Thích Nhật Từ: Vào thời Đức Phật hoàn toàn chưa có chữ viết (?) (Factcheck) - Google Groups

31 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Jun 28, 2024, 1:18:19 AM (2 days ago) Jun 28
to alphonsefamily, giaitri
Thích Nhật Từ: Vào thời Đức Phật hoàn toàn chưa có chữ viết (?) (Factcheck)
image.png

Đây là chủ đề về lịch sử đạo Phật, ta hãy coi video và câu chuyện dưới đây:

Vào thời đức Phật đã có chữ viết hay không? | TT. Thích Nhật Từ (Thích Nhật Từ Official)
TT. Thích Nhật Từ trả lời vấn đáp Phật pháp online tại chùa Giác Ngộ, ngày 05-04-2020
image.png
Hỏi: Trong kinh có ghi Ngài Anan có năng khiếu văn hay chữ đẹp nên được chọn làm thị giả cho Đức Phật. Như vậy vào thời Đức Phật đã có chữ viết rồi phải không?
Thích Nhật Từ: Câu trả lời là không. Hoàn toàn không có chữ viết vào thời Đức. Lời Đức Phật được ghi nhớ bằng bộ nhớ của các đệ tử và khoảng 300 năm sau mới được ghi chép lại trong kinh Phật 
Video này đã được CĐM biên tập và đăng lại với nhiều chỉ trích:
Thích Nhật Từ nói: thời Đức Phật chưa có chữ viết khác nào chê Đức Phật mù chữ
https://www.youtube.com/shorts/YX96bfqSeLs
Untitled.jpg

Thích Cà Khịa: Thời Đức Phật chưa có chữ viết, vậy Đức Phật là dốt hả?
Untitled2.jpg

Sau đây là ý kiến của các nhà sư và học giả:
1. Vấn đáp Phật giáo: chữ viết đã có từ thời Đức Phật hay chưa? - Hòa thượng Pháp Tông thuyết giảng
Kính bạch thầy, con được nghe trong một bài giảng của 1 vị sư có nói tới câu chuyện chữ viết đã từng xuất hiện từ thời đức Phật chứ không phải sau này mới có. Vị sư này dẫn chứng ra 2 câu chuyện: 1 là câu chuyện liên quan đến ngài Kasapa, 2 là câu chuyện liên quan đến bà Mallica. Trong cả 2 câu chuyện này đều nói đến việc viết thư. Như vậy chứng tỏ thời điểm đó đã có chữ viết nên mới hình thành nên những lá thư gửi từ nơi này tới nơi kia. Con kính mong thầy giải đáp.
tải xuống (2).jfif

2. Có thể bạn chưa biết: Từ thời Đức Phật còn tại thế đã có chữ viết
https://chuabuuda.org/vn/co-the-ban-chua-biet-tu-thoi-duc-phat-con-tai-the-da-co-chu-viet.html
Tiếng Sanskrit đã có từ thời Đức Phật. Theo Luật tạng ghi chép thì có chuyện kể rằng:
"Bấy giờ có hai anh em Bà La Môn xin xuất gia theo Phật. Họ yêu cầu Ngài cho phép họ tụng, đọc những lời Ngài dạy theo kiểu tụng đọc kinh điển Vệ Đà mà họ đã quen đọc, họ cũng yêu cầu sử dụng tiếng Sanskrit và sắp xếp câu văn thế nào cho hoa mỹ như cách hành văn của Sanskrit trong kinh điển ấy". Về lời yêu cầu này, Phật dạy rằng trong đạo Ngài không cần văn chương hoa mỹ, chỉ cần nghĩa lý rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Lời văn giọng nói cần phải đơn giản, thế nào cho người nghe hiểu được mình muốn nói gì. Đó là vấn đề chính yếu để giải đáp cho câu hỏi vì sao kinh điển không được ghi chép từ thời đức Phật còn hiện tiền.
Trong tăng đoàn của Phật có nhiều vị thông thạo tiếng Sanskrit như Ngài A Nan, Nan Đà…Tuy nhiên vì yêu cầu của Phật mà kinh điển không được biên chép lại, mãi cho đến kì kiết tập kinh điển lần thứ 4 (hơn 300 năm sau khi Phật nhập diệt) thì kinh điển mới được ghi chép lại bằng tiếng Sanskrit (và là các kinh điển Đại Thừa)
Kinh điển Nguyên Thủy được ghi chép lại vào khoảng TK 32-35 TCN tại Sri Lanka bằng tiếng Pali, do đó Sri Lanka trở thành quốc gia còn lưu trữ bộ Đại Tạng Kinh Nguyên Thủy trọn vẹn nhất cho đến ngày nay.  

3. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử:
3.1. Chữ viết xuất hiện từ lúc nào ở Ấn Độ cổ đại:
https://redsvn.net/ve-chu-viet-va-nen-van-hoc-an-do-co-dai2/
image.png
- Dân tộc Ấn là dân tộc có chữ viết vào loại sớm nhất thế giới. Chữ cổ nhất của Ấn Độ, được khắc trên các con dấu và được phát hiện tại lưu vực sông Ấn, đã có lịch sử từ hơn 2.000 năm TCN. Chữ này mất đi cùng với nền văn hóa sông Ấn, không ai còn dùng, không ai còn biết đọc nữa.
- Khoảng 800 năm TCN, bắt đầu xuất hiện chữ viết được khắc trên hiện vật. Sớm nhất là chữ Kharosthi, có nguồn gốc từ chữ Aramaic ở Tây Á được dùng ở Iran và vùng Tây bắc Ấn Độ. Trên bán đảo Ấn Độ, dùng rộng rãi hơn chữ Brami, có nguồn gốc Semitic cũng ở Tây Á.
 Ít lâu sau, có lẽ khoảng thế kỷ 7 TCN, từ những chữ viết này, người ta cải biên thành mẫu tự Devanagari để ghi chép ngôn ngữ Ấn – Âu : chữ Phạn, (sanskrit) ra đời.
3.1. Đức Phật có biết chữ không?
  • Xuất thân từ tầng lớp quý tộc: Đức Phật sinh ra trong gia đình hoàng gia, nơi mà việc giáo dục bao gồm cả đọc viết.
  • Có khả năng ngôn ngữ: Đức Phật thông thạo nhiều ngôn ngữ, bao gồm tiếng Phạn, ngôn ngữ phổ biến ở Ấn Độ thời bấy giờ.
  • Một số kinh điển Phật giáo đề cập đến việc Đức Phật đọc và viết: Ví dụ, trong Kinh Tăng Chi, Đức Phật được cho là đã đọc một lá thư và viết một bài kệ.
3.2. Chữ Phạn và kinh Vệ Đà xuất hiện từ lúc nào ở Ấn Độ
Kinh Vệ Đà được sáng tác trong khoảng thời gian từ 1200 năm trước Công nguyên đến 800 năm sau Công nguyên, thuộc thời kỳ Vệ Đà của Ấn Độ. Trong khi đó, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sinh vào khoảng năm 563 trước Công nguyên và viên tịch vào khoảng năm 483 trước Công nguyên.
Tiếng Phạn hay tiếng Sanskrit là một cổ ngữ Ấn Độ Chữ Phạn ở Ấn Độ xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ 7 trước Công nguyên, trải qua quá trình phát triển lâu dài và đóng vai trò quan trọng trong văn hóa, lịch sử và tôn giáo của đất nước này.
TK thứ 7 TCN: Chữ Phạn bắt đầu hình thành từ chữ Brahmi, một hệ thống chữ viết cổ đại của Ấn Độ.
TK thứ 5 TCN: Chữ Phạn được hệ thống hóa bởi nhà ngữ pháp Panini, trở thành ngôn ngữ chuẩn mực cho các tác phẩm văn học, triết học, tôn giáo.
Do đó, có thể khẳng định Kinh Vệ Đà đã tồn tại trước thời Đức Phật hàng trăm năm
3.3. Đức Phật có đọc kinh Vệ Đà không?
Đức Phật sinh ra trong 1 gia đình Bà La Môn, giai cấp tu sĩ cao nhất trong xã hội Ấn Độ thời bấy giờv và có thời gian tu hành theo Bà La Môn. Kinh Vệ Đà là nền tảng của giáo lý Bà La Môn, do đó, ắt hẳn Đức Phật đã được tiếp xúc với kinh sách này trong quá trình học tập và giáo dục. Có thể khẳng định Đức Phật đã tiếp xúc và có hiểu biết về kinh Vệ Đà. 

Kết luận: 
1. Nhà sư tiến sĩ Thích Nhật Từ đã lầm khi nói ở vào thời Đức Phật chưa có chữ viết. Trong khi đó chữ viết xuất hiện rất lâu đời trước đó và vào thời Đức Phật người ta dùng chữ Phạn để ghi chép 
image.png
2. Mặc dù còn có ý kiến khác nhưng có thể nói: tuy đã có chữ viết nhưng lời Đức Phật không được ghi chép chính thức khi Ngài còn sống mà do các đệ tử của Ngài ghi nhớ và truyền lại lời dạy của Đức Phật bằng lời nói qua nhiều thế hệ. Phải vào khoảng TK thứ 1 TCN (hơn 300 năm sau) mới có người ghi chép lại thành Kinh Phật bằng chữ Phạn và Pali.

MS
Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages