Phương thức tín dụng chứng từ (L/C)

2,458 views
Skip to first unread message

Phiêu Dao

unread,
Apr 6, 2010, 1:50:40 AM4/6/10
to LOVAKA
Phương thức tín dụng chứng từ
( Documentary Credits )

Đây là một trong những phương thức thanh toán quốc tế hiện nay được
đùng phổ biến nhất . Được thực hiện theo “ quy tắc và thực hành thống
nhất về tín dụng chứng từ”

Trong phương thức này , ngân hang không chỉ là người trung gian thu hộ
chi hộ , mà còn là người đại diện bên nhập khẩu , thanh toán tiền hàng
cho bên xuất khẩu .

Nhờ những ưu điểm đó , phương thức thanh toán tín dụng chứng từ đã trở
thành phương thức thanh toán hữu hiệu cho cả hai bên xuất và phập
khẩu .

1 Một số khái niện

: Phương thức thanh toán tín dung chứng từ là một sự thỏa thuận mà
trong đó một Ngân hàng ( Ngân hàng mở tín dụng ) theo yêu cầu của
khách hàng ( người xin mở tín dụng ) cam kết sẽ trả một số tiền nhất
định cho người thứ ba ( người hưởng lợi số tiền của thư tín
dụng ) .hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạn vi
số tiền đó , khi người thứ ba này xuất trình cho Ngân hàng một bộ
chứng từ thanh toán phù hơp với những quy định đề ra trogn thư tín
dụng .


Các bên tham gia thanh toán gồm có :


Người xin mở thư tín dụng : Là người nhập khẩu hàng hóa , người mua
Ngân hàng mở thư tín dụng : Là ngân hàng đại diện cho người nhập
khẩu , nó cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu . Là ngân hàng thường
được hai bên nhập khẩu và xuất khẩu thỏa thuận lựa chọn và được qui
định trong hợp đồng , nếu chưa có sự qui định trước . người nhập khẩu
có quyền lựa chọn .
Người hưởng lợi , là người xuất khẩu hàng hóa , hoặc băt cứ người nào
khác mà người xuất khẩu chỉ định .
Ngân hàng thông báo thư tín dụng : là ngân hàng dại lý của ngân hàng
mở thư tín dụng ở nước người xuất khẩu
Ngân hàng xác nhận : là ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình sẽ
cùng Ngân hàng mở thư tín dụng bảo đảm việc trả tiền cho người xuất
khẩu trong trường hơp Ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng
thanh toán . Ngân hàng xác nhận có thể vừa là ngân hàng thông báo thư
tín dụng hay là một Ngân hàng khác do người xuất khẩu yêu cầu .
Ngân hàng thanh toán : có thể là Ngân hàng mở thư tín dụng hoặc có thể
là một Ngân hàng khác được Ngân hàng mở thư tín dụng chỉ định
Quyền lợi và nghĩa vụ của một số ngân hàng

a : Ngân hàng mở thư tín dụng

thông báo nội dung thư tín dụng cùng với bản gốc của thư tín dụng cho
người xuất khẩu . Việc gửi và thông báo thư tín dụng phải thông qua
một Ngân hàng đại lý của Ngân hàng mở L/C ở nước người xuất khẩu .
Không loại chừ ngân hàng này gửi trực tiếp bản gốc L/C cho người xuất
khẩu .

Sửa đổi bổ xung những yêu cầu của người xin mở thư tín dụng , của
người xuất khẩu đối với thư tín dụng đã được mở nếu có sự đồng ý của
họ

Kiểm tra chứng từ thanh toán của người xuất khẩu giử đến

Ngân hàng được miễn trách nhiệm trong trường hợp Ngân hàng này rơi vào
các bất khả kháng như : chiến tranh , đình công , nổi loạn , lụt lội ,
hỏa hoạn , động đất … Nếu như tính dụng hết hạn giữa lúc đó . Ngân
hàng cũng không chịu trách nhiệm thanh toán những bộ chứng từ gửi đến
vào dịp đó , trừ khi đã có những quy đinh dự phòng

Mọi hậu quả sinh ra do nỗi của mình , Ngân hàng mở thư tín dụng phải
chịu trách nhiệm . Ngân hàng được hưởng một khoản thủ tục phí mở thư
tín dụng từ 0.125% đến 0.5% giá trị của thư tín dụng .

b. Ngân hàng thông báo thư tín .

Khi nhận được điện thông báo thư tín dụng của Ngân hàng mở thư tín
dụng , Ngân hàng này sẽ chuyển toàn bộ nội dung thư tín dụng đã nhận
được người xuất khẩu dước hình thức văn bản .

Ngân hàng thông báo chỉ phải chịu trách nhiệm chuyển nguyên văn bản
bức điện đó : Thường ở cuối bức điện “ phease note that we assume no
responsibility for any error or omission in the transmission and
translation of the cable” ( chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ
một sự lỗi lầm nào hay thiếu sót trong khi chuyển và dịch bức điện
này )

Khi nhận được bộ chứng từ thanh toán của người xuất khẩu chuyển tới ,
Ngân hàng phải chuyển ngay và nguyên vẹn bộ chứng từ đó đến ngân hàng
mở tín dụng . Ngân hàng không chịu trách nhiệm về những hậu quả phát
sinh do sự chậm trễ hoặc mất mát chứng từ trên đường đi đến ngân hàng
mở tín dụng miễn là họ chứng minh được mình đã gửi nguyên vẹn và đúng
hạn bộ chứng từ đó .

2 Quá trình nghiệp vụ

Cơ cấu của phương thức tính dụng chứng từ đơn giản nhất là

Người mua –chỉ thị --- Ngân hàng mở L/C --- phát hàng một ---tín dụng
thư ---trả tiền – người bán

Vì ngân hàng mở L/C thường là ở nước người mua , nên việc trực tiếp
thông báo và trả tiền cho người bán sẽ gặp khó khăn nhất định , nên
ngân hàng mở L/C sẽ ủy quyền cho Ngân hàng đại lý của mình ở nước
ngoài để thực hiện những công việc này .và lúc đó sẽ là ;

Người mua – chỉ thị -- ngân hàng mở L/C --- chỉ thị một --- Ngân hàng
thông báo --- trả tiền theo một -- L/C --- cho người bán

Phiêu Dao

unread,
Apr 6, 2010, 1:51:36 AM4/6/10
to LOVAKA

Negotiation : là việc NHđCĐ tiếp nhận , kiểm tra bộ chứng từ và kết
luận xem bộ chứng từ có là một xuất trình phù hợp , thì tùy theo khả
năng đòi tiền của bộ chứng từ và uy tín của khách hàng mà NHđCĐ có thể
trả tiền , ứng trước cho bộ chứng từ đến 100% giá trị hóa đơn hay hối
phiếu theo hình thức có truy đòi tiền hay miễn truy đòi . Sau đó ,
NHCK sẽ làm thủ tục đòi tiền NHPH hay ngân hàng hoàn trả . Nếu chứng
từ không phù hợp , ngân hàng tiếp nhận chứng từ sẽ thông báo những sai
biệt đến NHPH hay ngân hàng hoàn trả để hỏi ý kiến họ về cách sử lý
chứng từ xem những sai biệt đó có được chấp nhận hay không ? .

Nghiệp vụ như vậy trong giao dịch L/C có tên gọi là " negotiation " và
ngân hàng thực hiện tác nghiệp đó gọi là NHCK chứng từ ( negotiation
bank )

Discount : thông thường được áp dụng trong nghiệp vụ mua bán giấy tờ
có giá như hối phiếu ... bằng phương pháp khấu trừ số tiền lãi trong
thời hạn còn lại . Bản chất nghiệp vụ Discont là mua đứt , bán đứt
theo giá thị giá của giấy tờ có giá nên thường là mua bán miễn truy
đòi . Ngân hàng thực hiện mua các giấy tờ có giá này gọi là ngân hàng
chiết khấu giấy tờ có giá ( Discounting bank )

tiêu chí Negatiation Discout

1/ đối tương mua bán hối phiếu / bộ chứng từ giấy tờ có giá
2/ giá trị thanh toán tối ta bằng trị giá Trả tiền bằng thị giá
3/ Điều kiện mua bán có truy đòi hoặc miễn truy đòi Mua đứt , bán đứt

Phiêu Dao

unread,
Apr 6, 2010, 1:52:06 AM4/6/10
to LOVAKA
Theo quy định của UCP 600, những vấn đề cần quan tâm tới chứng từ
chuyên chở hàng hóa bằng đường biển cụ thể như sau:

Các loại chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển

UCP 600 đã chia chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển thành 3
loại:

- Vận đơn đường biển (Bill of Lading)

- Giấy gửi hàng bằng đường biển không lưu thông (Non-Negotiable
Seawaybill)

- Vận đơn theo hợp đồng thuê tàu (Charter Pary Bill of Lading)

Như vậy khi gửi hàng bằng đường biển, tùy theo yêu cầu của tín dụng
chứng từ, các loại chứng từ trên đây đều được ngân hàng coi là chứng
từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển và chấp nhận để thanh toán.

Hình thức của chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển


Chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển có thể phát hành dưới hai
hình thức:

- Chứng từ giấy: Đối với chứng từ giấy thì bao gồm 2 mặt: mặt 1 sẽ
chứa đựng những nội dung theo quy định, mặt 2 chứa đựng các điều kiện
và điều khoản chuyên chở.

- Chứng từ điện tử: Đối với chứng từ điện tử, UCP 600 không đề cập
trong nội dung, mà sẽ có bản phụ trương hướng dẫn cụ thể kèm theo. Nếu
phát hành dưới dạng điện tử thì không bao gồm 2 mặt mà bao gồm 2 bộ
phận hợp thành: bộ phận thứ nhất gọi là chứng từ vận đơn điện tử
(Electronic Bill of Lading text) và bộ phận thứ hai gọi là trang đăng
ký chuyển đổi.

Song phát hành dưới hình thức nào cũng phải đảm bảo những nội dung
được quy định trong UCP 600.


Nội dung của chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển


Tên gọi của chứng từ

Chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển cho dù được gọi như thế
nào, UCP 600 không quan tâm, miễn là nội dung của chứng từ đáp ứng
những quy định của UCP.

Ví dụ: Một chứng từ khi xuất trình tại ngân hàng có tiêu đề: “Bill of
Lading or Seawaybill for Combined transport Shipment or port to port
Shipment” chưa phải là cơ sở để ngân hàng chấp nhận hay từ chối, mà
việc chấp nhận hay từ chối sẽ phụ thuộc vào nội dung chứng từ thể hiện
theo quy định.


Người phát hành và người ký chứng từ

+ Người phát hành chứng từ: Đối với vận đơn đường biển và giấy gửi
hàng bằng đường biển, phải chỉ rõ tên người chuyên chở (indicate the
name of the carrier), nhưng không được thể hiện và ghi là phụ thuộc
vào hợp đồng thuê tàu (contain no indication that it is subject to a
charter party).

Đối với vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, không cần chỉ rõ tên người
chuyên chở, nhưng có ghi là phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu
(containing an indication that it is subject to charter party).

+ Người ký chứng từ: Theo UCP 600, người ký các chứng từ chuyên chở
hàng hóa bằng đường biển cụ thể như sau:

Đối với vận đơn đường biển và giấy gửi hàng bằng đường biển, người ký
chứng từ có thể là người chuyên chở hay đại lý hoặc người thay mặt
người chuyên chở; thuyền trưởng hay đại lý hoặc người thay mặt thuyền
trưởng.

Đối với vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, người ký chứng từ có khác đôi
chút so với người ký chứng từ trên vận đơn đường biển và giấy gửi hàng
bằng đường biển. Cụ thể, người ký vận đơn theo hợp đồng thuê tàu có
thể là thuyền trưởng hay đại lý hoặc người thay mặt thuyền trưởng; chủ
tàu hay đại lý hoặc người thay mặt chủ tàu; người thuê tàu hay đại lý
hoặc người thay mặt người thuê tàu (người thuê tàu thường gọi là người
chuyên chở).

Người ký chứng từ, khi ký phải thể hiện rõ tư cách pháp lý của mình.
Riêng đối với đại lý, khi ký, ngoài việc thể hiện là đại lý, còn phải
ghi rõ đại lý cho ai, nghĩa là phải ghi rõ tên của người mà mình là
đại lý cho họ.

Xếp hàng lên tàu


Trên các chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, UCP 600 quy
định rất cụ thể về hàng xếp lên tàu. Chứng từ vận chuyển phải chỉ rõ
hàng hóa đã được xếp lên con tàu chỉ định tại cảng giao hàng quy định
trong thư tín dụng (indicate that the goods have been shipped on board
a name vessel at the port of loading stated in the credit). Nội dung
này trên chứng từ có thể được thể hiện bằng hai cách, hoặc là một cụm
từ in sẵn (pre-printed wording) hoặc là một ghi chú là hàng đã được
xếp lên tàu và có ghi ngày xếp hàng lên tàu (an onboard notation
indicating the date on wich the goods have been shipped in board).

Ngày giao hàng


Theo quy định của UCP 600 thì ngày phát hành vận đơn sẽ được coi là
ngày giao hàng (the date of issuance of the Bill of Lading will be
deemed to be the date of shipment), trừ khi trên chứng từ vận chuyển
đã có ghi chú ngày xếp hàng lên tàu thì ngày xếp hàng lên tàu sẽ được
coi là ngày giao hàng (the date stated in the on board notation will
be deemed to be the date of shipment).

Như vậy, theo quy định của UCP 600, ngày xếp hàng lên tàu chính là
ngày giao hàng. Còn ngày phát hành chứng từ vận chuyển sẽ được coi như
ngày giao hàng nếu trên chứng từ không có ghi chú khác về ngày xếp
hàng lên tàu. Trên thực tế cũng có những trường hợp ngày phát hành
chứng từ vận chuyển có thể trước hoặc sau ngày xếp hàng lên tàu –
Trong những trường hợp này không được coi ngày phát hành chứng từ vận
chuyển là ngày giao hàng.

Hành trình của hàng hóa


Theo UCP 600, hành trình của hàng hóa phải được thể hiện cụ thể trên
chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng đường biển. Nghĩa là trên chứng từ
vận chuyển phải chỉ rõ chuyến hàng được giao từ cảng xếp hàng tới cảng
dỡ hàng đã được quy định trong thư tín dụng (indicate shipment from
the port of loading to the port of discharge state in the credit). Còn
trường hợp trên chứng từ vận chuyển chưa xác định rõ được cảng xếp
hoặc ghi cảng dự định xếp hàng thì khi xếp hàng lên tàu phải ghi chú
rõ tên cảng xếp như quy định trong tín dụng, ngày xếp hàng lên tàu và
tên tàu hàng đã xếp lên.

Chuyển tải


Vấn đề chuyển tải được UCP 600 đề cập đối với vận đơn đường biển và
giấy gửi hàng bằng đường biển, còn không đề cập đối với vận đơn theo
hợp đồng thuê tàu.

Ở Điều 20 và 21 của UCP 600, khoản b và c sau khi đưa ra khái niệm về
chuyển tải, đã quy định là trên chứng từ vận chuyển có thể ghi hàng
hóa sẽ hoặc có thể chuyển tải miễn là toàn bộ hành trình vận chuyển
chỉ sử dụng một và cùng một chứng từ.

Nếu hàng hóa được giao bằng container, xe moóc hoặc sà lan tàu LASH
ghi trên chứng từ, thì ngay cả khi tín dụng thư cấm chuyển tải (even
if the credit prohibits transhipment) các ngân hàng vẫn có thể chấp
nhận một chứng từ vận chuyển ghi việc chuyển tải sẽ hoặc có thể xảy ra
(transhipment will of may take place).

Chứng từ vận chuyển gốc


Trong chuyên chở hàng hóa bằng đường biển, khi nhận hàng để chở, người
nhận hàng để chở thường phát hành cho người gửi hàng 01 hoặc 01 bộ
chứng từ vận chuyển gốc – Ở nội dung này, UCP 600 cũng quy định cụ
thể: Khi xuất trình chứng từ vận chuyển gốc tại ngân hàng có thể xuất
trình một bản gốc duy nhất nếu phát hành một bản gốc, còn phát hành
một bộ thì phải xuất trình trọn bộ chứng từ gốc đã phát hành.

Điều kiện và điều khoản chuyên chở


Với điều kiện và điều khoản chuyên chở, UCP 600 chỉ đề cập đối với vận
đơn đường biển và giấy gửi hàng bằng đường biển, còn không đề cập đối
với vận đơn theo hợp đồng thuê tàu:

+ Đối với vận đơn đường biển và giấy gửi hàng bằng đường biển, UCP 600
quy định “không thể hiện phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu”. Vì vậy,
trong nội dung của hai chứng từ này phải “chứa đựng các điều kiện và
điều khoản chuyên chở hoặc phải dẫn chiếu tới các nguồn khác chứa đựng
những điều kiện và điều khoản chuyên chở (trường hợp vận đơn hay giấy
gửi hàng mặt sau để trắng). Về nội dung của các điều kiện và điều
khoản chuyên chở, theo quy định của UCP 600, thì các ngân hàng không
có trách nhiệm kiểm tra, xem xét.

+ Đối với vận đơn theo hợp đồng thuê tàu, UCP 600 quy định có ghi trên
đó là phụ thuộc vào hợp đồng thuê tàu, mà hợp đồng thuê tàu đã đầy đủ
các điều kiện và điều khoản chuyên chở, cho nên UCP 600 không đề cập
tới điều kiện và điều khoản chuyên chở trên vận đơn. Về nội dung của
hợp đồng thuê tàu, các ngân hàng cũng không có trách nhiệm kiểm tra và
xem xét ngay cả khi hợp đồng thuê tàu phải xuất trình theo yêu cầu của
thư tín dụng…

> > thông báo --- trả tiền theo một -- L/C --- cho người bán- Ẩn nội dung trích dẫn -
>
> - Hiển thị văn bản được để trong dấu trích dẫn -

Phiêu Dao

unread,
Apr 6, 2010, 1:52:34 AM4/6/10
to LOVAKA
Bàn về vấn đề chiết khấu trong giao dịch thư tín dụng


Negotiation nghĩa là gì?

Điều 10(b) UCP 500 định nghĩa thuật ngữ “negotiation” như sau:
“Negotiation means the giving of the value for Draft(s) and/or
document(s) by the bank authorised to negotiate”.

Rắc rối của định nghĩa trên là đã sử dụng cụm từ “giving of the value”
để mô tả hành động “negotiation”. Các chuyên gia cho rằng bất cứ hành
động nào bao gồm trả tiền, chấp nhận hối phiếu hoặc cam kết trả tiền…
đều có thể cấu thành hành động “giving of the value”. Như vậy, theo
định nghĩa trên, “negotiation” có thể được hiểu và sử dụng cho những
hành động sau đây: (i) trả tiền có truy đòi theo LC trả ngay (paying
an amount with recourse under sight LC); (ii) trả tiền miễn truy đòi
(paying an amount without recourse); (iii) chiết khấu (trả tiền có
khấu trừ lãi - paying an amount with deduction of interest); hoặc (iv)
hứa sẽ trả tiền khi đáo hạn ( a promise to pay at maturity)…

Do định nghĩa trên hàm ý quá rộng nên những người thực hành LC ở những
khu vực khác nhau trên thế giới hiểu và sử dụng thuật ngữ
“negotiation” theo những cách khác nhau và đã có không ít những cuộc
tranh chấp liên quan đến vấn đề chiết khấu LC.

Trong quá trình dự thảo UCP 600, có nhiều ý kiến trái ngược về thuật
ngữ này. Có ý kiến cho rằng nên loại bỏ “negotiation” khỏi UCP và cũng
có ý kiến cho rằng cần giữ lại thuật ngữ này với một định nghĩa rõ
ràng hơn. Cuối cùng, các chuyên gia đã thống nhất giữ lại thuật ngữ
“negotiation” với định nghĩa mới. Điều 2 UCP 600 định nghĩa thuật ngữ
“negotiation” như sau: “Negotiation means the purchase by the
nominated bank of drafts (drawn on a bank other than the nominated
bank) and/or documents, by either advancing or agreeing to advance
funds to the beneficiary on or before the banking day on ưhich
reimbursement is due to the nominated bank”.

So với định nghĩa tại Điều 10 (b)(ii) UCP 500, định nghĩa mới tại Điều
2 UCP 600 rõ ràng và dễ hiểu hơn rất nhiều. Cụm từ “the giving of the
value” tại Điều 10 (b)(ii) UCP 500 nổi tiếng vì sự khó hiểu nay được
thay thế bằng từ “purchase” (mua) rất đơn giản, đó là việc ngân hàng
được chỉ định (NHĐCĐ) mua các hối phiếu và/hoặc các chứng từ bằng cách
trả tiền trước hoặc đồng ý trả tiền trước cho người hưởng lợi vào ngày
hoặc trước ngày làm việc của ngân hàng mà vào ngày đó, số tiền hoàn
trả đến hạn phải trả cho NHĐCĐ. Hành động mua hối phiếu và/hoặc chứng
từ của NHĐCĐ được hiểu là hành động chiết khấu hối phiếu và/hoặc chứng
từ. Thuật ngữ “negotiation” nay được hiểu với một nghĩa duy nhất, đó
là “chiết khấu”.

Có thể chiết khấu loại L/C nào?

Xét theo phương thức trả tiền của LC (availability of LC), có 4 loại
LC khác nhau như sau: (i) LC chiết khấu (Negotiation LC - LC available
by negotiation), (ii) LC trả ngay (Sight Payment LC - LC available by
sight payment), (iii) LC chấp nhận (Acceptance LC - LC available by
acceptance) và (iv) LC trả chậm (Deferred Payment LC - LC available by
acceptance).

Theo định nghĩa “negotiation” tại Điều 2 UCP 600, NHĐCĐ có thể chiết
khấu hối phiếu và/hoặc chứng từ xuất trình theo LC, bao gồm: LC chiết
khấu, LC chấp nhận và LC trả chậm.

Chiết khấu hối phiếu/hoặc chứng từ xuất trình theo LC chiết khấu
(Negotiation of drafts and/or documents under a negotiation LC)

LC chiết khấu có thể quy định việc trả tiền được thực hiện tại NHĐCĐ
bằng cách chiết khấu hối phiếu trả ngay. NHĐCĐ có thể là một ngân hàng
bất kỳ (any bank) hoặc là một ngân hàng được chỉ định đích danh (a
named nominated bank) hoặc là một ngân hàng xác nhận LC (confirming
bank). Phương thức trả tiền của loại LC này thường được thể hiện tại
Field 41D (Available with) và 42C (Drafts at) của LC với nội dung như
sau:

FIELD 41D: AVAILABLE WITH ANY BANK/XYZ BANK/CONFIRMING BANK BY
NEGOTIATION

FIELD 42 C: DRAFTS AT SIGHT

LC quy định chiết khấu tại một ngân hàng bất kỳ được gọi là LC chiết
khấu tự do hoặc chiết khấu không hạn chế (a freely negotiable LC or
unrestricted LC), theo đó người hưởng lợi có thể tự do xuất trình hối
phiếu và chứng từ tại bất kỳ ngân hàng nào để chiết khấu. LC quy định
việc chiết khấu được thực hiện tại một NHĐCĐ đích danh (ví dụ tại XYZ
Bank) hoặc tại ngân hàng xác nhận (NHXN) được gọi là LC chiết khấu hạn
chế (Restricted LC), theo đó thông thường người hưởng lợi sẽ phải xuất
trình tại NHĐCĐ đích danh hoặc tại NHXN để chiết khấu.

Sau khi chiết khấu (trả tiền cho người hưởng lợi), NHĐCĐ gửi hối phiếu
và chứng từ đến NHPH hoặc đến NHXN (tuỳ theo quy định của LC) để được
NHPH hoặc NHXN hoàn trả tiền.

Khái niệm chiết khấu hối phiếu và/hoặc chứng từ xuất trình theo LC
chiết khấu trong UCP 600 không có gì mới so với UCP 500.

Chiết khấu hối phiếu trả chậm đã được chấp nhận (Discounting an
accepted Bill of Exchange)

LC chấp nhận quy định việc trả tiền được thực hiện tại NHPH hoặc tại
một NHĐCĐ (có thể một NHĐCĐ đích danh hoặc là NHXN), bằng cách chấp
nhận hối phiếu trả chậm 30, 60 hoặc 90… ngày kể từ ngày nhìn thấy hối
phiếu hoặc kể từ ngày ghi trên vận đơn. Hình thức trả tiền của loại LC
này thường được thể hiện bằng tiếng Anh tại Field 41D và 42C của LC
với nội dung như sau:

FIELD 41D: AVAILABLE WITH ISSUING BANK/XYZ BANK/CONFIRMING BANK BY
ACCEPTANCE.

FIELD 42 C: DRAFTS AT 30/60/90… DAYS SIGHT/FROM B/L DATE.

Sau khi thực hiện giao hàng, người hưởng lợi xuất trình hối phiếu trả
chậm cùng với chứng từ cho NHPH hoặc NHĐCĐ để đổi lấy chấp nhận. NHPH/
NHĐCĐ nhận được chứng từ phù hợp với điều kiện LC sẽ chấp nhận hối
phiếu trả chậm và thông báo bằng điện cho người hưởng lợi về việc hối
phiếu đã được chấp nhận hoặc gửi trả lại cho người hưởng lợi hối phiếu
đã được chấp nhận. NHPH/NHĐCĐ thực hiện nghĩa vụ trả tiền khi hối
phiếu đáo hạn.

Về lý thuyết, một khi hối phiếu đã được chấp nhận nó đã trở thành một
công cụ tài chính độc lập với LC và có thể được mua bán, chuyển nhượng
tại bất cứ ngân hàng nào hoặc bán cho công ty forfaiting. Như vậy,
người hưởng lợi LC chấp nhận có thể nhận được tiền hàng trước ngày đáo
hạn bằng cách chiết khấu hối phiếu trả chậm đã được chấp nhận.

Điểm mới đáng lưu ý của UCP 600 là NHĐCĐ có thể chiết khấu hối phiếu
đã được chấp nhận bởi NHĐCĐ đó. Điều này được quy định tại Điều 12 (b)
UCP 600 như sau: “Sự chỉ định bởi NHPH cho NHĐCĐ chấp nhận hối phiếu
hoặc cam kết trả chậm bao gồm cả sự uỷ quyền cho NHĐCĐ được thực hiện
trả trước hoặc mua lại hối phiếu đã được chấp nhận hoặc cam kết trả
chậm của NHĐCĐ.”

Chiết khấu cam kết trả chậm (Discounting a deferred payment
undertaking)

Khác với LC chấp nhận, LC trả chậm không yêu cầu người hưởng lợi phải
xuất trình hối phiếu trả chậm kèm theo chứng từ. LC trả chậm quy định
việc trả tiền được thực hiện tại NHPH hoặc tại một NHĐCĐ (có thể là
một NHĐCĐ đích danh hoặc là NHXN), bằng cách cam kết trả chậm 30, 60
hoặc 90… ngày kể từ ngày nhìn thấy chứng từ hoặc kể từ ngày ghi trên
vận đơn. Phương thức trả tiền của loại LC này thường được thể hiện
bằng tiếng Anh tại Field 41D của LC với nội dung như sau:

FIELD 41D: AVAILABLE WITH ISUING BANK/XYZ BANK/CONFIRMING BANK BY
DEFERRED PAYMENT AT 30/60/90… DAYS SIGHT/FROM B/L DATE.

Sau khi thực hiện giao hàng, người hưởng lợi xuất trình chứng từ cho
NHPH hoặc NHĐCĐ để đổi lấy cam kết trả chậm. NHPH/NHĐCĐ nhận được
chứng từ phù hợp với điều kiện LC sẽ gửi thông báo bằng điện cho người
hưởng lợi cam kết trả tiền bộ chứng từ khi đáo hạn. NHPH/NHĐCĐ thực
hiện trả tiền khi cam kết trả chậm đáo hạn.

UCP 500 không quy định rõ về việc NHĐCĐ có thể chiết khấu cam kết trả
chậm, đặc biệt là cam kết trả chậm của chính mình hay không, do vậy,
trước đây đã xảy ra nhiều cuộc tranh chấp liên quan đến vấn đề này,
điển hình là vụ tranh chấp giữa Banco Santander và Banque Parisbas mà
người viết đã không dưới một lần dẫn chứng trong các bài viết trước
đây (bạn đọc quan tâm có thể tham khảo bài viết “Phân biệt và vận dụng
thư tín dụng chấp nhận và thư tín dụng trả chậm” và bài viết “UCP 600
có gì mới?” đăng trên TCNH để tìm hiểu thêm về vấn đề này).

Vụ tranh chấp nói trên đã dẫn đến sự thay đổi của UCP, theo đó UCP 600
cho phép NHĐCĐ có thể chiết khấu (trả trước) cam kết trả chậm của
chính mình và NHPH có nghĩa vụ phải hoàn trả tiền cho NHĐCĐ khi cam
kết trả chậm đáo hạn. Điều 7 (a)(vi) UCP 600 quy định “Việc hoàn trả
số tiền trên chứng từ được xuất trình theo L/C chấp nhận hoặc L/C trả
chậm sẽ được thực hiện khi đáo hạn, cho dù NHĐCĐ đã trả trước hoặc mua
lại trước khi đáo hạn hay không. Cam kết của NHPH về việc hoàn trả cho
NHĐCĐ độc lập với cam kết của NHPH đối với người thụ hưởng”.

Quy định tại Điều 7 và Điều 12 UCP 600 đã xác lập rõ những quyền độc
lập của các NHĐCĐ; sự chỉ định của NHPH về việc chấp nhận hối phiếu
hoặc cam kết trả chậm sẽ bao gồm cả sự uỷ quyền cho NHĐCĐ được thực
hiện trả trước hoặc mua lại những nghĩa vụ trả tiền của chính họ; và
quyền được nhận tiền hoàn trả của họ không bị ảnh hưởng bởi những hành
động trả trước hay mua lại hối phiếu đã được chấp nhận hoặc cam kết
trả tiền của chính họ.

Chiết khấu chứng từ xuất trình theo LC trả ngay (?)

LC trả ngay (Sight Payment LC) và LC chiết khấu (Negotiation LC) đều
là LC trả ngay. Tuy nhiên, LC trả ngay có một số đặc điểm khác với LC
chiết khấu như sau: (i) LC trả ngay không yêu cầu người hưởng lợi xuất
trình hối phiếu trả ngay kèm theo chứng từ khi thanh toán; (ii) LC trả
ngay quy định việc trả tiền được thực hiện tại quầy của NHPH hoặc tại
một NHĐCĐ bằng cách trả ngay (available with Issuing Bank/XYZ Bank/
Confirming Bank by sight payment); và (iii) NHPH LC trả ngay không uỷ
quyền về việc chiết khấu.

Như vậy, về lý thuyết, với LC trả ngay, người hưởng lợi không có cơ
hội nhận được tiền trước bằng cách chiết khấu chứng từ LC tại ngân
hàng của mình như LC chiết khấu mà thông thường phải đợi cho đến khi
NHPH hoặc NHĐCĐ nhận được chứng từ phù hợp và trả tiền.

Thực tế cho thấy nhiều ngân hàng, mặc dù không được uỷ quyền, vẫn sẵn
sàng chiết khấu chứng từ phù hợp xuất trình theo LC trả ngay, đặc biệt
đối với những LC được phát hành bởi những ngân hàng có uy tín trong
thanh toán. Xét về tính pháp lý, ngân hàng thực hiện chiết khấu LC trả
ngay có thể gặp rủi ro, đó là không thể nhân danh chính mình để khởi
kiện NHPH trong trường hợp không nhận được tiền hoàn trả từ NHPH/NHĐCĐ
khi chứng từ xuất trình phù hợp với điều kiện LC.

Nhđcđ có nghĩa vụ phải chiết khấu?

Điều 12 (a) UCP 600 quy định rằng trừ phi NHĐCĐ là ngân hàng xác nhận
(NHXN), uỷ quyền thực hiện chiết khấu không ràng buộc NHĐCĐ phải có
nghĩa vụ chiết khấu trừ khi NHĐCĐ đồng ý và thông báo điều đó cho
người hưởng lợi.

Như vậy, mặc dù được uỷ quyền bởi NHPH nhưng NHĐCĐ có quyền từ chối
chiết khấu hối phiếu và/hoặc chứng từ xuất trình theo LC.
Chiết khấu truy đòi và chiết khấu miễn truy đòi

Về hình thức chiết khấu, chiết khấu có 2 loại, gồm: chiết khấu truy
đòi (negotiation with recourse) và chiết khấu miễn truy đòi
(negotiation without recourse). Chiết khấu truy đòi cho phép NHĐCĐ có
quyền yêu cầu người hưởng lợi hoàn trả lại số tiền đã được NHĐCĐ trả
trước cộng với lãi phát sinh trong trường hợp NHĐCĐ không nhận được
tiền hoàn trả từ NHPH hoặc NHXN (nếu có). Chiết khấu miễn truy đòi là
việc NHCK mua đứt hối phiếu và/hoặc chứng từ và chịu rủi ro trong
trường hợp NHCK không nhận được tiền hoàn trả từ NHPH hoặc NHXN (nếu
có).

Định nghĩa tại Điều 2 UCP 600 không đề cập đến hình thức chiết khấu:
có truy đòi và chiết khấu miễn truy đòi. Tuy nhiên, trên cơ sở quy
định tại Điều 12 (a) UCP 600, có thể hiểu rằng NHĐCĐ hoàn toàn có
quyền quyết định đồng ý hoặc từ chối chiết khấu cũng như hoàn toàn có
quyền lựa chọn hình thức chiết khấu: truy đòi hoặc miễn truy đòi. Tuy
nhiên, cần lưu ý rằng nếu như NHĐCĐ đồng thời cũng là NHXN thì NHĐCĐ
có nghĩa vụ phải chiết khấu và phải chiết khấu miễn truy đòi khi chứng
từ phù hợp được xuất trình (Điều 8 (a)(ii) UCP 600 và Điều 12(a) UCP
600).

Kết luận

Định nghĩa mới về thuật ngữ “negotiation” cùng với một số Điều quy
định liên quan của UCP 600 chắc chắn sẽ làm cho cộng đồng những người
thực hành LC ở những khu vực khác nhau trên thế giới, cả Đông và Tây,
đi đến một cách hiểu chung và thống nhất về nghiệp vụ chiết khấu trong
giao dịch LC. Hi vọng rằng bài viết này, trong chừng mực nào đó, có
thể giúp bạn đọc quan tâm hiểu thêm về vấn đề chiết khấu trong giao
dịch LC dưới giác độ của UCP 600.


On 6 Tháng Tư, 12:51, Phiêu Dao <changtrailun...@gmail.com> wrote:

Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages