Google Groups no longer supports new Usenet posts or subscriptions. Historical content remains viewable.
Dismiss

Tin Tức: Thứ Bảy, ngày 22 tháng 01 năm 2022

0 views
Skip to first unread message

Tuana Le

unread,
Jan 22, 2022, 9:25:30 PM1/22/22
to
ĐLSN

THÊM MỘT NGƯỜI BỊ KẾT ÁN THEO ĐIỀU 117

Tòa án cộng sản tại Phú Yên vừa kết án ông Nguyễn Bảo Tiên 5 năm 6 tháng tù giam với cáo buộc tội danh “chống nhà nước” theo điều 117. Ngoài ra ông còn bị kết án 01 năm theo điều 305 “Chiếm đoạt, tàng trữ trái phép vật liệu nổ”. Tổng hình phạt tù mà ông Bảo Tiên phải chịu là 6 năm 6 tháng tù giam.

Ông Bảo Tiên sinh năm 1986, bị mật vụ cộng sản bắt cóc hồi tháng 4/2021 vì liên quan đến việc vận chuyển sách cho Nhà Xuất Bản Tự Do mà nhà báo Phạm Đoan Trang là người điều hành. Ngoài ra, Bảo Tiên còn bị cáo cuộc “thường xuyên chia sẻ, đăng tải các bài viết có nội dung xuyên tạc, chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

Khi bắt ông Bảo Tiên, công an Phú Yên phát hiện trong nhà có một trái lựu đạn. Ông Tiên cho biết đã cất giữ nó từ tháng 4/2008 sau một đợt tham gia diễn tập quân sự tại địa phương rồi lấy 1 quả lựu đạn có kíp nổ và đem về nhà.

Chỉ mới 3 tuần đầu năm 2022, ít nhất 07 người bị bắt, 4 người bị đưa ra xét xử liên quan đến việc tố cáo quan chức hoặc chỉ trích chế độ.

THIỀN SƯ THÍCH NHẤT HẠNH VIÊN TỊCH Ở TUỔI 95

Thiền sư Thích Nhất Hạnh Viên tịch lúc 0h:00 ngày 22/1/2022 Tại chùa Từ Hiếu, Huế, Thọ 95 tuổi.

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh là vị lãnh đạo Phật giáo có ảnh hưởng lớn không chỉ đối với Việt Nam mà cả ở nước ngoài. Ông là tác giả của hơn 100 cuốn sách, nhiều cuốn được dịch ra tới 40 ngôn ngữ khác nhau. Thích Nhất Hạnh là người sáng lập ra Làng Mai, một cộng đồng Phật Giáo có trụ sở ở Pháp và VN để làm nơi tu tập và giảng đạo.

Thiền Sư Thích Nhất Hạnh từng đi giảng pháp ở nhiều nước trong đó có Hoa Kỳ. Năm 1967, ông được Mục sư Martin Luther King đề cử giải Nobel Hòa Bình. Tuy nhiên năm 1967, không ai được trao giải thưởng cao quý này.

Năm 1961, ông ra nước ngoài. Sau khi cộng sản Việt Nam lên nắm quyền vào năm 1975, ông bị cấm trở về nước. Năm 2005, ông về Việt Nam lần đầu tiên. Năm 2018, ông về Miền Trung VN và ở lại chùa Từ Hiếu, nơi thời niên thiếu ông đã xuất gia và sống những năm cuối đời. CSVN vẫn coi thiền sư là “kẻ thù” và từng mở nhiều đợt khủng bố nhắm vào Làng Mai, tu viện Bát Nhã đặc biệt thời điểm năm 2008, 2009.

Sinh ngày 11/10 năm 1926 tại Huế với tục danh Nguyễn Xuân Bảo, Thiền sư Thích Nhất Hạnh xuất gia làm sa di từ năm 16 tuổi tại Tổ đình Từ Hiếu, thọ giới Thiền sư Thanh Quý Chân Thật theo Thiền tông thuộc Phật giáo Đại thừa.

Ông từng đảm nhiệm chức trách chủ biên tạp chí Phật giáo Việt Nam năm 1956. Ông cũng sáng lập Nhà xuất bản Lá bối, tham gia sáng lập Đại học Vạn Hạnh ở Sài Gòn. Đến những năm 1960, ông sáng lập Trường Thanh niên Phụng sự Xã hội (SYSS), một tổ chức thiện nguyện Phật giáo gồm khoảng 10.000 tình nguyện viên đi về các thôn xóm để dựng trường, xây trạm xá và tái thiết các làng xã bị chiến tranh tàn phá.

LIÊN HIỆP QUỐC LO NGẠI VỀ VIỆC CÔNG NHÂN VIỆT BỊ BÓC LỘT Ở SERBIA

Vào ngày 21/01, một nhóm chuyên gia nhân quyền Liên Hiệp Quốc ra thông cáo bày tỏ sự lo ngại về cáo buộc cưỡng bức lao động đối với khoảng 400 công nhân Việt Nam bị bán sang Serbia làm việc cho một công ty Trung Cộng.

Theo thông cáo báo chí phát đi từ Geneva, 8 công ty, trong đó có những cơ quan tuyển dụng lao động Việt Nam và công ty xây dựng Trung Cộng đăng ký ở Serbia, bị cáo buộc dính líu vào những vụ vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đối với công nhân Việt Nam.

Thông cáo bày tỏ sự lo ngại về việc các công nhân này có thể bị buôn bán với mục đích phải lao động cưỡng bức. Họ phải sống và làm việc trong những điều kiện hết sức nghiệt ngã ở Serbia với nguy cơ nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng. Thông cáo có nói thêm rằng nhiều tổ chức xã hội dân sự muốn hỗ trợ họ nhưng không được phép tiếp cận các nạn nhân.

Nhóm chuyên gia Liên Hiệp Quốc thúc giục các chính phủ Serbia, Việt Nam và Trung Cộng bảo đảm rằng mọi doanh nghiệp, công ty trên liên quan phải tôn trọng mọi quyền con người của công nhân.

Hồi tháng 10 và 11 năm ngoái, một số tổ chức theo dõi nhân quyền ở Serbia báo động về việc khoảng 500 lao động Việt Nam làm việc cho Công ty Shandong Linglong Tire của Trung Cộng trong dự án xây nhà máy lốp xe ở Thành phố Zrejanin, tỉnh Voivodine ở mạn bắc Serbia bị bóc lột, thậm chí bị đối xử như nô lệ.

HÀNG TRĂM CÔNG NHÂN Ở HUẾ BIỂU TÌNH PHẢN ĐỐI CÔNG TY CẮT THƯỞNG TẾT

Khoảng 400 công nhân Công ty Chế xuất Billion Max Việt Nam ở Thừa Thiên – Huế tập trung trước cổng công ty vào ngày 21/1 để yêu cầu thưởng Tết đầy đủ cho công nhân.

Nguyên nhân khiến hàng trăm công nhân biểu tình là vì công ty này trừ 50% tiền thưởng Tết, rồi trừ tiếp tiền chuyên cần của công nhân với lý do khó khăn do dịch bệnh. Ngoài ra, các công nhân còn bị tính thiếu giờ làm thêm.

Báo chí lề đảng cho biết nhà cầm quyền huyện Phú Lộc đã đưa công an xuống để trấn áp.

ANH QUỐC CẢNH BÁO NGA VÀ TRUNG CỘNG VỀ “CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI”

Anh Quốc đã cảnh báo tổng Thống Nga Vladimir Putin và chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình rằng các đồng minh phương Tây sẽ cùng nhau sát cánh đấu tranh chống lại các chế độ độc tài trên thế giới.

Phát biểu tại Úc ngày 21/01, Ngoại trưởng Anh Liz Truss cho biết Luân Đôn và các đồng minh trong thế giới tự do phải cùng nhau ứng phó với các mối đe dọa toàn cầu, củng cố các quan hệ với các nền dân chủ ở Ấn Độ-Thái Bình Dương và đối mặt với những kẻ xâm lược toàn cầu.

Reuters đưa tin bà Truss và Bộ trưởng Quốc phòng Anh Ben Wallace đã gặp hai đồng nhiệm Úc tại Sydney trong cuộc Tham vấn thường niên giữa Úc và Vương quốc Anh. Hai bên bàn về thỏa thuận Úc mua tàu ngầm hạt nhân và việc 2 nước này bị Trung Cộng, Nga và Iran tấn công mạng.

Trong một tuyên bố chung, hai bên bày tỏ sự lo ngại trước việc Nga điều quân ồ ạt ở biên giới chung với Ukraina và tái khẳng định “sự ủng hộ tuyệt đối” của hai nước đối đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina.
0 new messages