Khảo sát của PEW về tôn giáo và tâm linh 17/6/2024 | Pewresearch.org

19 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Jun 17, 2024, 11:33:14 PM (11 days ago) Jun 17
to alphonsefamily, giaitri
  • PRESS RELEASE

|

JUNE 17, 2024

Tôn giáo và tâm linh trong các xã hội Đông Á

image.png

Khảo sát về tín ngưỡng, tập tục và nghi lễ ở Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và nước láng giềng Việt Nam

Một cuộc khảo sát mới của Pew Research Center trên hơn 10.000 người trưởng thành ở Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Việt Nam cho thấy nhiều người không xác định theo một tôn giáo nào mà nói rằng họ tin vào những sinh vật vô hình, tôn kính tổ tiên thần linh và tham gia vào các tập tục nghi lễ.

Ở một mức độ nào đó, Đông Á có vẻ như là một trong những khu vực ít sùng đạo nhất trên thế giới. Có tương đối ít người trưởng thành ở Đông Á cầu nguyện mỗi ngày hoặc nói rằng tôn giáo rất quan trọng trong cuộc sống của họ. Tỷ lệ bỏ đạo – những người rời bỏ tôn giáo – thuộc hàng cao nhất thế giới.

Tuy nhiên, cuộc khảo sát cũng cho thấy nhiều người trong khu vực vẫn tiếp tục giữ tín ngưỡng tôn giáo hoặc tâm linh và tham gia vào các nghi lễ truyền thống.

“Khi chúng tôi đo lường tôn giáo trong những xã hội này bằng những gì mọi người tin tưởng và làm, Đông Á là một khu vực sôi động về tôn giáo hơn so với những gì chúng ta tưởng ban đầu,” Jonathan Evans, nhà nghiên cứu cao cấp tại Pew Research Center cho biết.

Giới thiệu nghiên cứu:

Báo cáo này nhấn mạnh về những câu hỏi mới được thiết kế để đo lường niềm tin và tập tục tương đối phổ biến trong xã hội châu Á. Báo cáo cũng bao gồm một số câu hỏi từ lâu đã được sử dụng để đo lường việc tuân thủ tôn giáo ở những nơi khác trên thế giới, chẳng hạn như tôn giáo quan trọng như thế nào trong đời sống của người dân.

Báo cáo này dựa trên một cuộc khảo sát lớn trong khu vực với 10.390 người lớn ở:

  • Hồng Kông
  • Nhật Bản
  • Hàn Quốc
  • Đài Loan
  • Việt Nam

Chúng tôi đã khảo sát Việt Nam cùng với Đông Á vì mối quan hệ lịch sử của Việt Nam với Trung Quốc và truyền thống Nho giáo, cũng như vì Phật tử ở Việt Nam thực hành cùng một dòng Phật giáo (Đại thừa) phổ biến khắp Đông Á.

Báo cáo đầy đủ đề cập đến việc tôn kính tổ tiên, sự hiện diện của các linh hồn trong thế giới tự nhiên và bày tỏ lòng kính trọng đối với các vị thần và các nhân vật tôn giáo. Báo cáo cũng nói về bối cảnh tôn giáo của những xã hội này, tín ngưỡng và tập tục của họ cũng như cách tôn giáo tương tác với chính trị và xã hội.

Khảo sát cho thấy:

  • Hầu hết mọi người được khảo sát đều không theo tôn giáo nào hoặc xác định mình là Phật tử. Tại Hàn Quốc và Hồng Kông, một tỷ lệ đáng kể người trưởng thành xác định theo đạo Cơ đốc, còn Đài Loan có một số lượng lớn người theo Đạo giáo.
    • Nhưng ngay cả trong số những người không theo tôn giáo nào – một nhóm chiếm từ 27% ở Đài Loan đến 61% ở Hồng Kông – một nửa số đó trở lên có cúng kiếng cho tổ tiên đã khuất; ít nhất có bốn trên mười người tin vào thần thánh hoặc những sinh vật vô hình; một phần tư trong số đó trở lên cho rằng núi, sông hay cây cối đều có linh hồn.
  • Nhiều người tham gia nghi lễ tôn kính tổ tiên với nền tảng tôn giáo. Tại Nhật Bản, 70% cho biết họ đã cúng đồ ăn, nước hoặc đồ uống để tưởng nhớ hoặc chăm sóc tổ tiên trong 12 tháng qua. Ở Việt Nam, 86% đã thực hiện nghi lễ này trong năm qua.
  • Cầu nguyện hoặc bày tỏ lòng kính trọng đối với các nhân vật tôn giáo hoặc vị thần là hiện tượng khá phổ biến. Ở Hồng Kông, 30% người trưởng thành nói rằng họ cầu nguyện hoặc bày tỏ lòng kính trọng đối với Quan Thế Âm Bồ Tát và 46% ở Đài Loan cầu nguyện hoặc bày tỏ lòng tôn kính với Đức Phật.
  • Người dân trong khu vực – đặc biệt là những người theo đạo Cơ đốc – nhìn chung xem tôn giáo như một động lực tích cực trong xã hội của họ.

Những phát hiện bổ sung bao gồm:

Nhiều người nói rằng họ đã được nuôi dạy với một bản sắc tôn giáo khác với bản sắc tôn giáo mà họ tuyên bố hiện nay.

  • Tỷ lệ người trưởng thành ở Việt Nam chuyển từ môi trường tôn giáo của họ sang một tôn giáo khác – hoặc không theo tôn giáo nào – dao động từ 17% người trưởng thành ở Việt Nam đến 53% ở Hồng Kông và Hàn Quốc.
  • Nhiều người Đông Á nói rằng họ đã được nuôi dạy theo một tôn giáo từ thời thơ ấu và hiện tại xác định không theo một tôn giáo nào, nhưng điều này ít phổ biến hơn ở nước láng giềng Việt Nam.
    • Những sự rời bỏ này chủ yếu là từ Phật giáo, Cơ đốc giáo và Đạo giáo. Ở Hồng Kông, 15% người trưởng thành cho biết họ đã được nuôi dạy theo đạo Cơ đốc nhưng hiện không theo tôn giáo nào. 14% người trưởng thành ở Hàn Quốc và Nhật Bản nói rằng họ đã được nuôi dạy theo đạo Phật nhưng xác định không còn theo bất kỳ tôn giáo nào.

Tỷ lệ chuyển đổi tôn giáo ở Đông Á cao hơn nhiều nơi khác mà Pew Research Center đã đo lường.

  • Trong các cuộc khảo sát trước đây của chúng tôi về tôn giáo trên khắp châu Á kể từ năm 2019, chỉ có tỷ lệ chuyển đổi tôn giáo của Singapore (35%) mới đạt đến tỷ lệ ở các xã hội Đông Á.
  • Hồng Kông và Hàn Quốc không chỉ có tỷ lệ chuyển đổi tôn giáo tổng thể cao nhất mà chúng tôi đã đo lường, mà họ còn có tỷ lệ người trưởng thành cao nhất thế giới cho biết họ đã được nuôi dạy theo một tôn giáo nhưng xác định không còn theo một tôn giáo nào nữa (37% ở Hồng Kông và 35% ở Hàn Quốc). Theo sau là một số quốc gia Tây Âu có tỷ lệ bỏ đạo cao, bao gồm Na Uy (30%), Hà Lan (29%) và Bỉ (28%).

Nhiều người không coi tôn giáo là yếu tố rất quan trọng trong đời sống của họ nhưng lại tham gia vào nhiều tập tục tôn giáo khác nhau và có nhiều niềm tin tâm linh khác nhau.

  • Ở năm địa điểm mà chúng tôi đã khảo sát, không quá 26% người trưởng thành cho rằng tôn giáo là yếu tố rất quan trọng trong đời sống của họ, trong đó chỉ có 6% ở Nhật Bản.
  • Khoảng một nửa số người trưởng thành trở lên ở tất cả những địa điểm chúng tôi đã khảo sát cho biết gần đây họ đã cúng thức ăn, nước hoặc đồ uống để tưởng nhớ hoặc chăm sóc tổ tiên. Tập tục này phổ biến đối với Phật tử và những người xác định không theo một tôn giáo nào.
    • 92% người Việt trưởng thành không theo tôn giáo nào cho biết họ đã cúng tổ tiên trong năm qua.
  • Ít nhất 1/5 số người trưởng thành ở mỗi xã hội trong số bốn xã hội Đông Á được khảo sát, cũng như 79% người trưởng thành ở nước láng giềng Việt Nam, nói rằng họ cảm thấy linh hồn tổ tiên đã giúp đỡ họ vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời.
  • Một tỷ lệ khá lớn người lớn coi thiên nhiên là thế giới của những linh hồn vô hình. Ở Đài Loan, Nhật Bản và Việt Nam, khoảng một nửa số người trưởng thành trở lên cho biết họ tin rằng núi, sông hay cây cối đều có linh hồn riêng.

Đây là một trong những phát hiện chính trong cuộc khảo sát của Pew Research Center được thực hiện trên 10.390 người trưởng thành trên khắp Đông Á và nước láng giềng Việt Nam. Những người phỏng vấn địa phương đã thực hiện cuộc khảo sát bằng bảy ngôn ngữ từ tháng 6 đến tháng 9 năm 2023. Biên độ sai số lấy mẫu nằm trong khoảng từ 2,47 đến 3,03 điểm phần trăm.

Cuộc khảo sát này được tài trợ bởi Pew Charitable Trusts và John Templeton Foundation, là một phần của Dự án Pew-Templeton Global Religious Futures, một nỗ lực rộng lớn hơn của Pew Research Center nhằm nghiên cứu sự thay đổi tôn giáo và tác động của thay đổi đối với các xã hội trên khắp thế giới.

Để đọc báo cáo đầy đủ bằng tiếng Anh, vui lòng truy cập: https://www.pewresearch.org/religion/2024/06/17/religion-and-spirituality-in-east-asian-societies/

Tổng quan báo cáo cũng có bản Tiếng Việt.

Bản tóm tắt những phát hiện này đã được dịch từ nguyên bản tiếng Anh.

Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages