Ba cách đơn giản ngăn SARS-CoV-2 xâm nhập cơ thể (St). Fr: Kim Thanh (FactCheck)

58 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Aug 3, 2021, 9:29:41 PM8/3/21
to giaitri

Bài này có Fact Check sẽ đến sau.

Ba cách đơn giản ngăn SARS-CoV-2 xâm nhập cơ thể

ảnh.png


Theo TS Tạ Thanh Sơn, những phương pháp này đã và đang được kiểm nghiệm lâm sàng. Chúng ta nên thực hiện mỗi ngày để phòng, chống SARS-CoV-2.

Bên cạnh các biện pháp phòng dịch Covid-19 đã được biết đến như khử trùng tay bằng nước sát khuẩn, giữ khoảng cách, mang khẩu trang hàng ngày..., có 3 cách khác giúp bạn ngăn chặn được SARS-CoV-2 tấn công cơ thể.

Những phương pháp này đã và đang được kiểm nghiệm lâm sàng, chúng ta nên thực hiện mỗi ngày để phòng, chống SARS-CoV-2 hiệu quả.

Sử dụng nước súc miệng

Nước súc miệng có chứa cồn và tinh dầu được khuyến khích sử dụng do hiệu quả cao chống lại SARS-CoV-2 ở các thử nghiệm trong ống nghiệm. Ngoài ra, chúng cũng giúp giảm tải lượng virus ở những người bị nhiễm SARS-CoV-2.

Súc miệng bằng dung dịch nước muối khoảng 5% hoặc trà xanh cũng được xem như một giải pháp thay thế. Dung dịch nước súc miệng chứa Povidon Iod 1,25% cũng được khuyến cáo để điều trị dự phòng trong trường hợp bị phơi nhiễm.

ảnh.png

Thuốc xịt mũi

Carragelose là một hoạt chất thu được từ tảo đỏ và có khả năng tạo thành màng bảo vệ như hàng rào vật lý trên các tế bào của màng nhầy. Ngoài ra, Carragelose còn có tác dụng trực tiếp chống lại SARS-CoV-2 trong ống nghiệm. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc xịt mũi có chứa thành phần Carragelose (Betadine, Algovir...). Chúng đã được chứng minh trong các nghiên cứu lâm sàng ở phòng thí nghiệm và trên người.

ảnh.png

Phương pháp khác có thể thay thế nhưng kém hiệu quả hơn là thuốc xịt mũi có chứa dung dịch muối, nồng độ từ 0,9-3%.

Một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng với giả dược kéo dài 3 tuần được thực hiện với thuốc xịt mũi Algovir trên nhân viên y tế ở Argentina có tiếp xúc trực tiếp bệnh nhân Covid-19 (n = 394). Với Algovir, tỷ lệ nhiễm SARS-CoV-2 có thể giảm 80%. Các nghiên cứu sâu hơn đang được chuẩn bị hoặc đã trong giai đoạn thực hiện.


ảnh.png

Ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin D

Vitamin D được cho rằng có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn các bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy sự thiếu hụt vitamin D có liên quan việc tăng nguy cơ mắc Covid-19.

Trong khuyến nghị về hành động của Hiệp hội Y khoa Tổng quát Đức (DEGAM), người lớn tuổi được khuyên nên bổ sung 1.000-2.000 vitamin D IU/ngày.

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu đoàn hệ lớn trên 18.148 người thử nghiệm, mối liên kết này đã biến mất sau khi các yếu tố ảnh hưởng khác như tuổi tác, giới tính, nguồn gốc, giáo dục, BMI, hút thuốc và huyết áp cao được thêm vào.

Dù vậy, với chi phí thấp và rất ít tác dụng phụ khi tuân thủ đùng liều lượng sử dụng, bổ sung vitamin D vẫn là một biện pháp tốt để phòng ngừa SARS-CoV-2.

ảnh.png
Bài viết do TS.DS Tạ Thanh Sơn (từng học tại Đại học Philipps Marburg; tốt nghiệp tiến sĩ tại Viện công nghệ dược sinh học, Đại học Marburg, CHLB Đức), cung cấp thông tin.


Minh Nguyen Quang

unread,
Aug 4, 2021, 8:15:49 PM8/4/21
to giaitri

Bài này có factcheck đính kèm bằng chữ nâu.

Ba cách đơn giản ngăn SARS-CoV-2 xâm nhập cơ thể

ảnh.png


Theo TS Tạ Thanh Sơn, những phương pháp này đã và đang được kiểm nghiệm lâm sàng. Chúng ta nên thực hiện mỗi ngày để phòng, chống SARS-CoV-2.

Bên cạnh các biện pháp phòng dịch Covid-19 đã được biết đến như khử trùng tay bằng nước sát khuẩn, giữ khoảng cách, mang khẩu trang hàng ngày..., có 3 cách khác giúp bạn ngăn chặn được SARS-CoV-2 tấn công cơ thể.

Những phương pháp này đã và đang được kiểm nghiệm lâm sàng, chúng ta nên thực hiện mỗi ngày để phòng, chống SARS-CoV-2 hiệu quả.

Sử dụng nước súc miệng

Nước súc miệng có chứa cồn và tinh dầu được khuyến khích sử dụng do hiệu quả cao chống lại SARS-CoV-2 ở các thử nghiệm trong ống nghiệm. Ngoài ra, chúng cũng giúp giảm tải lượng virus ở những người bị nhiễm SARS-CoV-2.

Súc miệng bằng dung dịch nước muối khoảng 5% hoặc trà xanh cũng được xem như một giải pháp thay thế. Dung dịch nước súc miệng chứa Povidon Iod 1,25% cũng được khuyến cáo để điều trị dự phòng trong trường hợp bị phơi nhiễm.

ảnh.png

* Về biện pháp súc miệng họng chống Coronavirus thiếu cơ sở KH, chúng tôi đã nhiều lần đăng bài phân tích rồi nên không nói lại.

* Trước đây có 1 thí nghiệm cho thấy có 1 nhãn thuốc súc miệng có tác dụng bất hoạt Coronavirus nhưng thí nghiệm này in vitro và không phải đối với SARS-CoV-2, hơn nữa thí nghiệm này do hãng dược phẩm đó tài trợ, không có đối chứng.

* Về Povidon Iod: Đây là 1 loại thuốc sát trùng khử khuẩn thường để bôi ngoài da, có loại 1% dùng để súc miệng.

Cũng có 1 thí nghiệm in vitro khác cho thấy thuốc sát trùng miệng povidone-iodine (PVP-I) có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm ở miệng nói chung, nhưng cũng không phải đối với SARS-CoV-2.

Thuốc xịt mũi

Carragelose là một hoạt chất thu được từ tảo đỏ và có khả năng tạo thành màng bảo vệ như hàng rào vật lý trên các tế bào của màng nhầy. Ngoài ra, Carragelose còn có tác dụng trực tiếp chống lại SARS-CoV-2 trong ống nghiệm. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc xịt mũi có chứa thành phần Carragelose (Betadine, Algovir...). Chúng đã được chứng minh trong các nghiên cứu lâm sàng ở phòng thí nghiệm và trên người.

ảnh.png

* Có nghiên cứu ở Argentina về chất Carragelose thu được từ tảo đỏ như sau:

- In vitro: thấy Carragelose® có tác dụng chống lại SARS-CoV-2.

- Thử nghiệm lâm sàng: thử nghiệm với 400 F1 (người tham gia tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân Covid-19 hàng ngày), kết quả cho thấy: "thuốc xịt mũi này được chứng minh là an toàn và được dung nạp tốt". Không thấy nói chống Covid-19

(https://www.fau.eu/2021/04/22/news/research/nasal-spray-against-covid-19/)

* Xin lưu ý các thí nghiệm in vitro (trong ống nghiệm) không phải là thử nghiệm lâm sàng ở người nên có kết quả rất hạn chế. TD: xà bông có tác dụng diệt Coronavirus trong ống nghiệm và trong thực tế nhưng không có 1 thí nghiệm lâm sàng nào nói súc miệng bằng xà bông hay... chích xà bông vào người sẽ chống được Coronavirus.

Phương pháp khác có thể thay thế nhưng kém hiệu quả hơn là thuốc xịt mũi có chứa dung dịch muối, nồng độ từ 0,9-3%.

Một nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng với giả dược kéo dài 3 tuần được thực hiện với thuốc xịt mũi Algovir trên nhân viên y tế ở Argentina có tiếp xúc trực tiếp bệnh nhân Covid-19 (n = 394). Với Algovir, tỷ lệ nhiễm SARS-CoV-2 có thể giảm 80%. Các nghiên cứu sâu hơn đang được chuẩn bị hoặc đã trong giai đoạn thực hiện.

ảnh.png

* Về hoạt chất ALGOVIR: Tin tức chúng tôi thu nhận được như sau:

(https://www.arznei-telegramm.de/html/2020_10/2010080_02.html)

Vào đầu đại dịch SARS-CoV-2, công ty Hermes đã quảng cáo phương pháp phun lạnh rửa cổ họng ALGOVIR gây tranh cãi như là một biện pháp hỗ trợ chống lại coronavirus người. Tuy nhiên, sản phẩm có chứa iota carrageenan thu được từ tảo đỏ này vẫn chưa được thử nghiệm trên loại coronavirus mới, vì vậy "chưa thể đưa ra kết luận cuối cùng về hiệu quả của loại thuốc này".  Bị cáo buộc vì quảng cáo có tác dụng bảo vệ chống Covid-19 nên Cơ quan Dược phẩm Thụy Sĩ Swissmedic đã chỉ ra rằng dữ liệu từ các nghiên cứu trong ống nghiệm không cho phép đưa ra bất kỳ kết luận nào về hiệu quả lâm sàng, có thể gây hiểu lầm cho người tiêu dùng. Do thiếu bằng chứng về lợi ích, chúng tôi khuyên không nên xịt lạnh ALGOVIR 

Ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin D

Vitamin D được cho rằng có tác dụng tốt trong việc ngăn chặn các bệnh nhiễm trùng. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy sự thiếu hụt vitamin D có liên quan việc tăng nguy cơ mắc Covid-19.

Trong khuyến nghị về hành động của Hiệp hội Y khoa Tổng quát Đức (DEGAM), người lớn tuổi được khuyên nên bổ sung 1.000-2.000 vitamin D IU/ngày.

Tuy nhiên, trong một nghiên cứu đoàn hệ lớn trên 18.148 người thử nghiệm, mối liên kết này đã biến mất sau khi các yếu tố ảnh hưởng khác như tuổi tác, giới tính, nguồn gốc, giáo dục, BMI, hút thuốc và huyết áp cao được thêm vào.

Dù vậy, với chi phí thấp và rất ít tác dụng phụ khi tuân thủ đúng liều lượng sử dụng, bổ sung vitamin D vẫn là một biện pháp tốt để phòng ngừa SARS-CoV-2.

ảnh.png

* Các nghiên cứu dịch tễ học và quan sát cung cấp bằng chứng rằng thiếu hụt vitamin D có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cúm và nhiễm trùng đường hô hấp. Tình trạng thiếu vitamin D cũng phổ biến ở những bệnh nhân nhiễm HIV. Các thí nghiệm nuôi cấy tế bào ủng hộ luận điểm rằng vitamin D có tác dụng chống virus trực tiếp, đặc biệt là chống lại các virus có vỏ bọc.

* Nhưng không có bằng chứng khoa học mạnh mẽ nào cho thấy việc hấp thụ rất nhiều vitamin D (tức là bổ sung mega) sẽ có lợi trong việc ngăn ngừa hoặc điều trị COVID-19. Có những nguy cơ sức khỏe đã được chứng minh khi hấp thụ quá nhiều vitamin D, đặc biệt là đối với những người có các vấn đề sức khỏe khác như suy giảm chức năng thận.

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7246103/

Bài viết do TS.DS Tạ Thanh Sơn (từng học tại Đại học Philipps Marburg; tốt nghiệp tiến sĩ tại Viện công nghệ dược sinh học, Đại học Marburg, CHLB Đức), cung cấp thông tin.

Kết luận:

Không biết TS.DS Tạ Thanh Sơn này là ai, chúng tôi cũng không có thời gian điều tra. Bàì viết này được coi là của ông ta được nhiều website đăng và được nhiều người tin. Nhưng các thông tin chỉ dẫn chống dịch Covid-19 cung cấp ở đây thực là đáng ngờ:

1/ Hầu như các thử nghiệm chống Coronavirus trong bài này đều được thực nghiệm in vitro,  không có thử nghiệm lâm sàng đối với người.

2/ Hầu hết các thử nghiệm đều không được thực hiện với SARS-CoV-2, dường như có mục đích quảng cáo để bán dược phẩm 

3/ Các thông tin đều bị giới khoa học phản bác, không thừa nhận tác dụng.

Quý vị hãy cẩn thận với bất kỳ thông tin đến từ ai mà không biết rõ nguồn gốc

MS

 

Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages