v/v Cách và logic chia thưởng P3 thế nào?

1 view
Skip to first unread message

Nguyen Hung Cuong

unread,
Oct 5, 2023, 3:41:05 AM10/5/23
to
Dear anh chị,

Mấy hôm nay Cường nhận được câu hỏi: "Các anh chị ơi, bên em đang xây dựng 3P, anh/chị chia sẻ thêm kinh nghiệm cách chia các quỹ thưởng trong Công ty ạ?
Các khoản như T13, Thưởng ngày lễ có ghép vào P3 không ạ? Hay mình xử lý như thế nào? Phương pháp hay logic là gì? Cảm ơn các anh/chị nhiều ạ
"

Và "Chào các HR. Bên e đang gặp 1 vấn đề nhờ các bác cho lời khuyên và 1 vài phương án ạ:
Công ty e là 1 công ty vừa và nhỏ (khoảng 25 - 30 nhân sự) làm trong mảng Giáo Dục. Lúc mới thành lập công ty, do khó khăn nên tất cả các khoản đãi ngộ và thưởng đều ở mức thấp hoặc không có. Hiện tại thì các nhân sự đang muốn có 1 cơ chế rõ ràng cho các vấn đề sau:
- Thưởng lương tháng thứ 13
- Thưởng các ngày lễ tết
- Thưởng nhân sự có đóng góp, sáng tạo....
Đối với cả fulltime và partime. Không biết các anh chị thường tính phần đó dựa trên những yếu tố nào và nằm trong khoảng bao nhiêu..... Rất mong các anh chị giúp đỡ và cho e 1 vài ý tưởng. E xin cảm ơn
"

Thấy câu hỏi hay và cũng tin nhiều anh chị em cần nên Cường đã bỏ thời gian mấy hôm viết bài chia sẻ. Thân mời cả nhà cùng đọc.

Chi tiết bài viết: https://blognhansu.net.vn/2023/10/05/cach-va-logic-chia-thuong-p3-the-nao/

1. Đầu tiên, xin chia sẻ cách tôi tính tổng thưởng P3:

Thưởng P3 = (Lương P1 + Lương P2) * Số % tổng thu nhập được dùng làm lương mềm / Số % tổng thu nhập được dùng làm lương cứng
- Lương mềm = tổng các loại thưởng = thưởng P3.
- Lương cứng = lương trả cố định hàng tháng = Lương P1 + Lương P2

Tổng thưởng = x% / y% * lương cứng.
Trong đó:
- x + y = 100
- x% là tỷ lệ thưởng / tổng thu nhập
- y% là tỷ lệ lương cứng / tổng thu nhập

Ví dụ: Sale có tổng thu nhập là 10 triệu. Trong đó lương cố định hàng tháng là 6 triệu. Các loại thưởng gộp lại là 4 triệu thì số % tổng thu nhập được dùng làm lương mềm: 40 và số % tổng thu nhập làm lương cứng: 60. Thưởng P3 = 6 triệu * 40/ 60 = 4 triệu.

Lưu ý:
- Thưởng P3 không nên vượt quá 4 lần so với tổng lương P1 + lương P2. Sở dĩ có lưu ý này là do tôi đọc được 1 thí nghiệm về sự tác động của thưởng lên động lực trong cuốn "Lẽ phải của phi lý trí". Đại khái thí nghiệm đó họ làm như sau: Đầu tiên họ treo thưởng để người thí nghiệm chơi 1 trò chơi. Sau đó họ tăng dần phần thưởng lên. Nhà nghiên cứu thấy phần thưởng càng tăng thì hiệu quả của người thí nghiệm càng cao. Nhưng đến khi vượt ngưỡng 4 lần mức thu nhập trung bình của người chơi thì hiệu quả lại đi xuống. Lý giải cho điều này, nhà nghiên cứu nói rằng do phần thưởng quá 4 lần thì người tham gia thí nghiệm không tập trung vào chơi mà tập trung vào phần thưởng nên phân tâm làm giảm hiệu quả.
- Thưởng P3 không nên quá thấp (nhỏ hơn 1%) so với tổng lương P1 + lương P2. Vì khi phần thưởng quá thấp, hiệu quả công việc cũng đi xuống do tâm lý nhân viên sẽ nghĩ việc này không quan trọng. (Nguồn: Nghệ thuật của chiến lược – lý thuyết trò chơi. Thí nghiệm: Người chơi chơi trò giải đố. Mức thưởng 3 xu ra kết quả thấp nhất, không thưởng ra kết quả bình thường, thưởng 30 xu và 90 xu ra kết quả cao hơn. 100 xu = 1 đô = 1 bữa ăn nhanh. Một ngày cần 3 bữa nên cần tối thiểu 300 xu).
- Thưởng P3 ở đây là bao gồm toàn bộ các khoản thưởng của tổ chức.

... Do bài cũng dài nên nếu quan tâm, nên anh chị vui lòng chịu khó click vào link ở trên giúp.

Chúc cả nhà xây dựng chính sách thưởng thành công. Anh chị nhớ nhé: Tổng thưởng P3 là tất cả các loại thưởng rồi. Không cần thêm thưởng gì nữa.

Nguyễn Hùng Cường (kinhcan24)
Tư vấn xây dựng hệ thống QTNS bài bản.

***

Tái bút: Phần xây dựng chính sách thưởng sẽ được tôi chia sẻ cách làm tắt trong buổi cuối (số 8) của lớp "Kỹ thuật xây dựng hệ thống QT hiệu suất theo BSCvsKPI" (daotaonhansu.net/kpi). Thân mời anh chị và các bạn quan tâm tham gia!

Outline về nội dung các buổi học:
Buổi 1: Tổng quan về hệ thống quảnvlys thực hiện công việc:
+ Chụp cắt lớp doanh nghiệp với 6 tầng văn hóa
+ Sơ lược hệ thống Quản trị Nhân sự Doanh nghiệp
+ Tổng thể hệ thống Quản lý thực hiện công việc
+ Nguyên tắc khi xây dựng hệ thống QL THCV
+ Các công cụ tối thiểu cần có để QL THCV
Buổi 2: Lý thuyết về #BSCvsKPI
+ BSC với bản đồ và 4 bức tường xây dựng Doanh nghiệp
+ Phân biệt các loại KPI
+ Các lưu ý khi xây KPI
+ Cách thức xây KPI

Sau khi học xong phần lý thuyết, lớp học sẽ lựa chọn 1 CEO và các trưởng phòng để thành lập hội đồng chiến lược. CEO và các trưởng phòng sẽ xây dựng tình huống công ty. Sau đó hội đồng Chiến lược sẽ họp với sự dẫn dắt của Huấn luyện viên và quan sát của các học viên khác để xây dựng:

Buổi 3-4: Thực hành xây dựng chiến lược và ý tưởng chiến lược và lập Bản đồ Chiến lược
Buổi 5: Thực hành xây dựng BSC công ty theo tình huống học viên lựa chọn
Buổi 6: Thực hành xây dựng thư viện KPI 1 phòng ban theo đề nghị học viên trong tình huống
Buổi 7: Thực hành xây dựng KPI 2 vị trí theo đề nghị học viên trong tình huống
Buổi 8: Thực hành thiết lập chính sách lương 3P nhanh thúc đẩy Kpi.
Hẹn gặp anh chị tại lớp....

***
Lớp có cái đặc biệt là "THỰC HÀNH TỪNG BƯỚC MỘT TRÊN MÔ HÌNH GIẢ ĐỊNH CỦA HỌC VIÊN ĐĂNG KÝ. KẾT QUẢ RA SẢN PHẨM ĐẦY ĐỦ CÔNG THỨC ĐỂ ÁP DỤNG THỰC TẾ", vì thế mỗi lớp 1 khác. Học viên càng tương tác, càng hỏi nhiều, lớp càng hay.

1. Thông tin về khóa học:
• Khai giảng: 10/10/2023
• Thời gian: Tối thứ 3 và thứ 5 hàng tuần, từ 19h15 - 21h15
• Thời lượng: 8 buổi online trên zoom

2. HLV: Th.s Nguyễn Hùng Cường - Chuyên gia tư vấn tái tạo Hệ thống QTNS/Admin Group HrShare/ Giám đốc Công ty TNHH Quản trị tri thức Nhân sự KC24 (https://blognhansu.net.vn/gioi-thieu)

4. Đăng kí:
- Online: https://goo.gl/w2s1st
- Trực tiếp:Ho.tl.ine: 083.8833.616
Ms. Mai - Zalo: 0369904004. Mail: maidn...@gmail.com
Ms. Thu – Zalo: 0969.913.627. Mail: thuvt...@gmail.com

--

--

Ths. Nguyễn Hùng Cường (Mr.)

Admin | Chủ nhiệm BQT Cộng đồng NS Hrshare.net.vn
Tư vấn xây dựng Hệ thống Quản trị Nhân sự | HRM blogger tại Blognhansu.net.vn
HLV | Thành viên Hội đồng chuyên môn của Học viên Nhân sư Daotaonhansu.net

FB fb/kinhcan24 | Skype kinhcan24 | M/zalo 0988.833.616 | Gmail kinhcan24


Virus-free.www.avast.com
Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages