Bản đồ thế giới của bá quyền Trung Quốc

17 views
Skip to first unread message

Tran Dinh Hoanh

unread,
Apr 25, 2018, 7:46:12 PM4/25/18
to The UNCLOS Forum

Bản đồ thế giới của bá quyền Trung Quốc

  • STEVEN W. MOSHER
  • VHNA – Thứ sáu, 12 Tháng 9 2014 06:06

Lời Người Dịch:

Bài dịch dưới đây là một Chương trong quyển sách nhan đề Bá Chủ: Kế Hoạch Của Trung Quốc Để Thống Trị Á Châu và Thế Giới, xuất bản năm 2000, và được Dân Biểu Quốc Hội Hoa Kỳ Dana Rohrabacher đánh giá là “có giá trị hơn cả các sự thuyết trình của Cơ Quan Tình Báo Trung Ương (CIA)”.

Chương này phác họa kế hoạch của Trung Quốc nhằm xây dựng quyền bá chủ thế giới qua ba giai đoạn: 1. Bá quyền căn bản, trong đó việc xâm chiếm Biển Đông là một trong hai mục tiêu phải hoàn tất; 2: Bá quyền trong vùng; và 3. Quyền bá chủ toàn cầu, thiết lập một trật tự thế giới mới dưới sự thống trị của Trung Quốc, một Pax Sinica.

Kế hoạch này chính là bản chất của Đại Hán Tộc Chủ Nghĩa, nhằm thực hiện chính sách bành trướng Đại Hán cực đoan, cụ thể là nhằm thu hồi lại tất cả những vùng đất mà Bắc Kinh cho rằng đã từng nằm dưới sự cai trị của các triều đại Trung Hoa trước đây. Truyền thông của Trung Quốc công khai nêu ra các kịch bản như sáu cuộc chiến tranh trong tương lai để “thu hồi” các vùng đất này nhằm chuẩn bị dư luận quần chúng Trung Quốc.

Tuy một vài sự kiện trong bài dịch được viết ra gần 15 năm trước đây đã thay đổi, chẳng hạn như sự đổi trục chính trị của Miến Điện từ năm 2011 và quay hướng về Hoa Kỳ, nhưng bản chất bành trướng Đại Hán Tộc Chủ Nghĩa ngày càng bộc lộ rõ hơn qua các hành động lấn chiếm hung hăng tại Biển Đông. Hơn ai hết, người Việt Nam ngày càng nhận thức được rằng họ đang ở vào một vị thế yếu nhất, cô độc nhất, và bất lợi hơn hết vì ở vào vị trí gần nhất trên bước đường bành trướng và do đó sẽ là nạn nhân đầu tiên cho tham vọng bá chủ của Bắc Kinh.

Việt Nam đang thực sự ở vào một giai đoạn nguy hiểm và người Việt Nam phải can đảm, sáng suốt và quyết liệt để lựa chọn con đường sống còn của mình.

***

Kích thước của sự dịch chuyển vị thế của Trung Quốc trong thế giới là kích thước to lớn đến nỗi thế giới phải tìm kiếm một sự cân bằng mới trong 30 hay 40 năm tới. Không thể giả vờ rằng đây chỉ là một tay chơi lớn khác. Đây là tay chơi lớn nhất trong lịch sử con người.

                                                                                                                                                                         — Lý Quang Diệu, 1994. 1

Những kẻ tuyệt hảo trong việc phòng thủ tự chôn mình sâu dưới điểm thấp nhất của Quả Đất. Những kẻ tuyệt hảo trong việc tấn công di chuyển từ bên trên các đỉnh cao nhất của Trời.

Tôn Tử, khoảng 500 Trước Công Nguyên.

Bản Đồ Mới Nhất Của Trung Quốc
nguồn: http://www.google.com

Các chuyên viên về Trung Quốc, các kẻ hiếm có đủ các mảnh rời rạc của bức tranh ghép Trung Quốc vô cùng phức tạp để tiên đoán một cách chính xác về động thái quốc tế của Trung Quốc nói chung, có khuynh hướng tối thiểu hóa khả tính về sự xâm lược của Trung Quốc. Họ đồng ý – với ngôn từ nóng bỏng cất lên từ Bắc Kinh sẽ thật khó để không đồng ý – rằng Trung Quốc nghiêng về việc thu hồi Đài Loan trong vòng tay ôm của tổ quốc và khẳng định sự kiểm soát trên toàn thể Biển Nam Trung Hoa. Nhưng phần lớn tiên đoán rằng sự bất mãn của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ sau hết sẽ lắng xuống và rằng với thời gian Trung Quốc sẽ bằng lòng để chấp nhận vị trí của nó trong trật tự thế giới do Mỹ khống chế.

Song giả định rằng Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc không có một đại kế hoạch cho tương lai thì không hoàn toàn xác đáng. Giới tinh hoa CHNDTQ chỉ phải nhìn vào các bản đồ cụ thể của các đế quốc Trung Hoa trong lịch sử hầu vạch ra hình thái của các sự việc khả dĩ. Triều đại nhà Thanh trong suốt giai đoạn bành trướng trong thế kỷ thứ mười tám của nó, khi Trung Hoa vươn tới tầm mức lãnh thổ rộng lớn nhất, tác động như một loại siêu bản đồ (meta-map).

Như chúng ta đã thảo luận trước đây, vào lúc dó Thiên Triều đã cai trị một lãnh thổ mênh mông trải dài từ Vùng Viễn Đông của Nga băng ngang miền nam Siberia đến Hồ Baikal, sau đó quay xuống hướng nam ngang qua Kazakhstan, ngoặt sang hướng đông dọc theo rặng Hy Mã Lạp Sơn, Miền Bắc Miến Điện, Lào, và Việt Nam. Hàn Quốc, Nepal và tất cả bán đảo Đông Nam Á đã nhìn nhận quyền bá chủ của Trung Hoa và có triều cống. Chính bản đồ này làm nảy sinh những điều không mời đón trong đầu óc Trung Quốc khi hình dạng của một “Đại Trung Quốc” tương lai được thảo luận đến. 2 Và chính cùng bản đồ này đang nung nấu các sự tưởng tượng của thế hệ các nhà lãnh đạo ngày nay của Trung Quốc.

Không phải ngẫu nhiên rằng ngay khi Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ) nắm quyền kiểm soát trên Trung Hoa Đích Danh (China Proper), nó đưa một mắt thèm thuồng nhìn đến các lãnh địa từng có thời thuộc nhà Thanh. Giống như cựu Liên Bang Sô Việt, đã tìm cách để bám giữ Đế Quốc Nga trong khi hô to các khẩu hiệu chống đế quốc chủ nghĩa, ĐCSTQ tự miễn trừ mình ra khỏi tín điều chống đế quốc chủ nghĩa của chính nó và phái các đội quân của nó tiến bước. Sự thu hồi Tây Tạng và các vùng biên giới do Sô Viết chiếm cứ tại Tân Cương, Nội Mông, và Mãn Châu đã theo sau. Sau một sự cách biệt lâu dài và thất vọng, Hồng Kông và Macao đã được lôi về trong vòng tay ôm của đất mẹ. Bất kể các sự tiến quân này, tuy thế, lệnh truyền của Bắc Kinh vẫn chưa vươn tới mức trọn vẹn của Đại Trung Quốc. Và ở đó có vấn đề.

Điều đôi khi được nói bởi các kẻ biện hộ cho nó rằng Trung Quốc không có nhu cầu để bành trướng bởi nó không phải đối diện với sự đe dọa đên sự vẹn toàn lãnh thổ của nó. Nhưng từ quan điểm của Bắc Kinh sự vẹn toàn lãnh thổ của nó đã sẵn bị và tiếp tục bị xâm phạm. Không chỉ có hòn đảo Đài Loan là bị tách rời khỏi phần còn lại của Trung Quốc, mà còn có cả một tầng lớp lãnh thổ bao la dọc theo các biên giới Ấn Độ, Trung Á, Mông Cổ, và Nga với Trung Quốc, cũng như thế. Từ một nhãn quan tập trung vào Trung Quốc, tất cả các lãnh thổ này đang chờ đợi “sự giải phóng”.

Lớp lang theo đó các lãnh thổ bị mất này được thu hồi sẽ được xác định bởi các biến cố hơn là bởi đại kế hoạch. Có lẽ đây là lý do tại sao Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc đang tập hợp một cách hung hang các năng lực quân sự để phóng chiếu sức mạnh ra ngoài xa biên giới của nó trong mọi hướng. Một năng lực phóng chiếu quyền lực đên mọi phương vị sẽ phục vụ Trung Quốc đắc lực dọc theo bất kỳ điểm nào trong địa bàn khi nó đối mặt với sự yếu kém.

Một khi sự tái xây dựng Đại Trung Quốc được hoàn tất, Bá Chủ [Trung Quốc] có thể phóng mắt nhìn xa hơn: thí dụ, can thiệp tại Trung Đông, hay tìm cách ly gián Nhật Bản khỏi Hoa Kỳ. Các giới hạn cũ đối với các tham vọng đế quốc của Trung Quốc đã được ấn định bởi khoảng cách xa, nhưng bá quyền hiện đại không có các ranh giới địa dư, chỉ có các ranh giới địa chính trị, điều trong giờ khắc này được ấn định bởi Mỹ và các đồng minh Âu Châu và Á Châu của nó.

Sự theo đuổi bá quyền của Trung Quốc có thễ dẫn dắt nó qua ba giai đoạn:

· Bá Quyền Căn Bản: Thu hồi Đài Loan và sự khẳng định quyền kiểm soát không tranh cãi trên Biển Nam Trung Hoa.

· Bá Quyền Cấp Vùng: Nới rộng đế quốc Trung Quốc cho đến tầm mức tối đa của thời nhà Thanh.

· Bá Chủ Toàn Cầu: Một sự đua tranh toàn cầu với Hoa Kỳ để thay thế Pax Americana; trật tự thế giới của Mỹ hiện thời bằng một Pax Sinica.

BÁ QUYỀN CĂN BẢN

Tiếp theo sau cuộc thăm viếng của [Tổng Thống] Nixon tại Trung Quốc hồi năm 1972, Bắc Kinh lặng im không công khai rung kiếm dương oai với Đài Loan trong một thời gian. Một cách riêng tư, họ Mao kín đáo nói với Nixon rằng sẽ vẫn còn cần thiết để lấy lại Đài Loan bằng vũ lực, tin tưởng rằng sự đe dọa này sẽ dẫn các nhà lãnh đạo Đài Loan đến bàn hội nghị không lâu sau khi sự bảo vệ của Hoa Kỳ bị rút lại. Trung Quốc đòi hỏi, và nhận được, một sự triệt thoái các lực lượng của Hoa Kỳ ra khỏi hòn đảo và sự xóa bỏ chính thức Hiệp Ước An Ninh Hỗ Tương Hoa Kỳ – Trung Hoa Dân Quốc. Tuy nhiên, sự thịnh vượng gia tăng của Đài Loan, cộng với sự sẵn lòng tiếp tục của Mỹ để bán cho Đài Loan khí giới phòng thủ, giữ cho Đài Loan không phải làm việc khấu đầu như được ước định.

Các sự tính toán của Trung Cộng còn bị đảo lộn hơn nữa khi Đài Loan dân chủ hóa vào cuối thập niên 1980, và đảng đối lập chính yếu, Đảng Dân Tiến (Democratic Progressive Party), bắt đầu to tiếng đòi hỏi một sự tuyên bố chính thức độc lập. Đây là một con dao đe dọa hai lưỡi đối với Bắc Kinh, bởi nó có nghĩa không chỉ Đài Loan có thể vuột ra khỏi tầm nắm bắt của nó vĩnh viễn, mà còn vì việc dân chủ hóa hòa bình của hòn đảo sẽ vươn cao như một sự quở trách làm bối rối cho chế độ độc đoán của chính Bắc Kinh.

Sau khi mưu toan bị thất bại để lôi kéo Đài Loan chấp nhận cùng công thức đã được áp đặt trên Hồng Kông, Bắc Kinh đã bắt đầu lên giọng. “Nếu chúng ta từ bỏ sự đe dọa dùng vũ lực chống Đài Loan, khi đó sẽ không có khả tính rằng sự thống nhất hòa bình sẽ đạt được”, Chủ Tịch Giang Trạch Dân có nói với nhật báo Asahi Shimbun hồi Tháng Tám 1995, vang vọng các cảm nghĩ của họ Mao một phần tư thế kỷ trước đó. Để nhấn mạnh quan điểm của ông ta, CHNDTQ đã bắn vài hỏa tiễn có khả năng hạt nhân M-9 tại vùng phụ cận rộng lớn của Đài Loan.

Vào hôm trước các cuộc bàu cử tổng thống Đài Loan hồi Tháng Ba 1996, Trung Quốc một lần nữa đã tác xạ thử nghiệm bên trên và bên dưới Đài Loan bằng các hỏa tiễn trang bị đầu đạn M-9. QĐGPNDTQ tiếp tục tập trận đổ bộ lên một hòn đảo, sử dụng các tàu đổ bộ tấn công thủy bộ, thao diễn sự chuyển vận binh sĩ, các phi vụ máy bay trực thăng và đã nã trọng pháo. Mặc dù có sự ngập ngừng ban đầu, Tổng Thống Clinton sau hết đã phái hai nhóm chiến hạm đến ngoài khơi của Đài Loan và đã gửi lời cảnh cáo đến Bắc Kinh. Giới lãnh đạo Trung Quốc đã lùi bước trong màn trình diễn quyết tâm này, nhưng chỉ sau khi chính sách “đẩy tới bờ vực chiến tranh” liều lĩnh có nó không làm nhụt nhuệ khí của chính quyền Clinton.

Sự khăng khăng của Trung Quốc về chuyện “giải phóng” Đài Loan, đến mức độ biến nó thành mục đích chính yếu trong chính sách ngoại giao, mang góc cạnh xúc cảm của nó từ một khát khao muốn loại bỏ các tàn dư sau cùng của chính phủ và quân đội Tưởng Giới Thạch. Cho đến khi điều này xảy ra, giới tinh hoa của ĐCSTQ vẫn chưa có thể tuyên bố rằng chiến thắng của họ trong cuộc nội chiến Trung Hoa đã được hoàn tất. Phe Cộng Sản cũng hăng say để “giải phóng” Đài Loan vì các lý do ý thức hệ: để ngăn chặn sự lan tràn của các giá trị và các định chế dân chủ đã bắt rễ vững chắc ở dó trong vài thập niên qua. Một Đài Loan dân chủ và thịnh vượng là một con dao găm đâm vào quả tim của chế độ độc tài độc đảng đang từng chập bất thường mưu tính hiện đại hóa Trung Quốc. Theo quan điểm của Bắc Kinh, hai nhóm chống đối lớn nhất của Trung Quốc là phe Quốc Dân Đảng và Đảng Dân Tiến tại Đài Loan.

Bắc Kinh tiếp tục chào hàng như một căn bản cho một sự thỏa thuận ngang qua eo biển công thức “một xứ sở, hai hệ thống” đã được áp dụng tại Hồng Kông. Nhưng ít có cảm nghĩ trên đảo về sự hợp nhất với Trung Quốc như nó được cai quản hiện nay. Tại sao người dân Đài Loan lại sẽ muốn đổi tự do mới tìm thấy của họ để lấy xiềng xích được trui rèn tại Bắc Kinh, đánh đổi chính quyền địa phương dân cử của họ lấy một viên tổng đốc cộng sản, đánh đổi quân đội được tuyển mộ tại địa phương của họ lấy sự chiếm đóng bởi cùng đội quân đã nổ súng trên các người biểu tình tay không tại Quảng Trường Thiên An Môn? Không ai, dù là Quốc Dân Đảng, nhóm muốn sự thống nhất chỉ được tiến hành sau khi đại lục đân chủ hóa, hay Đảng Dân Tiến, nhóm không muốn thống nhất gì cả, lại sẵn sàng nhượng bộ sự tự trị của Đài Loan cho Bắc Binh.

Chính sách hiện thời của Trung Quốc đối với Đài Loan là việc lựa chọn giữa các sự đe dọa và các sự thương thảo – một biến thể của chiến lược “đánh, đánh, đàm, đàm” trong cuộc nội chiến Trung Hoa – một chính sách được tính toán để lan truyền sự hoảng sợ từng chập tại Đài Loan và làm sụp đổ tinh thần của người dân. Bắc Kinh đã trả lời sự kêu gọi của Tổng Thống Đài Loan Lý Đặng Huy hồi Tháng Bảy 1999 cho các cuộc đàm phán “giữa nhà nước với nhà nước” bằng việc gọi ông ta là một kẻ phản quốc, và loan báo rằng Trung Quốc có bom trung hòa tử (neutron), trong trường hợp nó cần để bình định một tỉnh phản bội. Trong khi Đài Loan là một chú bé David đáng tin đối với kẻ khổng lồ Goliath của CHNDTQ, ít có sự ngờ vực rằng một cuộc tấn công quyết liệt của QĐGPNDTQ sau rốt sẽ phá tan các sự phòng thủ của hòn đảo.

Chỉ có khả tính rất thực của sự can thiệp của Hoa Kỳ mới khiến Bắc Kinh ngập ngừng. Không một láng giềng nào của Đài Loan, ngay cả Nhật Bản, sẽ giơ tay giúp đỡ. Trong năm 1996 tất cả họ đều lịch sự ngoảnh mặt quay đi khi các hỏa tiễn phóng qua các đường bay quốc tế và rớt xuống các hải đạo quốc tế, cho dù sự lưu thông hàng không và hải vận bằng tàu đều bị gián đoạn. Mã Lai và Phi Luật Tân mau chóng tuyên bố một chính sách trung lập, trong khi ngoại trưởng Indonesia khẳng quyết rằng sự đối đầu hoàn toàn là một chuyện riêng của Trung Quốc. Ngoại trưởng Thái Lan còn đi xa đến mức tuyên bố rằng sự gián đoạn du hành hàng không và hàng hải do Trung Quốc gây ra là “bình thường”.

Ít nhất kể từ thời Tôn Tử, hai mươi bốn thế kỷ trước đây, cách giao chiến của Trung Hoa đã nhấn mạnh đến sự lén lút và dối gạt. Trong thực tế, thật khó để tưởng tượng một tình huống trong dó Trung Quốc sẽ chính thức tuyên chiến, trừ khi như một cách làm mất tinh thần một hòn đảo đã sẵn bị cô lập, thành một sự đầu hàng chặn đầu. Nếu Trung Quốc tiến tới việc đánh Đài Loan, họ sẽ làm như thế vào một thời điểm và trong một cung cách mà chúng ta ít chờ đợi nhất, có thể bằng việc gây ra một vụ nổ hạt nhân ở độ cao bên trên hòn đảo để làm gián đoạn các sự giao thông, hay bằng việc đột nhiên phóng ra một hàng rào hỏa tiễn vào các cơ sở then chốt.

Một kịch bản như thế có thể xem ra kỳ cục nếu Mỹ đã không bị bất ngờ nhiều lần trong những năm gần đây bởi các sự phát triển hỏa tiễn tại Á Châu. Iraq, Pakistan, và Iran đều có phóng ra các hỏa tiễn tầm ngắn và trung mà các cơ quan tình báo Hoa Kỳ tỏ ra bối rối vì không hay biết đến ngay những gì họ đang phát triển.

Trong thực tế, trước cuộc phóng một hỏa tiễn có tầm xa 800 dặm hồi Tháng Bảy 1998 của Iran, Cơ Quan Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ (CIA) đã tuyên bố rằng sẽ cần đến mười năm hay lâu hơn trước khi các hỏa tiễn của Iran sẽ có thể nhắm đến Do Thái. Nhưng Iran đà che dấu các hỏa tiễn của nó khỏi các vệ tinh do thám của Mỹ bằng việc xây dựng chúng tại các cơ xưởng dưới mặt đất. Bắc Hàn đã che dấu một cách thành công chương trình chế tạo hỏa tiễn của nó trong cùng một cung cách.

Sẽ là một điều gây ngạc nhiên, ở mức tối thiểu, nếu giới lãnh đạo Trung Quốc lại không tự mình làm theo cùng một chiến thuật hiển nhiên để che giấu một số chương trình vũ khí. Ngoài các đường dây sản xuất hỏa tiễn mà chúng ta hay biết, có lẽ phải được bổ túc các đường dây khác, được chôn dấu tại các hầm dưới mặt đất nơi ba phiên làm việc của các công nhân một ngày có thể bận rộn để gia tăng số dự trữ hỏa tiễn của CHNDTQ. Không giống như Hoa Kỳ, CHNDTQ không công bố các số tồn kho của các nơi chứa vũ khí trên các trang nhật báo toàn quốc của nó.

Các hỏa tiễn của CHNDTQ cũng ngày càng trở nên chí tử hơn nhiều, như sự khác biệt giữa các vụ bắn hỏa tiễn Trung Quốc trong các năm 1996 và 1996 đã chứng tỏ. Trong sáu hỏa tiễn DF-15 (Đông Phong” hay “Gió Đông”) được bắn ra trong Tháng Bảy 19995, một đã bị phá hỏng, hai hỏa tiễn đi sai đường và ba hỏa tiễn còn lại rớt xuống cách mục tiêu vài dặm. Vào Tháng Ba 1996, nhờ kỹ thuật hướng dẫn hỏa tiễn Nga mới mua được, tất cả bốn hỏa tiễn bắn ra đánh trúng các khu vực mục tiêu của chúng gần hai hải cảng chính yếu của Đài Loan là Kaohsiung (Cao Trung) và Keelung (Lỳ Long) một cách chính xác. 4

“Hàm ý của các sự cải tiến hỏa tiễn Trung Quốc là điềm đáng ngại cho Đài Loan”, Paul Bracken đã viết như thế. “Phóng ra bốn mươi hỏa tiễn với đầu đạn quy ước, Trung Quốc có thể thực sự đóng cửa các hải cảng, các phi trường, các nhà máy nước, các nhà máy điện, và phá hủy kho chứa nhiên liệu của một quốc gia cần đến sự bổ sung liên tục từ thế giới bên ngoài”.

Tôi tin tưởng rằng con số các hỏa tiễn cần có để đánh sập hạ tầng cơ sở của Đài Loan, một số trong các cơ sở đã được kiên cố hóa chống lại các mối nguy hiểm của đúng ngay một cuộc tấn công như thế, thực sự lên tới vài trăm hỏa tiễn. Nhưng điểm tổng quát của Bracken đứng vững: Như một đảo quốc nhỏ bé, Đài Loan lệ thuộc một cách khác thường vào ba hải cảng chính yếu, bốn phi trường chính yếu, và một số ít nhà máy phát điện quan trọng để duy trì các dịch vụ thiết yếu. Và cho dù cần khoảng từ 40 đến 50 hỏa tiễn để vô hiệu hóa chúng, Trung Quốc sẽ sớm thụ đắc số đạn dược cần thiết– nếu không phải là đã có sẵn. 5

Nếu các hệ thống hướng dẫn hỏa tiễn làm việc giống như được quảng cáo, sẽ có sự tổn thất dân sự tối thiểu, giảm bớt một cách lớn lao xác suất của một phản ứng quân sự mạnh mẽ từ Hoa Kỳ. Trung Quốc cũng sẽ mưu tính trói tay chúng ta với sự đe dọa của các hỏa tiễn tầm xa, một lần nữa nêu câu hỏi (như nó đã làm trong năm 1996) là liệu Mỹ có sẵn lòng để hy sinh Los Angeles hầu đổi lấy Taipei hay không.

(Có lẽ người dân Los Angeles sẽ được thết đãi bằng các hỏa tiễn đáp xuống ngoài khơi Santa Catalina, bởi Bắc Kinh tìm cách xác tín các năng lực của nó.)

Sự tàn nhẫn là một liều thuốc giảm đau hữu hiệu. Cho dù Hoa Kỳ dẫn đầu trong kỹ thuật hỏa tiễn và các số lượng về đầu đạn, Trung Quốc qua mặt Hoa Kỳ trong hai cách thức then chốt: một sự sẵn lòng chịu đựng các sự tổn thất trong chiến tranh và một sự sẵn sàng để hủy điệt đối phương, bất kể là quân sự hay dân sự.

Liên quan đến việc ấn định thời biểu, xác suất của Trung Quốc tiến đánh Đài Loan gia tăng với mức độ bất ổn nội địa và có thể bị châm ngòi bởi bất kỳ điều gì, từ một sự trì trệ kinh tế tổng quát (như Trung Quốc đã kinh nghiệm trong các các năm 1998-99), cho đến các vụ cho nghỉ việc ồ ạt từ các xí nghiệp quốc doanh vô hiệu quả, đến sự đàn áp liên tục các môn đồ của Pháp Luân Công. 6 Song một cái nhìn thoáng qua vào lịch sử xâm lược gần đây của Trung Quốc khiến ta nghĩ rằng các hành động của nó thường vượt quá lãnh vực của các sự tính toán hợp lý như thế.

Chiến Tranh Trung – Ấn năm 1961 có thể được giải thích một phần bởi nhu cầu làm cho dân chúng Trung Quốc quên đi các cái bụng cồn cào của họ, bởi vào lúc có cuộc tấn công đó, xứ sở đang trong sự kìm kẹp của một trận đói tàn khốc mà chung cuộc đã làm tổn thất khoảng bốn chục triệu sinh mạng”. 7 Cũng còn có thể đặt giả thuyết rằng cuộc xâm lăng của Trung Quốc vào Việt Nam hồi đầu năm 1979 là một nỗ lực của Đặng Tiểu Bình nhằm củng cố sự nắm giữ quyền hành của chính ông ta trong thời kỳ chuyển tiếp khó khăn đó. Nhưng cuộc biểu dương lực lượng chống lại Đài Loan hồi năm 1996 là gì, vào một thời khoảng có sự thịnh vượng nội địa tương đối và sự yên tĩnh về chính trị?

Việc ấn định thời biểu thì không thể tiên đoán bởi giới tinh hoa Trung Quốc thực hành điều có thể được gọi là chính trị của sự phục thù lịch sử. Các nhà lãnh đạo chính trị cũng như quân sự vẫn còn ý thức về các sự khinh thường đã xảy ra một thế kỷ hay lâu hơn trước đây, với hầu hết bất kỳ duyên cớ nào, họ sẽ tìm kiếm một số đường lối để phục thù chúng. Không có nhân dân Trung Quốc hay bất kỳ định chế nào khác tại Trung Quốc, chẳng hạn như Quốc Hội Đại Biểu Dân Tộc, phục vụ như một bộ phận kềm hãm hành vi đột xuất, xem ra độc đoán như thế. Trong thực tế, dân tộc chủ nghĩa nồng nhiệt của Trung Quốc, được cùng chia sẻ bởi giới tinh hoa cũng như thường dân, là một chất kích thích thường trực trong chiều hướng hiếu chiến của lời nói và hành động.

Khi Tổng Thống Đài Loan Lý Đăng Huy nêu ý kiền trong Tháng Bảy 1999 rằng các cuộc thương thảo giữa Đài Bắc và Bắc Kinh phải được thực hiện trên một căn bản “nhà nước với nhà nươc’, tờ Nhân Dân Nhật Báo trở nên sặc mùi máu. Nó đã không cần biết rằng Tổng Thống họ Lý chỉ lập lại, mạnh mẽ hơn một chút, lập trường theo đuổi từ lâu của Đài Loan rằng các đại diện của hai chính phủ phải thương thảo trực tiếp. Bắc Kinh, đòi hỏi các cuộc đàm phán “đảng với đáng (như trong thời nội chiến) đã gọi ông là một “kẻ phản bội” đang ‘có các bước tiến cực kỳ nguy hiểm”.

CHNDTQ tăng cường độ trong lời nói chỉ vài tuần lễ trước các cuộc bàu cử tổng thống hồi Tháng Ba năm 2000 của Đài Loan, công bố một bạch thư thẳng thừng lập lại “sự đe dọa sử dụng vũ lực từ lâu” của phe Cộng Sản: “Nếu các nhà cầm quyền Đài Loan từ chối … sự giải quyết hòa bình của việc tái thống nhất ngang qua eo biển xuyên qua các cuộc thương thảo, khi đó chính phủ Trung Quốc sẽ chỉ còn cách phải chấp nhận mọi biện pháp quyết liệt khả dĩ, kể cả sự sử dụng vũ lực.” 8 Sự dọa nạt bằng lời nói này có tính chất điển hình, và nó tăng cường cho một khuynh hướng tiến tới các hành vi xâm lược. Trung Quốc hiện hữu trong một thế giới nơi mà lời nói là cha đẻ của hành động.

Một sự giải thích về cuộc khủng hoảng hỏa tiễn Đài Loan hồi các năm 1995 – 96 lập luận rằng bàn tay của Chủ Tích Giang [Trạch Dân] bị kiềm chế bởi các tướng lĩnh của ông ta. Họ Giang miễn cưỡng đe dọa Đài Loan một cách trực tiếp nhưng các tướng lĩnh của ông ta đã khăng khăng đòi hỏi, hay do câu chuyện thuật lại như thế. Ý nghĩ rằng các tướng lĩnh hăng hái để thi hành việc báo thù trên phe Quốc Dân Đảng của Đài Loan vì các lý do giờ đây đã cũ hơn nửa thế kỷ, đã có ngón tay của họ trên các nút khai hỏa các hỏa tiễn của Trung Quốc là một ý nghĩ không xác đáng.

Cho dù đây là một lời an ủi nhỏ nhoi, nhiều phần đúng là họ Giang đã toàn tâm đồng ý với hành động đề nghị. Và sự vắng bóng sau đó của các sự phản đối thông thường tại Trung Quốc – các hỏa tiễn đà được khai hỏa với sự tán đồng chung – là một sự nhắc nhở điềm tĩnh rằng công chúng ủng hộ các nhà lãnh đạo của họ.

Các Viên Đá Bàn Đạp

Spratlys (Trường Sa) và Paracels (Hoàng Sa) là các chùm đảo hầu như không có giá trị gì hơn tên gọi. Gồm một ít chục mỏm đá vươn lên tại mỗi quần đảo, nhiều mỏm trong chúng chìm dưới mặt nước lúc thủy triều lên cao, chúng thiếu một nguồn nước ngọt và chưa hề có con người cư trú. Tuy nhiên, điều chúng thiếu về mặt đất lại được bù đắp về mặt bằng mênh mông. Quần Đảo Paracel, tọa lạc với khoảng cách bằng nhau từ Trung Quốc, Việt Nam và Phi Luật Tân, trải dài hàng trăm dặm. Quần Đảo Spratly, xa hơn về phía nam đến năm trăm dặm, trải dài ngang qua hàng trăm dặm nữa của biển mở ngỏ giữa Việt Nam, Mã Lai, và Phi Luật Tân.

Trung Quốc đang tiến hành một cách hung hăng để chiếm lĩnh sự kiểm soát hai vòng cung đảo này, phớt lờ các sự tuyên nhận tranh giành của nửa tá nước khác. Trong một bản báo cáo hôm 15 Tháng Mười Hai, 1998 lên các lãnh tụ đảng Cộng Hòa tại Hà Viện [Hoa Kỳ], Dân Biểu Dana Rohrabacher đã tường thuật rằng “khuôn mẫu các căn cứ hải quân Trung Quốc tại quần đảo Spratly cho thấy một chiến lược bao vây các hòn đảo giàu nhiên liệu và một sự hiện diện quân sự có tính chất đe dọa dọc theo hải lộ sinh tử nối liền Eo Biển Malacca chiến lược với Eo Biển Đài Loan”. Khoảng mười một căn cứ Trung Quốc đã được phát hiện cho tới nay [năm 2000, chú của người dịch].

Các sự tuyên nhận của Trung Quốc thường được giải thích về mặt kinh tế. Trong thực tế, sự quen dùng thèm khát sẵn có của Trung Quốc về nhiên liệu đang kéo căng các nguồn tài nguyên trong nước, và thềm lục địa của Biển Nam Trung Hoa được ngờ có chứa đựng các mỏ dầu và khí đốt bao la. Song các nỗ lực của Bắc Kinh để biến đổi Biển Nam Trung Hoa thành một ao nhà của Trung Quốc cũng có các nguyên do chiến lược. Eo Biển Malacca là một điểm yết hầu hàng hải nối liền Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, xuyên qua tuyến đường biển sinh tử này là bảy mười phần trăm dầu thô nuôi dưỡng các nền kinh tế của Nhật Bản, Đài Loan và Nam Hàn. Sự tự do lưu thông xuyên qua Eo Biển Malacca có tính chất trọng yếu cho bất kỳ sự đáp ứng hữu hiệu nào của Hoa Kỳ đối với các sự khủng hoảng tại Á Châu và Trung Đông.

Từ các căn cứ đang được xây dựng trên Rạn San Hô Mischief và các nơi khác tại Quần Đảo Spratly, các lực lượng không quân, hải quân, thủy quân lục chiến của Trung Quốc có thể tấn công không chỉ vào tuyến hải vận, mà còn đến tất cả các nước bao quanh Biển Nam Trung Hoa, kể cả các đồng minh của Hoa Kỳ như Phi Luật Tân, Brunei, và Thái Lan. Yếu tố đe dọa của việc có một QĐGPNDTQ nhưng một láng giềng gần bên có thể sui khiến một số trong các nước này tự mình tách xa khỏi Hoa Kỳ một cách hoảng hốt. Bán đảo Đông Nam Á giờ đây thấy mình bị kẹp giữa một trạm kiểm thính và căn cứ hải quân của Trung Hoa tại Miến Điện [tình hình tại Miến Điện đã thay đổi một cách bất lợi cho Trung Quốc tại Miến Điện kể từ năm 2011, với sự chuyển hướng ngoại giao sang phía thân Hoa Kỳ hơn của chính quyền nước này, chú của người dịch], và một sự hiện diện gia tăng của Trung Quốc tại Biển Nam Trung Hoa.

BÁ QUYỄN CẤP VÙNG:

ĐỊNH HÌNH CÁC SỰ VIỆC SẮP TỚI

Một khi Bắc Kinh đã khẳng quyết sự kiểm soát trên Đài Loan và Biển Nam Trung Hoa, trào lưu của Trung Quốc có thể hạ xuống – hay, triều đại Trung Quốc hiện tại, giống như các đế quốc tiền thân của nó, có thể mưu tính bẩy đòn sức mạnh quân sự và kinh tế rất cụ thể của nó thành bá quyền cấp vùng.

Chính sách “Mở Cửa” đã bảo đảm không chỉ sự tăng trưởng kinh tế mau chóng bên trong phạm vi Trung Quốc, mà còn cả sự kết hợp kinh tế của nó với phần lớn vùng Đông Á và Đông Nam Á trong những cung cách mà tác động chung cuộc vẫn chưa được xác định. Sự liên lập kinh tế này mang lại cho Trung Quốc một quyền lợi chiến lược trong việc duy trì sự ổn định trong vùng, chắc chắn như thế, mà cũng còn làm gia tăng vốn liếng của nó trong việc bảo đảm rằng các chính sách thân hữu với Trung Quốc được xuất hiện từ các thủ đô trong vùng, cũng như trong việc bảo vệ các nhóm dân Trung Hoa thiểu số có các kỹ năng kinh doanh lèo lái các nền kinh tế của phần lớn các nước Đông Nam Á. 9

Trong số các tích sản địa chính trị quan trọng nhất của Trung Quốc phải kể đến sáu mươi triệu Hoa Kiều hải ngoại giàu có, các kẻ chiếm giữ các vài trò kinh tế then chốt tại một tá các nước Á Châu. “Các kiều bào này: bridge compatriots”, hay qiaobao [âm tiêng Hán trong nguyên bản, chú của người dịch], đã thành đạt tuyệt diệu tại các nước chấp nhận họ, nổi bật nhất tại Singapore, Mã Lai, Thái Lan, Phi Luật Tân và Indonesia.

Riêng tại Đông Nam Á, tích sản tổng hợp của năm trăm công ty hàng đầu do người Hoa làm chủ có trị giá tổng cộng khoảng $540 tỉ [mỹ kim] trong năm 1994. Tổng số lợi tức của sáu mươi triệu Hoa kiều, từ $500 – $600 tỷ [mỹ kim], tương đương với Tổng Sản Lượng Nội Địa Gộp (GDP) của bản thân CHNDTQ. 10 Các thuộc địa gồm các người Trung Hoa giàu có được nhận thấy tại mọi nước láng giềng của Trung Quốc, từ Miến Điện, và Nepal cho đến Các Cộng Hòa Trung Á, Mông Cổ, và Siberia. Niềm hãnh diện về tính vĩ đại tái xuất hiện của Trung Quốc, các lợi thế sẽ giành được từ sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc, và sự nhập cảnh liên tục các kiều bào của họ từ Trung Quốc trợ lực vào việc duy trì căn cước chủng tộc của họ được tồn tại và hướng về Bắc Kinh.

Trong khi các quốc gia-dân tộc Âu Châu và các hậu duệ rải rác của chúng khắp thế giới không còn quan tâm đến sự mở rộng lãnh thổ, các sự tranh chấp biên giới tiếp tục tạo thành trọng tâm trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Nơi mà các ranh giới quốc gia hiện hữu không phù hợp với Đế Quốc nhà Thanh vào lúc cực thịnh, chúng có khuynh hướng bị nghi ngờ. Sự tái thiết lập bá quyền cấp vùng của Trung Quốc tại Á Châu rất có thể đưa đến, đặc biệt tại phía bắc và phía đông, một toan tính để vẽ lại các biên giới hiện hữu.

Sự biện minh về ý thức hệ cho sự can thiệp của Bắc Kinh vào các công việc của các quốc gia láng giềng là tính chất ưu việt không cần tra hỏi của lối sống Trung Quốc, mặt bên kia của đồng tiền là trách nhiệm đặc biệt mà Trung Quốc cảm nhận đối với các dân tộc kém được ân huệ hơn tại vùng ngoại vi của nó. Ngay ngày nay, người Trung Quốc vẫn có một cảm giác quá quắt về tính ưu việt riêng của họ — trên người Tây Tạng, thí dụ. Giang Trạch Dân khoe khoang các phúc lợi văn hóa và xã hội mà sự thống trị của Trung Quốc đã mang lại cho Tây Tạng, nghe rất giống như một Rudyard Kipling đang thổi kèn loan báo về các sứ mệnh khai hóa của Đế Quốc Anh.

Và vì một lý do tốt. Trong khi khái niệm thời cuối thế kỷ thứ mười chín về một “Gánh Nặng của Người Da Trắng” bị rơi vào sự bất thích dụng, và ngay cả không đồng ý, tại Phương Tây, ý nghĩ rằng có một “Gánh Nặng Của Người Trung Hóa” để chăm nom sự an lạc của các dân tộc lân bang lại được chấp nhận một cách rộng rãi tại Trung Quốc vào lúc khởi đầu thế kỷ thứ hai mươi mốt. Những cảm nghĩ như thế cho dù có vẻ đã lỗi thời trong đầu óc Tây Phương, chúng tiếp tục bốc cháy trong đầu óc người Trung Quốc – và có thể dễ dàng được chiêu dụng bởi chế dộ Bắc Kinh hầu giúp vào việc biện minh cho chính sách bành trướng của Trung Quốc.

Hán Hóa Vùng Siberia

Bản Đồ Hán hóa Vùng Siberia
nguồn: Joe Burgess/The New York Times

Điều được phát hiện rằng các lành tụ Trung Quốc cao cấp trong các cuộc phỏng vấn phơi bày một thái độ phụ huynh đối với tất cả các láng giềng trực tiếp với Trung Quốc với một ngoại lệ — trừ nước Nga. Nhưng Nga là nơi mà các sự biến đổi lãnh thổ lớn lao có thể xảy ra. Sự kiện rằng nước Nga đã cai trị vùng Viễn Đông thuộc Nga từ năm 1898, và các lãnh thổ Á Châu khác trong một thời khoảng còn lâu hơn nữa, sẽ không làm sai lệch Trung Quốc khỏi các ý đồ của nó trên các lãnh thổ này. Sau hết, Đài Loan đã chỉ được cai trị bởi Trung Quốc trong 5 năm (1945-1949) trong 105 năm qua. Nếu một mảnh thời gian ngắn ngủi này là nền tảng đủ để cho chính quyền Bắc Kinh đóng cọc tuyên nhận chủ quyền, khi đó các lãnh thổ khác bị mất đi trong thế kỷ trước hay trong thời khoảng như thế — như vùng Viễn Đông thuộc Nga, các phần của Siberia, Mông Cổ, và các phần của Trung Á – cũng có thể được tuyên nhận.

Các mưu đồ của Nga trên vùng Viễn Đông đà vươn tới tầm mức lớn nhất của chúng ngay theo sau Thế Chiến II, khi binh sĩ Sô Viết chiếm lĩnh Mãn Châu và Nội Mông. Bị đẩy lùi về các biên giới thời trước chiến tranh bởi một họ Mao cương quyết, sự kiểm soát của Nga trên Siberia xem ra không có thể bẻ gãy được cho đến 1990. Sau đó diễn ra sự sụp đổ của Liên Bang Sô Viết, làm cho Siberia còn di chuyển xa hơn nữa khỏi vùng trọng địa Âu Châu thuộc Nga. Giải đất mênh mông này từ Hồ Baikal đến Thái Bình Dương, rộng gần bằng Canada, chỉ được chiếm ngụ bởi tám triệu người Nga lớn tuổi, một dân số đang sụt giảm từ năm này sang năm khác bởi sự từ trần và xuất cảnh. Ở phía nam của phần đất bao la, gần như trống không này, 1,300 triệu người Trung Quốc đang chờ đợi.

Các quan hệ tốt đẹp hơn giữa Moscow và Bắc Kinh trong thập niên [19]80 mang lại một hoạt động mậu dịch đổi chác hàng hóa nẩy nở, với các nguyên liệu của Siberia chảy xuống phía nam để đổi lấy các tiêu thụ phẩm do Trung Quốc chế tạo. Nhưng trong thập niên [19]90, với sự sụp đổ của sự kiểm soát biên giới của Sô Viết, Trung Quốc đã khởi sự xuất cảng một sản phẩm khác sang Siberia: dân chúng.

Có tới nửa triệu người Trung Quốc một năm đang di chuyển ngang qua biên giới giờ bị thủng lỗ mỗi năm, dựng lên cửa hàng tại Vùng Viễn Đông thuộc Nga và vùng Siberia chính danh. Họ mang theo gia đình và các trẻ em, và sinh sống trong các Phố Tàu tách biệt của riêng họ. Có vào khoảng năm triêu người Trung Quốc đang sinh sống trên đất Nga. Nếu người Trung Quốc chưa sẵn đông hơn người Nga tại các khu vực cùng cư ngụ này, họ sẽ sớm vượt qua.

Bộ Trưởng Quốc Phòng Nga Pavel Grachev đã cảnh cáo hồi năm 1995, “Người Trung Quốc đang trong tiến trình thực hiện một cuộc chinh phục hòa bình vùng Viễn Đông thuộc Nga”. 11 Mặc dù phàn nàn về sự xâm nhập của các di dân bất hợp pháp này, Nga đã không làm gì để ngăn chặn làn sóng, chứ đừng nói gì đến việc trục xuất các người đã sẵn có mặt tại Siberia.

Trong khi các viên chức Nga nhìn làn sóng di dân dâng cao này với sự hoảng sợ, Bắc kinh dường như hài lòng một cách âm thầm. Lượng xuất cảnh làm giảm bớt số thất nghiệp trong nước, tạo thuận tiện cho việc mậu dịch và, quan trọng nhất, củng cố các sự tuyên nhận thu hồi đất cũ trên các lãnh thổ mà Trung Quốc có thời từng cai trị.

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc đã không quên các mưu mô của Muraviev, kẻ, bằng sự lừa gạt và các bản đồ ngụy tạo, đã ăn trộm phần đất phía tây sông Ussuri một thế kỷ trước đây. Họ cũng không quên các hiệp ước trước đây đã chuyển nhượng hàng trăm nghìn dặm vuông đất phía bắc của Mãn Châu và Mông Cổ. Với họ, sự chinh phục của Nga vùng Siberia chính danh, hoàn tất trong năm 1790, giờ xem ra mất hết tinh thần hồi gần đây, không phải là không thể đảo ngược gì hết.

Trong thực tế, sự thăng trầm trong lịch sử Trung Quốc gần như sẽ xem ra bảo đảm cho sự phục hồi của nó. Như James Billington, học giả về Nga và là Quản Thủ Thư Viện Quốc Hội [Hoa Kỳ], đã ghi nhận gần đây, các tuyên hận thu hồi đất cũ của Trung Quốc, các nhu cầu năng lượng của nó, và số lượng công nhân-khách Trung Quốc tại miền đồng nước Nga “nhiều phần tạo ra một sự chuyển động của Trung Quốc nhắm vào Siberia trong mười đến mười lăm năm tới”. 12

Mặc dù Nga vẫn còn quá hùng mạnh về mặt quân sự để Trung Quốc thách đố trực tiếp vào thời điểm hiện tại, sự suy yếu của nó sẽ cám dỗ Trung Quốc khuyến khích sự lệ thuộc kinh tế ngày càng gia tăng của vùng Viễn Đông thuộc Nga vào mậu dịch ngang qua biên giới. Với sự cổ vũ của Trung Quốc, khu vực này sẽ vuột ra khỏi tầm nắm của Moscow và rơi vào trong quỹ đạo của chính Bắc Kinh mà không có bất kỳ sự đoạn tuyệt dộc nhiên hay quyết liệt nào, và không phải bắn một viên đạn nào.

Các biên giới mở ngỏ và sự cổ vũ âm thầm sự xuất cảnh người Trung Quốc (đã sẵn xảy ra) khi có sẽ thi hành phần còn lại. Trong vòng một thế hệ, người Nga sẽ giảm xuống thành một nhóm thiểu số nhỏ, bất lực để kháng cự tiếng la hét của khối dân đa số Trung Quốc đòi tái thống nhất với đất mẹ. Gần ba triệu dặm vuông của lục địa Đông Bắc Á Châu sẽ thuộc về Trung Quốc.

Mông Cổ Và Các Cộng Hòa Trung Á Châu

Nằm lọt giữa Trung Quốc và Nga, Mông Cổ trong lịch sử là lãnh thổ của Trung Hoa cho tới 1921, khi Sô Viết biến nó thành một quốc gia bù nhìn của riêng nó, Cộng Hòa Nhân Dân Mông Cổ. Đã từng cai trị Mông Cô hàng trăm năm trước đó, Trung Quốc sẽ không khó khăn gì để phục hồi một sự tuyên nhận.

Như tại Siberia, các ràng buộc kinh tế ngang qua biên giới Trung Quốc – Mông Cổ đang lan tràn, trong khi mậu dịch giữa Mông Cổ và Nga yếu đi. Cũng vậy, tương tự là tình hình nhập cảnh, với các cộng đồng phát đạt của các nhà mậu dịch Trung Quốc đang thành công tại Ulan Bator và các khu vực đô thị khác. Nếu nền kinh tế Nga tiếp tục trì trệ, Mông Cổ có thể trở thành một thuộc địa kinh tế của Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc, vốn chỉ miễn cưỡng thừa nhận sự độc lập của Mông Cổ do sự thúc giục của Moscow hồi năm 1950, có thể đề nghị một liên hiệp quan thuế, nếu không phải sự tái thống nhất thực sự, trong những năm sắp tới. 13 Thản hoặc thẩm quyền trung ương tại Nga bị sụp đổ, Bắc Kinh gần như chắc chắn sẽ chuyển động mạnh mẽ để khẳng quyết sự tuyên nhận lịch sử của nó trên Mông Cổ.

Khi các Cộng Hòa Trung Á thoát ra khỏi tầm kiểm soát của Sô Viết hồi đầu thập niên [19]90, phản ứng tức thời của Trung Quốc là cố gắng một cách thận trọng để biến tình trạng này thành thường trực. Trong Tháng Tư 1996, Trung Quốc đã ký kết một hiệp định an ninh và biên giới chung với Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Nga.

Chủ Tịch Giang Trạch Dân đã thực hiện một cuộc thăm viếng cấp quốc gia tại Kazakhstan ba tháng sau đó, và đoan chắc với người dân Kazakh rằng Trung Quốc sẽ ủng hộ “các nỗ lực được thực hiện bởi Kazakhstan để bảo vệ nền độc lập, chủ quyền, và sự vẹn toàn lãnh thổ của nó”. Vì phần lớn lãnh thổ của Kazakhstan đã bị giựt ra khỏi Trung Hoa bởi các Nga hoàng, sự bảo đảm ủng hộ này cho sự độc lập của Trung Á nhiều phần nhất là một mưu tính để ngăn chặn bất kỳ nỗ lực tiềm năng nào của Nga nhằm đòi lại vùng này, chứ không phải là một sự từ bỏ vĩnh viễn bất kỳ tham vọng lãnh thổ nào về phía Trung Quốc.

Trung Quốc chú ý đến các tài nguyên năng lượng giàu có mà các cộng hòa này chứa đựng. Các nhà mậu dịch Trung Quốc cũng đang di chuyển đến các thành phố trong vùng và đã trở thành nguồn cung cấp chính yếu các tiêu thụ phẩm. Tuy nhiên, nếu sự đổ vỡ của Nga còn tiếp diễn, Trung Quốc có thể trở nên ngày càng khẳng quyết trong vùng, tìm cách mang toàn thể các cộng hòa Trung Á vào trong khu vực ảnh hưởng của nó. Sự điều chỉnh biên giới của nó với Kazakhstan khi đó có thể trở thành một vấn đề.

Sự Quay Về Của Một Nước Triều Cống:

Vấn Đề Triều Tiên

Bán Đảo Triều Tiên, tọa lạc chiến lược giữa Trung Quốc, Nga và Nhật Bản, là chìa khóa cho việc khống chế vùng Đông Á. Bắc Hàn, một quốc gia theo đường lối Stalin cứng rắn với một quân đội một triệu lính, đã khéo léo đưa đẩy Trung Quốc và Liên Bang Sô Viết (LBSV) kình chống nhau trong những năm có sự phân hóa Nga-Hoa. Sự sụp đổ của Sô Viết và sự tan rã kế tiếp của nước Nga đã làm cho Bình Nhưỡng quay hướng nhìn chính yếu đến Bắc Kinh.

Nạn đói tại Bắc Hàn hồi cuối thập niên [19]90 sẽ còn tệ hại hơn nếu không có các chuyến xe hỏa chở đầy gạo và dầu ăn cung cấp bởi người dân Trung Quốc. Hỏa tiễn No-dong không thể phóng ra một cách mau chóng hay đi xa hơn nếu không có sự trợ giúp của kỹ thuật hỏa tiễn Trung Quốc. Một khi Trung Quốc thu hồi vùng Viễn Đông thuộc Nga, điều này sẽ vĩnh viễn khóa chặt sự lựa chọn theo Nga của Bình Nhưỡng và xác định Bắc Hàn như một nước triều cống của Trung Quốc.

Nếu chế độ Kim Jong Il [(năm 2014 là Kim Jung Un, kế nhiệm người cha, chú của người dịch] sụp đổ, Bắc Kinh có thể di chuyển các binh sĩ vào miền bắc để thiết lập một chế độ bù nhìn hay, một cách lựa chọn khác, để dùng như các đồng tiền mặc cả trong việc môi giới sự tái thống nhất bán đảo theo các điều kiện của riêng nó. Các điều kiện này nhiều phần sè là một sự triệt thoái hoàn toàn các lực lượng Mỹ ra khỏi Bán Đảo Triều Tiên, việc bãi bỏ hiệp ước an ninh giữa Hoa Kỳ và Đại Hàn Dân Quốc, và một sự tuyên bố chính thức về phía tân quốc gia Hàn Quốc tư thế phi liên kết của nó. Sự triệt thoái các lực lượng Hoa Kỳ bởi tự thân sẽ thực sự hạ giảm Hàn Quốc trước tiên xuống tình trạng trung lập, kế đó thành một sự khuất phục tiệm tiến như một quốc gia triều cống cổ truyền.

Một sự triệt thoái của Hoa Kỳ khỏi Nam Hàn xảy ra bởi các tình huống khác (chính sách cô lập được tái lập, các sự hạn chế về ngân sách, dân tộc chủ nghĩa dâng cao của Hàn Quốc, v.v…) cũng sẽ có thể được tiếp nối bởi một sự thỏa hiệp giữa Trung Quốc và Hàn Quốc. Các cảm tính chống Nhật Bản mãnh liệt của người dân Hàn Quốc (được hỗ ứng đầy đủ bởi người dân Nhật Bản) khiến nhiều phần Nam Hàn và Nhật Bản khó có thể đoàn kết một cách hữu hiệu để chống lại Trung Quốc. Vai trò trong vùng của Nhật Bản sẽ bị suy giảm một cách lớn lạo và vị trí của Hoa Kỳ tại Đông Á sẽ trở nên mong manh. Nếu toàn thể Bán Đảo Triền Tiên nằm dưới sự thống trị của Trung Quốc, quyền bá chủ Á Châu sẽ nằm trong tầm nắm bắt của Trung Quốc.

Đông Nam Á

Đông Nam Á, chuỗi vòng lòng thòng đong đưa phía dưới bụng của Trung Quốc, theo truyền thống đã từng bị thống trị bởi Trung Hoa. Ngày nay, khu vực ảnh hưởng của Trung Quốc đang bành trướng mau lẹ. Miến Điện, Lào, và Căm Bốt đã sẵn đi theo sự hướng dẫn của Trung Quốc. Ngoại trừ người dân Việt Nam thù nghịch trong lịch sử, các kẻ ngay lúc này vẫn tiếp tục chịu đựng các sự xâm nhập quân sự của Trung Quốc, 14 ảnh hưởng của Trung Quốc tại các thủ đô khác khắp trong vùng đang lên cao. Thúc đẩy tiến trình này là các số lượng đông đảo các Hoa kiều, các quyền lợi kinh tế chung, và một số đặc tính nào đó được chia sẻ bởi mọi nền văn hóa Á Châu.

Miến Điện có lẽ đang là đồng minh thân cận nhất của Trung Quốc trong vùng [tình hình này đã thay đổi trong vài năm gần đây, như đà ghi nhận bên trên, chú của người dịch]. Chế độ quân phiệt độc tài khống chế nước đó đã tìm thấy nơi Trung Quốc một nguồn cung cấp không chỉ trich, về vũ khí, viện trợ, và sự ủng hộ quốc tế.

Đổi lại, nó đã cung cấp cho Trung Quốc sự điều hành miễn phí các cơ sở hải cảng trên các hòn đảo ngoài khơi của Miến Điện và một trạm kiểm thính trên Ấn Độ Dương. Hoạt động từ Miến Điện, Trung Quốc có thể duy trì một sự hiện diện hải quân tại Ấn Độ Dương cũng như hành sử đòn bẩy chiến lược trên Eo Biển Malacca, chưa nói đến toàn vùng Đông Nam Á một cách tổng quát hơn. Liên minh Bắc Kinh – Ngưỡng Quang giúp cho Trung Quốc kẹp Ấn Độ nằm giữa hai đồng minh, Miến Điện và Pakistan, và ngặn trở một cách hữu hiệu các tham vọng trong vùng của New Delhi tại Nam Á Châu.

Ảnh hưởng của các kiều bào [Trung Hoa] có thể được nhìn thấy tại Mã Lai, nơi mà người Hoa hợp thành khoảng một phần ba dân số và kiểm soát có lẽ đến hai phần ba kinh tế Mã Lai. Thủ Tướng Datuk Mahathir của Mã Lai là ngươi thân Trung Quốc nhất trong các nhà lãnh đạo Đông Nam Á, ngoài hội đồng quân phiệt Miến Điện, và do đó là người chống Hoa Kỳ mạnh nhất.

Lập trường của Mahathir tại diễn đàn Tháng Năm 1996 tại Tokyo về an ninh cấp vùng có thể là lập trường của Trung Quốc: ông đà công khai thách đố sự cần thiết của Hiệp Ước An Ninh Hoa Kỳ – Nhật Bản và yêu cầu cho biết danh tính của địch thủ mà liên minh này nhắm đến. Mặc dù ông tuyên bố rằng Mã Lai không cần các đồng minh, ông ta rõ ràng đang nối kết một cách chặt chẽ số phận của đất nước ông với Trung Quốc.

Singapore cũng thế, đang bị kéo gần hơn đến Trung Quốc. Các cuộc ghé thăm hải cảng của Hải Quân Hoa Kỳ vẫn còn được chào đón, nhưng các Hoa kiều kiểm soát kinh tế và chính trị của quốc gia-thành phố này, và ngày càng xu nịnh hơn những gì Trung Quốc quan tâm đến. Singapore đã đón nhận các số lượng đáng kể các người dân Trung Quốc lục địa giàu có xuất cảnh, những kẻ mà tình trạng cư trú ở hải ngoại cho phép họ được hưởng sự miễn thuế từ năm đến mười năm bởi Bắc Kinh dành cho các nhà đầu tư “nước ngoài”.

Tại Thái Lan, nơi mà các Hoa kiều kiểm soát khoảng bảy mươi lăm phần trăm nền kinh tế, cũng đã có một khuynh hướng nghiêng về Trung Quốc rõ rệt. Khi Thủ Tướng Thái Lan Chavalit Yongchaiyuadh đến thăm viếng Bắc Kinh trong năm 1997, mục đích của ông theo lời tường thuật là để thiết lập một liên minh chiến lược vững chắc với “Đại Trung Quốc”. Giới tinh hoa Thái Lan được nói đã “nhìn nhận Trung Quốc như một siêu cường có một vai trò toàn cầu”, và ước muốn xứ sở của họ phục vụ như “một chiếc cầu giữa Trung Quốc và khối ASEAN”. 15

Sự nhập cảnh của người Trung Quốc vào Thái Lan đang tái nối kết cộng đồng người Hoa phần nào đã đồng hóa (người Hoa phần lớn lấy tên họ Thái Lan) của xứ sở đó với quê hương của nó. Hiện tại, Thái Lan vẫn còn là một đồng minh của Hoa Kỳ, một nước từ đó Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (Voice of America) phát thanh vào Trung Quốc và nơi mà các Thủy Quân Lục chiến Hoa Kỳ tổ chức các cuộc tập trận Cobra Gold hàng năm. Cùng lúc, Thái Lan ngày càng lo ngại không muốn xúc phạm Bắc Kinh.

BÁ CHỦ TOÀN CẦU:

SỰ DÀN TRẢI ĐẾ QUỐC

Trung Quốc như một cường quốc toàn cầu sẽ có hình dáng ra sao? Sau khi đã thống nhất toàn thể lục địa Đông Á, khi đó nó sẽ cố gắng để trung lập hóa các đồng minh còn lại của Mỹ trong một cách sẽ dẫn đến sự trục xuất Mỹ ra khỏi các căn cứ ngoài khơi của nó tại Á Châu. Nó sẽ hoàn tất sự thống trị Đông Nam Á bằng việc dặt Phi Luật Tân và Indonesia dưới sự thống trị của nó. Để nối dài tầm tay với của nó ra xa hơn nữa, nó có thể tìm kiếm một sự liên minh tạm thời hoặc với Nga hay Nhật Bản, và sau đó sẽ tìm cách buộc quốc gia còn lại vào vị thế phi liên kết. Nó sẽ trung lập hóa Ấn Độ, và nối dài tầm với của nó đên vùng Trung Đông và Phi Châu. Giống như Liên Bang Sô Viết, nó có thể còn tìm kiếm các đồng minh ngay cả trong các nước Mỹ Châu.

Tại Phi Luật Tân, các Hoa kiều hiện chỉ chiếm hai phần trăm dân số nhưng họ kiểm soát gần phân nửa nền kinh tế, và số nhập cảnh người Hoa đang gia tăng. Chính phủ Phi Luật Tân ngày càng miễn cưỡng chỉ trích các hành động của Trung Quốc một cách công khai. [Tình trạng này cũng đã thay đổi trong vài năm gần đây, rõ rệt nhất là việc Phi Luật Tân khởi kiện Trung Quốc trước tòa án quốc tế về sự tranh chấp chủ quyền trên các đảo ở Trường Sa trong năm 2014, chú của người dịch].

Sự thiết lập của QĐGPNDTQ một cơ sở quân sự trên Rạn San Hô Mischief Reef ngoài khơi bờ biển Phi Luật Tân chỉ khơi dậy các sự phản đối thầm lặng. Cùng lúc, Phi Luật Tân đã mau chóng xin lỗi láng giềng vĩ đại của nó khi một vụ đụng độ hồi Tháng Bảy 1999 giữa một tàu tuần tra của Phi Luật Tân đã làm chìm một tàu đánh cá của Trung Quốc. Với một hải quân biển xanh của Trung Quốc khống chế Biển Nam Trung Hoa và các căn cứ không lực Trung Quốc ngoài khơi cách xa khoảng 200 dặm, Phi Luật Tân có thể cảm thấy buộc phải điều chỉnh với thực tế mới của sức mạnh của Trung Quốc.

Indonesia, vốn chưa bao giờ là một phần của sự cai trị của Trung Quốc, đã sẵn lo âu về việc bị lôi kéo vào quỹ đạo của Trung Quốc. Thiểu số Hoa kiều của nó vào khoảng hai phần trăm dân số, nhưng làm chủ chín mươi phần trăm nền kinh tế và có các sự ràng buộc kinh tế khá chặt chẽ với đất mẹ.

Một số người tại vòng cung đảo nhận thấy tình trạng báo động này. Saydiman Suryohadiprojo, người đã từng làm đại sứ Indonesia tại Nhật Bản, đã cảnh cáo rằng “sự can thiệp kinh tế của Trung Quốc trong vùng” sẽ huy động sự ủng hộ từ các hoa kiều địa phương và còn có thể dẫn đến “các chính phủ bù nhìn” do Trung Quốc đỡ đầu”. 16 Sức mạnh hải quân và kinh tế gia tăng của Trung Quốc có thể dẫn dắt Indonesia đến việc chấp nhận sự khống chế của Trung Quốc trong vùng.

Ấn Độ chưa bao giờ phải xây một Vạn Lý Trường Thành, vì các hướng tiến phía bắc của nó được phòng vệ bởi các núi non cao nhất trên thế giới. Trong suốt các thời đại của sự khoa trương triều đại, các đội quân của Trung Hoa đã tiến tới phía bắc hay phía tây đánh dân du mục của Mãn Châu và Mông Cổ, và các thảo nguyên Trung Á, hay xuống phía nam đánh các bộ lạc vùng nhiệt đới, nhưng Ấn Độ hầu như không thể vươn tới được, và do đó, nó mãi mãi vẫn ở bên ngoài đế quốc của Trung Hoa, ngay dù chỉ như một quốc gia triều cống.

Tuy nhiên, giờ đây các quan hệ của Ấn Độ và Trung Quốc không còn được ấn định một cách tốt lành bởi địa dư. Một đội quân của Trung Quốc đã tiến vào Ấn Độ trong năm 1962 trên cùng rặng núi đã từng có thời là một hàng rào gần như không thể băng ngang qua được. Các đường lộ giờ đây đã chạy thẳng đên biên giới tại vài địa điểm. Pakistan và Miến Điện giờ đây đều là các đồng minh của Trung Quốc, kẹp chặt Ấn Độ ở phía đông và phía tây. Và Hải Quân của QĐGPNDTQ, hoạt động từ một căn cứ mới tại Miến Điện, đã mở ra một mặt trận mới trên Ấn Độ Dương.

Khi Dân Biểu [Hoa Kỳ] Christopher Cox hội kiến với Guiral năm 1997, Thủ Tướng [Ân Độ] có phàn nàn về “động tác kìm kẹp [mà Trung Quốc đang thực hiện] trên Ấn Độ”. Guiral “đã vạch ra một cách cụ thể sự bố trí các hỏa tiễn hạt nhân tại Tây Tạng, đến các tàu ngầm tại Ấn Độ Dương … đến sự kiện rằng Miên Điện đã biến thành một trại vũ trang của QĐGPNDTQ và Pakistan được trang bị vũ khí bởi CHNDTQ như một sự khó chịu đối với Ấn Độ”. 17

Đúng vậy, không có các chỉ dẫn rằng Trung Quốc thực sự có các ý đồ về lãnh thổ của Ấn Độ, và trong năm 1991, hai nước đã ký kết một hiếp ước hòa bình giải quyết – có lợi cho phía Trung Quốc – các sự tranh chấp trên đó hai nước đã đi đến chiến tranh ba mươi năm trước đây. [Bản đồ Trung Quốc mới cho in trong năm 2013 trên sổ thông hành của họ có bao gồm cả một phần lãnh thổ thuộc Ấn Độ, và Ân Độ cũng đã lên tiếng phản đối việc này, chú của người dịch].

Đúng hơn, chính sách của Trung Quốc dường như được nhắm tới việc ngăn trở tham vọng của Ấn Độ muốn trở thành một cường lực trong vùng. Sự cạnh tranh lâu dài giữa nước theo xã hội chủ nghĩa lớn nhất của thế giới và “chế độ dân chủ lớn nhất của thế giới” đã qua rồi, và Trung Quốc dường như đang nói như thế, và Trung Quốc đã thắng lợi.

Liên Minh Với Nga hay với Nhật Bản?

Sự sụp đổ của cuộc thí nghiệm đáng ngờ của Nga với chế độ dân chủ, có thể tiếp theo sau sự bàu cử một đảng viên cộng sản hay một kẻ theo dân tộc chủ nghĩa triệt để lên nắm quyền, sẽ mở đường cho một liên hiệp được tái lập giữa nước này và Trung Quốc. Họ đã sẵn được kết hợp bởi các sự phàn nàn chung chống lại các chính sách của Hoa Kỳ “đang tìm kiếm quyền bá chủ”, chẳng hạn như sự mở rộng khối NATO. 18

Cả hai nước đều đang mưu tính bắt kịp siêu cường đang ngự trị xuyên qua các chương trình hợp tác quân sự sâu rộng. Tuy nhiên, lần này quanh một trục của Trung Quốc – Nga sẽ được lãnh đạo từ Bắc Kinh. Căn bản kinh tế của nó sẽ là sự mở rộng mậu dịch giữa hai nước, với Trung Quốc cung cấp các tiêu thụ phẩm đổi lấy các sản phẩm công nghiệp và nguyên liệu của Nga. Mục đích chiến lược của nó sẽ là sự trục xuất Hoa Kỳ ra khỏi Á Châu.

Một liên minh Trung Quốc – Nhật Bản , mặc dù còn lâu mới là một khả tính, nhưng cũng là một xác suất. Một sự bất hòa ác cảm với Hoa Kỳ trên các vấn đề mậu dịch, kết hợp với một thị trường Trung Quốc tăng trưởng cho các sản phẩm do Nhật Bản sản xuất, có thể dẫn dắt Nhật Bản đến sự tái lượng định liên minh của nó với Hoa Kỳ. Sự triệt thoái đơn phương của Mỹ ra khỏi các vị trí tiền phương của nó tại vùng Đông Á, có thể với vài ý niệm nhường lại cho Trung Quốc “khu vực ảnh hưởng tự nhiên” của nó cũng có thể dẫn dắt Nhật Bản đến việc quyết định ràng buộc số phận của nó với Trung Quốc.

Hậu quả sẽ là một sự biến đổi quyền lực đa tầng (tectonic). Một trục Trung Quốc – Nhật Bản trong thực tế sẽ kết hợp các nền kinh tế thứ nhì và thứ ba của thế giới lại với nhau, tạo ra một khối đồng thịnh vượng có kích thước gần tương đương với nền kinh tế Hoa Kỳ. Một sự quản lý chung như thế sẽ cũng thụ hưởng một số sự bù trù thích hợp, kết hợp các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân lực của Trung Quốc với kỹ thuật, kỹ nghệ, và các nguồn tài chính của Nhật Bản.

Làm sao mà Trung Quốc lại có thể lái Nhật Bản đến các mục đích riêng của nó? Việc giải quyết các sự tuyên nhận lãnh thổ tranh chấp nhau trên quần đảo Sentaku (Diao-yu Tai) cách xa một khoảng gần bằng nhau từ Nhật Bản, Trung Quốc và Đài Loan, sẽ loại bỏ một nguồn cội bất hòa giữa hai nước. Trung Quốc sẽ mở cửa hơn nữa các thị trường của nó cho các sản phẩm do Nhật Bản sản xuất, tạo lập một nhóm vận động “thân Trung Quôc’ tại Tokyo trong các công ty đa quốc gia của Nhật Bản quan tâm đến các quan hệ được cải thiện. Nhấn mạnh đến các sự tương đồng văn hóa giữa hai xã hội sẽ giúp vào việc che lấp các ký ức về cuộc xâm lược của Nhật Bản trong Thế Chiến II bằng các hình ảnh tích cực hơn của nền văn hóa Khổng học vốn chế ngự lịch sử của cả hai nước.

Một sự liên kết như thế được thừa nhận nhiều phần sẽ không xảy ra, và chỉ có lẽ được kết tụ bởi một sự triệt thoái hoàn toàn của Mỹ ra khỏi Á Châu. Ngay khi đó, cảm giác bị bỏ rơi và bất an của Nhật Bản có thể không dẫn dắt nó rơi vào vòng tay mở rộng của Trung Quốc, mà đúng hơn sẽ tiến hành một chương trình tái vũ trang đồ sộ được thúc đẩy bởi một tinh thần [xây dựng] Thành Lũy Nhật Bản. Đối với Trung Quốc, đây là một chung cuộc cần né tránh với mọi giá.

Trong trường hợp có một trục Trung Quốc – Nga, Bắc Kinh sẽ thúc giục Nhật Bản duy trì các khả năng quân sự của nó ở mức khiêm tốn đồng thời huých tay xô đẩy Tokyo đến sự trung lập, có lẽ với lập luận rằng một Nhật Bản trung lập sẽ có sự tiếp cận nhiều hơn đến các thị trường Trung Quốc. Chủ Tịch Giang Trạch Dân đã đưa ra một điểm để tái bảo đảm các nhà lãnh đạo Nhật Bản đang sang thăm viếng rằng “Trung Quốc sẽ không bao giờ đe dọa các nước khác ngay dù sau khi nó trở nên hùng mạnh hơn”. Bắc Kinh cũng sẽ nêu lên các câu hỏi về sức mạnh lâu bền của Mỹ tại Á Châu, trong một mưu toan làm hạ giá Hiệp Ước Anh Ninh Hoa Kỳ-Nhật Bản trong mắt nhìn của Tokyo./-

___

CHÚ THÍCH

1. Barry Buzan và Gerald Segal, “Asia: Skepticism about Optimism”, The National Interest, 39 (Spring 1995): 83-84.

2. Xem, thí dụ, Barme, In the Red, 340.

3. Về sự tố cáo của CHNDTQ đối với Tổng Thống Lý [Đăng Huy], xem “Facts Speak Louder than Words and Lies Will Collapse on Themselves”, New China News Agence (NCNA), Tháng Bảy 1999. Trả lời trước sự dương oai diễu võ của Bắc Kinh, Đài Loan đang tiến tới việc gia tăng chi tiêu quốc phòng của nó. Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Hoa Dân Quốc Tang Fei gần đây có điều trần trước quốc hội Đài Loan về nhu cầu đối cân với sự đe dọa gia tăng của CHNDTQ bằng việc nâng cấp hệ thống chống hỏa tiễn của quốc gia, chuẩn bị chống lại chiến tranh thông tin, và nâng cấp sức mạnh chiến đấu quy ước. “Tang Seeks Defense Budget Hike to Counter Mainland Threat”, Free China Journal, 5 Tháng Mười Một 1999.

4. Các nguồn tin của Quân Đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Quốc gần đây có tuyên bố rằng, trong thời khoảng năm năm từ 1995 đến 1999, quân đoàn hỏa tiễn chiến lược đã đạt được tỷ số thành công 100 phần trăm. Được trưng dẫn trong quyển China Reform Monitor, no. 263 (10 Tháng Mười Hai, 1999), cung ứng tại san...@afpc.org.

5. Paul Bracken, trong quyển Fire in the East: The Rise of Asian Military Power and the Second Nuclear Age (New York: Harper Collins, 1999), 58. Theo tờ The Washington Times, Trung Quốc đã gần hoàn thành hai căn cứ hỏa tiễn tầm ngắn sát Đài Loan trong năm 1999. Các căn cứ này, tọa lạc tại Yongan và Xianyiu, sẽ có khoảng 100 hỏa tiễn mới có khả năng vươn tới tất cả các căn cứ quân sự quan trọng của Đài Loan với ít hay không có sự tiên báo. Xem Bill Gertz, “Clinton Concerned about Missile Threat”, Washington Times, 9 Tháng Mười Hai, 1999.

6. Theo Trung Tâm Thông Tin Về Nhân Quyền và Phong Trào Dân Chủ tại Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc đã bắt giữ ít nhất 35,793 tín đồ của Pháp Luân Công trong giai đoạn từ 20 Tháng Bảy đến 30 Tháng Mười, 1999. “China Claims 35,000+ Arrests, Experts Say Number is Low”, Reuters, 2 Tháng Mười Hai, 1999.

7. Jasper Becker, Hungry Ghosts: Mao’s Secret Famine (New York: The Free Press, 1996), xem Chương 18, “How Many Died”, để có các số ước lượng trong khoảng từ 30 đến 45 triệu người.

8. Hội Đồng Nhà Nước, Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc, Bạch Thư: The One-China Principle and the Taiwan Issue (Beijing: Taiwan Affairs Office, 21 Tháng Hai 2000). Bạch thư bác bỏ một đòi hỏi của phía Đài Loan rằng sự cải cách chính trị, có nghĩa, chế độ dân chủ và nhân quyền, phải được ghi thêm vào nghị trình của các cuộc đàm phán tái thống nhất. Xem Lee Teng-hui, The Road to Democracy: Taiwan’s Pursuit of Identity(Tokyo: PHP Institute, 1999), để có sự trình bày chi tiết về lập trường của đảo quốc [Đài Loan].

9. Mặc dù Bắc Kinh cố gắng để tháo gỡ vấn đề hai quốc tịch nhiều thập niên trước đây, trong thực tế việc này vẫn xảy ra. Mọi người Trung Hoa, cho dù đã tách rời khỏi lục địa nhiều thế hệ, vẫn được xem là “các người đồng tổ quốc: compatriots”, thụ đắc quyền được cư trú trên phần đất của tổ tiên họ. Với việc tán dương chủng tộc người Trung Hoa là sắc dân giỏi giang nhất và thông minh nhất trên thế giới, chính phủ đang tăng cường một căn cước xuyên dân tộc có thể tạo thành căn bản tương lai cho các sự tuyên nhận thu hồi đất cũ trên lãnh thổ của các quốc gia như Nga, Mông Cổ, và Kazakhstan.

10. Asiaweek, 25 Tháng Chín 1994. International Economy, Tháng Mười Một/Tháng Mười Hai 1996.

11. International Herald Tribune, 25 Tháng Tám 1995, 5.

12. James Billington, diễn thuyết tại U.S. Institute of Peace Conference on Russia, Washington, D. C., 19 Tháng Năm 1999.

13. Xem, thí dụ, Kuo-Kung Shao, Zhou Enlai and the Foundations of Chinese Foreign Policy (New York: St. Martin’s Press, 1996), 160.

14. “Tilting Towards America”, cột “Tin Tình Báo: Intelligence”, Far Eastern Economic Review, 22 Tháng Bảy 1999.

15. The Nation (Bangkok, ấn bản tiếng Anh hàng ngày), 31 Tháng Ba 1997, được trưng dẫn trong sách của Brzezinski, The Grand Chessboard, 168.

16. Saydiman Suryohadiprojo, “How to Deal with China and Taiwan”, Asahi Shimbun(Tokyo), 23 Tháng Chín 1996.

17. Phỏng vấn ông Christopher Cox, 29 Tháng Mười 1999.

18. Khi các chủ tịch của Trung Quốc và Nga gặp gỡ các tổng thống của vài cộng hòa Trung Á tại Kyrgyzstan hồi Tháng Tám 1999, thí dụ, họ hứa hẹn tạo ra một “thế giới đa cực”. một công thức hàm ý chống đối lại sự thống trị bởi Hoa Kỳ.

19. Chủ Tịch Giang Trạch Dân có nói với một phái đoàn Nhật Bản rằng Trung Quốc sẽ không bao giờ dọa nạt các nước khác …” Kyodo News Service, 6 Tháng Năm 1999./-

____

Nguồn: Steven W. Mosher, China’s Plan to Dominate Asia and the World: Hegemon, San Francisco: Encounter Books, 2002, Chương 5: The World Map of Hegemony, các trang 97-116.

Ngô Bắc dịch và phụ chú

08.09.2014

http://www.gio-o.com/NgoBac.html



--
Tran Dinh Hoanh, Esq., LLB, JD
Washington DC
703-969-0080



DISCLAIMER:
This e-mail message contains confidential, privileged information intended solely for the addressee. Please do not read, copy, or disseminate it unless you are the addressee. If you have received it in error, please call Hoanh Tran at 703-969-0080.  Also, we would appreciate your forwarding the message back to the sender and deleting it from your system. Thank you.

This e-mail and all other electronic (including voice) communications from the sender is for informational purposes only. No such communication is intended by the sender to constitute either an electronic record or an electronic signature, or to constitute any agreement by the sender to conduct a transaction by electronic means. Any such intention or agreement is hereby expressly disclaimed unless otherwise specifically indicated.

Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages