Pháp nhân có được ủy quyền cho pháp nhân hay không?

1,358 views
Skip to first unread message

Nguyet Nga

unread,
Aug 31, 2009, 5:29:19 AM8/31/09
to phap-che-...@googlegroups.com
Xin chào các thành viên!
 
Là thành viên của diễn đàn pháp chế đã lâu nhưng hôm nay tôi mới có dịp xin ý kiến diễn đàn. Hiện nay tôi đang vướng mắc trong quá trình giải quyết công việc về việc pháp nhân có được ủy quyền cho pháp nhân hay không?
 
Theo các quy định về ủy quyền của Bộ luật dân sự 2005 hiện nay không có quy định cấm việc pháp nhân có thể ủy quyền cho pháp nhân. Tuy nhiên, tại khoản 4, Điều 589 BLDS 2005 quy định về các trường hợp chấm dứt Hợp đồng ủy quyền như sau:

"Bên uỷ quyền hoặc bên được uỷ quyền chết, mất năng lực hành vi dân sự, bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án tuyên bố mất tích hoặc Toà án tuyên bố là đã chết."

Quy định này có thể hiểu đương nhiên rằng người được ủy quyền chỉ có là cá nhân hay không? Vì nếu ủy quyền cho pháp nhân thì pháp nhân không có năng lực hành vi dân sự để thực hiện việc được ủy quyền và không có trường hợp nào Hợp đồng ủy quyền chấm dứt do pháp nhân bị giải thể, phá sản hoặc bị mất năng lực pháp luật.

Mong các thành viên chia sẻ và giải quyết vướng mắc này giúp tôi nhé.



--
========================

Thanks & Best regards.

Nguyễn Thị Phương Nga
Attorney Consultant
Mobile: 0943 271 699
Telephone: 04. 3 942 3388 (ext: 3135)


dolawyer

unread,
Aug 31, 2009, 10:38:56 PM8/31/09
to Pháp chế Ngân hàng
Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân nhân danh pháp nhân trong
quan hệ dân sự do đó ok hết:
+ Cá nhân ủy quyền cho pháp nhân;
+ Pháp nhân ủy quyền cho pháp nhân;
+ Pháp nhân ủy quyền cho cá nhân.

On 31 Tháng Tám, 16:29, Nguyet Nga <hoahuongduong0...@gmail.com>
wrote:


> Xin chào các thành viên!
>
> Là thành viên của diễn đàn pháp chế đã lâu nhưng hôm nay tôi mới có dịp xin
> ý kiến diễn đàn. Hiện nay tôi đang vướng mắc trong quá trình giải quyết công
> việc về việc pháp nhân có được ủy quyền cho pháp nhân hay không?
>
> Theo các quy định về ủy quyền của Bộ luật dân sự 2005 hiện nay không có quy
> định cấm việc pháp nhân có thể ủy quyền cho pháp nhân. Tuy nhiên, tại khoản
> 4, Điều 589 BLDS 2005 quy định về các trường hợp chấm dứt Hợp đồng ủy quyền
> như sau:
>

> *"Bên uỷ quyền hoặc bên được uỷ quyền chết, mất năng lực hành vi dân sự, bị


> hạn chế năng lực hành vi dân sự, bị Toà án tuyên bố mất tích hoặc Toà án

> tuyên bố là đã chết*."

Pháp sư

unread,
Sep 1, 2009, 3:08:33 AM9/1/09
to Pháp chế Ngân hàng
Sung thêm:
Pháp nhân uỷ quyền cho phi pháp nhân nữa.
Ví dụ BAOVIET BANK uỷ quyền cho BAOVIET BANK HCM.
Dưng không có ngược lại.

PS

> > Telephone: 04. 3 942 3388 (ext: 3135)- Ẩn nội dung trích dẫn -
>
> - Hiển thị văn bản được để trong dấu trích dẫn -

Luật sư Hương

unread,
Sep 1, 2009, 4:37:50 AM9/1/09
to Pháp chế Ngân hàng
Chào các thành viên,

Mình vừa mới được bác Admin cho phép nhập nhóm nên cũng xin đóng góp
một chút liên quan đến vấn đề ủy quyền của pháp nhân. Cơ bản là như
sau:

1- Về cơ bản, BaovietBank HO có thể ủy quyền cho Chi nhánh của mình
(điều này pháp luật đã thừa nhận rằng Chi nhánh hoạt động theo ủy
quyền của HO);

2- Trường hợp pháp nhân ủy quyền cho pháp nhân khác thì các bên phải
có đầy đủ phê duyệt của cấp lãnh đạo cao nhất của mình phê duyệt nội
dung ủy quyền cũng như nội dung nhận ủy quyền,...;

3- Pháp luật chưa quy định việc một trong 2 pháp nhân giải thể thì
chấm dứt ủy quyền.

4- Vấn đề bạn tự suy luận như thế là không nên vì sếp mà yêu cầu bạn
chứng minh thì mệt lắm.

Do đó, theo tôi bạn nên dẫn chứng đúng các quy định pháp luật và không
nên tự ý suy luận. Hơn thế nữa, liên quan đến vấn đề trách nhiệm pháp
lý sau này do bạn tư vấn thì bạn sẽ "mệt lắm".

Chúc vui,

Luật sư Phan Văn Lãng

unread,
Sep 1, 2009, 7:06:20 AM9/1/09
to Pháp chế Ngân hàng
Chào mừng quốc khánh 2009 ! Chúc các anh các chị sức khỏe và có ngày
nghỉ vui vẻ ! Thấy anh chi bàn tán sôn sao quá nên Ngứa miệng hót chơi

- Các anh/chị nói cơ bản đều đúng, kể cả nguyetnga. Theo tôi, tất cả
các loại ủy quyền từ pháp nhân đến cá nhân và ngược lại hoặc pháp nhân
cho pháp nhân đều do con người cụ thể ký, không có ủy quyền của pháp
nhân nào mà không có chữ ký của con người, chỉ khác là khi ký ủy quyền
thì người đó mang tư cách gì ? đại diện cho ai ? nếu đại diện pháp
nhân thì ngoài chữ ký cá nhân đại diện còn có con dấu pháp nhân chứng
minh.
- Thường trong ủy quyền từ cá nhân cho pháp nhân thì theo nguyên tắc
máy móc pháp lý sẽ được hiểu là ủy quyền cho người đại diện pháp luật
của pháp nhân đó.
- Nếu ủy quyền của pháp nhân cho pháp nhân thì là ủy quyền của người
có thẩm quyền pháp nhân này cho người có thẩm quyền của pháp nhân kia.
- Nguyệt nga nói đúng, nhưng chỉ là đúng trong trường hợp là người ủy
quyền và người được ủy quyền là cá nhân. Còn trường hợp ủy quyền cho
pháp nhân có chấm dứt không ? xin thưa có như thường, pháp nhân thực
hiện mọi công việc đều thông qua người đại diện, nên khi pháp nhân
chấm dứt hoạt động, giải thể, phá sản thì đương nhiên tư cách người
đại diện pháp nhân đó cũng "chết" theo.
- Trong lĩnh vực ngân hàng thì chỉ có HSC là có tư cách pháp nhân, và
ủy quyền cho chi nhánh của mình (không phải là pháp nhân) nên đương
nhiên không có phần ủy quyền ngược lại từ chi nhánh cho hội sở. (thế
nên bác Đ mới gọi ông chi nhánh là phi pháp nhân = kiểu "ái").

Ngoc Huwng Nguyen

unread,
Apr 25, 2013, 5:40:23 AM4/25/13
to phap-che-...@googlegroups.com
Một vấn đề nhỏ như vậy thôi nhưng cũng đủ để làm một đề tài luận văn tiến sỹ đó các bác. Bác nào đang học tiến sĩ hoặc thạc sỹ thì nên làm luận văn về vấn đề này sẽ rất hay. Vài vấn đề lưu ý như thế này (i) Cá nhân khi đủ năng lực hành vi thì được làm mọi việc trừ các điều cấm của pháp luật, còn pháp nhân chỉ được hoạt động trong phạm vi điều lệ và/hoặc đăng ký kinh doanh/quyết định thành lập; (ii) Các hoạt động của pháp nhân đều phải qua cá nhân con người; (iii) thừa nhận pháp nhân được ủy quyền cho pháp nhân sẽ gặp những rắc rối (trong hoạt động doanh nghiệp và trong việc chấm dứt ủy quyền); (iv) ủy quyền cho PHI pháp nhân (chi nhánh, VPĐD) có okie không?;....

Đề tài này viết chặt chẽ ra có thể phải sửa nhiều điều trong Bộ luật dân sự.

Vào 16:29:19 UTC+7 Thứ hai, ngày 31 tháng tám năm 2009, Phương Nga đã viết:
Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages