Uống nước dâu tằm, ăn thủy hải sản có kỵ không? Các con ChatGPT nói gì? (Factcheck) - Google Group

42 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Aug 14, 2023, 8:47:49 PM8/14/23
to giaitri
Uống nước dâu tằm, ăn thủy hải sản có kỵ không? Các con ChatGPT nói gì? (Factcheck)
tải xuống.jfif

Chúng tôi nhận được câu hỏi sau đây từ 1 member:
Lucky Nguyễn:
Em xin phép làm phiền anh chị em 1 chút. Em nấu cháo hải sản ghẹ cho bé ăn. Vô tình người nhà cho uống nước dâu tằm sau khi ăn cháo hải sản. Em thấy trên sách vở và truyền miệng của ông bà để lại, nếu kết hợp 2 thứ sẽ nguy hiểm cho sức khỏe về lâu dài. Anh chị nào có biết xin vui lòng chỉ giúp. Nếu anh chị thấy không thích xin vui lòng đừng ném đá em. Thanks all

Đây là 1 vấn đề thuộc lĩnh vực thường thức đời sống. Không biết sách vỡ và truyền miệng của ông bà là như thế nào, chúng tôi chỉ tìm hiểu tư liệu trên mạng, có tham khảo trí tuệ nhân tạo (AI) của 5 con ChatGPT và các chuyên gia thì thấy như sau:

Không tìm thấy tư liệu nói nước dâu tằm kỵ với thủy hải sản, mặc dù có chỗ nói uống nước dâu tằm có hại ở 1 số trường hợp, nhưng không liên quan đến dâu tằm:
Nguy hiểm chết người nếu ăn dâu tằm sai cách
image.png

Chúng tôi hỏi AI và được trả lời từ 5 con Chat GPT 3.5 và 4.0:
Hỏi: Uống nước dâu tằm, ăn thủy hải sản có kỵ không?
Trả lời:
1. Google Bard: 
Không có bằng chứng khoa học nào cho thấy nước dâu tằm kỵ với thức ăn thủy hải sản. Tuy nhiên, một số người cho rằng ăn nước dâu tằm với thức ăn thủy hải sản có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, buồn nôn và nôn. Điều này có thể là do trong nước dâu tằm có chứa một số chất có thể gây kích ứng dạ dày, trong khi thức ăn thủy hải sản lại có chứa một số chất có thể làm tăng nguy cơ bị dị ứng.
Nếu bạn có ý định ăn nước dâu tằm với thức ăn thủy hải sản, bạn nên ăn một lượng nhỏ và quan sát phản ứng của cơ thể. Nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào về tiêu hóa, bạn nên ngừng ăn ngay lập tức.
Dưới đây là một số lưu ý khi ăn nước dâu tằm với thức ăn thủy hải sản:
- Ăn một lượng nhỏ nước dâu tằm và thức ăn thủy hải sản.
- Ăn nước dâu tằm và thức ăn thủy hải sản cách nhau ít nhất 2 giờ.
- Nếu bạn có bất kỳ vấn đề nào về tiêu hóa, bạn nên ngừng ăn ngay lập tức.
2Monica, Trợ lý của Chat GPT4: 
Trả lời lần 1: Không có bằng chứng khoa học cho thấy nước dâu tằm có khả năng gây kỵ đối với thực phẩm thuỷ hải sản. Tuy nhiên, việc sử dụng nước dâu tằm trong chế biến thực phẩm cần được thực hiện đúng cách và vệ sinh để tránh nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Trả lời lần 2: Có, nước dâu tằm có chứa axit citric và các chất acid khác có thể ảnh hưởng đến chất lượng và vị tươi ngon của hải sản.
3. Bing ChatGPT của Microsoft Edge: 
Nước dâu tằm có chứa nhiều vitamin C, và khi kết hợp với hải sản có thể gây ra ngộ độc thạch tín cấp tính. Hải sản giáp xác như tôm, cua, ốc, sò chứa lượng lớn asen pentavenlent. Thông thường, các chất này không gây ảnh hưởng đến cơ thể. Tuy nhiên, khi asen pentavenlent gặp vitamin C sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (thạch tín). Vì vậy, nên tránh kết hợp nước dâu tằm với thức ăn thủy hải sản.
4Cốc Cốc AI Chat Bot: 
Nước dâu tằm không có tác động tiêu cực đến thức ăn thủy hải sản. Bạn có thể yên tâm sử dụng nước dâu tằm cùng với các món ăn từ hải sản.
5. ChatKar  Zalo: 
Hiện tại chưa có bằng chứng khoa học nào cho thấy nước dâu tằm có kỵ với thức ăn thủy hải sản. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe, bạn nên tiêu thụ các loại thực phẩm đa dạng và cân đối, và tuân thủ nguyên tắc vệ sinh an toàn thực phẩm để tránh nguy cơ bị nhiễm độc thực phẩm. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hay lo ngại nào về sức khỏe liên quan đến việc tiêu thụ nước dâu tằm hoặc thực phẩm khác, bạn nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Trong 5 con Chat GPT trên, có 2/5 con (Chat Bot của Cốc Cốc và ChatKar ở Zalo) khẳng định không có hại gì, 1 con (Bing Chat GPT khẳng định là có hại và 2 con còn lại (Google Bard và Monica) tỏ vẻ ba phải, lưng chừng lúc nói có hại, lúc nói không. Ta hãy xem câu trả lời của Google Bard, Monica và Bing Chat coi có đúng không:
Google Bard: một số người cho rằng dùng nước dâu tằm với thức ăn thủy hải sản có thể gây ra một số vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu, đau bụng, buồn nôn và nôn. Điều này có thể là do trong nước dâu tằm có chứa một số chất có thể gây kích ứng dạ dày, trong khi thức ăn thủy hải sản lại có chứa một số chất có thể làm tăng nguy cơ bị dị ứng (?). 
Câu trả lời này thiếu cơ sở khoa học. Nếu chỉ là dị ứng theo cơ địa của 1 số người nào đó, không được ghi nhận phổ biến và không được giới khoa học đề cập đến thì không nên khẳng định như vậy.
Theo Đông y: Dâu có tính hàn nên không dùng cho người hay lạnh bụng, sôi bụng, tiêu chảy, viêm loét dạ dày. Trong dâu có chứa chất tanin nên tương kỵ với các dụng cụ đựng hoặc nấu có chứa kim loại như đồng, sắt, nhôm... Khi nấu nước dâu phải sử dụng nồi tráng men hoặc nồi đất. Tốt nhất, mọi người nên dùng bình, lọ thủy tinh để chứa các sản phẩm từ dâu tằm.
Tuy nhiên  không có tài liệu khoa học (Tây y) về việc này.
Con Monica và Bing Chat trả lời có chỗ giống nhau nên ta tập trung phân tích
Monica: nước dâu tằm có chứa axit citric và các chất acid khác có thể ảnh hưởng đến chất lượng và vị tươi ngon của hải sản.
Bing ChatGPT: Nước dâu tằm có chứa nhiều vitamin C, và khi kết hợp với hải sản có thể gây ra ngộ độc thạch tín cấp tính. Hải sản giáp xác như tôm, cua, ốc, sò chứa lượng lớn asen pentavenlent. Thông thường, các chất này không gây ảnh hưởng đến cơ thể. Tuy nhiên, khi asen pentavenlent gặp vitamin C sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (thạch tín). Vì vậy, nên tránh kết hợp nước dâu tằm với thức ăn thủy hải sản.

Quả thực ở nước dâu tằm có chứa nhiều vitamin C, tương tự như ở nước chanh.

Nutritional facts Per 100 grams

43
Calories
0.4 g
Total Fat
10 mg
Sodium
194 mg
Potassium
10 g
Total Carbohydrate
1.4 g
Protein

Vitamins and Minerals

0.03
Calcium
60 %
Vitamin C
10 %
Iron
5 %
Vitamin B-6
4 %
Magnesium

Chúng ta vẫn thường ăn hải sản như tôm, ghẹ....với muối tiêu chanh, chứa vitamin C. Tuy nhiên, có tin đồn hải sản kết hợp với vitamin C gây đột tử đăng khiến nhiều người lo lắng.

Theo thông tin báo đăng, có một phụ nữ Đài Loan đột tử với dấu hiệu chảy máu, mũi, mồm, tai và mắt sau khi ăn tôm và uống vitamin C khiến nhiều người lo lắng.Theo đó, nguyên nhân gây ra cái chết là trong vỏ tôm chứa nhiều postassium 5 tổng hợp với thạch tín arsenic oxide (As2O5). Khi uống cùng vitamin C, arsenic oxide sẽ chuyển thành ADB arsenic anhydride (As203) là chất thường dùng để vẽ viền vàng các chén đĩa. Chất arsenic làm tê liệt các mạch máu nhỏ của tim gan, thận, ruột và biểu mô, gây xuất huyết tai, mắt, mũi, miệng.

Có lẽ do tin đồn này mà ChatGPT tổng hợp mà đưa ra câu trả lời trên chăng?


Tuy nhiên theo các chuyên gia khẳng định, câu chuyên trên là bịa đặt, sự nguy hại của việc ăn tôm cùng với vitamin C gây chết người hoàn toàn thiếu căn cứ và mang tính chủ quan, gây hiểu lầm không đáng có cho người dân.

- “Tuyệt đối không có chuyện ăn tôm cùng chanh hay uống cùng vitamin C gây chết người. Y văn thế giới chưa ghi nhận trường hợp nào như vậy”. 

- Ngoại trừ vitamin C dạng thuốc, loại vitamin này còn có trong rất nhiều thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày, không riêng chanh.Cụ thể, vitamin C có nhiều nhất trong rau ngót, cần tây, rau mùi, rau đay, rau muống... Các loại quả thì nhiều nhất là thanh trà, sau đó là bưởi, ổi, nhãn, quýt, cam, chanh. “Điều đó có nghĩa nếu ăn tôm cùng vitamin C gây chết người thì chúng ta đã không còn tồn tại. Bởi sự kết hợp này là điều khó tránh khỏi và rất phổ biến trong cuộc sống”

Về asen (hay còn gọi là thạch tín), đây là một yếu tố tự nhiên và phân phối rộng rãi, tìm thấy trong đất và khoáng chất. Chúng đi vào cơ thể thông qua thực phẩm (bao gồm các loại hải sản), nước hoặc không khí. Tuy nhiên, hầu hết thạch tín có trong thực phẩm là hình thức hữu cơ ít có hại hơn dạng vô cơ.“Nếu tiếp xúc với thạch tín liều cao hoàn toàn có thể gây tử vong. 

Nhưng vỏ tôm không thể chứa lượng thạch tín nhiều đến mức có thể gây ngộ độc ngay tức khắc cho người ăn ngoại trừ trường hợp chúng sống trực tiếp trong vùng nước ô nhiễm chứa quá nhiều chất này. Hơn nữa, cũng như bất kể loại thực phẩm nào khác, chúng ta không thể một lúc ăn quá nhiều tôm như vậy”


https://vietnamnet.vn/an-tom-uong-vitamin-c-gay-chet-nguoi-258046.html#:~:text=Khi%20u%E1%BB%91ng%20c%C3%B9ng%20vitamin%20C,%2C%20m%E1%BA%AFt%2C%20m%C5%A9i%2C%20mi%E1%BB%87ng.

image.png



Như vậy, xem ra việc uống nước dâu tằm kết hợp với ăn thủy hải sản có hại chỉ là 1 "huyền thoại đô thị" (urban legend) không có căn cứ chuẩn xác, trừ trường hợp ta ăn thực phẩm ô nhiễm hay ăn, uống quá nhiều mà thôi


MS




 

Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages