Chuyện cái nồi cơm | An Mai CSsR

20 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
May 24, 2024, 6:20:53 PMMay 24
to giaitri
CHUYỆN CÁI NỒI CƠM
image.png
Trong cuộc sống, đâu đó ta nghe người này người kia nói : “Gia đình tui đang mần ăn yên ổn, nó phá nồi cơm của gia đình tôi”.
Ví dụ như gia đình đang bán dĩa cơm 40. Đâu đâu có người mở bên cạnh hay đối diện với cái giá 35 ngàn và chất lượng còn hơn dĩa 40 thì tự khắc người ta tìm đến và ăn với cái dĩa 35 ngàn chứ ai đi ăn 40 nữa.
Có những gia đình đang kinh doanh ổn thỏa, bỗng dưng đâu đó hàng quán kế lên mọc lên và họ mất khách. Dĩ nhiên họ buồn và hận nữa. Có những gia đình anh em buôn bán với nhau nhưng chia rẽ để rồi ghi “Quán gốc”; “Quán độc quyền”
Tương tự thế, nhiều gia đình, nhiều hàng xóm, nhiều anh chị em mất tình mất nghĩa với nhau cũng chỉ vì cái nồi cơm.
Thật thế, “nồi cơm” của mỗi gia đình rất quan trọng. “Nồi cơm” của mỗi gia đình không chỉ dừng lại để hiểu rằng đó là nồi nấu cơm mà nó còn là hình ảnh sâu xa hơn của mội gia đình. “Nồi cơm” của gia đình có khi là di sản, là của chìm của nổi của gia đình. Tất cả được chứa đựng ở “nồi cơm”.
Cũng chính vì cái “nôi cơm” mà ta thấy bao nhiêu chuyện xích mích, huynh đệ tương tàn. Cũng dễ hiểu vì “nồi cơm” nó gắn liền với cuộc đời của con người, của mỗi người và của gia đình. Con người mà ! Sống nhờ nồi cơm và sống với nồi cơm để rồi người khác phá thì họ không để yên.
Những ngày qua, câu chuyện “nồi cơm” bỗng dưng trở thành tiêu đề dường như chính yếu cũng như nhạy cảm trên các trang mạng xã hội. Có một cái hình vẽ không cần ghi chú thích thì người ta nhìn vào người ta thấy tác giả vẻ bức hình đó thật thâm. Hình của một người quay lưng ôm đi cái ruột nồi cơm và hình của người kia ở lại với cái vỏ nồi cơm điện.
Chuyện chẳng là gì đáng nói nếu như trong xã hội mọi chuyện bình thường. Thế nhưng câu chuyện ruột cái nồi cơm điện càng nóng lên khi nó trở thành vật dụng xem chừng như thân thiết nhất và còn lại của chàng thanh niên kia. Chàng thanh niên kia đã từ bỏ tất cả mọi sự để gọi là bắt đầu tu và với hành trang đơn giản là vài ba bộ đồ mặc cùng với cái ruột nồi cơm điện gọi là cái bình bát.
Giữa một cái xã hội mà cái bình bát của mỗi số người tu là thẻ ngân hàng, là thẻ ATM, là ví momo thì bỗng dưng cái ruột nồi cơm điện này lại sáng lên, lại lóe lên hình ảnh của một người tu chân chính. Dù rằng người đang sở hữu cái ruột nồi cơm không tu nhưng nó vẫn sáng lên hình ảnh của một đời sống xem chừng ra là khó nghèo và khước từ những quyến rũ của vật chất.
Cái ruột nồi cơm điện của chàng thanh niên kia vô tình đụng chạm đến cái “nồi cơm” của nhiều người khác để rồi có rất nhiều bình phẩm về cái “nồi cơm”.
Đã là người, ai ai cũng gắn liền với “nồi cơm” cuộc đời mình. Và, hạnh phúc hay không hạnh phúc của đời người cũng từ và vì cái “nồi cơm”.
Nếu như ai nào đó thấy rằng mình chỉ xin hàng ngày dùng đủ (như lời kinh Lạy Cha mà Chúa Giêsu dạy) sẽ rất bình an như chàng thanh niên kia. Chàng thanh niên chỉ ăn 1 ngày có 1 bữa và người ta cho gì ăn đó chứ không hề bận tâm rằng hôm nay ăn cái gì, uống cái gì. Nội lực hay nội tâm của con người phải chăng là ở chỗ đó. Người ta khước từ tất cả mọi cái dính líu đến đời mình và đơn giản chỉ cần có cái gì đó bỏ vào bụng qua ngày để sống với lòng thanh tịnh với vật chất.
Chuyện đủ hay không đủ với “nồi cơm” của đời mình mãi mãi là giằng co của cuộc đời con người.
Giàu hay nghèo, sang hay hèn ai ai rồi cũng phải chết. Đại gia hay tiểu gia hay là người sống trên đống của hay chàng thanh niên khất thực để sống khi chết đi cũng chỉ còn ở trong cái hủ cỏn con hay 3 tấc đất mà thôi. Nói cách dễ hiểu là 3 tấc đất mới thật là nhà. Thế nhưng cái sự đấu tranh sinh tồn cũng như điều gì đàng sau 3 tấc đất đó mãi mãi là sự giằng co.
Phàm là người, ai ai cũng biết rằng khi mình tắt hơi rồi thì chả còn gì để bám víu và khi đó người ta chôn mình hay thiêu mình mình cũng chẳng còn biết nữa. Bụi tro cuối cùng cũng trở về với tro bụi nhưng con người giằng co lắm với cái “nồi cơm” của cuộc đời,
“Nồi cơm” là vậy đó. Hình thù, kích thước xem chừng ra nó cũng không khác nhau nhiều lắm nhưng sống với nó như thế nào lại là chuyện khác. Cứ mãi bám chấp vào cái “nồi cơm” của cuộc đời mà nặng nề với vật chất thì cuối cùng chả được cái gì cả.
Mọi nẻo đường tu đều có chung một xu hướng là từ bỏ cũng như khước từ vật chất. Ai ai cũng biết vật chất nó kéo con người ở lại với cái tôi, với lòng tham của con người để con người không thanh thoát thăng tiến trong đời tu. Để bước đi một cách thanh thoát và nhẹ nhàng với đời tu cần lắm sự từ bỏ về vật chất.
Nếu ta xác định đời ta chỉ cần hàng ngày dùng đủ thì ta sẽ thanh thoát hơn với đời tu và cũng chả đặt nặng gì về vật chất. Tốt hơn hết là để cho lòng ta rỗng với vật chất cũng như ta chỉ cần sống với cái ruột nồi cơm điện và lòng thanh thản như chàng thanh niên kia.
Lm. Anmai, CSsR
Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages