Google Groups no longer supports new Usenet posts or subscriptions. Historical content remains viewable.
Dismiss

Đã đến lúc gọi ĐCSTQ theo đúng bản chất của họ: Chính quyền lưu manh

3 views
Skip to first unread message

Tuana Le

unread,
Aug 15, 2022, 10:10:33 PM8/15/22
to
ĐLSN, 15.8.2022

Xuân Hoa

Với màn hăm dọa dành cho Đài Loan để đáp lại chuyến thăm Đài Bắc ngắn ngủi của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi vào ngày 02/08, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã một lần nữa gỡ bỏ mặt nạ của họ cho cả thế giới chiêm ngưỡng.

50 năm vỗ về và hợp tác kinh tế với ĐCSTQ đã khiến Mỹ, các phương tiện truyền thông khắp thế giới và nhiều chính trị gia “thân ĐCSTQ” hạ thấp tác hại hay bào chữa cho các cuộc khủng hoảng khác nhau mà ĐCSTQ thúc đẩy. Đến bao giờ cả thế giới mới biết rằng những lời hứa của Bắc Kinh là vô giá trị và những lợi ích có thể đạt được khi thế giới xoa dịu ĐCSTQ là phù du và nguy hiểm?

Một ví dụ từ giai đoạn ĐCSTQ tiếp quản Hong Kong — chỉ 2 năm trước! Tờ The New York Times có bài viết: “Hong Kong is China, Like it or Not” (Dù muốn hay không thì Hong Kong là của Trung Quốc). Phương tiện truyền thông này không hề bận tâm đến việc Bắc Kinh đã vi phạm các cam kết trong hiệp ước mà họ đã ký kết bằng cách đơn phương chấm dứt quy chế pháp lý riêng biệt của Hong Kong và khuôn khổ “một quốc gia, hai chế độ”, đồng thời áp đặt luật an ninh quốc gia hà khắc lên thuộc địa cũ của Anh. Có thể thấy, lời hứa của ĐCSTQ là vô giá trị.

Sau đó, Associated Press vào năm 2021 đã đăng một bài viết về mối quan hệ Trung Quốc – Tây Tạng: “China Offers Glimpse of Tibetan Life without the Dalai Lama” (Trung Quốc mang đến trải nghiệm về cuộc sống Tây Tạng khi không có Đạt Lai Lạt Ma). Bản thân tiêu đề bài viết đã là sự xúc phạm đối với nhiều người Tây Tạng – những người luôn bám sát và cố gắng sống theo lời dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma bị lưu đày.

Bài báo của Associated Press ca ngợi chiến dịch tuyên truyền rộng khắp của ĐCSTQ ở Lhasa (thủ phủ của Tây Tạng). Chiến dịch đó nói rằng: “Tư tưởng xã hội chủ nghĩa mới mang màu sắc Trung Quốc của ông Tập Cận Bình là kim chỉ nam cho toàn đảng và cho mọi dân tộc trong công cuộc đấu tranh vì sự hồi sinh vĩ đại của Trung Quốc”. Bài báo của Associated Press về cơ bản đã chuyển tải đường lối của ĐCSTQ rằng Tây Tạng đã được “đồng hóa” một cách hiệu quả vì lợi ích của tất cả người dân Tây Tạng.

Bài báo đó đã không hề bận tâm đến việc Tây Tạng là một quốc gia riêng biệt trong hơn 2.000 năm trước cho đến khi Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) xâm lược và chiếm đóng miền đông Tây Tạng vào năm 1951, buộc người Tây Tạng phải ký “Thỏa thuận về các biện pháp giải phóng hòa bình cho Tây Tạng”. Associated Press cũng không để tâm đến việc trong nhiều thập kỷ, ĐCSTQ giam cầm, đánh đập, tra tấn, và cải tạo người Tây Tạng – những người từ chối trở thành một phần của nhà nước Trung Quốc vô thần. Bài báo đã tìm cách chuyển tải thông điệp rằng cuộc đàn áp của ĐCSTQ đối với người Tây Tạng là một “điều tốt”.

Người Duy Ngô Nhĩ, các học viên Pháp Luân Công, các tôn giáo và dân tộc thiểu số khác ở Trung Quốc đã có vô số trải nghiệm khủng khiếp dưới bàn tay của ĐCSTQ. Ngược lại, những người “thân ĐCSTQ” từ các giới chính trị, các tập đoàn đa quốc gia, học viện, truyền thông, và những người khác đã trở nên giàu có nhờ hối lộ và tham nhũng thông qua ĐCSTQ.

Có quốc gia văn minh nào khác đối xử với các dân tộc thiểu số bản địa của mình khắc nghiệt như ĐCSTQ?

Có chính phủ dân chủ tự tuyên bố nào khác ngược đãi công dân của mình bằng hình thức giam cầm, tra tấn và lao động dài hạn trong các trại cải tạo?

Có quốc gia nào khác vi phạm nhân quyền khủng khiếp như thế lại được đối xử một cách tôn trọng và nể phục ngoài Trung Quốc cộng sản?

Làm thế nào mà những người “thân ĐCSTQ” có thể duy trì cái nhìn lệch lạc như vậy? Cần điều gì để thừa nhận rằng việc xoa dịu, vỗ về Trung Quốc là một thất bại thảm hại?

10 năm cầm quyền của ông Tập Cận Bình được đánh dấu bằng việc ĐCSTQ gia tăng tính hiếu chiến và hung hăng trong các tương tác ngoại giao, quân sự và kinh tế với phần còn lại của thế giới. Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường của ông Tập tạo ra bẫy nợ cho các nước đang phát triển – những nước đồng ý tiếp nhận quà tặng/khoản vay của ĐCSTQ. PLA thường xuyên đe dọa các nước láng giềng, bao gồm Nhật Bản, Philippines, Úc, Việt Nam và Hàn Quốc. Cùng với đó, các “chiến binh sói” trong đoàn ngoại giao của Bắc Kinh không ngớt buông lời đe dọa đối với các quốc gia mục tiêu, đặc biệt là Mỹ, Nhật Bản, Úc và Vương quốc Anh.

ĐCSTQ đã phát triển một sách lược về chiến tranh hỗn hợp để đạt được các mục tiêu thống trị khu vực và toàn cầu do ông Tập đề ra. Các khía cạnh khác nhau của sách lược đang được thực hiện để chống lại Mỹ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ, Philippines và tất nhiên, Đài Loan.

Điều gì xác định một quốc gia có phải là chính quyền lưu manh? Định nghĩa lâu đời về một quốc gia lưu manh là “một đất nước không tôn trọng các nước khác trong các hành động mang tính quốc tế của họ”. Định nghĩa đó có thể được bổ sung như sau:

Không muốn tuân theo luật pháp quốc tế.
Hành động trái với hành vi được quốc tế chấp nhận.
Thực hiện các mối đe dọa quân sự chống lại các quốc gia láng giềng và các quốc gia khác.
Thực thi diệt chủng đối với các nhóm thiểu số trên chính đất nước của mình.
Đe dọa tiến hành các cuộc tấn công hạt nhân vào một quốc gia có chủ quyền khác.
Chỉ có chính quyền lưu manh không chịu tuân theo đồng thuận quốc tế và pháp quyền mới tạo ra những mối đe dọa như những gì mà ĐCSTQ đã làm. Nói tóm lại, một quốc gia lưu manh như Trung Quốc nên được trả về tình trạng trước năm 1972 (trước chuyến thăm Trung Quốc của cố Tổng thống Mỹ Richard Nixon): tình trạng bị ruồng bỏ (pariah).

Càng sớm càng tốt, những kẻ “thân ĐCSTQ” – những người ủng hộ đối thoại, hợp tác, cạnh tranh và gắn kết với ĐCSTQ kể từ năm 1972 – cần thừa nhận sai lầm về đường lối của họ.

(Nguồn NTD Việt Nam)
0 new messages