Google Groups no longer supports new Usenet posts or subscriptions. Historical content remains viewable.
Dismiss

Tin Tức : Chủ Nhật 07.08.2022

1 view
Skip to first unread message

Tuana Le

unread,
Aug 7, 2022, 9:43:38 PM8/7/22
to
ĐLSN

1) HOA KỲ CAM KẾT ĐỒNG HÀNH CÙNG ASEAN TRƯỚC ĐE DOẠ CỦA TRUNG CỘNG

Tuần qua, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 55 (AMM-55) và các Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao giữa ASEAN với Đối tác tại Phnom Penh, Campuchia. Sự hiện diện của ông là một minh chứng khẳng định Hoa Kỳ cam kết đồng hành với khu vực này trước mối đe dọa của Trung Cộng, đặc biệt giữa bối cảnh Bắc Kinh đang thực hiện cuộc tập trận lớn “chưa từng có tiền lệ” xung quanh Đài Loan nhằm đáp trả chuyến thăm của Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ Nancy Peloci.

Tại một cuộc họp báo, Ngoại trưởng Blinken nói: “Chúng tôi sẽ gắn bó với các đồng minh và đối tác của mình, đồng thời cùng làm việc và thông qua các tổ chức khu vực để cho phép bạn bè trong khu vực đưa ra quyết định của riêng họ mà không bị ép buộc.”

Ông Blinken, người phát biểu sau Ngoại trưởng Vương Nghị của Trung Cộng tuyên bố rằng Bắc Kinh tìm cách đe dọa không chỉ Đài Loan mà còn cả các nước láng giềng. Ông gọi phản ứng của chính phủ Trung Cộng đối với chuyến thăm ôn hòa của bà Pelosi là “khiêu khích rõ ràng.”

Việt Nam là một câu hỏi hóc búa dai dẳng đối với người Mỹ. Phía Hoa Kỳ hiểu rõ mối thù lịch sử dai dẳng của Việt Nam đối với Trung Cộng, và mối thù này ngày càng trở nên trầm trọng hơn khi tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông tiếp diễn. Vì vậy, Việt Nam có thể là một đối tác tự nhiên của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, một số quan chức Mỹ nói họ đang nhận thấy các lãnh đạo Việt Nam muốn vượt rào đối với cả hai siêu cường.

2) CÔNG TY CỦA ĐAN MẠCH SẼ ĐẦU TƯ HƠN 13 TỶ MỸ KIM VÀO DỰ ÁN ĐIỆN GIÓ Ở HẢI PHÒNG

Toà Đại sứ của Đan Mạch tại Việt Nam và chính quyền thành phố Hải Phòng đang có những đàm phán được đánh giá là khả quan về một dự án điện gió ngoài khơi có tổng công suất là 3.900 MW và tổng mức đầu tư là khoảng 13,6 tỷ Mỹ kim.

Vào tuần qua, Toà Đại sứ Đan Mạch đã có buổi làm việc thứ ba với chính quyền thành phố Hải Phòng về dự án này. Đại diện phía Đan Mạch và nhà đầu tư là liên doanh nhà đầu tư Công ty cổ phần Tập đoàn T&T và Tập đoàn Orsted Đan Mạch đã bày tỏ cam kết sẽ thực hiện dự án này.

Nếu được thông qua, dự án điện gió ngoài khơi này sẽ nằm cách đảo Bạch Long Vỹ khoảng 14 km về phía đông nam và cách quần đảo Long Châu khoảng 36 km về phía tây bắc.

Dự án dự kiến được chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn 1.300 MW, vận hành vào các năm 2029, 2035 và 2037.

3) TRUNG CỘNG NGỪNG ĐỐI THOẠI QUÂN SỰ CẤP CAO VỚI HOA KỲ, ĐÌNH CHỈ NHIỀU HỢP TÁC

Trung Cộng sắp ngừng hợp tác với Hoa Kỳ trong một số lĩnh vực, bao gồm đối thoại giữa các chỉ huy quân sự cấp cao và các cuộc đàm phán về khí hậu, để trả đũa cho chuyến thăm Đài Loan của Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi.

Bộ Ngoại giao Trung Cộng cũng cho hay nước này cũng sắp ngừng hợp tác với Hoa Kỳ trong việc ngăn chặn tội phạm xuyên biên giới và buôn bán ma túy, tương tự là ngừng hồi hương di dân bất hợp pháp, trong số 8 biện pháp cụ thể.

Trong một tuyên bố được đưa ra ngay sau khi bà Pelosi rời Nhật Bản trong chặng cuối cùng của chuyến công du châu Á, Trung Cộng cũng đã hủy một cuộc họp song phương đã được lên kế hoạch về cơ chế an ninh quân sự trên biển.

Trong một thông báo riêng rẽ, Bắc Kinh nói rằng họ sẽ trừng phạt cá nhân bà Pelosi và người thân trực tiếp của bà để đáp lại các hành động “xấu xa” và “khiêu khích” của bà.

4) NỐI LẠI ĐÀM PHÁN HẠT NHÂN IRAN SAU 5 THÁNG BẾ TẮC

Giữa tuần qua, lần đầu tiên kể từ tháng 3, toàn bộ các bên của Thỏa thuận hạt nhân Iran trước đây (gồm Iran, Nga, Trung Cộng, Pháp, Anh và Đức), cùng Hoa Kỳ, nối lại đàm phán tại Vienna, Áo. Tuy nhiên, theo giới quan sát, hy vọng cứu vãn thỏa thuận này là khá mong manh, do bất đồng còn rất lớn.

Trong ngày đàm phán đầu tiên, nhiều cuộc họp song phương đã diễn ra giữa đại diện của Liên Hiệp Châu Âu với nhiều đoàn đàm phán tại Khách sạn Cobourg, Vienna. Trước hết là với Nga, Trung Cộng, sau đó là với Iran. Đoàn Iran cũng có một cuộc đối thoại riêng với Nga, hai quốc gia vốn được coi là có quan điểm gần gũi về hồ sơ này.

Hoa Kỳ gián tiếp đàm phán với Iran về việc tái lập Thỏa thuận 2015 thông qua Liên Hiệp Châu Âu.

Năm 2018, chính quyền Donald Trump rút Hoa Kỳ ra khỏi thỏa thuận, đánh đổi việc dỡ bỏ trừng phạt quốc tế với việc Iran ngừng chương trình hạt nhân quân sự. Kể từ đó đến nay, do không còn bị ràng buộc bởi Thỏa thuận 2015, Teheran gia tăng làm giàu uranium quân sự. Iran dường như sắp có đủ nhiên liệu uranium đủ để chế tạo bom nguyên tử. Chính quyền Israel – đối thủ của Iran trong khu vực – coi việc Teheran sở hữu bom nguyên tử là mối ‘‘đe dọa sống còn.” Cuối tháng 7, Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz cho biết Israel có thể sẽ buộc phải can thiệp vũ trang để ngăn cản tiến trình sản xuất vũ khí hạt nhân của Iran.
0 new messages