Google Groups no longer supports new Usenet posts or subscriptions. Historical content remains viewable.
Dismiss

Về cuốn “Nhân văn Giai phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc” của Thuỵ Khuê (Kết)

44 views
Skip to first unread message

hotac

unread,
May 10, 2012, 10:53:12 AM5/10/12
to
Về cuốn “Nhân văn Giai phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc” của Thuỵ Khuê
(Kết)


Cung Trầm Tưởng - Trịnh Bình An giới thiệu


Trịnh Bình An - Cho tới ngày nay, nhiều người trong nước vẫn còn cho
rằng Nguyễn Tất Thành-Hồ Chí Minh chính là Nguyễn Ái Quốc (hay Quấc),
điển hình là tuyển tập “Biếm Họa Việt Nam” của Lý Trực Dũng đã cho
rằng “Bác Hồ” là người vẽ tranh biếm họa đầu tiên của Việt Nam trên
báo Le Paria dưới tên Nguyễn Ái Quốc. Đó là sự thật hay là dối trá?
Mời bạn đọc theo dõi phần nhận định dưới đây của Cung Trầm Tưởng
về “Nhân Văn Giai Phẩm” với phần đặc biệt tìm hiểu về Nguyễn Ái Quốc.



Những dòng cảm nghĩ về cuốn biên khảo của Thuỵ Khuê, “Nhân văn Giai
phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc”


Vạch trần huyền thoại Hồ Chí Minh Là Nguyễn Ái Quốc

Hồ Chí Minh là một nhà sáng chế tầm cỡ của những quả lừa vĩ đại. Chẳng
hạn cuộc cách mạng tháng tám khó quên ấy, ngày lên đường của một dân
tộc vào những cuộcphiêu lưu đầy máu và nước mắt đến nay vẫn chưa chấm
dứt; hai cuôc chiến tranh trường kỳ hắn gọi là thần thánh ấy ngốn sáu
triệu sinh linh đồng bào để xây dựng một vươngquốc,vương quốc của quỷ –
quỷ đỏ; và cái huyền thoại Hồ Chí Minh là Nguyễn Ái Quốc hắn tự viết
ra dưới bút hiệu Trần Dân Tiên ấy để thêu dệt ”thân thế và sự nghiệp”
củamình.

Ở trên, chúng tôi đã nói sơ qua về huyền thoại này qua sự phát hiện
ngày đến Paris thực sự của Nguyễn Tất Thành, tên khai sinh của Hồ Chí
Minh. Nay xin bổ túc một số dữ kiện ý nghĩa thu hoạch từ cuốn biên
khảo của Thụy Khuê nhằm hoàn chỉnh bức chân dung của đối tượng (xin
xem chi tiết ở chương 18 –sđđ).

Khảo hướng bài viết là đưa ra một số chứng cớ hiển nhiên để đánh vào
tử huyệt của huyền thoại: HCM không thể là Nguyễn Ái Quốc vì không có
khả năng và phẩm hạnh của nhân vật lịch sử lỗi lạc, tài đức vẹn toàn
này. Thật ra, đó là bút hiệu chung của ba nhà đấu tranh tên tuổi tiến
sĩ Luật Phan Văn Trường, cử nhân Triết Nguyễn Thế Truyền và tiến sĩ
Luật Nguyễn An Ninh. Ba người này cho Nguyễn Tất Thành đội lốt Nguyễn
Ái Quốc để đánh lạc hướng Sở Mật Thám Pháp.

Chúng ta hãy theo Thụy Khuê đi vào thế giới của những sự việc cụ thể.

Cuộc truy tìm, khảo sát văn bản, hồ sơ của Bộ Thuộc Ðịa và Sở Mật Thám
Pháp, và những điều Hồ Chí Minh đích thân viết ra dưới bút hiệu Trần
Dân Tiên cho thấy khả năng Pháp ngữ của Nguyễn Tất Thành như sau:

Tất Thành bắt đầu học tiếng Pháp trong thời gian làm phụ bếp trên tàu
Latouche-Tréville; thầy dạy: hai người lính trẻ giải ngũ, hồi hương
(trang 462 sđđ). Sau được cô sen nhà ông chủ tàu ở Sainte-Adresse dạy
bổ túc (trang 463 sđđ). Phải nhờ một đồng nghiệp không có trình độ cao
lắm viết giùm đơn xin học ở trường Thuộc Ðịa (trang 464).

Ðến năm 1919, vẫn chưa viết đươc tiếng Pháp nên phải nhờ Luật sư Phan
Văn Trường viết hộ (trang 469). Trong hội nghị Tours của đảng Xã hội
Pháp, theo lời thú nhận của Trần Dân Tiên, Tất Thành “nhức đầu vì khó
hiểu” những gì mà các tham dự viên phát biểu (trang 478)

Bây giờ chúng ta hãy lật hồ sơ của Sở An Ninh Pháp để xem họ đánh giá
khả năng Pháp ngữ của Tất Thành như thế nào.

Trong báo cáo ngày 20/1/1921 của điều tra viên Josselme trình thượng
cấp, ông ta viết:


“Những ai biết tiếng Pháp và đọc những văn bản ký tên Nguyễn Ái Quốc
đều thấymột sự thực hiển nhiên: Nguyễn Tất Thành không thể viết những
bài báo ký tên Nguyễn Ái Quốc.” (Trang 498 – sđđ)



Tổng thanh tra Pierre Guesde cũng có một đánh giá tương tự về trình độ
Pháp ngữ của Nguyễn Tất Thành:



“Khả năng nói và viết tiếng Pháp của tay An Nam này không đủ viết
những bài ký tên Nguyễn Ái Quốc” (Trang 497– sđđ).


Thụy Khuê còn cung cấp cho chúng ta thêm một chứng cớ hùng hồn khác
nữa: một tài liệu video của Viện Quốc Gia Lưu Trữ Âm Thanh và Hình Ảnh
INA – InstitutNational Audiovisuel – về buổi phỏng vấn Hồ Chí Minh của
một nhà báo Pháp tháng 6/1964.

Trong buổi phỏng vấn này, HCM đã trả lời với một tiếng Pháp thô
thiển, “có nhiều lỗi sơ đẳng, có câu ông dịch nguyên văn tiếng Việt”
như câu:


“Le people Viet Nam c’est un et le pays du Viet Nam c’est un ” - ông
dịch từng chữ khẩu hiệu: “Nước Việt Nam là Một, dân tộc Việt Nam là
Một” sang tiếng Pháp. (Trang 525 và 55 – sđđ).


Trên 70 tuổi đầu mà HCM vẫn không bỏ được cái tật nói một thứ tiếng
Pháp bồi của anh Ba phụ bếp năm xưa.




Ký giả Pháp: Est-ce que vous pensez, Monsieur le Président, qu'il y a
une solution militaire à la guerre du Sud Viêt Nam?

HCM: Non, parce que… ah, vous savez bien que le peuple Viêt Nam, c'est
un Un, et le pays du Viêt Nam, c'est Un. Les Américains veulent faire
une guerre d'agression, comme qu'ils disent, une guerre non déclarée.
Comme vous savez aussi, vous avez pu lire dans la presse mondiale, que
plus la guerre prolonge, plus les Américains et leurs valets, comment
dire ça, (se tournant vers quelqu'un à côté), sa lầy... s'enliser...
et plus, ils supportent des échecs comme vous savez là récemment.


Tất cả những dẫn chứng trên cùng đồng nhất với nhau ở một điểm: Với
cái vốn Pháp văn nghèo nàn, khập khiễng của mình, làm sao Tất Thành có
thể trước tác những bài báo, tiểu luận uyên thâm ký tên Nguyễn Ái Quốc
mà HCM mạo nhận là của mình!

Ngoài ra, sự dốt tiếng Pháp của Tất Thành còn làm chúng ta phải nghi
ngờ về trình độ học vấn thực sự của hắn. Nếu quả thật hắn đã tốt
nghiệp bằng tiểu học Certificat d’Études Primaires, đã học hai năm ở
trường trung học Quốc Học Huế, sau đi dạy tại trường Dục Thanh ở Phan
Thiết trước khi “xuất dương tìm đường cứu nước” theo như tiểu sử chính
thức của HCM thông báo, thì trình độ Pháp văn của Tất Thành là khá
cao, do đó đâu phải nhờ hai anh lính thợ và một cô sen dạy tiếng Pháp
khi mới đến Pháp (Trang 466, 467– sđđ). Ðiều này chứng tỏ trình độ học
vấn của Tất Thành trước khi xuất dương phải là dưới cấp tiểu học, và
như vậy lại càng không có khả năng viết những bài ký tên Nguyễn Ái
Quốc.

Cuối cùng, trong trận đấu trí giữa người và quỷ, những trò ảo thuật
của Hồ Chí Minh không qua được con mắt tinh vi của những người làm học
thuật chân chính và yêu nước quyết tâm tìm cho ra được sự thật để trả
nó về cho lịch sử và để minh oan cho vong hồn những đồng bào xấu số
của mình đã bị HCM và tay chân của hắn bức hại. Trong số những nhà học
thuật chân chính này có Thụy Khuê.

Nghệ thuật viết học thuật của Thụy Khuê là nâng cấp bản tường trình
khô khan của cảnh sát điều tra lên tầm vóc của một chuyện kể sống
động, hào hứng trong chừng mực tính chính xác của khoa học cho phép.
Bởi đây là một công tác điều tra, truy tìm thủ phạm, Thụy Khuê đặt vấn
đề dưới góc nhìn của một thám tử kiểu Maigret làm việc một cách chuyên
cần, có lớp lang, kế hoạch, sắc bén, nhạy cảm, thông minh, tỉnh táo,
điềm tĩnh, chuyên nghiệp, yêu nghề và yêu chân lý.


-----------------------------------------------------------------------
---------

DCVOnline biên tập, và minh hoạ.

Chú thích của người giới thiệu

- Jules Maigret là nhân vật tiểu thuyết giữ chức vụ Thanh tra
(Commissaire) Sở Cảnh Sát Paris trong loạt truyện trinh thám “Maigret”
của nhà văn Georges Simenon.
- Đọc thêm Hồ Chí Minh, hướng đạo sinh Việt Nam số 1? Trang Chuyện
Hướng đạo.

http://dcvonline.net/modules.php?name=News&file=article&sid=9127



Posted using www.webuse.net

:))

unread,
May 10, 2012, 3:41:32 PM5/10/12
to
Ve^` con ngu*o*`i cu?a HoChiMinh thi` ta^'t dde^`u la` gia?, tu*` ca'i
te^n cho dde^'n sa^'c sa^'c...ta^'t ca? dde^`u la` gia? ta.o & bi.p
bo*.m.

Ca'i a^'y cu?a o^ng Ho^` va`o nhu*~ng lu'c o^ng ta ga^`n gu?i vo*'i
ca'c ba` TangTuyetMinh, NongThiManh, NguyenThiMinhKhai, v.v....da'm
cu~ng la` thu*' ddo^` gia? chu*' hong cho*i ddo'a nhen.

(Sex toys mua tu*` DDu*'c Quo^'c) ;-))

Sa('p dde^'n nga`y Happy Birthday cu?a Hotac ro^`i. Chu'c vui nhen.
0 new messages