiếu hoà, là nạn nhân yếu đuối. Từ đó, đã gây ngộ nhận trong dân chúng về cuộc chiến để sống còn của người Do Thái trước hàng trăm triệu dân Hồi hung hãn bao quanh. 

– Tại Anh, ngày 26 tháng 7, 2014, khoảng 45 ngàn dân London đã biểu tình trước Toà Đại Sứ Israel phản đối nước này ỷ mạnh, uy hiếp Palestine. Họ còn hô Allahu Akbar như bọn khủng bố thường hô

– Tại Pháp, còn đi đến tình trạng người biểu tình hô các khẩu hiệu đòi “giết người Do Thái, cho chúng vào lò hơi ngạt…” Họ đập phá cửa hiệu người Do Thái và ném bom xăng vào các đền thờ Do Thái Giáo. Người Do Thái vô phương chống trả, và đã bắt đầu tìm cách thu dọn để trở về nước mình.

– Tại Đức, sau cơn ác mộng Kristallnacht (là ngày 9 tháng 11, 1938 khi Đức Quốc Xã thi hành một cuộc tấn công tổng hợp vào người Do Thái sinh sống trên đất Đức) và Holocaust (là cuộc diệt chủng vĩ đại khi Đức đưa gần 6 triệu người Do Thái vào các lò hơi ngạt hay lò thiêu) 70 năm trước, ngày nay lại vang lên những câu mạt sát, đe doạ: “Bọn heo Do Thái,  giết cho đến đứa cuối cùng…”

– Tại Mỹ, tuy không có phong trào bài Do Thái rầm rộ, nhưng sự lãnh đạm và thiên vị của Obama cũng chẳng khác gì bản án đối với Do Thái, dù Do Thái từ lâu đã là đồng minh thân thiết, đáng tin nhất trong cuộc chiến chống Hồi khủng bố ở Trung Đông. Ngày 22 tháng 7, 2014, khi một trái hoả tiễn của Hamas rơi cách phi trường Ben Gourion khoảng 1 dặm, cùng với các nước Liên Âu, Obama đã chấp thuận đề nghị của Cơ Quan FAA hủy bỏ các chuyến bay đi và đến Tel Aviv. Trong khi trước đó, họ không hề có phản ứng gì đối với các phi trường nơi khủng bố hoành hành như tại Syria, Yemen, Pakistan, Iraq, Ukraine… Và cũng trong khi đó, Obama ban thưởng cho Palestine một viện trợ trị giá 47 triệu đô la! Đối với Obama, bất cứ tình huống nào xấu xảy ra tại vùng Trung Đông cũng là do lỗi của Israel mà ra. Trừng trị đồng minh và ban thưởng cho kẻ thù, là điều mà từ trước đến nay chưa thấy xảy ra!

Ông Cliff May, Chủ Tịch Tổ Chức Bảo Vệ Dân Chủ tại Washington, DC, có nói:”Chúng ta chẳng biết tương lại người Do Thái ở Âu Châu sẽ ra sao. Nhưng ngay cả tương lai của người Âu trên đấy Âu cũng chưa biết sẽ đi về đâu!

Nhưng rõ ràng tương lai của bọn ISIS và bọn cực đoan thì rất xán lạn, vì sức mạnh của chúng đang được nhân lên hàng ngày tại đất Âu.

Các Yếu Tố đóng góp:

Sở dĩ như ở trên, chúng tôi coi khủng bố Hồi Giáo tại Âu Châu là chuyện phải xảy ra, vì các lý do sau:

Chính sách thiên tả:

– Chế độ Phúc lợi Xã hội cho người dân từ khi sinh ra cho đến khi qua đời: Hậu quả, người dân sinh ra lười biếng, không quan tâm đến đất nước, phó mặc cho chính phủ. Họ thờ ơ với những diễn biến xảy ra xung quanh. Ông Soeren Kern, một nhà nghiên cứu lỗi lạc về Viễn Ảnh Hồi Giáo Hoá Âu Châu, cho rằng chính chế độ phúc lợi xã hội Âu Châu tạo ra tình trạng hiện nay. Theo ông: “Europeans are provided for, from cradle to grave, People would rather enjoy today than plan for tomorrow. They don’t want to have children, and the culture is very hedonistic… By rejecting the Judeo-Christian worldview, Europeans have created a huge spiritual vacuum – and Islam is filling it.” Dịch: “Dân Âu Châu được cung cấp cho từ khi nằm nôi cho đến khi lìa đời. Họ chỉ muốn hưởng thụ ngày hôm nay mà không lo toan về ngày mai. Họ không muốn sinh con, và nền văn hoá thiên về hưởng thụ cá nhân. Chính thái độ như thế đã là môi trường cho sự phát triển Hồi giáo. Người Âu Châu từ chối đạo Chuá, tạo một khoảng trống rất lớn về tâm linh. Do đó, Hồi Giáo mới có dịp lấp vào.”

– Chính sách di dân rộng rải:

Tại các nước Âu Châu, có hàng chục triệu di dân từ các nước Hồi Giáo. Điển hình là Anh Quốc. Chúng tạo ra những No Go Zones. Ví dụ như ở Tower Hamlet ở London, chúng có một khu vực rộng lớn như một thành phố nhỏ mà bọn Hồi hoàn toàn tự do với hàng ngàn tên Hồi gốc Pakistan, Nam Á…. Cảnh Sát, dân Anh hoàn toàn không bén mãng.

Ngay tại Hoa Kỳ, hành pháp Obama đã tỏ ra ưu đãi đối với vấn đề di dân từ các nước Hồi Giáo! Xin nhắc lại tại Twin Cities (Tiểu Bang Minnesota), có những cộng đồng dân Bắc Phi Hồi Giáo mới được Obama cho di cư đến, có số dân hàng trăm ngàn, và là cái trung tâm an toàn để tuyển mộ, huấn luyện, cung cấp chiến binh cho khủng bố. Xin đọc lại bài Khủng Bố Tại Hoa Kỳ.

– Tại Pháp, theo một thăm dò, có đến 16% (tức 1 trong 6 người Pháp) ủng hộ ISIS! Tính về giới trẻ từ 16 đến 28 tuổi, con số ủng hộ ISIS là 27%. Ước lượng có cả ngàn người quốc tịch Pháp tham gia chiến đấu trong hàng ngũ ISIS.

– Đức Quốc: Bà Thủ Tướng Merkel đã cho phép 800 ngàn dân tị nạn Syria định cư trong năm qua và hứa hẹn cho thêm cả triệu người nữa. Tại thành phố Wuppertal, bọn Hồi tổ chức các toán tuần tiểu trên đường phố để thi hành luật Sharia đối với những người uống rượu và đánh bạc.

Trong khi bọn Hồi tổ chức biểu tình, giương cờ đen ISIS, hô to các khẩu hiệu Ả Rập, thì được bảo vệ bởi cảnh sát; những người dân Đức (hay Âu Châu) biểu tình phản đối bọn Hồi thì bị giải tán, bắt nhốt ở Sở Cảnh sát (một điều ngược đời). Bà Merkel lên án tổ chức Những Người Yêu Nước Âu Châu Chống Lại Sự Hồi Giáo Hoá (Patriotic Europeans Against the Islamization of the West, PEGIDA) là không có con tim, đầy định kiến và sự thù ghét (Obama cũng thế). Bọn Hồi còn đem cả tranh chấp phe nhóm của chúng vào đất Âu Châu! Có hơn gần 1 ngàn người Đức tham gia ISIS.

– Tại Thụy Điển, nơi mà chúng ta hình dung ra các cô gái tóc vàng, mắt xanh trong các bộ đồ tắm hai mảnh và những con tàu Vikings từng chinh phục vùng biển Âu Châu, thì nay, thay vì các tên gọi truyền thống quen thuộc Olaf, Sven, người ta thích đặt tên cho con là Mohammed. Tại thành phố Malmo, lớn thứ ba của Sweden, có đến 20% dân số là Muslim. Chúng tạo thành khu vực No-go Zone nơi mà những phụ nữ không ăn mặc theo cách Hồi Giáo sẽ không được an toàn khi đến gần đó. Cả Cảnh sát, Cứu Hoả, Nhân viên Y tế cấp cứu cũng không vào được.

– Tại Denmark, một nước nhỏ xíu, cũng bị tình trạng Hồi hoá này; khi tỷ lệ người bỏ nước tìm đến Syria chiến đấu dưới cờ ISIS là cao nhất sau Belgium (so với dân số). Mà lại là bọn đang hưởng phúc lợi xã hội từ tiền đóng góp của công dân.

– Tại Hoà Lan: Có hơn 400 ngàn di dân từ Morocco, là bọn thất học, không định hướng. Tình trạng này được coi là bom nổ chậm. Hơn 200 người quốc tịch Hoà Lan tham gia ISIS. Tại hai thành phố lớn nhất Amsterdam và Rotterdam số dân Hồi chiếm tới 25% dân thành phố. Các thành phố khác cũng chiếm đến 13, 14%. Hoà Lan có chế độ chính trị xã hội tả khuynh phóng túng nhất. Tháng 7 năm 2017, bọn Hồi đã công khai tổ chức cuộc biểu tình ủng hộ ISIS ngay tại The Hague, thủ đô hành chánh của Hoà Lan và được ông Thị Trưởng tả phái Jozias Van Aartsen làm ngơ.

– Tại Anh Quốc: Từ 2001 đến 2011, dân Hồi tại Anh tăng gấp đôi từ 1.5 lên 2.7 triệu (5% dân số của Anh) Chưa kể đến bọn nhập cư lậu. Có hàng ngàn dân quốc tịch Anh đã rời Anh đến Syria tham gia lực lượng ISIS.

Anjem Choudary (gốc Pakistan) coi như thủ lãnh nhóm Hồi cực đoan vẫn ung dung thảnh thơi sống giữa thành phố London, đi lại tự do. Kêu gọi đồng bọn không đi làm mà ở nhà hưởng trợ cấp.(Bỉ, Hoà Lan, Đan Mạch, Anh, Ý…) :”Cộng sản đã chết, Tư bản đang chết, Hồi giáo là tương lai của nhân loại

Tháng 8, 2014, chúng tổ chức biểu tình ngay giữa London, giương biểu ngữ :”Khalifah, bình minh của thời đại mới” và rải truyền đơn tuyên bố sự tái lập Calipha, kêu gọi dân Hồi toàn thế giới thực hiện 7 điều: (1) Trung thành với Caliph Abu Bakr al Badhdadi, (2) Tuân thủ luật Sharia, (3) Yểm trợ cho Caliph, (4) Cầu nguyện, (5) Di cư đến các vùng Hồi Giáo (6) Giáo dục dân Hồi và ngoại đạo về Calipha, và (7) Phản tuyên truyền đối với những gì chống Hội Giáo.

Bọn Hồi tại Âu tận dụng hệ thống phúc lợi, lãnh trợ cấp và tiền hành tuyên truyền, khủng bố phá hoại xã hội. Chúng coi như đây là theo luật Sharia, những người ngoại giáo phải đóng thuế cho người Hồi Giáo.

Âu Châu cung cấp chiến binh cho ISIS

Các nước sau đây đều có người tham gia ISIS: Áo (khoảng 300), Bỉ (300), Hoà Lan (200), Úc (300), Denmark (hơn 100), Tây Ban Nha (gần 100), Italy (100), Na Uy (hơn 50), Phần Lan (hơn 30), Canada (150), Sweden (50), Ireland ( 50), Bồ Đào Nha (20), Thụy Sĩ (15).

Luật của Liên Âu nghiêm cấm các nước thành viên dùng danh sách theo dõi khủng bố để sàng lọc công dân mình khi những người này trở về trong vùng gọi là Schengen Area của 26 nước thành viên. Schengen Area là vùng bao gồm lãnh thổ 26 nước Âu Châu mà không còn biên giới quốc gia. Bốn trăm triệu công dân Liên Âu đi qua lại các nước trong vùng không cần thông hành, không bị chặn hỏi. Sự dễ dãi này cũng áp dụng cho cả nhiều người không phải là công dân, như các nhà doanh nghiệp, du khách, hay những người hiện diện hợp pháp trong lãnh thổ Liên Âu.  Vì thế, bọn khủng bố có quốc tịch các nước Liên Âu, hay từng cư trú tại đây có thể dễ dàng xâm nhập Hoa Kỳ mà không gây sự chú ý nào.

Hiện đang có khuynh hướng trục xuất bớt di dân từ các nước Hồi, mà đầu tiên là bọn Pakistan. Anh Quốc đã có quyết định trục xuất, và nước này đã không đồng ý với Liên Âu trong vấn đề di dân, vì thế, đã chần chừ trong những việc thảo luận với Liên Âu về di dân. Quý vị có đặt câu hỏi tại sao Đức nhận nhiều di dân Hồi Giáo? Xin thưa vì Đức rất cần thêm dân số để đáp ứng nhu cầu công nhân. Mức sanh đẻ tại Đức quá thấp, chỉ có 8.2 lần sanh trong số 1000 dân. (theo the Kiel Institute for the World Economy.)

Thái độ của Obama đối với vấn đề ISIS:

Trong 8 năm nhậm chức Tổng Thống Hoa Kỳ, Obama đã có những việc rất đáng lên án vì coi như đứng về phía Hồi Giáo hơn là quyền lợi của đất nước và công dân Hoa Kỳ.

1.- Ngay sau khi nhậm chức ông ta đã lên tiếng xin lỗi các nước Hồi Giáo.

2.- Rút quân ở Afghanistan và Iraq khi tình hình chưa yên ổn. Hậu quả là Taliban mạnh lên và ISIS ra đời và bành trướng tại Syria và bắc Iraq. Có lúc tưởng nuốt trọn Iraq.

3.- Trong việc tranh chấp giữa Israel và Palestine, ông ta bênh vực Palestine và lơ là, lên án Israel mỗi khi có xung đột ở Do Thái. Đổ lỗi cho Israel khi họ phản ứng lại với những mưa hoả tiễn đánh vào khu dân cư, viện trợ cho Palestine. Từ chối tiếp kiến Thủ Tướng Benjamin Netanyahu. Cũng như đàm phán với Iran, viện trợ 1.5 tỷ cho Iran mà không đổi lấy được một việc cụ thể nào. Nên nhớ Iran là nước rất hung hăng, đòi tiêu diệt Hoa Kỳ và Isreal.

4.- Né tránh không chịu thừa nhận kẻ thù là Islamic Terrorism. Ngược lại, kết án những người Mỹ là Islamphobia, kỳ thị Islam. Hillary Clinton còn cho Islam là tôn giáo hoà bình. Chính phủ Obama cấm cản việc theo dõi hoạt động của bọn Imam trong các nhà thờ Hồi Giáo. Chiều theo đòi hỏi của bọn Hồi triệt phá các biểu tượng dính líu đến Thiên Chúa Giáo tại công sở, trường học…

5.- Thả gần 1000 tù khủng bố Hồi Giáo bắt được tại Trung Đông và giam giữ tại trại Guantanamo Bay. Bọn này sau khi thả ra, 60-70% đã trở lại hàng ngũ khủng bố.

6.- Viện dẫn Tu Chính Án số 1 khi bọn Hồi tuyên truyền cổ vũ cho khủng bố. Viện dẫn sự bảo vệ riêng tư để ngăn việc theo dõi hoạt động của chúng trên các truyền thông xã hội.

7.- Hoàn toàn không có chính sách chiến lược để đánh ISIS. Kết quả để cho Nga phỏng tay trên.

8.- Sau vụ bọn Hồi khủng bố tại Paris tháng 1 năm 2015, có 40 nguyên thủ các quốc gia đến Paris để tham dự cuộc tuần hành chia sẻ nỗi đau của dân Pháp và biểu lộ sự liên đới trong cuộc chiến chống ISIS. Obama đã vắng mặt, cũng không có Phó Tổng Thống; và trong khi Bộ Trưởng Ngoại Giao John Kerry đang tham dự một cuộc hội nghị ở Âu Châu cũng không thèm đến.

9.- Tìm sự cố vấn của hai tổ chức Hồi cực đoan là CAIR (Council on American-Islamic Relations và ISNA (Islamic Society of North America. Cả hai tổ chức này đều dính líu đến tổ chức Huynh Đệ Hồi Giáo Muslim Brotherhood.

10.- Obama đã ủng hộ cựu Tổng Thống Ai Cập Mohammed Morsi thuộc Huynh Đệ Hồi Giáo, trong khi phủ nhận tân Tổng Thống Abdel Fattah-al-Sisi là người ôn hoà, chủ trương Cách mạng trong Hồi Giáo để xoá bỏ tư tưởng cực đoan. Cần nói thêm về ông al-Sisi này. Ngày 1 tháng 1, 2015, ông al-Sisi đã đọc một bài diễn văn rất giá trị trước hàng giáo phẩm cao cấp Hồi Giáo tại thủ đô Cairo kêu gọi cuộc cách mạng sâu đậm trong thế giới Hồi Giáo để chung sống hoà bình với các tôn giáo bạn. Ông lên án việc “1.6 tý người Muslim muốn giết sạch 7 tỷ cư dân thế giới khác đạo. Đó là điều không thể tưởng tượng được.” Ông cũng nói rằng chính cái siêu cộng đồng Hồi Giáo (Umma) đang bị tiêu diệt bởi chính bàn tay mình. (I say and repeat it again that we are in need of a religious revolution. You, imams, are responsible before Allah. The entire world, I say it again, the entire world is waiting for your next move… because this umma is being torn, it is being destroyed, it is being lost – and it is being lost by our own hand.)

11.- Khi hai tên Hồi giáo Nidan Hassan xả súng bắn chết 13 quân nhân tại Fort Hood (Texas, 2009) và Alton Nolen cắt đầu 1 phụ nữ ở Oklahoma (2014), hành pháp Obama đã không coi là khủng bố Hồi Giáo mà gọi là những tội về bạo lực nơi làm việc (Workplace violence). Thậm chí hơn 1 tuần sau, một viên chức chính phủ còn bay đến nhà thờ Hồi Giáo nơi tên Nolen này thường đến hành lễ để đọc một lá thư cám ơn của Obama trong đó ca ngơi rằng nhà thờ này “đã có những phục vụ đáng làm gương trong việc chia sẻ niềm tin Hồi Giáo…”

Trích: “Your service is a powerful example of the shared roots of the Abrahamic faiths and how our community can come together in shared peace with dignity and a sense of justice” Và còn hơn thế, Obama không hề có lời thăm hỏi đến gia đình nạn nhân là bà Colleen Hufford.

Nghe chuyện này, dù nhẫn nhịn đến đâu, chúng tôi cũng phải bật ra những lời rủa sả về một sự hạ mình quá mức đến thế…

Chúng ta không lấy một việc riêng lẻ để đánh giá toàn bộ, mà kết hợp nhiều sự việc, qua thời gian dài thì đánh giá mới xác đáng. Qua những thái độ, hành xử và lời tuyên bố của Obama trong những vụ liên quan đến Hồi Giáo, chúng tôi không còn nghi ngờ gì về một khuynh hướng rất rõ ràng của Obama là thần phục bọn Hồi cực đoan. Nhất là sau các biến cố ở Paris, Obama vẫn ngoan cố cho phép nhập cư hàng chục ngàn dân tị nạn Syria mà theo FBI thì không thể sàng lọc được vì họ không có bất cứ hồ sơ nào; và ISIS thì tuyên bố gài người trong đám dân tị nạn. Chỉ còn hơn nửa năm Obama hết nhiệm kỳ, nếu chúng ta không cẩn trọng, mà bầu cho một người kế vị đường lối Obama thì coi như việc Hồi hoá nước Mỹ sẽ là một tương lai không xa.

Nhiều người đặt câu hỏi: Chẳng lẽ Obama như thế mà bao nhiêu chính trị gia, trí thức đành chịu thua? Vấn đề là ở sự phân hoá hai đảng quá trầm trọng. Bất cứ những gì của phe Dân Chủ, thì đám Dân Chủ nhắm mắt hưởng ứng, tung hô trong khi đám Cộng Hoà quyết chống đến cùng và ngược lại. Chúng ta còn nhớ Obama từng tuyên bố sẽ phủ quyết bất cứ đạo luật nào do Quốc Hội mà Cộng Hoà đang là đa số đưa ra; và trái lại, Quốc Hội thì tuyên bố không bàn cãi những gì do Obama gửi đến.

Chế độ Dân Chủ Tự Do của Mỹ đã để lộ hai khe hở mà bọn phá hoại sẽ luôn tìm cách khai thác:

– Quyền Tự Do Phát Biểu: Tại các Mosque Hồi giáo, bọn Imam tha hồ giảng dạy những lý thuyết bất nhân trong kinh Coran, tuyên truyền kêu gọi Thánh Chiến. Ngay tại nhiều nơi công cộng đã có bọn giương lá cờ ISIS, hô khẩu hiệu ủng hộ ISIS. Đã có chuyện bọn Hồi Giáo đòi hỏi những điều phi lý… Và tất cả đã được những chính trị gia mị dân đem Tu Chính Án Số 1 ra để bảo vệ. Điều này có khác chi ngày xưa, toà án VNCH đã phải thả bọn sinh viên đấu tranh dù biết chúng làm theo chỉ thị bọn Cộng Sản năm vùng.

– Bảo vệ sự riêng tư (Privacy): đã ngăn cản các cơ quan công lực theo dõi, truy tìm trên các phương tiện truyền thông, nghe lén điện thoại, thư từ của bọn khủng bố hay tình nghi khủng bố.

Lẽ ra, các điều khoản Hiến định, Luật định là phạm trù Dân Quyền chứ không phải Nhân Quyền, là để bảo vệ quyền lợi công dân, không thể áp dụng cho người không là công dân, nhất là với bọn kẻ thù. Vả lại, cứu cánh biện minh phương tiện. Trong hoàn cảnh chiến tranh, đối diện với kẻ thù, an ninh quốc gia, an toàn của công dân phải được đặt lên hàng đầu. Chúng ta không thể bị ràng buộc bởi những điều mà bọn khủng bố không xứng đáng được hưởng.

Không rõ sau các biến cố dồn dập ở Âu Châu, các chính khách tả khuynh Mỹ và những người dân ít quan tâm đến chính trị có cảm nhận được nguy cơ Hồi cực đoan để cùng hữu phái tìm ra những biện pháp tích cực nhằm ngăn chận nó. Vì nếu không thì việc gì đến sẽ đến.

Việc gì đến sẽ đến:

Cơn thịnh nộ bị đè nén, khi đến mức bộc phát, sẽ có hậu quả nguy hiểm vì nó sẽ đưa từ thái cực này qua thái cực kia: từ cực tả qua cực hữu, mà Donald Trump là một thí dụ. Trong khi các ứng cử viên Dân Chủ thì mị dân, chỉ nói những điều làm vừa lòng cử tri để kiếm phiếu, một phần ứng cử viên Cộng Hoà còn dè dặt chưa dám nói mạnh miệng vì sợ bị lên án kỳ thị, thì Donald Trump đã nói lên được tiếng nói của đại đa số dân chúng Mỹ nào có suy nghĩ đến vận mệnh tương lai.

Nếu bên Cộng Hoà, các ứng cử viên không sáng giá rút sớm, để còn 2 vị, thì có thể ông Cruz – một người ôn hoà hơn ông Trump-  cũng hy vọng đủ phiếu để được chọn. Dù chỉ đạt lèo tèo từ vài cho đến 10% số phiếu, ông Kasich vẫn “kiên trì” bám cuộc, nên sắp tới sẽ còn nhiều khó khăn.  Chúng ta đang đứng trước một sự lựa chọn rất nguy hiểm. Tả khuynh khi đến cùng cực là chế độ Cộng Sản; trong khi cùng cực của Hữu khuynh là chế độ Phát xít. Cả hai đều tai hại, nguy hiểm cho không những cho vận mệnh Hoa Kỳ mà cả thế giới..

Nhưng nếu chỉ có một lựa chọn, thì tôi chắc một điều là khó mà sống được dưới chế độ Cộng Sản hay chế độ Hồi Giáo cực đoan.

Đỗ Văn Phúc

Texas – March 23, 2016







--
====================================================================
Trên Facebook :
http://www.facebook.com/DaiHocKhoaHocSaiGon
====================================================================
 
Bạn đã nhận được bài viết này vì bạn đã đăng ký vào Nhóm "KhoaHocSG" của Google Groups.
* Để đăng bài lên nhóm này, hãy gửi email đến "khoa...@googlegroups.com"
* Để RÚT TÊN ra khỏi nhóm này, gửi email đến "khoahocSG+...@googlegroups.com"
* Để có thêm tuỳ chọn (preference set up), hãy truy cập vào nhóm này tại: http://groups.google.com/group/khoahocSG?hl=vi
---
Bạn nhận được thư này vì bạn đã đăng ký vào nhóm Google Groups "KhoaHocSG".
Để hủy đăng ký khỏi nhóm này và ngừng nhận email từ nhóm, hãy gửi email đến khoahocsg+...@googlegroups.com.
Để xem cuộc thảo luận này, hãy truy cập vào https://groups.google.com/d/msgid/khoahocsg/MN2PR02MB6592D95CEA2F03FCBA24F5D5FC3E2%40MN2PR02MB6592.namprd02.prod.outlook.com.
Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages