Google Groups no longer supports new Usenet posts or subscriptions. Historical content remains viewable.
Dismiss

Tin Tức 16.1.2022

0 views
Skip to first unread message

Tuana Le

unread,
Jan 16, 2022, 8:58:03 PM1/16/22
to
ĐLSN

1) THÊM MỘT FACEBOOKER BỊ BẮT VỚI CÁO BUỘC “TUYÊN TRUYỀN CHỐNG NHÀ NƯỚC”

Nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam lại bắt thêm một Facebooker với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ luật Hình sự 2015, nạn nhân lần này là ông Nguyễn Đức Hùng ở Hà Tĩnh.

Truyền thông lề đảng đưa tin ông Hùng, 32 tuổi, bị bắt ngày 06/01 và bị cáo buộc biên soạn, đăng tải và chia sẻ trên các trang mạng xã hội nhiều bài viết, hình ảnh, video có nội dung gọi là “tuyên tuyền, xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân, xúc phạm lãnh đạo, phao tin bịa đặt gây hoang mang trong nhân dân” trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến thời điểm trước khi bị bắt.

Đây là cáo buộc mà chế độ toàn trị ở Việt Nam lâu nay sử dụng để bắt và kết án những người công khai lên tiếng về những sai phạm của quan chức, các chính sách sai trái, cũng như tình trạng bất công trong xã hội Việt Nam… Những tổ chức theo dõi nhân quyền thì cho rằng đó là cớ mang tính chính trị mà nhà cầm quyền và đảng cộng sản Việt Nam dùng nhằm dập tắt mọi tiếng nói đối lập trong nước.

Trong vòng 15 ngày đầu năm 2022, có ít nhất bảy người bị bắt giam với các cáo buộc chống phá, lợi dụng các quyền tự do dân chủ làm phương hại lợi ích Nhà nước. Trong số này có Facebooker Lê Mạnh Hà ở tỉnh Tuyên Quang.

2) THÂN NHÂN CỦA TÙ NHÂN LƯƠNG TÂM NGUYỄN HOÀNG BÌNH BỊ CẤM XUẤT CẢNH

Ông Hoàng Đức Nguyên, em trai của tù nhân lương tâm Nguyễn Hoàng Bình, mới bị lực lượng an ninh Việt Nam cấm xuất cảnh, chỉ vì có người thân đang thụ án tù sau khi bị kết án về tội danh nguỵ tạo “lợi dụng quyền tự do dân chủ” và “chống người thi hành công vụ.”

Theo văn bản dừng xuất cảnh của công an cửa khẩu Nội Bài, ông Nguyên bị cấm xuất cảnh ngày 12/01 khi ông trên đường đi lao động ở nước ngoài. Lý do cấm là an ninh quốc gia theo đề nghị của công an tỉnh Nghệ An.

Ông Bình là một nhà hoạt động công đoàn, giữ chức Phó chủ tịch Phong trào Lao động Việt. Ông bị bắt vào giữa năm 2017 chỉ vì các hoạt động phản đối tập đoàn Formosa xả thải gây ô nhiễm khu vực ven biển miền Trung năm 2016.

Việc cấm xuất cảnh ông Nguyên là một phần trong nhiều vụ đàn áp đối với thân nhân của nhà hoạt động công đoàn này. Và gia đình ông Bình cũng không là duy nhất. Có nhiều gia đình tù nhân lương tâm bị nhà cầm quyền địa phương đàn áp, sách nhiễu, ngăn chặn việc làm ăn, trong đó có gia đình bà Cấn Thị Thêu, người cùng hai con trai bị kết án tổng cộng 26 năm tù giam về tội danh nguỵ tạo “tuyên truyền chống nhà nước.”

3) MỰC NƯỚC SÔNG MEKONG XUỐNG THẤP KỶ LỤC TRONG 3 NĂM

Ủy hội sông Mekong (MRC) một lần nữa kêu gọi sáu quốc gia dọc sông Mekong, bao gồm Trung Cộng và năm quốc gia Đông Nam Á, có những hành động quyết liệt để giải quyết các vấn đề về dòng chảy thấp, biến động của mực nước và tình trạng hạn hán ở khu vực hạ lưu sông Mekong.

Lời kêu gọi được đăng tải trên trang web của MRC hôm 13/1 cho biết, từ năm 2019 đến 2021, dòng chảy chính trên sông Mekong đã giảm kỷ lục trong ba năm liên tiếp, thấp nhất trong vòng 60 năm qua. Trong đó, năm 2020 là năm khô hạn nhất ở khu vực hạ lưu sông Mekong.

Trong ba năm, từ 2019 đến 2021, lượng mưa giảm nhiều và điều kiện khí hậu ngày càng khắt nghiệt đã ảnh hưởng tiêu cực lên nông nghiệp, thuỷ sản và đời sống kinh tế người dân, đe dọa làm xáo trộn hệ sinh thái mong manh của lưu vực sông Mekong.

MRC cho rằng “việc chủ động hợp tác là điều cần thiết, không chỉ từ phía Trung Cộng mà phải từ tất cả các nước thành viên của MRC, để cùng nhau giải quyết vấn đề này.” Các hành động bao gồm việc thiết lập một cơ chế thông báo chung về các dao động mực nước bất thường, và trong tương lai, cần tìm hiểu việc phối hợp quản lý vận hành các hồ chứa và đập thủy điện.

Có ít nhất 13 đập dọc theo 4.350 km sông Mekong, trong đó, có 11 đập là ở Trung Cộng.

4) PHILIPPINES XÁC NHẬN MUA HỆ THỐNG HOẢ TIỄN SIÊU THANH BRAHMOS CỦA ẤN ĐỘ

Philippines đã chính thức trở thành quốc gia nước ngoài đầu tiên sở hữu hoả tiễn chống hạm siêu âm BrahMos do Ấn Độ và Nga sản xuất. Bộ Quốc Phòng Philippines thông báo đề nghị cung cấp hệ thống hoả tiễn chống hạm trị giá 374 triệu Mỹ kim của BrahMos Aerospace Pvt Ltd.

Hệ thống hoả tiễn siêu thanh nói trên cho phép tăng cường khả năng tác chiến của hải quân Philippines tại Biển Đông. Philippines từ lâu quan tâm đến hệ thống vũ khí BrahMos, được liên doanh Ấn Độ-Nga BrahMos Aerospace phát triển, liên doanh thành lập năm 1998 ở Ấn Độ.

5) NHẬT BẢN NÂNG CẤP PHI CƠ CHIẾN ĐẦU F-15 ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI TRUNG CỘNG

Từ cuối tháng 12/2021, Nhật Bản và tập đoàn Boeing của Hoa Kỳ đã thỏa thuận nâng cấp phi đội F-15J Eagles của Lực lượng Phòng vệ Trên không của Nhật Bản (JASDF), biến F-15J thành F-15 Super Interceptor, với khả năng phòng ngự mạnh hơn nhiều lần.

Ông Timothy Heath, một chuyên gia an ninh cấp cao thuộc tổ chức tư vấn Rand Corporation của Hoa Kỳ, cho biết hợp đồng của Nhật Bản với Boeing sẽ làm gia tăng cuộc chạy đua vũ trang đang diễn ra giữa Trung Quốc và Nhật Bản.

Việc nâng cấp F-15 của Nhật Bản có thể được Trung Cộng coi như một dấu hiệu cho thấy Nhật Bản quyết tâm theo đuổi quan hệ đồng minh với Hoa Kỳ, duy trì một trật tự khu vực với quyền thống trị của Hoa Kỳ và Nhật Bản, điều mà Bắc Kinh đang tìm cách thay đổi.

* Bình Luận :

Việt Nam Tuần Qua

Bảo Trân: Thưa anh HD, anh có ghi nhận như thế nào trước việc cựu đại úy công an Lê Chí Thành ra tòa?

Hướng Dương: Thưa chị cùng quý thính giả đài DLSN!

Toà án thành phố Thủ Đức đã tuyên phạt cựu đại uý công an Lê Chí Thành 02 năm tù giam với cáo buộc “chống người thi hành công vụ”.

Hình ảnh vị cựu sĩ quan công an trong phiên toà ngày 14/1/2022 khiến công luận xót xa và phẫn nộ. Khác hẳn với thời điểm cường tráng, mạnh khoẻ trước khi bị bắt, ông Thành ra toà trong tình trạng phải có người xốc nách hai bên. Hai chân ông Thành bị teo, thẳng đuỗn, các ngón chân bị thâm tím, dấu hiệu của việc bị tra tấn đến mức bại liệt. Ông Thành bị còng hai tay. Trên chiếc còng là một túi thuốc tây treo lủng lẳng. Các kẽ tay, ngón tay của Lê Chí Thành đều bị thâm đen.

Cách đây một tháng, công an Bình Thuận đã tống đạt lệnh khởi tố Lê Chí Thành với tội danh “Lợi dụng quyền tự do dân chủ…” theo điều 331 BLHS. Như vậy, 02 năm tù giam không phải bản án cuối cùng mà Lê Chí Thành phải nhận.

Luật sư bào chữa của Lê Chí Thành cho hay, thân chủ của ông đã thể hiện thái độ kiên cường, chừng mực và rất “tuyệt vời” tại toà.

Bảo Trân: Trước sự việc này công luận bày tỏ sự lo lắng cho tính mạng của Lê Chí Thành khi ông xuất thân là một sĩ quan nhưng dám chống lại chế độ công an trị đúng không anh?

Hướng Dương: Vâng đúng như vậy chị. Dưới chế độ cộng sản ông dám đứng ra chống lại chế độ công an trị thì đó thật là điều đáng trân trọng và đáng quý.

Bảo Trân: Trong một diễn biến khác, gia đình tù nhân lương tâm Đỗ Nam Trung cho biết là ông Trung đã nạp đơn kháng cáo bản án 10 năm tù mà tòa sơ thẩm tỉnh Nam Định tuyên án vào ngày 16/12 năm ngoái, với cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước”. Anh vui lòng nói rõ hơn về việc này?

Hướng Dương: Theo bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, hôn thê của ông Đỗ Nam Trung, cho biết là tòa án Nam Định xác nhận là ông Trung đã nạp đơn kháng cáo nhưng gia đình và luật sư không hề hay biết về điều này. Được biết là theo quy định của VN, các tù nhân có quyền làm đơn kháng cáo trong vòng 15 ngày sau khi bị tuyên án.

Bà Tuyết cho biết thêm là gia đình và các luật sư cũng chưa được phép tiếp xúc từ sau phiên tòa nói trên, cũng như không nhận được cú điện thoại nào từ ông Trung.

Xin nhắc lại, ông Đỗ Nam Trung 41 tuổi là người tham gia đấu tranh chống các BOT lộ phí trấn lột người dân mà ông gọi là “dơ bẩn”. Vào tháng 2 năm 2015, ông Trung cũng bị tuyên án 14 tháng tù vì tham gia các cuộc biểu tình chống Trung cộng xâm chiếm lãnh hải VN.

Bảo Trân: Thưa anh HD việc LHQ yêu cầu hồ sơ về các vụ bỏ tù tùy tiện là sao anh?

Hướng Dương: Đúng như chị vừa nói.

Nhóm chuyên gia đặc biệt của LHQ đã gửi một lá thư yêu cầu bạo quyền VN phải cung cấp hồ sơ về các vụ bắt giam và bỏ tù một cách tùy tiện những người bất đồng chính kiến trong hai năm vừa qua.

Lá thư được công bố trên trang mạng của LHQ vào hôm thứ Ba 11/1, theo đúng quy định làm việc của cơ quan này. Lá thư nêu lên một số nhà bất đồng chính kiến điển hình như các ông Chung Hoàng Chương, Nguyễn Văn Nghiêm, Lê Văn Dũng, Đỗ Nam Trung, Đinh Văn Hải, Lê Trọng Hùng, Lê Chí Thành và Trần Quốc Khánh, cùng với các phụ nữ như bà Đinh Thị Thu Thủy, nhà báo Phạm Đoan Trang và bà Cấn Thị Thêu. Những người này đều bị bắt giam và cáo buộc các tội danh ấm ớ như “tuyên truyền chống phá nhà nước” trong hai năm 2020 và 2021 vừa qua.

Theo yêu cầu của nhóm chuyên gia nhân quyền LHQ, bạo quyền VN phải cung cấp hồ sơ, trình bày rõ ràng các chi tiết liên quan đến những cáo buộc và căn bản pháp lý của việc kết án những tù nhân vừa nêu. Đồng thời Hà Nội phải giải thích lý do tại sao một số tù nhân không được tiếp xúc với gia đình và luật sư.

Bảo Trân: Dư luận trong nước đang xôn xao bàn tán trước việc nhân viên y tế biểu tình ở Hà Nội vì không được trả lương. Anh vui lòng nhắc lại việc này để quý giả đài được tường tận hơn?

Hướng Dương: Theo tôi được biết Hàng chục nhân viên y tế ở Hà Nội đã xuống đường biểu tình vì không được trả lương đầy đủ suốt 8 tháng qua khiến đời sống của họ thêm kham khổ trong mùa dịch.

Đây là các nhân viên làm việc tại bệnh viện đông y Tuệ Tĩnh, trong đó có cả các bác sĩ, dược sĩ và y tá. Bệnh viện này trực thuộc Học viện Y dược Cổ truyền VN của bộ y tế, với 160 nhân viên đang làm việc tại bệnh viện này.

Theo đó cuộc biểu tình trước cổng bệnh viện đã bước sang ngày thứ 2, với các biểu ngữ mang nội dung là họ bị bỏ đói trong khi giới lãnh đạo vẫn lãnh lương đầy đủ. Người biểu tình cho biết là họ bị nợ nửa số lương từ tháng 5 năm ngoái, và đến tháng 12 thì bị cúp lưong bổng. Nhiều người phải sống bằng sự tiếp tế thực phẩm từ gia đình ở nông thôn.

Theo tiết lộ của một quan chức công đoàn, các rắc rối về lương bổng tại bệnh viện này luôn diễn ra từ năm 2019, khi giới lãnh đạo bệnh viện xin cấp trên cho phép tự chủ về tài chánh, có nghĩa là toàn bộ nguồn thu đến từ bệnh nhân. Nhưng vì là bệnh viện chữa trị theo lối đông y nên tổng thu nhập không cao, không đủ chỉ trả lương bổng cho các nhân viên. Vì thế nhiều nhân viên phải đi làm thêm bên ngoài để kiếm thêm lợi tức.
0 new messages