Ý kiến của Thanh tra Bộ Tài chính về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của các Ngân hàng

215 views
Skip to first unread message

Nguyen Minh Duc

unread,
Nov 28, 2012, 1:52:25 AM11/28/12
to phap-che-...@googlegroups.com

Kính gửi các bác,

Hiện nay Thanh tra Bộ Tài chính đang làm việc với một số Ngân hàng, đề nghị truy thu Thuế và xử phạt rất nhiều tiền vì kê khai thuế không đúng.

Lý do là các Ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (QĐ 493/2005/QĐ-NHNN) mà không trích lập theo Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 và TT 34/2011/TT-BTC của Bộ Tài Chính.

Lý luận của các bác Thanh tra là Dự phòng Rủi ro Tín dụng thuộc Dự phòng Nợ phải thu khó đòi, trong lúc TT 12/2006/TT-BTC của chính Bộ Tài chính lại phân biệt 2 loại khác nhau.

Bác nào đã trải qua và chống đỡ thành công vụ này hoặc có bằng chứng gì khác thì chia sẻ cho mọi người với nhé.

NMD

 

 

228-2009-tt-btc-ke-toan.doc
34-2011-tt-btc-sua-doi-thong-tu-228-2009-ve-du-phong.doc
TT 12-2006 BTC huong dan ND 146.DOC

Fáp sư

unread,
Nov 28, 2012, 2:10:32 AM11/28/12
to phap-che-...@googlegroups.com
Điều 1.2 của 228 đã loại trừ TCTD rồi thôi!

Group Owner

unread,
Nov 28, 2012, 2:17:55 AM11/28/12
to Pháp chế Ngân hàng
TT34 sửa đổi, bỏ 1.2 của 228, nên bây giờ nó mới mần

On 28 Tháng Mười Một, 14:10, Fáp sư <luatsutruongthanh...@gmail.com>
wrote:

N.M.VỌNG

unread,
Nov 28, 2012, 3:42:42 AM11/28/12
to phap-che-...@googlegroups.com
"Nó" sửa thông tư 228 không phải là phần trích lập dự phòng đối với nợ, mà giữ thông tư 228 để áp dụng cho các TCTD đối với việc trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán. Mà sai phạm của các TCTD chính là không trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán; cái này thì đến thanh tra NHNN "Nó" còn kiến nghị nữa chứ chưa nói là thanh tra BTC.
Bằng chứng: Các báo cáo kiểm toán các ngân hàng, ý kiến kiểm toán độc lập; và trong thông tư 12 nêu rõ việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của Thống đốc.
NMV

Vào 13:52:25 UTC+7 Thứ tư, ngày 28 tháng mười một năm 2012, Group Owner đã viết:

Group Owner

unread,
Nov 28, 2012, 4:51:37 AM11/28/12
to phap-che-...@googlegroups.com
Thực ra không trích dự phòng giảm giá chứng khoán hay dự phòng gì nữa thì chỉ có NHNN phạt thôi chứ BTC thì không có ý kiến gì, vì càng được thu thêm thuế.
Ngoài ra từ trước đến giờ các ngân hàng vẫn đang trích dự phòng giảm giá chứng khoán theo TT228.
Vấn đề là các bác í đang cho là TT 228 và 34 (ra sau) điều chỉnh cả DPRRTD thay cho TT12,thế mới đen!!!

Son Nguyen

unread,
Dec 12, 2012, 2:52:36 AM12/12/12
to phap-che-...@googlegroups.com

Tròng thêm quy định, ngân hàng thất kinh

Trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng, lãnh đạo một NHTM cho biết, Đoàn Thanh tra yêu cầu đơn vị này phải thực hiện việc kê khai chi phí được trừ khi tính thuế TNDN đối với các khoản trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng theo quy định của Thông tư số 228/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính...

Hiện nhiều TCTD đang rất “đau đầu” với Thông tư 34/2011/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 228/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính, bởi thông tư này đã quy định “bãi bỏ quy định việc trích lập dự phòng của các TCTD thực hiện theo quy định tại văn bản hướng dẫn chế độ tài chính đối với các TCTD”.

Cũng vì quy định của thông tư này, nhiều TCTD đã phải “giật mình” khi thời gian qua họ đã nhận được yêu cầu xử phạt của Đoàn Thanh tra Bộ Tài chính vì kê khai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp và nộp số tiền TNDN tăng thêm của năm 2011.


Hiện các TCTD thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN

Phạt vì không theo Bộ Tài chính

Tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) Trần Thị Hồng Hạnh cho biết, VNBA đã nhận được ý kiến của tổ chức hội viên phản ánh tại dự thảo Biên bản kiểm tra của Đoàn Thanh tra theo Quyết định 106/QĐ-TTr ngày 2/10/2012 của Chánh Thanh tra Bộ Tài chính gửi ngân hàng đã kiến nghị ngân hàng nộp tiền phạt hành vi kê khai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp và nộp số tiền thuế thu nhập DN (TNDN) tăng thêm của năm 2011.

Nguyên nhân là do ngân hàng đã trích lập dự phòng rủi ro tín dụng (nợ phải thu khó đòi) vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm 2011 theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc NHNN là không đúng, mà ngân hàng phải thực hiện theo Điều 6 Thông tư 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 và Thông tư 34/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính.

Trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng, lãnh đạo một NHTM cho biết, Đoàn Thanh tra yêu cầu đơn vị này phải thực hiện việc kê khai chi phí được trừ khi tính thuế TNDN đối với các khoản trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng theo quy định của Thông tư số 228/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại DN.

Lý giải điều này, Thanh tra Bộ Tài chính cho rằng, Thông tư số 34/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 sửa đổi Thông tư số 228/2009/TT-BTC, đã bãi bỏ khoản 2 Điều 1 Thông tư số 228/2009/TT-BTC có nội dung “việc trích lập dự phòng của các TCTD thực hiện theo quy định tại văn bản hướng dẫn chế độ tài chính đối với các TCTD”.

Điều này có nghĩa các TCTD phải thực hiện kê khai chi phí được trừ khi tính thuế TNDN đối với các khoản trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng theo quy định của Thông tư số 228/2009/TT-BTC. Không thực hiện theo chế độ tài chính với các TCTD riêng như trước đây và việc này được áp dụng cho năm tài chính từ 2011 trở về sau.

Đánh đồng rủi ro ngân hàng và DN

Theo Biên bản của Đoàn Thanh tra với các ngân hàng, thực tế năm 2011 và 9 tháng đầu năm 2012 các NHTM đã trích lập các khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi theo quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Thông tư số 228/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại DN. Khoản 2 Điều 1 của Thông tư quy định việc trích lập dự phòng của các TCTD thực hiện theo quy định tại văn bản hướng dẫn chế độ tài chính đối với các TCTD.

Theo quy định trên, các TCTD thực hiện trích lập các khoản dự phòng theo quy định tại Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc NHNN về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.

Tuy nhiên, ngày 14/3/2011, Bộ Tài chính ban hành Thông tư số 34/2011/TT-BTC sửa đổi bổ sung Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn chế độ trích lập và sử dụng các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp tại DN.

Nội dung sửa đổi là bãi bỏ Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 228/2009/TT-BTC, có nghĩa là bãi bỏ quy định việc trích lập dự phòng của các TCTD thực hiện theo quy định tại văn bản hướng dẫn chế độ tài chính đối với các TCTD. Điều 2 của thông tư này cũng nêu rõ, Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 45 ngày kể từ ngày ký và được áp dụng từ năm tài chính 2011.

Như vậy, từ năm tài chính 2011, các TCTD thực hiện trích lập sử dụng các khoản dự phòng tài chính theo các quy định còn hiệu lực của Thông tư số 228/2009/TT-BTC. Theo đó, đối với khoản trích lập dự phòng cụ thể là các khoản dư nợ dưới 6 tháng đã được ngân hàng xét và xếp vào nhóm 1 và nhóm 2 đã trích vào chi phí kinh doanh của năm 2011 phải được hoàn lại.

Các khoản dư nợ thuộc các nhóm 3,4,5 ngân hàng tự tính trích lập lại theo quy định tại Điều 6 quy định về dự phòng nợ phải thu khó đòi của Thông tư số 228/2009/TT-BTC. Mức trích lập dự phòng cụ thể: 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm; 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm; 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm; 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.

Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết… thì DN dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

Tuy nhiên, kiến nghị của Đoàn Thanh tra đang bị các TCTD phản ứng mạnh mẽ vì cho rằng, việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng (nợ phải thu khó đòi) đã được họ thực hiện theo đúng quy định của NHNN.

Theo Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định tại Khoản 1 Điều này như sau:

a) Nhóm 1: 0%

b) Nhóm 2: 5%

c) Nhóm 3: 20%

d) Nhóm 4: 50%

đ) Nhóm 5: 100%. Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của TCTD.

Bài 2: Thông tư “đá” luật?

Dương Công Chiến


Doan Thai Son
Deputy Director
Legal Department
State Bank of Vietnam
47-49 Lythaito Str., Hanoi
Tel.: 84-4-393 86 172
Email: doant...@gmail.com



2012/11/28 Group Owner <ducn...@gmail.com>
Thực ra không trích dự phòng giảm giá chứng khoán hay dự phòng gì nữa thì chỉ có NHNN phạt thôi chứ BTC thì không có ý kiến gì, vì càng được thu thêm thuế.
Ngoài ra từ trước đến giờ các ngân hàng vẫn đang trích dự phòng giảm giá chứng khoán theo TT228.
Vấn đề là các bác í đang cho là TT 228 và 34 (ra sau) điều chỉnh cả DPRRTD thay cho TT12,thế mới đen!!!

--
Bạn đã nhận được bài viết này vì bạn đã tham gia Diễn đàn "Pháp
chế Ngân hàng".
Để đăng bài lên Diễn đàn, hãy gửi email đến
phap-che-...@googlegroups.com
Để bỏ đăng ký khỏi nhóm này, gửi email tới
phap-che-ngan-h...@googlegroups.com
Để có thêm tuỳ chọn, hãy truy cập vào nhóm này tại
http://groups.google.com/group/phap-che-ngan-hang?hl=vi
Lưu ý: Tất cả các bài viết bạn phải dùng Tiếng Việt có dấu font Unicode để tiện cho người sử dụng.

Giang Thien Kim

unread,
Dec 12, 2012, 5:13:06 AM12/12/12
to phap-che-...@googlegroups.com

FYI

 

Brgds

GTKim

 

 

From: phap-che-...@googlegroups.com [mailto:phap-che-...@googlegroups.com] On Behalf Of Son Nguyen
Sent: Wednesday, 12/12/12 2:53 PM
To: phap-che-...@googlegroups.com
Subject: Re: [Pháp chế Ngân hàng:2419] Re: Ý kiến của Thanh tra Bộ Tài chính về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của các Ngân hàng

 

Tròng thêm quy định, ngân hàng thất kinh

Trao đổi với phóng viên Thời báo Ngân hàng, lãnh đạo một NHTM cho biết, Đoàn Thanh tra yêu cầu đơn vị này phải thực hiện việc kê khai chi phí được trừ khi tính thuế TNDN đối với các khoản trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng theo quy định của Thông tư số 228/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính...

Hiện nhiều TCTD đang rất “đau đầu” với Thông tư 34/2011/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư số 228/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính, bởi thông tư này đã quy định “bãi bỏ quy định việc trích lập dự phòng của các TCTD thực hiện theo quy định tại văn bản hướng dẫn chế độ tài chính đối với các TCTD”.

Cũng vì quy định của thông tư này, nhiều TCTD đã phải “giật mình” khi thời gian qua họ đã nhận được yêu cầu xử phạt của Đoàn Thanh tra Bộ Tài chính vì kê khai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp và nộp số tiền TNDN tăng thêm của năm 2011.

Image removed by sender.

image006.jpg
image007.jpg
image008.jpg
Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages