Công ty của Elon Musk lần đầu tiên cấy chip vào não người (St). Fr: Minh Đỗ Texas

18 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Jun 16, 2024, 6:39:51 PM (12 days ago) Jun 16
to giaitri

Công ty của Elon Musk lần đầu tiên cấy chip vào não người

Start-up về chip não Neuralink của Elon Musk đã thực hiện ca cấy ghép lần đầu tiên trên người. Bệnh nhân được cho là vẫn đang hồi phục tốt.

image.png

Tỷ phú Elon Musk nói Công ty Neuralink đã thực hiện ca cấy ghép chip não đầu tiên trên người - 


Theo Hãng tin Reuters, tỉ phú Elon Musk cho biết start-up Neuralink do ông sáng lập đã thực hiện cấy ghép cho bệnh nhân đầu tiên vào hôm 28-1, và bệnh nhân này vẫn đang hồi phục tốt.

"Kết quả ban đầu cho thấy các ghi nhận xung động hứa hẹn của tế bào thần kinh", tỉ phú Musk nói trên mạng xã hội X ngày 29-1.

Theo Viện Y tế quốc gia Mỹ, các xung động là hoạt động của các tế bào thần kinh - các tế bào này sử dụng tín hiệu điện sinh học và hóa học để gửi thông tin đến não và cơ thể.

Neuralink là một công ty công nghệ sinh học thuộc sở hữu của ông Musk. Vào tháng 9-2023, công ty này được chấp thuận tuyển bệnh nhân bại liệt cho thử nghiệm cấy ghép não người kéo dài 6 năm.

Thử nghiệm của Neuralink sử dụng một robot phẫu thuật để đặt giao diện não - máy tính vào vùng não kiểm soát ra lệnh cho việc di chuyển. Neuralink cho biết ý định ban đầu của công ty là giúp con người có thể điều khiển con trỏ chuột hay bàn phím máy tính chỉ bằng ý nghĩ.

Theo Neuralink, thiết bị cấy ghép của công ty có các sợi "siêu mịn" giúp truyền tín hiệu trong não bệnh nhân cấy ghép.

Trong một bài đăng trên X, nhà sáng lập Musk nói sản phẩm của Neuralink có thể được gọi là "thần giao cách cảm".

Trước đó, tỉ phú Musk hình dung cấy ghép não có thể chữa một loạt bệnh và hội chứng, bao gồm béo phì, tự kỷ, trầm cảm và tâm thần phân liệt, cũng như cho phép duyệt web và phát triển khả năng thần giao cách cảm.

Theo Hãng tin Reuters, Neuralink cũng phải đối diện với nhiều kêu gọi yêu cầu xem xét kỹ lưỡng cho các giao thức an toàn. Vào đầu tháng 1-2024, công ty này bị phạt do vi phạm các quy định của Bộ Giao thông vận tải Mỹ liên quan đến việc vận chuyển các vật liệu nguy hiểm.

Tháng 6-2023, Neuralink được định giá 5 tỉ USD. Vào tháng 11-2023, bốn nghị sĩ Mỹ đã yêu cầu Ủy ban Chứng khoán và giao dịch Mỹ điều tra về khả năng ông Musk lừa đối các nhà đầu tư về sự an toàn cho công nghệ này, sau khi nhiều hồ sơ cho thấy việc cấy ghép đã gây ra nhiều vấn đề trên khỉ, bao gồm liệt, co giật và sưng não.


image.png





ooOOOoo





Người đầu tiên cấy chip Neuralink vào não có thể chơi game trên laptop bằng ý nghĩ



image.png

Sau gần 2 tháng phẫu thuật, người đầu tiên cấy chip Neuralink vào não đã có thể di chuyển con trỏ chuột để chơi game trên laptop bằng ý nghĩ.

Ngày 30/1, công ty Neuralink của tỷ phú Elon Musk đã hiện thực hóa bước đầu tham vọng tạo ra một máy tính cấy ghép vào bên trong bộ não của con người khi tiến hành cấy chip vào não của một người đàn ông bị liệt tứ chi.

Sau gần 2 tháng ca phẫu thuật diễn ra, mới đây, danh tính của người đàn ông này đã lần đầu tiên được tiết lộ, đó là Nolan Arbaugh, 29 tuổi.

Neuralink đã có buổi livestream trên tài khoản X (trước đây là Twitter) chính thức của công ty để cập nhật tình trạng sức khỏe của Nolan Arbaugh. Theo công ty, Nolan hiện tại đã hoàn toàn bình phục và có thể điều khiển con trỏ chuột trên máy tính bằng suy nghĩ của mình.

Chia sẻ trong buổi livestream, Nolan cho biết, anh đã bị liệt tứ chi hoàn toàn từ vai trở xuống sau một tai nạn kinh hoàng khi anh đi lặn biển cách đây 8 năm. Do đó, việc sử dụng máy tính đối với Nolan được xem như một nhiệm vụ bất khả thi.

Sau khi được cấy ghép chip của Neuralink vào não, Nolan đã có thể di chuyển con trỏ chuột để chơi game cờ vua, thậm chí anh còn có thể chơi cả tựa game chiến thuật Civilization trên chiếc laptop của mình.

Bằng cách đọc tín hiệu não của người và dịch tín hiệu này thành các lệnh điều khiển từ xa thông qua kết nối Bluetooth, chip của Neuralink cho phép người được cấy ghép điều khiển một thiết bị điện tử bằng suy nghĩ.

"Tôi có thể điều khiển con trỏ chuột và di chuyển nó đến bất kỳ đâu trên màn hình laptop chỉ bằng cách suy nghĩ. Điều này thật là tuyệt vời. Tôi thật may mắn vì đã trở thành một phần của điều này" - Nolan chia sẻ.

image.png

                                                                                                   Con chip của Neuralink cho phép người được cấy ghép điều khiển thiết bị từ xa chỉ bằng ý nghĩ 


Tuy nhiên, con chip của Neuralink vẫn còn nhiều hạn chế khi cần phải sạc pin sau một thời gian hoạt động liên tục. Mặc dù chip hỗ trợ sạc không dây nhưng vẫn chưa rõ cách thức sạc pin như thế nào khi nó đã được cấy ghép vào não người.

Nolan thừa nhận, con chip đã thay đổi cuộc đời anh dù vẫn chưa thực sự hoàn hảo.

"Tôi vẫn còn gặp phải một số vấn đề. Tôi không muốn mọi người nghĩ rằng đây là điểm kết thúc của hành trình. Vẫn còn rất nhiều việc phải làm nhưng rõ ràng con chip đã thay đổi cuộc đời tôi" - Nolan chia sẻ trong buổi livestream.

Sau ca cấy ghép chip vào não đầu tiên, Neuralink đang tiếp tục nhận đơn đăng ký tình nguyện tham gia thử nghiệm lâm sàng trên người, dự kiến sẽ kéo dài trong vòng 6 năm. Đối tượng mà công ty hướng tới là những người bị liệt tứ chi hoặc mắc bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS) - một chứng khuyết tật ảnh hưởng đến khả năng cử động của người bệnh.

Neuralink được tỷ phú Elon Musk thành lập vào năm 2016, với tham vọng về một con chip đặc biệt được sử dụng để cấy ghép vào não người có kích thước chỉ 4 mm, kết nối với bộ não thông qua hàng nghìn dây thần kinh nhân tạo với kích thước siêu nhỏ. Mục tiêu ban đầu của Neuralink là giúp những người bị bại liệt có thể điều khiển máy tính hoặc smartphone bằng trí não, tiếp theo đó là điều trị cho những người bị mất trí nhớ hoặc các chứng bệnh liên quan đến thần kinh khác.

Giải thích cho mục đích thành lập Neuralink, Elon Musk cho biết, sự phát triển nhanh chóng của trí tuệ nhân tạo có thể gây ra mối đe dọa cho con người và để nhân loại không bị máy móc bỏ lại phía sau, cần có một thiết bị giúp tăng cường sức mạnh về trí tuệ và thể chất cho con người. Và mục đích cuối cùng của Neuralink chính là giúp tăng cường trí thông minh của con người.

Tham vọng của Elon Musk gây nhiều tranh cãi trong giới khoa học khi nhiều người cho rằng, việc cấy ghép chip vào bên trong não người là một vấn đề vi phạm về đạo đức.



ooOOOoo



Neuralink của Elon Musk phát hiện sự cố sau ca cấy chip vào não người

Trong thông báo ngày 8-5, công ty về chip não Neuralink của Elon Musk cho biết thiết bị dùng để cấy ghép vào bệnh nhân đầu tiên đã gặp sự cố về cơ học.

image.png

Sau những tiến triển đầu tiên, Neuralink cho biết ca phẫu thuật cấy ghép đầu tiên đang gặp sự cố -


Theo công ty Neuralink, nhiều tuần kể từ cuộc phẫu thuật cho bệnh nhân Noland Arbaugh vào tháng 1 năm nay, các sợi có điện cực đóng vai trò truyền tín hiệu nằm trong mô não đang có dấu hiệu rút khỏi mô đó, ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động của thiết bị.

Để xử lý vấn đề trên, Neuralink đã khắc phục các lỗi trên phần mềm, “tạo ra sự cải tiến nhanh chóng và ổn định, vượt qua những biểu hiện ban đầu của bệnh nhân Arbaugh”.

Đồng thời, start-up về chip não của Elon Musk đang nỗ lực cải tiến khả năng nhập văn bản, cũng như khả năng kiểm soát con trỏ của thiết bị. Mục tiêu cuối cùng là áp dụng công nghệ vào các thiết bị vật lý như xe lăn hay cánh tay robot.

Hãng tin Bloomberg dẫn lời các chuyên gia trong lĩnh vực cấy ghép não nhận định biến chứng có thể xuất phát từ nguyên nhân các sợi “siêu mịn” chỉ liên kết với một thiết bị đặt trong xương sọ, chứ không phải trên bề mặt mô não.

“Một điều mà các kỹ sư và nhà khoa học bỏ qua là mức độ dịch chuyển của não trong hộp sọ. Chỉ cần gật đầu hoặc di chuyển đột ngột cũng có thể dẫn đến nhiễu loạn vài mm”, ông Eric Leuthardt - bác sĩ giải phẫu thần kinh tại Trường Đại học Washington ở St Louis - giải thích.

Về lý thuyết, các bác sĩ phẫu thuật sẽ đặt thiết bị cấy ghép trực tiếp lên trên mô não. Ông Matt Angle - giám đốc điều hành công ty cấy ghép não Paradromics - nhấn mạnh hiện tượng các sợi liên kết rút khỏi mô não không phải cơ chế hoạt động bình thường của chúng.

Trước khi cấy ghép thiết bị này cho bệnh nhân Arbaugh, Neuralink đã thử nghiệm rộng rãi trên động vật. Tuy nhiên, bác sĩ Leuthardt cho rằng bộ não của động vật nhỏ hơn, vì vậy các sợi điện cực không dịch chuyển nhiều như ở người.

Thông báo về biến chứng trên được đưa ra khi Neuralink đang chuẩn bị cấy ghép cho nhiều bệnh nhân khác. Tuy nhiên, bất kỳ trục trặc nào cũng dẫn đến sự trì hoãn trong quá trình phê duyệt của Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA).






ooOOOoo





Chip não của Elon Musk gặp sự cố sau 3 tháng cấy vào bệnh nhân

Neuralink, công ty khởi nghiệp do Elon Musk sáng lập, thừa nhận thiết bị cấy vào não bệnh nhân đã gặp một số trục trặc sau hơn 3 tháng ca phẫu thuật cấy ghép được thực hiện.

Ngày 30/1 vừa qua, Nolan Arbaugh, 29 tuổi, đã trở thành người đầu tiên trên thế giới được cấy chip vào não. Con chip được cấy vào não của Nolan phát triển bởi Neuralink, công ty công nghệ thần kinh học được Elon Musk thành lập vào năm 2016.

Nolan đã bị liệt toàn thân sau một vụ tai nạn nghiêm trọng cách đây 8 năm. Trước khi được cấy ghép chip não của Neuralink, Nolan chỉ có thể cử động phần đầu và cổ.


image.png

Nolan Arbaugh, người đầu tiên được cấy ghép chip não của Neuralink, đã có thể điều khiển máy tính bằng suy nghĩ 


Thiết bị được Neuralink cấy ghép vào não của Nolan có tên gọi là Link, có chức năng ghi lại các tín hiệu thần kinh bằng cách sử dụng 1.204 điện cực trên 64 dây truyền tín hiệu mảnh hơn cả sợi tóc người. Link sẽ chuyển các tín hiệu của não thành các tín hiệu được số hóa và truyền tín hiệu không dây ra bên ngoài để điều khiển các thiết bị khác.

Sau khi Nolan được cấy ghép con chip do Neuralink phát triển vào não, cuộc đời của anh đã thay đổi và Nolan đã thực hiện được những điều mà tưởng chừng anh sẽ không bao giờ làm được ở hoàn cảnh hiện tại, bao gồm khả năng điều khiển con trỏ chuột, chơi game trên máy tính hay đăng bài lên mạng xã hội… tất cả đều được thực hiện chỉ bằng ý nghĩ của anh.

Tuy nhiên, trong một bài đăng mới đây trên trang blog chính thức, Neuralink thừa nhận thiết bị Link đã gặp một số vấn đề, buộc công ty phải rút ra khỏi não của Arbaugh một số sợi dây truyền tín hiệu, điều này có nghĩa khả năng truyền tín hiệu sẽ bị hạn chế, khiến Link hoạt động kém hiệu quả và thiếu chính xác hơn.

Neuralink không tiết lộ chi tiết về sự cố gặp phải, cũng như cụ thể có bao nhiêu sợi dây truyền tín hiệu bị rút ra khỏi mô não của bệnh nhân. Công ty cho biết để khắc phục tạm thời, đội kỹ thuật của Neuralink đã phải thay đổi lại thuật toán để cải thiện khả năng dịch tín hiệu não thành tín hiệu số hóa, giúp Arbaugh vẫn có thể điều khiển máy tính bằng suy nghĩ của mình.

Neuralink cho biết Arbaugh hiện vẫn tiếp tục sử dụng thiết bị của công ty khoảng 8 giờ mỗi ngày, đôi khi lên đến 10 giờ trong các ngày cuối tuần. Arbaugh sử dụng chip của Neuralink để chơi game, điều khiển con trỏ chuột máy tính cho mục đích giải trí…

Một số nguồn tin từ nội bộ Neuralink cho biết công ty thậm chí đã cân nhắc đến việc tháo bỏ thiết bị cấy ghép ra khỏi não của bệnh nhân, tuy nhiên, điều này có thể sẽ gây ra rủi ro trực tiếp cho sự an toàn của Arbaugh.

Hiện vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy những trục trặc xảy ra với thiết bị Link ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của Arbaugh.


image.png

Cận cảnh con chip được Neuralink cấy ghép lên não của Nolan Arbaugh 



Trước đó, tờ báo The Sun dẫn lời một số nguồn tin thân cận từ Neuralink cho biết trong quá trình phát triển Link, Neuralink đã cấy ghép con chip này lên não của một số con khỉ nhưng đã gây ra những tác dụng phụ nghiêm trọng, trong đó một số khỉ thử nghiệm đã cảm nhận sự khó chịu và tìm cách lấy con chip ra khỏi não của mình, một con khỉ khác đã phát triển hành vi bạo lực bất thường, tự cắn đứt ngón tay, chân của mình…

Neuralink đã phải quyết định an tử một số khỉ thử nghiệm vì chúng phải hứng chịu nhiều tác dụng phụ sau khi cấy chip não.

Nolan Arbaugh thừa nhận anh biết rõ những tác dụng phụ của chip não do Neuralink phát triển, nhưng anh chấp nhận các rủi ro vì tin rằng con chip này sẽ giúp anh thay đổi cuộc đời hiện tại.

Neuralink không phải là công ty duy nhất đang phát triển chip gắn lên não để giúp chữa các bệnh liên quan đến trí não hoặc vận động. Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc cũng đang phát triển và thử nghiệm một loại chip gắn vào não người, mang tên gọi Neucyber, giúp cải thiện khả năng vận động của những người bị liệt.

Neucyber là sản phẩm được phát triển bởi các nhà khoa học tại Đại học Thanh Hoa và công ty Công nghệ Thần kinh Bắc Kinh, hiện được thử nghiệm trên khỉ và cho thấy những kết quả khả quan. Tuy nhiên, để có thể cấy ghép con chip này lên não người, các nhà khoa học sẽ phải có sự chấp thuận của cơ quan chức năng tại Trung Quốc.





ooOOOoo






NÃO và công ty Neuralink của Elon Musk


Elon Musk không giấu được sự hào hứng về những công nghệ mà công ty Neuralink của ông sắp giới thiệu.

Elon Musk đang có rất nhiều dự án tham vọng, trong đó có Neuralink. Với mục tiêu đưa một cỗ máy tính vào giao tiếp với bộ não người, các sản phẩm của Neuralink có thể thay đổi căn bản nhiều hoạt động của con người như nghe nhạc.

Con chip đặt trong não có thể đem lại cách nghe nhạc hoàn toàn mới.
Con chip đặt trong não có thể đem lại cách nghe nhạc hoàn toàn mới. 

Trong một cuộc trò chuyện với nhà khoa học máy tính Austin Howard trên Twitter, Elon Musk đã tiết lộ một dự án mới của Neuralink. Trước đó, Elon Musk đăng tải tuyển dụng một kỹ sư có kinh nghiệm làm việc với các thiết bị đeo.

"Công việc này sẽ tìm cách giải quyết các chấn thương não bộ/cột sống và rất quan trọng tới quá trình cộng sinh cùng AI", Elon Musk mô tả về vị trí mà Neuralink đang tuyển dụng.

Ông Howard hỏi rằng liệu có thể nghe nhạc "trực tiếp" từ con chip Neuralink trong não người. Câu trả lời của Elon Musk là có. Tuy ông không tiết lộ thêm về cách hoạt động, có thể hình dung con chip của Neuralink sẽ "truyền" trực tiếp các sóng âm thanh vào bộ não để người nghe có thể cảm nhận.

Bên cạnh khả năng nói trên, Elon Musk cũng xác nhận một số tính năng khác của con chip Neuralink trong các cuộc trò chuyện trên Twitter. Theo vị tỷ phú này, Neuralink có thể giúp kiểm soát hormone, điều chỉnh liều lượng các chất hoá học tác động tới não bộ, nhờ đó có thể điều chỉnh các hành vi và tác động tới cả tâm lý con người.

Trong một buổi livestream năm 2019, Elon Musk từng cho biết Neuralink sẽ dùng những kim siêu nhỏ cùng hệ thống hình ảnh giúp đưa con chip vào não và "khâu" các điện cực một cách rất chính xác, tránh động vào những mạch máu trên bề mặt não. Các kết nối này giúp con chip Neuralink đọc được tín hiệu từ neuron và truyền chúng tới máy tính ở gần.


Hình ảnh con chip đưa vào não mà Neuralink từng khoe năm 2019.
Hình ảnh con chip đưa vào não mà Neuralink từng giới thiệu năm 2019. 


Theo Elon Musk, việc đưa con chip vào não người sẽ giúp chữa các bệnh về não như Alzheimer, Parkinson hay bệnh mất trí nhớ. Vị tỷ phú này cũng hứa hẹn sẽ tiết lộ thêm nhiều thông tin vào ngày 28/8.

Neuralink không phải đơn vị duy nhất tham gia phát triển những thiết bị đọc não bộ. Lầu Năm Góc đã tài trợ nhiều dự án nghiên cứu về não bộ và các hệ thống điều khiển tích hợp trong não dành cho chân, tay giả. Ngoài ra, một số nghiên cứu còn sử dụng ánh sáng để thay thế cho các điện cực trong việc thu thập dữ liệu từ não.

Cơ quan Nghiên cứu Các dự án Quốc phòng Tiên tiến (DARPA) đã công bố các nghiên cứu cho thấy khả năng điều khiển chi giả cho một số hành động cơ bản.

Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages