1. LỢI ÍCH CỦA NẤM MÈO ĐEN
2. THƯ GIÃN CUỐI TUẦN
3. SAIGON NIỀM NHỚ ( TÂP 89 & 90) :XÓM BÀN CỜ & NGÃ SÁU SÀI GÒN
4. TÌNH NGƯỜI SÀI GÒN
5. Câu chuyện về Ấn Độ: Cực giàu, cực nghèo, cực giỏi, cực độc
6. Say đi em
7. KHI NÀNG COVID-19 ĐỔI HỆ
8. CÁC ÔNG CẦN NÊN BIẾT CÁI GIÁ PHẢI TRẢ- ĐIỆN XẸT KHÔNG CẦN BÁO TRƯỚC
9. MAI NÀY VỀ GIÀ
10. Recent UFO sightings in Arizona & New York (USA) and Winnipeg (Canada) on the same day, May 9, 2021
11. Hóc xương cá (Mẹo không biết dùng được không?)
12. Biên giới Hoa Kỳ khủng hoảng trước làn sóng di cư mới
13. Tản Mạn Nơi Quán Cơm
14. Giữa người với người, bước lại gần quá ắt sẽ làm nhau đau.
15. TRƯỢT CHÂN ,TÉ NGÃ kHI TUỔI GIÀ ..
THÔNG BÁO
LHCT
LỢI ÍCH CỦA NẤM MÈO ĐEN
Tôi đã bị Stroke hồi tháng NOV. 2012 nên rất biết về việc này. LIỆT cả nửa thân người, méo mặt, ngồi xe lăn.
Nhưng: nhờ tập, châm cứu và ĂN NẤM MÈO ĐEN nên 4 tháng sau tôi TRỞ LẠI BÌNH-THƯỜNG!!!
Không còn méo mặt, cử động tự nhiên, đi khỏi chống gậy! Đi bộ dài dài, KHÔNG CHỐNG GẬY!
Tôi gởi đến bản thử MẠCH MÁU của tôi.Mình lớn tuổi, thế nào ít, nhiều, mạch máu cũng bị động PLAQUES!!!
ĂN và UỐNG NẤM MÈO ĐEN giúp quét sạch PLAQUE! Máu thông dễ dàng thì lo gì bị HEART ATTACK! hay STROKE!!!
Tiếp đây là kết-quả thử máu của tôi :
- Nov. 2013 : CHOLESTEROL TOTAL : 146
- APR.2014 : CHOLESTEROL TOTAL : 111
Như vậy chỉ trong 5 tháng mà CHOLESTEROL của tôi giảm 35 points từ 146 tới 111.
Trước đây CHOLESTEROL của tôi CAO ; lối 200 ~ 230 phải uống CRESTOR 10 mgr. những chi giảm lối 170.
NĂM 2001, tôi đã implant 4 stents , lúc đó nghẹt đến 90%.Với tuổi 80,1934 mà kết quả như vậy thì khá lắm….
Trên một năm nay , mỗi ngày tôi ăn 1 chén “soup NẤM MÈO ĐEN“. Có thể nhớ vậy mà CLEAR PLAQUE các BLOOD VESSELS. Tôi rất khỏe, huyết áp lúc trưa lối: 120 ~ 130 / 60 ~ 70. Đêm ngủ thẳng một giấc , lối 7 ~ 8 tiếng; không phải dậy nửa đêm đi tiểu.
Bác sĩ Tim của tôi ngạc nhiên lắm!
Có nhiều cách dùng NẤM MÈO, nhưng tôi thích ăn như ăn SOUP.
Nấm mèo ngâm qua đêm, luộc chín, xoay nhuyễn với CHICKEN BROTH và ăn mỗi sáng một chén như ăn soup.
Chỉ mất công xay thôi. 1 lbs khoảng 7$ US . Ngày ăn lối 20 grs. 1lb. = 450 grs.
Có thể làm một lần nhiều để ăn cả tuần .
L.-V.-Luu
THƯ GIÃN CUỐI TUẦN
SAIGON NIỀM NHỚ ( TÂP 89 & 90) :XÓM BÀN CỜ & NGÃ SÁU SÀI
GÒN
Anh chị thân mến,
Mấy năm sau khi Tây về nước, một quốc gia tân sinh non trẻ Việt Nam Cộng Hòa có chiều dài từ Vĩ Tuyến 17 đến tận Mũi Cà Mau. Sài Gòn trở thành thủ đô, lúc này như thiếu nữ thay áo mới vừa xong lại chào đón một số đồng bào ruột thịt từ miền Bắc di cư vào. Tuy là mặc áo mới nhưng lộ mấy miếng vá trong quần vải thô. Những mảnh vá đó là những xóm nghèo chen chút căn nhà sàn cất cao trên những đầm lầy . Mái tôn vách ván. Trời nóng như thiêu đốt trong mùa nắng cháy. Khi trời đổ mưa thì dột nước chảy lênh láng trên sàn nhà; Vĩnh Hội, Cầu Cống, Phạm thế Hiển, quanh những con rạch Thị nghè, kênh Nhiêu Lộc Trương minh Giảng. Kinh Tẻ, Kinh Đôi, rạch Bến nghé..vv.
Ngay giữa thành phố, cũng có những xóm nghèo lụp xụp như vậy. Nơi mà các mái nhà vách liền vách, mái tone. Tình lối xóm tự tạo mối an bình trong khu nhà. Đường xá trong xóm ngang dọc như mắt cửi. Đây không phải đầm lầy mà là đất bằng. Những con đường ở đây đan nhau như một bàn cờ. Mỗi nhà một lối sống, láng giềng quý mến, chào hỏi nhau, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Đó là Khu Bàn Cờ mà tôi có dịp giới thiệu cùng anh chị. hi vọng gợi lại anh chị một vài nét đặc thù của khu
Xóm Bàn Cờ
Tôi sinh ra và lớn lên ở xóm Bàn Cờ, khu vực đóng khung giữa các đường trước 1975 là
Lê Văn Duyệt (trước 1975),Hồng Thập Tự và Lý Thái Tổ, Phan Thanh Giản(
ngày xưa). Nơi đây là giao điểm gạch nối Q.1, Q.3, Q.10, Q.5 với nhau. Với địa lợi như vậy, Bàn Cờ ngày càng đông đúc, nhà dân, chợ búa, siêu thị, nhà hàng, trường học, bệnh viện mọc lên tấp nập. Thế nhưng, 50 năm trước, xem bản đồ Sài Gòn xưa, ta có thể ngạc
nhiên thấy cả khu vực này đều chưa có tên. Tìm hiểu qua sách báo và cư dân lâu năm, mới biết cuối những năm 1950, Bàn Cờ là “trại tạm cư”. Dân “chạy loạn” từ quê lên, được chia ô cắm dùi làm lều, làm nhà ở tạm. Cứ thế, trên đất trống hình thành những con hẻm
đường đất, chạy chi chít nhưng vuông vắn như... Bàn Cờ.
“Làng quê” ven phố
Xóm Bàn Cờ xa xưa giống như những con xóm khác của Sài Gòn, không những là nhà nghèo mà còn là “nhà quê”, bởi chính khung cảnh đậm đặc “thôn làng” giữa phố! Nhiều xóm nhà ngày ấy rất đúng nghĩa là “xóm nhà lá”, vì phần lớn đều là những căn nhà có mái và vách
ngăn làm bằng lá dừa nước phơi khô. “Sang” hơn thì nhà vách ván, vách tôn, thậm chí bằng thiếc gỡ ra từ những thùng hàng lớn nhỏ. “Sang” nhất trong xóm là những ngôi nhà đóng bằng “cây” (gỗ), dẫu chỉ là gỗ tạp, còn gọi là “nhà cây”. Đó thường là nhà hai tầng,
khung và các cửa đều bằng gỗ, sơn phết màu xanh da trời hay màu xanh đọt chuối, rất hiền hòa. Kiểu dáng nhà nào cũng đơn giản. Nhà nào “điệu đàng” nhất thì nơi khung cửa sổ có treo rèm vải. Hoặc hàng rào gỗ ở ban công trên lầu, có các chấn song được xếp theo
hình chữ X, thay vì xếp hàng dọc đơn điệu.
Thuở ấy, đèn neon chưa phổ biến, nhà nào khá lắm cũng chỉ có bóng đèn vàng. Đường hẻm chưa có đèn công cộng. Tối đến, khung cảnh các xóm càng trông giống làng quê với những ánh đèn vàng tĩnh mịch.
Chính những con hẻm đường đất vẫn còn nhiều cây xanh là ngôi vườn, là sân chơi chung cho con nít chúng tôi. Dưới những tàng cây thanh bình, trẻ em trong xóm chơi đánh đáo, bắn bi, ô ăn quan, đá banh, nhảy cầu, nhảy dây, tạt lon... Hết thảy, đều vui nhộn và
hồn nhiên! Con nít sau giờ học, đổ ra hẻm, chơi đùa với nhau dễ dàng. Người lớn thả con ra khỏi cửa, không lo lắng trăm nỗi an nguy như bây giờ.
Các ngày Tết Nguyên Đán, nhà nào nhà nấy trang hoàng rộn rã, hầu như nhà nào cũng có chậu mai vàng hay chậu cúc kim trước cửa. Sắc hoa vàng nở tưng bừng trên nền xác pháo đỏ. Trước tết, bà con trong xóm thường nấu chung nồi bánh chưng, bánh tét trên đường hẻm.
Xóm giềng thăm hỏi nhau, tặng chút mứt nhà làm, tặng trái cây cúng bàn thờ là chuyện bình thường.
Hàng xóm thân thiết
Thuở ấy, Sài Gòn xóm chưa có nước máy vào nhà, chưa có cột đèn dẫn điện vào các hẻm. Ngoài nước giếng, người dân quen xài nước máy công cộng. Cứ ba bốn hẻm, lại có một “phông ten”. Trong khu chợ Bàn Cờ, giữa hẻm 212 Nguyễn Thiện Thuật có một “phông ten” nước,
vừa xài cho xóm, vừa xài cho chợ. Tại đấy, từ sáng đến tối đều đông chật người. Các bà, các chị gánh nước thuê, đầu đội nón lá, mặc áo bà ba, xắn ống quần cao để lộ bắp đùi rắn rỏi. Hai thùng nước sóng sánh, đong đưa nhịp nhàng trên đòn gánh. Đó là loại thùng
thiếc vuông của các hãng nước mắm, dầu dừa, dầu hôi..., bây giờ rất hiếm thấy. Từ nhỏ, tôi khó quên được cái giọng ngọt ngào, thân mật khi họ gánh nước đến đổ vào lu cho từng gia đình. Các bà, các chị hay gọi chủ nhà là “Thầy Hai, Cô Ba”! Thật ra, thầy hay
cô cũng đều là dân lao động như nhau, giới “bình dân” - hai chữ này bây giờ cũng vắng bóng.
Hầu như ngày ấy, nhà cửa trong xóm không có cảnh “kín cổng cao tường”. Bởi lẽ đơn giản, nhà trong xóm, không có cổng, không có tường rào. “Nhà cây” hay nhà gạch, ban ngày lúc nào cũng mở cửa thông thoáng. Nếu có mành tre hay mành gỗ cũng chỉ để che nắng. Hiên
nhà là nơi đặt mấy chiếc ghế cũ hay “bộ ngựa” để người nhà hay hàng xóm ngồi chơi. Có khi đó là một bệ xi măng hay băng ghế sắt lấy ở đâu đó, cứ tự nhiên trở thành salon ngoài trời. Đặc biệt, trước hiên nhà thường có một giá thờ đơn giản nhưng trang trọng,
gọi là bàn thờ Ông Thiên. Trên đấy, bao giờ cũng có một bát nhang và một cây đèn hột vịt. Người trong xóm tin các vong hồn phiêu lạc và tà ma nào đấy trông thấy khung cảnh thiêng liêng đó sẽ phải tránh xa.
Ở nhiều nhà, còn để một khạp nước có nắp đậy cẩn thận, kèm theo chiếc gáo dừa hay chiếc ly nhựa để khách đi qua cứ tự nhiên múc uống. Thêm vào sự hào phóng đó, còn phải kể đến những tiệm thuốc bắc của người Hoa trong xóm. Tại đây, trên quầy lúc nào cũng có
sẵn mấy lọ trần bì (vỏ quýt phơi khô tẩm thuốc) hay những loại kẹo ngậm gì đấy vừa ngọt vừa hăng hăng mùi thuốc bắc. Bọn con nít chúng tôi chạy vào xin thì đều được ông Tàu “bụng phệ” gật đầu cho lấy thoải mái
Nguồn: Phúc Tiến
Bài Thứ Hai khá ngắn nhưng quen thuộc, dân Sài Gòn ai mà không biết khu vực này
NGÃ SÁU SAIGON :Tượng Phù Đổng Thiên Vương
Vừa qua chợ Bến Thành, theo con đường Phạm Hồng Thái về hướng Tây một quãng đường độ non một cây số tới góc đường Gia long là đến Ngã Sáu Sài gòn. Ngã Sáu này là nơi hội tụ 6 con đường: Gia Long, Phạm hồng Thái, Võ Tánh, Ngô Tùng Châu , Lê văn Duyệt và có lẽ là đường Phan văn Hùm
Nếu đi tiếp tục trên đường Lê văn Duyệt qua chợ Đũi về hướng Phan Thanh Giản là ta đi vào khu Bàn Cờ
Giữa Ngã Sáu là một công viên nhỏ có dựng một bức tượng khá quen thuộc là tượng Phù Đổng Thiên Vương.
Có điều, trong truyện xưa, Thánh Gióng lớn nhanh như thổi, khi sứ giả mang ngựa sắt, giáp sắt… đến thì chú bé vươn vai đứng dậy trở thành một tráng sĩ cao lớn để đi đánh giặc ngoại xâm. Nếu để ý kỹ, thì có thể sẽ không biết rằng bức tượng Phù Đổng Thiên Vương
này có một chi tiết khác so với truyền thuyết Thánh Gióng: ngồi trên ngựa sắt vẫn là
một chú bé.
Đường Phan Văn Hùm
Bức hình dưới là đường Phạm Hồng Thái, lúc này cao ốc đang xây sửa.
Phía Lê Lai, cạnh ga xe lửa mọc lên Night Club, Hotel, Restaurant và đất trước dãy nhà 1 lầu bên phải ngay ngã 6. Chiêu chiều có rất nhiều xe bán bánh cuốn, bánh ướt, chả lụa, sâm bổ lượng. Cháo gà cháo vịt, bột chiên…Xích tới góc bến xe ban tối là kem ký,
kem ly, v.v..
Ngoài ra sau lưng tượng Phù Đổng chỗ dưới bảng quảng cáo có tiệm hủ tíu Nam Vang cũng ngon có tiếng lúc đó. Còn bên phải là Mỹ Kim địa ốc, chủ nhân là một tay chơi có hạng thời bấy giờ.
Bến xe là đường Phan Văn Hùm ngắn ngủn chỉ tới Lê Lai là hết vì “đụng” tường rào Ga xe lửa
Sài Gòn. Xe đò ở đây đủ loại chạy , Hậu Nghĩa, Củ Chi; có cả xe đò bự chạy Sài Gòn – Ban Mê Thuột.
Bữa trước có việc vô Chợ Lớn, ngang chỗ đường Nguyễn Trãi thấy có tiệm phá lấu, ghé mua ăn, sao không thấy
ngon như phá lấu ngày xưa. Lại nhớ cái khay nhôm tròn tròn hơi dơ dơ bán phá lấu của chú Ba Tàu góc Pasteur, Lê Lợi trước năm 1975.
Đó chỉ là một quầy nằm trên vỉa hè, khay để đầy phá lấu nhiều màu, toàn những màu sẫm là lòng heo, dồi trường, tim, lưỡi, lá sách, bao tử, gan, ruột non, phèo, phổi... nói chung là toàn bộ đồ lòng của con heo lại thêm mấy bộ lòng gà đầy đủ gan, tim, ruột lòng thòng xoăn xoắn.
Miếng phá lấu được cắt nhỏ lủm một miếng chưa đầy miệng, ăn bằng một cây tăm.
Trên khay đó còn có tương đen, tương đỏ. Khách lái xe xuôi đường Pasteur, thắng xe ghé lại, thích gì ăn nấy, cây tăm khi đã bỏ miếng phá lấu vào miệng thì chú Ba Tàu lại ghim một cây tăm khác vào cổ tay của ông có sợi cao su buộc ngang.
Thân mến
TQĐ
TÌNH NGƯỜI SÀI GÒN
Người thanh niên chít khăn trông như ngôi sao bóng đá là một tài xế xe tuk tuk ở làng tại Jaipur- ảnh chụp năm 2013 (ảnh: Di Li)
|
Anh chàng Ấn Độ đeo kính đen mà tôi (Di Li) chụp chung là một gã bán hàng rong, khiến cả đoàn ngẩn ngơ vì như diễn viên Hollywood" -(ảnh: Di Li)
|
Hàng nghìn người dân Ấn Độ vẫn tắm sông Hằng ở Haridwar lễ hội Kumbh Mela bất chấp dịch Covid-19
|
Ông Ram Vriksha Gaur, một trong những đạo diễn của bộ phim truyền hình nổi tiếng “Cô dâu 8 tuổi” phá sản vì dịch bệnh, phải đi bán rau quả.
|
Uống cồn là uống rượu. Uống rượu phải say. Dĩ nhiên thế. Không say thì uống bia rượu làm gì?
Bài này nói về say rượu dưới góc nhìn khoa học, nhưng vì lấn cấn một chút tới tửu lượng của phụ nữ nên tôi mượn luôn câu thơ “Say đi em” trong tập “Thơ Say” của thi sĩ Vũ Hoàng Chương để đặt tựa cho bài báo này.
Bia rượu gọi chung là cồn. Dù đó là bia Sài Gòn, bia Hà Nội, Tiger hay Heineken…, rượu vang hay rượu nếp, rượu Gò Đen, Làng Vân, Vodka hay Cognac, Whisky…, tất cả đều là cồn, là ethanol, có công thức hóa học là C2H5OH. Chúng chỉ là khác mùi vị do “tạp chất” và độ rượu cao thấp.
Say nhanh say chậm
Note: hình trong bài là minh họa
Say nhanh hay chậm là do tốc độ hấp thu rượu vào máu. Hấp thu càng lẹ càng chóng say. Khoảng 20% bia rượu được hấp thu ở dạ dày, và 80% ở ruột non.
Con số 20% ở dạ dày không hề nhỏ. Vì vậy trước khi uống rượu cần “lót dạ” (dân trong nghề gọi là “đổ bể tông”), nhất là nên “đổ” trước những món nhiều bột đường (carbohydrates) và protein (cá, thịt, đậu…), hoặc vừa uống vừa phá mồi, thì hấp thu rượu sẽ chậm, nói cách khác, lâu say hơn.
Một yếu tố khác, rượu nồng độ càng cao, càng dễ hấp thu. Rượu nặng, khoảng 30 – 50 độ uống mau… xỉn hơn bia hoặc rượu vang. Bia khoảng 5 độ cồn, còn rượu vang khoảng 13 độ.
Quý bà dễ say hơn…
Thông thường phụ nữ uống rượu yếu hơn đàn ông. Điều này được khoa học giải thích như sau:
Thứ nhất, tổng lượng nước trung bình trong cơ thể đàn ông nhiều hơn đàn bà (62% so với 52%), nghĩa là dễ làm loãng rượu hơn. Như đã nói ở trên, rượu cao độ uống dễ xỉn hơn.
Thứ hai, tỉ lệ mỡ của mấy bà nhiều hơn nạc. Tôi không có ý nói mấy bà gầy hay béo, tôi chỉ muốn nhấn mạnh, tỉ lệ chất béo của mấy bà nhiều hơn so với đàn ông vai u thịt bắp cùng trọng lượng.
Sau khi được hấp thu, rượu – đúng hơn là chất cồn (ethanol)- hòa tan vào máu. Máu mang cồn đến khắp các mô trong cơ thể. Cồn vào được trong các mô là nhờ hòa tan vào nước có trong mô. Cồn không tan trong mỡ, nên không thể chui vào các mô mỡ được. Mỡ nhiều hơn nạc (như quý bà ), hậu quả là lượng cồn “tồn đọng” trong máu trong cao hơn. Lượng cồn trong máu cao thì dễ xỉn.
Và sau cùng, được xem là yếu tố quan trọng nhất, đó là cơ thể mấy bà có ít men chuyển hóa chất cồn. Nói cách khác, chuyển hóa rượu chậm hơn, nên cồn cứ luẩn quẩn trong máu, làm dễ xỉn hơn.
Tóm lại, quý bà uống rượu “yếu” hơn, dễ say hơn quý ông, nếu cùng uống một lượng rượu như nhau … nhưng chớ thách thức “say đi em”
Một phim bộ của Hàn Quốc mà tôi mới xem, “Nhà nữ sử học tập sự”, nói về vương triều Joseon (Triều Tiên) vào đầu thế kỷ 19. Bộ phim lôi cuốn, vì các sử gia thời đó được phép tham dự triều chính để ghi chép. Không ai, kể cả nhà vua, được phép gây áp lực sửa đổi, biên tập, và thậm chí không được xem bản thảo mà họ viết để bảo đảm tính trung thực của lịch sử.
Hai mươi năm trước, nhà vua đã giết anh soán ngôi. Cô sử gia tập sự Goo tình cờ nghe được chính vua nói chuyện mờ ám này với tể tướng. Vua chột dạ, nửa đêm cho mời Goo vào cung mời… nhậu để thăm dò, gài bẫy. Nhà nữ sử học xinh đẹp này tỉnh bơ tâu: “Tửu lượng của thần cao lắm, bệ hạ uống không lại đâu”.
Mà quả thật như thế, những ngày đầu đi làm ở Nghê Văn Quán (như viện Sử học bây giờ), Goo đã bị các đồng nghiệp nam khinh miệt, chế giễu, mời rượu. Cô chấp họ chơi xa luân chiến, lạnh lùng uống cạn từng chén rượu, knock-out từng người một mà không cần đụng tới “mồi” đưa cay.
Bộ phim gây ấn tượng với tôi vì tính trung thực của lịch sử được xem trọng thời đó. Nhưng bài này đang nói về rượu, về “say đi em”.
Trong thực tế, tôi biết, không ít bà có “năng khiếu” bia rượu thuộc hàng cao thủ, mặc dù hình thể thuộc loại có da, có thịt (mỡ). Chỉ nhìn họ uống cũng đủ thấy… say rồi: Cạn ly ngọt xớt, mặt lạnh như tiền, thần sắc không đổi. Thường ngày họ không uống. Khi cần thì uống như thế đó, uống để dằn mặt mấy tay bợm lè nhè, khoác lác.
Như đã nói ở trên, mau say hay chậm say là do nồng độ cồn trong máu nhiều hay ít. Có lẽ men (enzymes) chuyển hóa của những quý bà này bẩm sanh đã dồi dào một cách… “phi giới tính”, khiến cồn trong máu chuyển hóa nhanh, làm họ chậm say.
Ngược lại cũng có quý ông, chỉ cần ngụm rượu nhỏ cũng đủ làm đỏ bừng mặt, choáng váng, khó chịu lại là do enzyme chuyển hóa quá ít. Giới văn sĩ gọi trường hợp này là… “một nửa đàn ông là đàn bà”.
Chỉ muốn đập đầu vô tường?
Chuyển hóa bia rượu nghĩa là cơ thể dùng chất xúc tác là men (enzyme), biến cồn thành các chất khác để sử dụng hoặc thải ra ngoài. Nhưng trước khi chuyển hóa, cơ thể phải hấp thu rượu vào máu.
Sau khi hấp thu,
Khoảng 10% lượng cồn không chuyển hóa sẽ được bài tiết qua nước tiểu, phân, mồ hôi và hơi thở. Qua hơi thở là điều phiền toái vì cảnh sát sẽ thử độ cồn để phạt vi phạm, uống rượu mà còn lái xe.
Khoảng 90% lượng cồn được gan chuyển hóa thành acetaldehyde, rồi thành acid acetic. Sau cùng thì acid acetic bị các tế bào “đốt cháy” tạo năng lượng, sinh ra carbon dioxid (CO2) và nước. Uống nhiều bia rượu là nạp calo, không có lợi cho giảm béo là vì thế.
Chính chất acetaldehyde trong quá trình chuyển hóa gây nhức đầu sau cơn xỉn. Do đó nếu uống nhiều rượu, acetaldehyde sẽ chuyển hóa (chậm), không kịp thành acid acetic, hậu quả sáng hôm sau chỉ muốn đập đầu vô tường là vì vậy.
Để giảm nguy cơ cho bức tường vô tội, khi uống rượu, không những chỉ nên “phá mồi” mà còn “chữa cháy” (uống nước) càng nhiều càng tốt. Nước và đồ ăn có thể làm giảm bớt ngầy ngật khó chịu sau cơn say, nhưng giảm bớt không có nghĩa là không bị vật vã! Nhớ rằng, uống nước không làm giảm cơn say và cũng không thể bảo vệ lá gan.
Mật ngọt chết ruồi, rượu ngọt chết… người
Cocktail là đồ uống chứa rượu trộn với đủ loại (nước) trái cây. Một loại khác khá phổ biến là brunch, được xem là thức uống khai vị trong các party ở phương Tây. Brunch gồm trái cây thái miếng (không xay), thường là táo, cam, lê… với rượu (thường là rượu vang). Có thể thêm chút đường để quý bà dễ uống. Hương trái cây, vị ngòn ngọt, cảm giác lâng lâng, thì đúng là… “say đi em”. Vị ngọt bị cáo buộc là thủ phạm là mau say rượu.
Điều này oan cho… ngọt. Đường ảnh hưởng không đáng kể đến việc say mau say chậm. Rượu ngọt dễ uống, nên cũng dễ tiện tay nâng ly. Uống nhiều nên say hồi nào không biết.
Tuy nhiên, đường làm chậm tốc độ chuyển hóa của rượu, lượng acetaldehyde chậm chuyển thành acetic. Hệ quả là acetaldehyde tồn dư nhiều trong cơ thể, nên các loại rượu ngọt như rượu mùi, champagne, rượu vang loại ngọt… uống dễ nhức đầu là vậy.
Tin đồn trên bàn nhậu
Càng uống đô rượu càng tăng, tửu lượng càng cao mới anh hùng. Chuyện anh hùng bàn nhậu đúng sai xin để quý bà “nội nhân” phán xét, nhưng càng uống, đô rượu càng tăng là có thật.
Tăng đô chỉ là do hệ thống thần kinh đã quen với lượng độc chất cao hơn. Nhưng một khi cồn đã hấp thu vào máu thì tốc độ chuyển hóa cồn hầu như vẫn thế, chứ không phải uống được bia rượu nhiều hơn thì chuyển hóa cồn nhanh lên hơn. Tốc độ chuyển hóa không thay đổi mà lại nạp rượu nhiều quá thì hệ quả là tồn dư acetaldehyde sau cơn say xỉn.
“Lên đô” là dấu hiệu cảnh báo cho biết, cơ thể đã bắt đầu bị ảnh hưởng do rượu. Acetaldehyde vẫn được tạo ra, gan vẫn bị tàn phá mà mình không hay.
Lại có tin đồn, uống cà phê trước khi vào đấu trường… rượu thì sẽ cạn ly ngọt xớt hơn, khó say hơn. Đúng là chất caffeine trong cà phê làm người ta tỉnh táo hơn, nhưng uống càng nhiều, nồng độ rượu trong máu càng tăng; rồi đã say mà cứ tưởng mình tỉnh. Đến lúc nào đó, không còn kiểm soát được hành vi.
Điều chắc chắn là, rượu tăng một, cà phê tăng hai thì có thể giúp tỉnh táo chút đỉnh, dù vẫn say như thế. Còn đi tiếp rượu tăng ba thì có khi về nhà bị say âm ỉ cả tháng cả năm chưa hết.
Thơ say…
Tập “Thơ say” là tác phẩm đầu tay của Vũ Hoàng Chương xuất bản năm 1940 tại Hà Nội. Bài thơ của ông được nói đến nhiều nhất là “Mời say”. Giới văn chương đồn rằng Vũ Hoàng Chương thất tình một tiểu thư Hà Nội nào đó, rồi vùi đầu vào men rượu, vũ trường và kỹ nữ.
… Say đi em! Say đi em!
Say cho lơi lả ánh đèn
Cho cung bậc ngả nghiêng, cho điên rồ xác thịt!
Rượu, rượu nữa! Và quên, quên hết!…
Vũ Hoàng Chương được xem là thi bá của thế kỷ 20. Ông học đại học Luật, rồi bỏ. Học toán cũng bỏ ngang. Ông là thầy giáo mẫu mực, nho nhã, đi xích lô đến trường dạy Việt văn nổi tiếng một thời ở Miền Nam. Thơ ông đầy mộng ảo. Ông say thơ, say thuốc (phiện) là điều có thật, nhưng tôi chưa nghe ai nói đã từng ngồi đối ẩm (rượu) với ông. Có lẽ rượu chỉ là phương tiện để ông say thơ.
Vâng, rượu chỉ là phương tiện để đi vào thế giới chiêm nghiệm của riêng mình, là phương tiện chuyện trò với bằng hữu cho đậm đà hơn, chứ không phải để thể hiện cái tôi, như anh binh nhì khi say tưởng mình là đại tướng.
Tôi không thể đưa ra lời khuyên nên uống (rượu) bao nhiêu là vừa. Xin dẫn lời của danh y Hải Thượng Lãn Ông, Bán dạ tam bôi tửu, Lương y bất đáo gia. Nghĩa là, tối ba ly rượu thì nghỉ chơi bác
sĩ được rồi. Ly rượu hồi xưa nhỏ như chén tống uống trà. Uống xong ba ly tí tẹo này mà không đàm đạo cho phả hết hơi rượu thì liệu ra đường có thoát được máy test hơi cồn của cảnh sát không… Tôi không chắc!
Vũ Thế Thành
KHI NÀNG COVID-19 ĐỔI HỆ
Tôn Nữ Hoàng Hoa
Tân Tổng thống Joe Biden hôm thứ Tư đã ra lệnh cho các cơ quan tình báo Hoa Kỳ "tăng gấp đôi nỗ lực của họ" để điều tra nguồn gốc của coronavirus, mặc dù đã kết thúc cuộc điều tra của Bộ Ngoại giao dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump nhằm tìm kiếm cùng một mục tiêu.
Con Cô Vi là một nàng tiên nữ hoá quỹ dạ xoa khi cô ta mang trong người cái dương tính.
Chính cái dương tính của nàng Covid đã làm thế giới bàng hoàng kinh hãi khi con số tử vong lên đến trên 10 triệu người.
Cựu TT Trump đã nghi ngờ con cô vít đã xảy ra khi chiến tranh thương mãi giữa Mỹ (TT Trump) và Trung Cộng vẫn tiếp tục. Mỹ lại tỏ ra bao bọc cho Đài Loan mỗi một khi TC nhe nanh ra muốn nuốt trủng Đài Loan. Trong thời gian đó TC lâm vào tình trạng bế tắc. Con Cô Vít ra đời vào cuối tháng 12/2019.
Cơ quan ý tế Toàn Cầu (WHO) đã nhanh nhẩu cho rằng CÔ VÍT không lây lan như người ta tưởng
Tất cả hoài nghi đổ vào TC vì những ai xem phim chưởng đều có chung một tâm lý trong giới giang hồ kiếm hiệp bọn Ác Ma thường xử dụng những loại độc dược kịch liệt để hạ đối phương.
Trong Cô Gái Đồ Long Trương Vô Kỵ đã bị trúng Huyền Minh độc chưởng làm thân thể hao mòn dương khí và nội lực mỗi ngày một bế tắc.
Trong Lục Mạch Thần Kiếm khi Phong Ba Ác đấu với Lão Tay Dài trên trăm hiệp mà chưa phân thắng bại thì Lão Tay Dài đã tung vào Phong Ba Ác một gói đưng toàn độc dược. Khi Phong ba Ác rút tay ra khỏi bao độc dược thì đầu đã choáng váng, cổ họng khô bèn lấy ngay một viên độc giải độc uống vào
Đó chỉ là tiêu biểu cái tính chất độc ác của bọn Ác Ma Tầu. Bản chất thì muốn làm Minh Chủ trong Võ Lâm nhưng lòng thì vô cùng độc ác
TC bây giờ cũang vậy. Người ta nghi ngờ con Cô Vit đi từ phòng thí nghiệm Vũ Hán mà ra
Hơn 15 tháng sau khi bắt đầu đại dịch coronavirus, sĩ quan hàng đầu của quân đội Hoa Kỳ cho biết bằng chứng về nguồn gốc của con Cô Vít vẫn "chưa thể kết luận" nhưng cho rằng "sự che đậy" của TC rất rõ ràng trong việc không giúp tìm ra câu trả lời.
Trên một chiếc máy bay quân sự trở về từ Học viện Không quân vào cuối ngày thứ Tư, Tướng Mark Milley, Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, được Fox News hỏi:” liệu ý kiến của ông có thay đổi so với hơn một năm trước hay không khi ông nói "Có vẻ như sức nặng của bằng chứng đã rõ ràng, nhưng chúng tôi không biết chắc chắn. "
Đã rõ ràng tại sao không chắc chắn?. Bởi vì thiếu tính thuyết phục, và thế giới cũng chưa rõ có phải con Cô Vít đã bị "leak" ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán hay không.?
"Một khi loại Cô Vít này xuất hiện thì đã có một vài sự kiện bao che hoặc thiếu minh bạch"
Trong khi máy bay của Tướng Milley hạ cánh xuống căn cứ Không Quân Andrew thì cũng vào thời điễm đó Thượng Viện Hoa Kỳ thông qua dự luật yêu cầu chính quyền Biden và Giám Đốc Tình Báo giải mật thông tin tình báo về nguồn gốc của COVID-19.
Trước đó, hôm thứ Tư, Ông Biden cho biết tình báo Hoa Kỳ đang cân nhắc hai sự việc có thể xảy ra -
Thứ nhất là Virus Covid -19 lây nhiễm sang người do tiếp xúc với động vật bị nhiễm bệnh
Thứ hai hoặc vô tình bị Leak ra từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Cộng.
Theo một tờ thông tin do Bộ Ngoại giao phát hành 5 ngày trước lễ nhậm chức của Biden, "Chính phủ Hoa Kỳ có lý do để tin rằng một số nhà nghiên cứu bên trong phòng thí nghiệm Vũ Hán bị bệnh vào tháng 11 năm 2019, và đã có các triệu chứng phù hợp với cả COVID-19"
Họ cũng cho biết rằng những tuyên bố này là do các báo cáo tình báo đã được giải mật vào thời kỳ cuối của chính quyền Trump.
Nhưng theo ông Nicholas Wade, cựu nhân viên của New York Times, ủy ban của Tổ chức Y Tế Thế giới đã cử đến Trung Cộng vào tháng Hai để điều tra nguồn gốc của loại virus này do chính phủ Trung Công "kiểm soát chặt chẽ".
Ông Wade cho rằng đại dịch lây lan tự nhiên. Nhưng TC đã không có bằng chứng để chứng minh virus này xuất hiện tự nhiên chứ không phải là Virus leak ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán.
Theo tân tổng thống Biden thì hai giả thuyết về nguồn gốc Virus Covid đã không có bằng cớ dẫn chứng nên ông Biden xoá sổ làm lại và đưa tất cả hồ sơ điều tra nguồn gốc coronavirus dưới thời TT Trump cho Trung Cộng?
Trong thời điễm hiện nay của ông Biden thì giả thuyết lây lan tự nhiên đã được tuyên truyền trong dân chúng Mỹ.
Trong một lần xuất hiện trên truyền hình MSNBC hôm thứ Năm, cố vấn COVID của chính quyền Biden, ông Zeke Emanuel, đã giảm bớt tầm quan trọng của việc điều tra nguyên nhân gốc rễ của virus và nguồn gốc của nó ở Trung Cộng. Ông nói:" “Vấn đề thực sự không phải là Covid virus đã xảy ra như thế nào, vấn đề thực sự là làm thế nào để chúng ta tự bảo vệ mình khỏi đại dịch tiếp theo,”
Ông nói thêm: Dường như TC đang giữ kín tất cả thông tin liên quan đến vấn đề tai nạn trong phòng thì nghiệm Vũ Hán vì giả thuyết này đã thu hút rất đông sự chú ý . Và điều quan trọng hơn là giả thuyết này hợp lý sau khi người ta phát hiện ra rằng các nhà nghiên cứu tại Viện Virus Vũ Hán đã phải nhập viện vào tháng 11 2019 trước khi con Covid lây lan qua Mỹ và một vài nơi trên thế giới.
Tuyên bố của Emanuel sau tuyên bố của Tổng thống Joe Biden rằng:” ông đang bắt đầu một cuộc điều tra của cơ quan tình báo Hoa Kỳ về nguồn gốc của COVID, sau khi ngừng điều tra của chính quyền Trump về giả thuyết "leak" ở phòng thí nghiệm và khả năng sử dụng vũ khí sinh học của Trung cộng không có bằng chứng và không thuyết phục “. Vì thế, hôm thứ tư 26/5 ông Biden cho biết ông đã yêu cầu cộng đồng tình báo “nỗ lực gấp đôi” để giải quyết cuộc tranh luận và đi đến “kết luận cuối cùng” trong vòng 90 ngày.
Câu hỏi được đặt ra là : " Liệu ông TT Biden có đủ can đãm để thách thức TC không vì trong một buổi họp báo tại Toà Bạch Ốc sau 64 ngày ông nhậm chức Có một phóng viên đã hỏi về sự quan hệ của ông Biden và Tập Cận Bình . Ông cho biết là ông " rất ngưỡng mộ ông Tập Cận Bình và ông tin rằng ông Tập Cận Bình là người thông minh thành thật không giả vờ không hiểu những gì ông nói và Tập là một chàng trai rất thông minh và lanh lợi"
Vậy thì, liệu ông Biden có dám đòi hỏi ông Tập Cận Bình phải đưa cho cơ quan điều tra những lab work của những người làm việc trong phòng thí nghiệm Vũ Hán đã bị nhiễm bệnh và có những triệu chứng y chang triệu chứng của Covid-19. Cho dù ông đã đưa hết hồ sơ điều tra của chính phủ tiền nhiệm cho TC ?
Không lẽ trong 90 ngày Cơ Quan Tình Báo Hoa Kỳ điều tra như ông ra lệnh thì TC đã có đủ thời gian để sửa chửa những sơ suất của phòng thí nghiệm Vũ Hán mà đã bị chính quyền Trump giải mã ?
Tôn Nữ Hoàng Hoa
30/5/2021
CÁC ÔNG CẦN NÊN BIẾT CÁI GIÁ PHẢI TRẢ- ĐIỆN XẸT KHÔNG CẦN BÁO TRƯỚC
*Mood swings (HIỆN TƯỢNG XÍCH ĐU)
Năm phút trước còn cười nói vui vẻ, năm phút sau điện xẹt ầm ầm…không biết đâu mà đở. Khoa học gọi đây là “tâm tính đánh đu”… nguyên nhân xáo trộn hormones lúc mãn kinh, tuổi tác xế chiều…”Tuổi tác quá date”.
(Rf About Domestic Violence Against Men)
Dấu hiệu lúc các bà mãn kinh
Có rất nhiều nguyên nhân bên cạnh các lý do hỷ nộ ái ố, tâm tánh, hoàn cảnh, ghen tương, suy bì ganh tị…,so sánh mình, gia đình mình… với người khác…vv
Điện xẹt không báo trước. Đang vui, 5 phút sau bà ta có thể bực tức, cáo có, nổi xung thiên lên bất tử làm anh chồng đở không kịp. Khoa học gọi là mood swing.
Rượu có ảnh hưởng đến não và dẫn đến bạo hành không mấy hồi. Tuy nhiên đây có thể nói là không phải một vấn đề của đa số phụ nữ Việt Nam.
Nhân cách bị xáo trộn (personality disorder) nên người đàn bà cảm thấy cần phải hành hạ ông chồng mình. Khoa học gọi tình trạng nầy là xáo trộn nhân cách giáp ranh Bordeline personality disorder (BPD) và thường thấy xảy ra ở phụ nữ. Từ 1% đến 2% các bà các cô có thể mắc bệnh nầy. Các bác sĩ tâm thần cho rằng ít nhất 50% trường hợp các bà nổi cơn đều bắt nguồn từ BPD.
BPD còn liên hệ đến ý tưởng quyên sinh, thay đổi tâm tánh bất thường, nói dối , tình dục có vấn đề và lạm dụng rượu.
Các bà thường thường đòi hỏi người chồng những việc không thực tế, không thể thực hiện được. Mợ có thể trãi qua những giai đoạn trầm cảm, lo âu, và cáu có (irritability).
Trong thực tế các xáo trộn về tinh thần và tình cảm là hậu quả của sự bất ổn ở người vợ, những vấn đề tình cảm mà bà đã phải trải qua thời thơ ấu hoặc có thể do sự cay rượu gây nên.
Tất cả các hoàn cảnh nầy bà vợ đều đổ lên đầu ông xã mình hết./.
CHUYỄN NGỮ TỬ TÀI LIỆU: Rf About Domestic Violence Against Men
Domestic Violence Against Men No Laughing Matter-: No Rob Whitley, Ph.D.
Author: Christopher F. Barber
ĐỌC THÊM:
-ĐÈN NHÀ AI NẤY SÁNG-NGUYỄN THƯỢNG CHÁNH
https://vietbao.com/a107346/den-nha-ai-nay-sang
-Chồng Giận Thì Vợ Bớt Lời, Cơm Sôi Bớt Lửa Chẳng Đời Nào Khê-Lão ông Nguyễn Thượng Chánh DVM và lão bà Nguyễn Ngoc Lan
https://vietbao.com/a302136/chong-gian-thi-vo-bot-loi-com-soi-bot-lua-chang-doi-nao-khe
-Vợ Chồng Già Lớp Tuổi 70: Ai Cũng Vậy Mà Thôi-Bs Nguyễn Thượng Chánh
https://vietbao.com/a239893/vo-chong-gia-lop-tuoi-70-ai-cung-vay-ma-thoi
HẾT
MAI NÀY VỀ GIÀ
Recent UFO sightings in Arizona & New York (USA) and Winnipeg (Canada) on the same day, May 9, 2021
USA
Mesa, AZ
New York City, NY
CANADA
Winnipeg
UFO may 29%2c 2021 - Bing video
Hóc xương cá (Mẹo không biết dùng được không?)
Biên giới Hoa Kỳ khủng hoảng trước làn sóng di cư mới
Theo một báo cáo từ Axios, hàng chục nghìn người nhập cư bất hợp pháp từ các quốc gia xa xôi hơn đang tràn vào biên giới phía nam Hoa Kỳ nhằm cố gắng nhập cư lậu vào nước Mỹ, trang The Plaze cho hay.
Thông thường, những người di cư bị bắt gặp ở biên giới phía nam Hoa Kỳ đều đến từ Mexico và các nước Tam giác Bắc Trung Mỹ, bao gồm Guatemala, Honduras và El Salvador. Tuy nhiên, gần đây, đã có sự gia tăng đáng báo động về những người di cư từ các quốc gia khác đến biên giới Hoa Kỳ
Cụ thể, vào tháng Tư, có hơn 33.800 người di cư từ các quốc gia khác ngoài Mexico, Guatemala, Honduras và El Salvador bị Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ bắt giữ. Số lượng người di cư lậu không đến từ các quốc gia thông thường đang bùng nổ trong cuộc khủng hoảng biên giới. Theo dữ liệu của Bộ An ninh Nội địa, tổng số người nhập cư lậu vào Mỹ từ các quốc gia không điển hình năm 2021 trong tháng 4 cao gấp 25 lần so với tháng 4/2020.
New York Times đưa tin, các nhân viên nhập cư Mỹ đã bắt gặp những người di cư đến từ hơn 160 quốc gia. Cơ quan về nhập cư cho biết “Hơn 12.500 người Ecuador đã bị bắt vào tháng 3, tăng từ mốc hơn 3.500 người trong tháng 1. Gần 4.000 người Brazil và hơn 3.500 người Venezuela đã bị chặn lại, tăng lần lượt từ mốc 300 và 284 người hồi tháng 1. Con số trong những tháng tới dự kiến sẽ cao hơn”.
Tờ Times cho biết, một số người di cư còn đến từ Ấn Độ và những nơi khác ở châu Á. Họ bắt xe buýt đến một thành phố lớn, như Mumbai. Sau đó, họ lên máy bay đến Dubai, đi qua Moscow, Paris và Madrid, cuối cùng bay đến Thành phố Mexico. Từ đó, họ bắt đầu đi xe buýt hai ngày để đến biên giới Mexico-Hoa Kỳ.
Theo dữ liệu của Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ, đã có hơn 2.200 người Romania bị cơ quan này bắt giữ tại biên giới phía Nam kể từ đầu năm tài chính 2021, bắt đầu từ tháng 10 năm 2020. Trong khi đó, chỉ có hơn 260 người Romania bị bắt tại biên giới trong năm tài chính 2020 và hơn 280 người trong năm tài chính 2019.
Các nhân viên Tuần tra Biên giới đã bắt giữ hơn 178.600 người di cư đang cố gắng vào Mỹ bất hợp pháp vào tháng 4. Mối lo ngại về tình hình ở biên giới Hoa Kỳ trong tháng 4 năm nay ở mức cao nhất trong hơn 20 năm qua.
Tản Mạn Nơi Quán Cơm
(Nguồn: FB Phạm Thu Thao)
•••••••
☘ Tôi có 1 thói quen, nếu không tháp tùng sếp đi tiếp đối tác, thì trưa nào cũng sẽ chọn quán cơm ngay góc đường để ... tìm cái bỏ bụng…
Quán nhỏ, đúng nghĩa cơm bình dân. Họ tận dụng lại căn trọ đầu hồi của cả dãy, để mở ra kinh doanh. Chiếc tủ kiếng cũ, có bánh xe, bả mua lại ở hàng đồng nát. Mang về xịt xịt, rửa xà bông, lau chùi mấy bận … vậy là có ngay 1 chiếc tủ mới.
Món ăn thì không có gì quá đặc sắc. Nguyên cái xe bự chà bá lửa thế mà chỉ cố định 6 món mặn, đồ xào thì dưa leo xào – giá xào (đảo đi đảo lại đúng 6 ngày trong tuần). Mặn ngọt thì tùy bữa và còn tùy vào tâm trạng của người nấu. Nhưng điểm níu chân Tôi lại là một mặt khác.
Quán khá đông tầng lớp thực khách nhưng tụ lại đa số là dân bình dân.
Cánh xe ôm công nghệ thì là sặc sỡ nhứt :
• Grap màu xanh lá
• Bee màu vàng
• GoViet màu đỏ
• Beamin màu xanh dương
Người bán vé số thì :
• Vietlot … 150 tỷ ..
• Vé số truyền thống thì hơn tỷ mấy
Gần đây còn xuất hiện mấy anh Kỹ Sư người Hàn Quốc thi công tuyến Metro trưa trưa cũng lượn lờ vào ăn. Mới đầu mấy chả cũng chê ỏng chê ẹo, ngồi máy lạnh, cơm văn phòng mới ăn được. Nhưng dần về sau chắc “thấm đòn” nên cũng dạt ra đây để ăn.
Tôi cũng là 1 công nhân bình thường, ngày 8 tiếng “mài đít” ở công sở. Nên chọn nơi này làm “bãi đáp” cho mình.
Cái cuốn hút và gây cho Tôi nhiều “thương nhớ” ở quán cơm bình dân này chính là cái đời thường của nó … Ngồi nhơi nhơi muỗng cơm chừng mươi phút ta có thể thu vào tầm mắt đủ “thượng vàng hạ cám”.
Thằng nhóc tan học ca sáng, mẹ chở về ngang, nhảy xuống mua cơm về ăn trưa. Công nhân tan ca, giữa buổi cũng chọn ăn ở quán này. Mà bà chủ bán cơm này cũng là một điểm nhấn nổi bật. Mập mạp, phốp pháp, Tôi độ chừng phải trên 90 kí lô. Cùng 1 giọng nói sang sảng, cường độ âm thanh phát ra kinh khủng đến độ “nói cũng như chửi … không có gì quá khác nhau.
Bình thường chưa đến 11h30 thì còn “le te” mang cơm ra cho khách. Nhưng tới đúng giờ … gõ beng cái … công nhân mà nó túa ra thì … ai cũng như ai ! Sắp hàng tuần tự, tay cầm dĩa cơm trắng chờ đến lượt mình được múc đồ ăn.
☘ Tôi chú ý đến 1 người bạn nhỏ, bán vé số ở đó. Hầu như trưa nào cũng bắt gặp. Nó cứ loanh quanh lẩn quẩn. Chờ người ta ăn xong, mới tiến đến mời mua giúp. Có bận Tui mua ủng hộ khá nhiều, lấy cớ Tui hỏi thăm :
- ........thằng em ... sao ta chỉ thấy mi mời khách lúc họ ăn xong ... không như mấy bà kia ... toàn lăng xa lăng xăng giành bán trước ...
- ........dạ ... rồi đàn anh thấy mấy bả có thường bán được không ... ???
- ........ờ ... không được ... !
Nó giảng giải cho Tui nhiều "đạo nghĩa" xung quanh công việc tưởng chừng hết sức giản đơn đó. Nó nói cho Tui nghe mà khiến Tui cứ phải há hốc cả mồm vì thấy ... đúng quá !
* Thứ 1/ Không mời khách khi người ta chưa ăn. Vì lúc đó hầu như ai cũng đang đói và quạu, và họ sẽ ngại cầm tiền ra tay vì sẽ bị dơ tay.
* Thứ 2/ Đang ăn không mời. Vì đang nhai mà chìa vào mặt, giống như "chặn ngang họng" làm sao người ta nuốt cơm được. Vô duyên hết sức là ở trường hợp này!
* Thứ 3/ Khách ăn xong là mời tốt nhứt. Nhưng phải chờ người ta lau miệng, xỉa răng, xong thì hãy vô mời. Vì lúc đó no bụng, tinh thần sẽ khoái khoái hơn, dễ dàng móc hầu bao ra nhứt.
Tui ngồi đờ đẫn cả người như cậu học trò say sưa nghe giáo sư giảng. Tui hỏi vặn :
- ........ học ở đâu được những thứ này ... cưng học lớp mấy rồi ... ?
- ....... dạ ... em thèm đi học lắm ... nhưng còn mắc đi "kiếm ăn" nên thôi ... bán nhiều / gặp nhiều hạng người ... nên tự rút ra kinh nghiệm ạ ...
- ........ dữ bây .... ! Hahaha
- ......... dữ thì mua ủng hộ em đi đàn anh....
Tự nhiên Tui thấy vui vẻ khi móc hầu bao ra để mua một ít. Dù biết là khó lòng mà trúng được ... nhưng vẫn vui vì "bài học" sâu sắc như thế. Thằng nhóc này - quả là nghệ nhân rồi ...
☘ Trưa nay cũng vậy. Đang ngồi nhai rạo rạo muỗng cơm trong họng thì mắt vẫn ngó dáo dác tìm nó. À ... nó cũng đang bưng dĩa cơm ngồi ngay gốc cây. Đang ăn và nhìn Tui cười ranh mãnh. Được một lúc khá lâu ... Đang ngồi nhấp ly trà đá (nhiều đá hơn trà) thì Tui nghe tiếng chửi đong đỏng của bà chủ quán. Tiếp sau đó là thằng bạn bán vé số dạo của Tui tháo chạy ra ngoài. Bà ta la oang oang cả một góc đường :
- ........ trời ơi ... thằng kia ... thằng nhóc vé số kia ... mày đứng lại cho Tao.... !
Nguyên một "tảng thịt" mấy chục kí hộc tốc di chuyển. Làm ai cũng phải ngưng ngang để chú ý đến. Người bạn vé số nhỏ của Tôi tháo chạy ra ngoài rồi vướng chân vào cái ghế nhựa ngã nhào. Tự dưng ...... máu "anh hùng" trong người Tôi bừng bừng trỗi dậy. Đứng thẳng lên, che cho anh bạn nhỏ :
- ........ nè ... chị Thanh ... chuyện đâu còn có đó ... nó đói quá ... mới vào ăn cơm của chị ... không có tiền thì Tôi trả ... làm gì chị rượt thằng nhỏ té dữ vậy ........ ?????
Vài anh xe ôm gần đó cũng "nóng máu gà" xông ra phụ Tôi.
- ........ Phải ... phải rồi ... bao nhiêu tiền mà dữ vậy .... !!!!
Ai cũng hướng mũi dùi chĩa thẳng vào bà bán cơm, bênh vực cậu bé vé số đen đuổi. Bằng một thái độ rất hục hặc Bà ta cất tiếng :
- ........ ĐM ... ĐMM ... thằng kia ... sao mày làm thế riết vậy ... tao đã nói bao nhiêu lần rồi ...........???? Mày như thế nào ... nói tao nghe....!!!
Cậu bé sợ sệt, nhìn quanh khắp lượt. Rồi từ từ nói nhỏ khiến ai cũng "ngỡ ngàng" :
- ........ dạ ... dạ ... dĩa cơm 22.000d ... cô Thanh bán con có 5.000d ... con ăn xong mấy hôm liền ... con mắc cỡ quá ... nên con nhét 2 tờ vé số lại dưới dĩa cơm ... cô không cho làm vậy nên dí theo bắt cầm lại ạ ....... !
Ai cũng chưng hửng sau lời nói đó. Bà Thanh lại cất giọng sang sảng :
- ........ ĐM ... mày khổ mày mới lăn ra vỉa hè để kiếm sống ... tao cũng khổ ... mà khổ ít hơn mày một chút ... tao chia sẻ 1 chút hơi ấm với mày ... mày đừng phụ lòng tao nữa ... nghen ....
Bả vừa dứt câu nói. Tôi đã đếm được ít nhứt là 5 người đàn ông quanh đó ... nghẹn ngào nước mắt ! Cái cảm giác cảm nhận được sự ấm áp giữa người với người - nó bình dị và thiêng liêng vô cùng ...........
🍀 Kết câu chuyện. Tôi mua thêm cho nó 1 hộp cơm nữa. Thịt kho hột vịt. Nó năn nỉ Chị Thanh lấy kéo cắt đôi cái hột vịt ra làm đôi. Tôi không hiểu để làm gì ? Xong xuôi nó khoanh tay trước ngực, cúi chào Tôi và Chị Thanh thiệt lễ phép.
Đang loay hoay móc tiền ra tính, thì Chị Thanh hất hàm cho Tôi thấy, nhìn qua bên kia đường. Dưới chân cây cột điện nắng đổ chói chang, có một ông lão mù đang ngồi run run với xấp vé số dày cộm ........... Nó nhẹ nhàng tháo cái nón vải đang đội, đội sang cho ông lão. Rồi tay mở hộp cơm ra ... cầm cái muỗng xúc từng ít cơm một kê sát vào miệng đút ông ăn ...........!
Chị Thanh nhìn Tôi lắc đầu ngao ngán :
- ........ đó ... thằng em mày thấy hôn ... nhìn ... nhiều khi mình còn thua cả đứa con nít .... !!!
Tôi quay lưng đi. Nhắm mắt gật đầu. Ôi !!! Khổ đau của 1 phận con người. Biết bao nhiêu là đủ. Và có những chuyện chính mắt thấy tai nghe, mà chưa tìm hiểu ngọn nguồn thì đừng vội võ đoán...
•••••••
Lam Giang Trần st
Ảnh minh họaGiữa người với người, bước lại gần quá ắt sẽ làm nhau đau.
TRƯỢT CHÂN ,TÉ NGÃ kHI TUỔI GIÀ ..
Chỉ một cú vấp ngã là cuộc sống con người có thể thay đổi hoàn toàn, cuộc thay đổi không thể kềm hãm xoay chuyển. Sự đau đớn thể xác đi kèm với nỗi vật vã tâm thần. Đây là mối ưu tư, ám ảnh của tuổi vàng khắp chốn. Con người sống lâu hơn, ít bệnh tật hơn nhưng tuổi thọ lâu dài kia có những khúc quanh không như ý. Cơ thể trải qua những biến chuyển cần sự thích nghi và chấp nhận từ mỗi cá nhân. Ôi chao, biết bao nhiêu là biến chuyển trong cái thân thể mong manh kia sau 70 – 80 năm dãi dầu với thời gian?Mắt nhìn không còn tinh anh. Tai nghe không còn tỏ tường, có vị còn chịu chứng ù tai, tinnitus, những âm thanh tai quái u u trong đầu suốt ngày đêm. Khứu giác chẳng còn “cảm” được một mùi hương nhẹ nên vị giác hầu như mòn mỏi. Khoảng 70% khả năng “nếm” đến từ khả năng “ngửi”. Rượu [ngon] không còn giữ được hương vị cũ dù vẫn mang lại cảm giác lâng lâng và đôi khi còn gây chuếnh choáng nhanh chóng không ngờ. Bắp thịt không mạnh mẽ như trước, khuân vác một món gì cũng khó khăn. Khớp xương ê ẩm khiến việc xê dịch chậm chạp… Chưa kể sự thăng bằng, balance, kết hợp từ khả năng nhìn thấy, sức mạnh của bắp thịt, và khả năng cảm nhận vị trí của thân thể (proprioception) trong môi trường chung quanh, cũng sút giảm qua thời gian. Và cuộc sống có thể đến khúc ngoặt không ngờ khi trượt chân, vấp ngã.Tại Huê Kỳ, số người cao niên (65+ tuổi) té ngã và chịu biến chứng nặng nề mỗi ngày một gia tăng. Nha Thống Kê của cơ quan Kiểm Soát và Phòng Ngừa Bệnh Tật (the CDC) công bố một con số đáng ngại, chỉ trong năm 2012, trên 2.4 triệu người té ngã, trong số ấy trên 200 ngàn người tử vong vì biến chứng trong cùng năm.Theo hội chuyên khoa về tuổi vàng, Geriatrics, tai nạn gia tăng khi con người quá lạc quan quá tự tin, không lượng sức mình; người có tuổi cũng không ngoại lệ nhưng chịu ảnh hưởng của tai nạn nặng nề hơn. Những thứ bình thường trước đây bỗng dưng trở thành chướng ngại vật trong một phút không ngờ: các bậc thang, tấm thảm trên sàn nhà, bồn tắm trắng bóng, vồng u trong chỗ đậu xe, rễ cây ngoài vườn…, và ngay cả con chó con mèo quanh quẩn bên chân hằng ngày. Những món thuốc trị chứng cao huyết áp, chữa trầm cảm…có thể gây chóng mặt, choáng váng khiến việc vấp té, trượt chân xảy ra dễ dàng hơn.Trong số các cụ cao niên té ngã và gãy xương chậu xương đùi, 20% tử vong trong cùng năm, 80% còn lại chịu ảnh hưởng nặng nề. Họ không còn tự di chuyển nên việc nhàn tản trên một quãng đường ngắn trở nên bất khả. Nhiều người mất luôn khả năng lái xe vì chân ga chân thắng không còn nhậm lẹ nên dễ gây tai nạn.Không thể tự di chuyển, các cụ này trở nên phụ thuộc vào người chung quanh, từ bạn bè, hàng xóm láng giềng đến con cái. Tuổi vàng sợ đau đớn thể xác thì ít nhưng họ lại hãi hùng trước viễn ảnh mất hết khả năng độc lập.Một sự thật khó chấp nhận là việc càng cao tuổi, càng dễ té ngã. Theo Tiến Sĩ Judy A. Stevens, chuyên viên Dịch Tễ, epidemiologist, tại CDC, té ngã xem ra giản dị nhưng lại là nỗi ám ảnh kinh hoàng cho tuổi vàng, không mấy ai muốn nhắc đến và ngay cả người bị té cũng không muốn đề cập đến. Lý do? Các cụ ngượng ngùng, bạn ạ, ngại bạn bè chê cười mình vụng về, nhưng lý do sâu thẳm nhất, các cụ sợ con cháu lo lắng quá lại khênh họ vào nhà dưỡng lão hầu được (bị) chăm sóc kỹ lưỡng hơn, và từ đó mất luôn cuộc sống độc lập riêng tư. Họ sợ hung thần té ngã còn hơn các trận đau ốm. Đau ốm khi hết bệnh còn có thể độc lập chứ té ngã thì lôi thôi lắm!Phục hồi sau khi té ngã là một hành trình gian nan, chậm chạp. Với các ca gãy xương “bình thường”, sau khi bó xương, nối xương và vết thương tạm lành, bệnh nhân trải qua thời gian tập luyện để có thể tự di chuyển. Chương trình phục hồi kéo dài vài tháng, từ việc dùng xe lăn, khung cân bằng đến cách dùng gậy để chống đỡ thân mình và giúp thăng bằng. Nhiều cụ không còn leo thang được nữa vì cần dùng khung sắt để di chuyển, và từ đó phải lìa bỏ tổ ấm nơi có các bậc thang thân quen, gần gũi. Thay đổi chỗ ở là cả một cú sốc trong tuổi vàng. Cụ nào chấp nhận và chịu thích nghi thì vết thương “lìa tổ ấm” sớm lành, cụ nào rầu rĩ vật vã với chỗ ở mới thì nhanh chóng rơi vào nỗi trầm cảm u uất và không thiết sống!Ngược lại, được sinh sống trong khung cảnh quen thuộc là nỗi ấm áp, thoải mái trong tuổi vàng ngay cả khi các cụ không còn có thể tự chăm sóc thân thể.Như mọi loại bệnh tật, phòng ngừa là phương cách tốt nhất. Té ngã cũng thế. Phòng ngừa té ngã để tránh thương tật và các biến chứng thay đổi đời sống của bệnh nhân.Để phòng ngừa té ngã, bà Judy Stevens cho rằng thể dục là yếu tố quan trọng nhất. Khi thân thể khỏe mạnh, bắp thịt cứng cáp, thì ít bị té ngã; và nếu bị té ngã thì ảnh hưởng cũng bớt trầm trọng so với các cụ ít động đậy, đi lại.Các lớp thể dục, nhất là các buổi dạy về thăng bằng, như tập đứng một chân, lăn trái banh Bosu cho quen với sự chông chênh. Môn Thái Cực với các động tác co duỗi thong thả, chậm chạp giúp thân thể phối hợp hoạt động của bắp thịt và hai lá phổi thở hít nhịp nhàng. Sự phối hợp này cần thiết cho việc hô hấp, thăng bằng và dáng đi đứng của thân thể.Hiệu quả cụ thể nhất của sự tập luyện thân thể là việc có thể tự đứng dậy từ ghế ngồi mà không cần vịn tay: bắp thịt hai chân và bắp thịt bụng, lưng cứng cáp đủ để chống đỡ và thăng bằng thân thể khi thay đổi vị thế.Những yếu tố khác không kém quan trọng là việc dùng các món thuốc. Thuốc trị cao huyết áp, khoảng 70% các cụ tuổi thất thập dùng món thuốc này, gây chóng mặt khi huyết áp xuống nhanh và dễ té ngã nếu không cẩn thận. Chưa kể các thứ dược thảo lợi tiểu, giảm đường giảm mỡ (?) hầm bà lằng khác bán tự do trên thị trường mà các cụ Á Đông dùng thường xuyên như uống trà.Xin mở ngoặc để nhắc đến dược thảo một chút: Dược thảo là con dao hai lưỡi rất sắc, có thể vô cùng hiệu quả trong việc chữa trị một bệnh tật nào đó, nhưng dược chất trong dược thảo có liều lượng bao nhiêu lại là một điều bí mật. Bí mật thứ nhì là món dược thảo tuy có cùng tên nhưng mức khác biệt về dược chất [và dược tính] lại là khoảng cách mênh mông… chưa kể các phụ chất có dược tính khác.Các cụ dùng thuốc trị cao huyết áp có tỷ lệ té ngã cao gấp đôi những người không dùng. Đặc biệt là loại thuốc lợi tiểu, diuretic, [dùng để giảm cao huyết áp và suy tim]. Nếu cần dùng, các cụ nên uống thuốc ban ngày để tránh những chuyến vào nhà vệ sinh trong đêm tối. Món thuốc khác, món thuốc trị mất ngủ, có thể gây mất thăng bằng, và nếu có thể, nên thay thế bằng một ly sữa ấm, một cuốn sách dễ đọc hoặc một vài bản nhạc êm dịu.Cách phòng ngừa té ngã khác là cách xếp đặt vật dụng trong nhà, loại bỏ tấm thảm đặt hờ hững trên sàn nhà, bàn ghế nằm gọn ghẽ trong một góc khuất, dẹp giày dép, đồ chơi… trên lối đi.Các cụ trong tuổi vàng cần đi khám mắt hàng năm và đeo kính để duy trì thị lực. Dùng kính đơn tròng khi đi bộ và chỉ dùng kính hai tròng, ba tròng (bifocal, progressive lenses) khi đọc sách, ngồi tại chỗ vì loại kính này có thể gây vấp té.Trong nhà cần có đèn đủ sáng để thắp rõ vật dụng chung quanh. Và món vật dụng cần thiết nhất, với các cụ sống đơn chiếc, có lẽ là món “gọi cấp cứu”, emergency button, electronic alert, có thể trong dạng vòng đeo trên cổ tay có nút bấm, có thể là dây đeo trên cổ.Mùa thu của cuộc đời không nhất thiết chỉ là mùa tàn úa, mùa lá vàng; với sự chấp nhận, sửa soạn và sẵn sàng cho tinh thần, mùa thu có thể trở thành…vàng lá, vàng ròng với các chuyến du ngoạn thong thả để tận hưởng sự thanh nhàn khi tâm tư không còn vướng bận với sinh kế nhọc nhằn và bổn phận dưỡng dục khó khăn?
Trần Lý Lê ----