Ngõ cụt dối trá: Cà phê Trung Nguyên (factcheck). Fr: Minh Đỗ Texas

63 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Jul 7, 2024, 7:58:06 PM (9 days ago) Jul 7
to giaitri
Bài này lan truyền ở báo chí nước ngoài, do 1 member từ nước ngoài gửi tới. Tìm coi trên mạng thì  thấy có nhiều thông tin tương tự đăng ở các trang web và facebook với các tiêu đề như:
- Cà Phê Trung Nguyên: Một Ngõ Cụt Dối Trá
- Cafe Trung Nguyên dối trá và độc hại 
- Cà Phê Trung Nguyên - Ngõ cụt dối trá
- Quý vị uống cà phê VN nên đọc: Một Ngõ Cụt Dối Trá
- Cộng Đồng Cà Phê Việt Nam
Vì có nhiều dấu hiệu tình nghi đây 1 chiến dịch truyền thông bẩn nhằm nói xấu, hạ bệ 1 thương hiệu cà phê VN từ những người thiếu hiểu biết, đa phần có thể đến từ đối thủ cạnh tranh, nên sẽ bị factcheck tiếp theo.
MS

Ngõ Cụt Dối Trá
Tác giả : Mỹ Ái
image.png
Cách đây ít lâu, tôi tình cờ đọc được một nghiên cứu thị trường, trong đó thể hiện rằng người VN rất tự hào là có một ly cà phê "đậm, đắng, đặc quẹo mà người nước ngoài không uống được". Thế nhưng, họ không biết rằng niềm tự hào của họ được xây từ những điều dối trá.

Nguyên thủy thì ly cà phê thường được uống nóng. Rồi dân ta, đặc biệt dân Nam, với thói quen thưởng thức dễ dãi của mình, chuyển qua uống đá. Từ đây, loại cà phê nguyên chất không còn được ưa chuộng nữa: trong nước đá, nó loãng ra và không đủ đắng, còn mùi hương thì bị ức chế bởi nhiệt độ thấp. Và thế là các nhà sản xuất tìm đủ mọi cách để tăng đắng và tăng mùi hương.

Trung Nguyên (TN) đã trở thành nhà phát minh vĩ đại nhất trong lịch sử chế biến cà phê VN, khi cho thuốc ký ninh vào cà phê với liều lượng cao. Một biện pháp hết sức rẻ tiền và hiệu quả. Song song đó, (TN) đã tiên phong trên con đường trộn hương nhân tạo nồng độ cao vào cà phê để tăng hương. Xét về mặt sức khoẻ, điều này cũng không hại lắm, nếu như không có mặt của một chất cấm hương, đó là gelatin.

Vốn dĩ gelatin được sản xuất từ da và xương trâu - bò, và đủ tiêu chuẩn làm thực phẩm thì rất đắt, nên (TN) đã sử dụng gelatin TQ làm nền cầm hương. Và thứ này thì hiển nhiên là không dùng được cho thực phẩm, vì nó chứa rất nhiều preservatives.

Thế nhưng nếu những điều đó chỉ của riêng (TN) thì không có gì đáng nói. Điều đáng nói là khi ly cà phê (TN) được coi là tiêu chuẩn, thì tất cả các cơ sở sản xuất cà phê khác đều noi  theo tấm gương sáng này, nếu không thì không bán được. Và như thế, không ngoa khi nói rằng, (TN) đã đẩy ly cà phê Việt vào một ngõ cụt dối trá.

image.png

Ký ninh từ lâu đã được sử dụng làm tác nhân gây đắng trong thực phẩm, và với hàm lượng nhỏ thì nói chung là an toàn. Tuy nhiên, lượng ký ninh được sử dụng trong cà phê (TN) nói riêng và TẤT CẢ CƠ SỞ cà phê ở VN nói chung là ở mức khoảng 0,06~0,08 g/kg thành phẩm, tức khoảng 0,0015g~ 0,002g cho mỗi phin. Ở mức này, thì việc uống cà phê lâu dài sẽ dẫn tới triệu chứng cinchonism, tức ngộ độc ký ninh, bao gồm dị ứng trên da, ù tai, chóng mặt, giảm chức năng nghe và nhiều triệu chứng khác.

Còn chuyện bạn hỏi "tại sao không có ai lên tiếng?"

Chi cục Y tế dự phòng Đắk Lắk biết rõ mọi chuyện này - nhưng ở VN nói chung trong mọi vấn đề đều rất khó lên tiếng, và luôn luôn có 1 kênh nào đó để "bịt". Cho nên, điều nhỏ nhất mà tôi nghĩ có thể làm được là tự mình không uống cà phê, và khuyến khích những người mình biết không nên uống cà phê (TN).

Tôi chỉ nói những gì tôi chắc chắn hiểu rõ. Tôi không có ý vơ đũa cả nắm. Và cũng hy vọng các bạn không nghĩ thế... Nhưng về sự giả dối trong ly cà phê Việt Nam, có lẽ các bạn cần hiểu rõ hơn một chút.

So với cách uống cà phê ở phương Tây, thì ly cà phê VN được uống theo kiểu dễ dãi: cứ mỗi phin cà phê pha ra khoảng 40 ml, được đổ vào một ly nước đá khoảng 180 ml. EVC Và chính nước đá mới là nguồn gốc của mọi tai hoạ. Một ly cà phê nguyên chất không đủ đắng để có thể cảm nhận được vị đắng trong chừng ấy nước đá. Nhiệt độ thấp sẽ ức chế sự bay hơi của hương cà phê tự nhiên. Và cảm quan nó không đủ độ đặc để không bị tan loãng ra trong chừng ấy nước đá. Cho nên, trước (TN) từ rất lâu, thì cách hoàn thiện một ly cà phê đá đã bao gồm 3 việc: tăng đắng cho cà phê, tăng mùi hương cho cà phê, và tăng độ sánh cho cà phê.

Cách chế biến truyền thống như sau:
Để tăng đắng, người ta thường dùng hạt cau rang
Để tăng mùi, người ta thường dùng nước mắm nhĩ
Còn để tăng độ sánh, người ta dùng đường nấu thành caramel.

Nếu bạn không tin, cứ dùng phin pha một ly cà phê (TN) bằng nước lạnh, rồi nếm thử cà phê nước ấy xem có vị gì. Và... (TN) chỉ là nhà sản xuất đưa ra những giải pháp hiệu quả nhất, và biến nó thành chuẩn mực "cà phê ngon" mà thôi. Điều đáng nói nhất là khi nó đã thành chuẩn mực, thì sự giả dối nghiễm nhiên lộng giả thành chân.

Về phía các cơ sở sản xuất, thì họ nghĩ - khi những chỉ tiêu chất lượng quan trọng bậc nhất của cà phê - độ đắng, mùi hương, độ sánh - đều là hàng giả, thì việc gì họ phải dùng cà phê thật làm gì?

Về phía người uống, khi đã quen với thuốc ký ninh và đường caramel, họ mất khả năng thưởng thức cà phê ngon thực sự. Và tôi tin chắc rằng, nếu được uống một ly cà phê Blue Mountains hay Hawaii Kona, họ sẽ chửi thề vì khẩu vị lạt lẽo.

"Và thế là người VN, đa phần, đều gật gù trước một ly nước màu đen, pha từ đậu nành hay bắp rang, trộn với caramel, hương liệu, thuốc ký ninh và nghĩ rằng họ đang uống thứ cà phê " có văn hoá đặc biệt nhất".

Đó chính là một ngõ cụt - Ngõ cụt dối trá.

Câu hỏi cuối cùng - chính xác ai phải chịu trách nhiệm cho tình trạng đó? Sự dễ dãi của người uống? Sự xu thời của cà phê (TN)? Hay là trình độ quản lý chất lượng thực phẩm của Nhà nước ?


P/S: Một điểm cuối cùng, bạn uống ly cà phê VN, cảm thấy nôn nao, tim đập mạnh, thì đấy có khả năng là ngộ độc ký ninh chứ không phải là do tác dụng kích thích trí não của cà phê như bạn vẫn nghĩ.

P/S: Bài viết này tôi đã post nhiều lần trên Facebook và đều bị báo cáo cho thấy những kẻ tìm cách bưng bít sự thật, dẫn dắt dư luận, cổ vũ cho những kẻ làm ăn bất chính trên mồ hôi nước mắt dân tộc. Vì thế tôi buộc phải gửi bài viết này qua các trang web. Mong rằng sẽ có nhiều người đọc để nhận ra đâu là chân đâu thật của cà phê TN. Qua đó bảo vệ chính mình và những người thân yêu của mình.


Mỹ Ái

Minh Nguyen Quang

unread,
Jul 8, 2024, 2:02:02 AM (9 days ago) Jul 8
to giaitri
FACTCHECK
image.png
Sở dĩ bài trên tình nghi là fakenews và bị factcheck vì có các dấu hiệu bất hợp lý như sau:
1. Ban đầu tác giả bài viết cho rằng trong thành phần cấu tạo, cà phê Trung Nguyên (CPTN) có pha các chất như:
- Gelatin của TQ làm chất cầm hương
- Thuốc ký ninh vào cà phê với liều lượng cao để làm tăng chất đắng.
Rồi sau đó lại nói:
- Để tăng đắng, người ta thường dùng hạt cau rang.
- Để tăng mùi, người ta thường dùng nước mắm nhĩ.
- Còn để tăng độ sánh, người ta dùng đường nấu thành caramel.
Như vậy là tiền hậu bất nhất. Vậy thì CPTN có pha tất cả các loại tạp chất nói trên hay sao?
2. Bằng chứng nào để chứng minh cho những phát hiện về cấu tạo hình thành nên chất lượng của sản phẩm CPTN như đã trình bày nói trên?
3. Tác giả của công trình nghiên cứu về CPTN này là ai, không thấy nói rõ?


Sau đây là kết quả xác minh của chúng tôi:
image.png

I. Các chất phụ gia được cho là pha vào CPTN
1. Ký ninh:
Quả thực ký ninh có thể được sử dụng để pha cà phê nhằm tăng vị đắng. Ký ninh, hay còn được gọi là quinine, là một hợp chất có vị đắng cao, thường được sử dụng trong y học như thuốc trị sốt rét. Tuy nhiên, nó cũng được một số người sử dụng như một phụ gia để tăng cường hương vị cho cà phê.
Thực tế:
- Hiện nay, có nhiều cách khác để tạo ra vị đắng cho cà phê mà không cần sử dụng ký ninh, chẳng hạn như rang cà phê đậm hơn, sử dụng bột bắp, đậu nành rang cháy và hương liệu. Trên thị trường hiện có hóa chất có độ đắng gấp 1.000 lần so với quinin như denatonium
- Đối với người sành uống cà phê, vị đắng của ký ninh khác với vị đắng của cà phê. Thế nên có thể việc pha ký ninh vào cà phê ở các loại cà phê xay hay pha sẵn bán trên thị trường, chủ yếu ở các quán cóc vỉa hè
Ký ninh có thể gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm buồn nôn, tiêu chảy và chuột rút. Ở liều cao, nó có thể dẫn đến các vấn đề tim mạch và thậm chí tử vong.

2. Gelatin:
Gelatine được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm, làm chất phụ gia. Nó có khả năng cải thiện kết cấu, ổn định nhũ tương, tạo gel làm cho đông đặc và tạo bọt, làm cho cảm giác tan trong miệng. 
Gelatin có khả năng tạo mối liên kết tốt với nước, tạo và giữ bọt, điều chỉnh độ nhớt, bền vững với các quá trình xử lý nhiệt, tạo cấu trúc mềm mại và tránh biến dạng cho sản phẩm tạo ra. Các thực phẩm có sử dụng gelatin làm phụ gia như: kẹo dẻo, chè, thạch, súp, bánh ngọt, sữa chua, kem và bơ sữa... để tạo cảm giác sệt và béo.
Thực tế:
- Tuy gelatin có thể làm tăng độ đậm đặc, độ sánh của cà phê và có thể pha vào cà phê để làm tăng collagen nhằm mục đích dinh dưỡng.  Nhưng chưa có bằng chứng khoa học xác thực chứng minh hiệu quả của gelatin trong việc "cầm hương" cà phê.
- Nếu sử dụng gelatin, nhất là loại kém chất lượng của TQ làm bằng da và xương trâu bò để chế biến để giảm giá thành, thì không những không giữ được hương vị cà phê mà còn có mùi hơi tanh. Người uống có thể phát hiện
- Trên thực tế, người ta có nhiều cách để làm cho cà phê nguyên chất trở nên sánh, đậm hơn để đáp ứng gu cafe phin truyền thống .mà không làm giảm chất lượng của cà phê sạch: rang đậm cà phê, tẩm thêm 1 ít bơ thực vật chuyên dùng và 1 ít muối...

3. Hạt cau rang:
Theo thông tin chưa kiểm chứng thì cà phê pha nước cau rang sẽ gây nghiện vì khi uống vào sẽ có cảm giác như say rượu và làm tăng độ đắng của cà phê
Thực tế:
- Về mặt lý thuyết: Hạt cau có chứa chất alkaloids như arecoline và arecolidine, có tác dụng kích thích thần kinh trung ương, tương tự như caffeine trong cà phê. Rang cau có thể làm tăng cường hương vị và giảm bớt vị đắng của hạt cau.
- Nhưng hạt cau có chứa nhiều chất độc hại như tannin, saponin, alkaloids,... có thể gây ra các vấn đề sức khỏe như ung thư, tim mạch, tiêu hóa,...Ai uống phải cà phê có trộn cau lúc bụng đói thì rất dễ bị nôn mửa. Người uống sẽ cảm thấy khó chịu, buồn nôn, hoặc thậm chí ngộ độc nếu sử dụng quá liều alkaloids trong cau.
-  Trừ những người đã quen tiêu thụ cà phê - xác cau ở các quán cóc vỉa hè, người uống cà phê loại này sẽ cảm thấy vị đắng chát khác với vị đắng của cà phê nguyên chất. Vị đắng đặc trưng của hạt cau có thể át đi hương vị cà phê, tạo ra cảm giác không ngon miệng.

4. Nước mắm nhỉ:
Sự kết hợp giữa cà phê hiện đại và nước mắm truyền thống từ lâu đã xuất hiện trong cách pha cà phê của người Hà Nội xưa. Hương vị mặn mòi từ nước mắm cá nguyên chất quyện cùng những giọt cà phê sóng sánh đậm đà sẽ mang lại hương vị đặc biệt. 
Cà phê nước mắm tái xuất hiện trở lại sau Ngày hội di sản văn hoá Đà Nẵng năm 2023. Loại cà phê này sẽ tạo ra một mùi hương đặc trưng khó quên. Kết hợp vị đắng của cà phê với vị mặn của nước mắm, tạo ra cảm giác kỳ lạ nhưng hấp dẫn cho một số người.
Thực tế:
- Đây là hương vị của cà phê xưa nơi người Hà Nội. Khi đó vì thiếu hụt cà phê ngon: thời kỳ này cà phê chất lượng thấp, vị đắng gắt. Hạt robusta hầu hết là hạt kém chất lượng, phần vì người nông dân chưa có kỹ thuật trồng tốt, phần vì hạt ngon đã bị thu mua hết mang ra nước ngoài. Nước mắm giúp át đi vị đắng, tạo ra hương vị dễ uống hơn. Ngoài ra, người dân lúc đó quen với vị mặn, thích kết hợp các nguyên liệu mặn vào món ăn, thức uống.
- Cách pha kỳ dị này tồn tại hàng mấy chục năm, đến tận những năm 2009 mới chấm dứt. Nay hương vị này đã không còn nữa, có chăng là để tái hiện lại như nét đặc sắc về ẩm thực một thời của địa phương.
- Nước mắm có vị mặn nồng, có thể át đi hương vị cà phê. Đối với khách nước ngoài cho nước mắm vào cà phê là điều tối kỵ.

5. Đường caramel:
Cà phê pha đường caramel là biến tấu độc đáo từ cà phê truyền thống, mang đến hương vị ngọt ngào, béo ngậy và đầy hấp dẫn. Có thể tự làm đường caramel tại nhà bằng cách cho đường vào chảo, đun nhỏ lửa với lửa vừa và khuấy đều cho đến khi đường tan chảy hoàn toàn và chuyển sang màu nâu cánh gián...
Thực tế:
- Cà phê pha đường Caramel không ảnh hưởng đến cấu trúc cà phê do đó không trực tiếp làm tăng độ sánh của cà phê. Độ sánh của cà phê phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như:
* Loại cà phê: Arabica thường có độ sánh hơn Robusta.
* Mức độ rang xay: Rang đậm cho cà phê sánh hơn rang nhạt.
* Phương pháp pha chế: Phin thường cho cà phê sánh hơn máy.
* Tỷ lệ cà phê và nước: Dùng nhiều cà phê tạo cà phê sánh hơn.
- Trung Nguyên có các loại cà phê có pha caramel như:
* Caramel Macchiato: là sự kết hợp giữa hương vị đậm đà của cà phê Espresso, thêm sốt Caramel hảo hạng
* Caramel Cappuccino: là kết hợp giữa cà phê Espresso pha với Siro hương Caramel
Tuy nhiên đây là sự pha chế hương vị cà phê tùy theo sở thích riêng biệt của người thưởng thức, không phải là lựa chọn của tất cả


Để phục vụ cho nhu cầu của khách hàng bình dân, nhiều quán sử dụng các phương pháp pha trộn cà phê nguyên chất với ký ninh, xác cau, bắp, đậu rang, hương liệu khác; tỷ lệ trộn tùy vào kinh nghiệm của mỗi quán. Đây là giải pháp tình thế sử dụng ở các quán vỉa hè vì nếu khách phát hiện sẽ chắc chắn sẽ bị mất khách vĩnh viễn.

II. Chi cục Y tế dự phòng Đắk Lắk đã biết rõ mọi chuyện nhưng cho qua?
Thông tin này cho thấy rõ ràng đây là fakenews vì thiếu các kiến thức cơ bản:
1. Chức năng của Cục Y tế dự phòng thuộc Bộ Y tế:
Thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực y tế dự phòng trong phạm vi cả nước, bao gồm: phòng, chống bệnh truyền nhiễm, bệnh không lây nhiễm; kiểm dịch y tế biên giới; sử dụng vắc xin, tiêm chủng; xét nghiệm thuộc lĩnh vực y tế dự phòng, an toàn sinh học tại phòng xét nghiệm; dinh dưỡng cộng đồng; chăm sóc sức khỏe ban đầu và nâng cao sức khỏe cho người dân tại cộng đồng; phát triển, nâng cao năng lực của hệ thống y tế dự phòng; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực y tế dự phòng.

2. Cơ quan kiểm nghiệm chất lượng cà phê:
Cà phê rang xay, cà phê bột, cà phê hạt, cà phê nhân xanh, cà phê phin giấy, cà phê túi lọc, cà phê hòa tan, sản phẩm làm từ cà phê trước khi đưa ra thị trường Việt Nam cần phải kiểm nghiệm chất lượng và thực hiện công bố sản phẩm theo quy định của pháp luật. Trong các loại giấy tờ, phải nộp cho cơ quan chức năng là  Ban Quản lý An toàn thực phẩm TP.HCM đối với Thành phố Hồ Chí Minh và Chi Cục An toàn vệ sinh thực phẩm đối với các tỉnh thành trên cả nước, phải có:
- Bản đăng ký chất lượng công bố sản phẩm cà phê
- Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất cà phê
- Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm cà phê
- Bản kê khai thông tin chi tiết sản phẩm...
- Giấy phép an toàn thực phẩm ISO 22000 hoặc HACCP.

Các nhiệm vụ chính của đơn vị kiểm nghiệm chất lượng  cà phê bao gồm:
Kiểm tra các thông số cơ bản: Họ kiểm tra các thông số như độ ẩm, tạp chất, kích thước lá, màu sắc, mùi vị, v.v. để đảm bảo rằng các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng.
Phân tích hóa học: Họ tiến hành các phân tích hóa học để xác định thành phần dinh dưỡng, hàm lượng caffeine, axit amin, và các hợp chất khác trong cà phê.
Kiểm soát vi sinh: Họ thực hiện các xét nghiệm vi sinh để đảm bảo rằng các sản phẩm không bị nhiễm vi khuẩn, nấm mốc hoặc các tác nhân gây bệnh khác.
Kiểm tra chỉ tiêu an toàn: Họ kiểm tra các mức độ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kim loại nặng, và các chất ô nhiễm khác để đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.
Đánh giá cảm quan: Đội ngũ kiểm nghiệm có các chuyên gia đánh giá cảm quan về mùi vị, hương liệu, và các đặc tính cảm quan khác của cà phê.

Các cơ quan kiểm nghiệm chất lượng cà phê gồm: Viện kiểm nghiệm và kiểm định an toàn thực phẩm trực thuộc LH các Hội KH & KT VN, Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1 (Quatest1) và Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 3 (Quatest3) và các công ty kiểm nghiệm chất lượng uy tín khác

Như vậy có thể thấy:
Mặc dù Tập đoàn Trung Nguyên Legend có thiết lập nhà máy sản xuất cà phê ở Tây nguyên (Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk, Gia Lai) nhưng chức năng quản lý về chất lượng cà phê không phải ở Cục Y tế dự phòng 
Đắk Lắk như đã nói mà thuộc các đơn vị chức năng khác nói trên.

III. Trung nguyên đã đẩy ly cà phê Việt vào một ngõ cụt dối trá và sự dễ dãi của người uống cà phê VN?
Có mấy vấn đề đặt ra không thấy có lời giải về cáo buộc nói trên :
Hiện Trung Nguyên có 3 nhà máy sản xuất cà phê ở VN: 1 nhà máy cà phê tại Sài Gòn, 2 nhà máy cà phê hòa tan Trung Nguyên tại Bình Dương và Bắc Giang. 
Sản phẩm  cà phê Robusta Buôn Ma Thuột của Trung Nguyên Legend đã xuất khẩu đi 60 nước và hiện diện ở 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Cà phê TRung Nguyên có mặt tại các thành phố quốc gia khó tính nhất như: London, Newyork, Paris, Tokyo, Hongkong, Berlin, Moscow, Seoul, Shanghai, Dubai, Singapore
image.png

- Vậy sao không thấy có nhà nhập khẩu, quán cà phê và người dùng sành điệu trong và ngoài nước nào phát hiện ra có ký ninh, xác cau, nước mắm... ở ly CPTN? Có phân tích hay chứng minh nào kèm theo không?
- Các cơ quan kiểm nghiệm chất lượng cà phê trong nước và ở các nước nhập khẩu sao không phát hiện ra các chất trên ở CPTN?
 Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm của các nhà máy Trung Nguyên đã đạt được ISO 22000 và ISO/TS 22002-1/PAS 220 và gần đây chính thức đạt được chứng nhận FSSC 22000 để từ đó xuất khẩu đi hơn 60 quốc gia trên thế giới. 
* FSSC 22000 hiện nay được xem như chương trình chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm đẳng cấp quốc tế và được tất cả các tổ chức quốc tế công nhận.
Vậy việc cấp các GCN quản lý chất lượng này là không đúng, có điều gì minh chứng? 

IV. Truy nguyên gốc tích của thông tin về "Ngõ cụt dối trá":
Những thông tin bêu xấu và cáo buộc "Ngõ cụt dối trá" xuất hiện gắn liền với thương hiệu Cà Phê Trung Nguyên lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2011 trong một bài viết trực tuyến của một tác giả ẩn danh. Bài viết đưa ra những cáo buộc nghiêm trọng về quy trình sản xuất cà phê của Trung Nguyên, bao gồm sử dụng chất phụ gia độc hại, hương liệu nhân tạo và gelatin Trung Quốc.
Bài viết nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội, gây phẫn nộ cho dư luận và dấy lên lo ngại về chất lượng sản phẩm của Trung Nguyên. Công ty đã kịch liệt phủ nhận những cáo buộc và bảo vệ quy trình sản xuất của mình, nhưng vụ bê bối đã ảnh hưởng đáng kể đến danh tiếng và doanh số bán hàng của họ.

Dưới đây là dòng thời gian các sự kiện:
2011: Bài báo ẩn danh "Cà Phê Trung Nguyên - Một Ngõ Cụt Dối Trá" được đăng tải trực tuyến.
2011-2012: Bài báo nhận được sự chú ý rộng rãi và gây ra phản ứng dữ dội của công chúng đối với Cà Phê Trung Nguyên.
2012: Cà Phê Trung Nguyên đưa ra nhiều tuyên bố phủ nhận cáo buộc và bảo vệ chất lượng sản phẩm.
2013 đến nay: Vụ bê bối dần phai nhạt khỏi sự chú ý của công chúng, nhưng nếu lên mạng search thì sẽ thấy cụm từ "Ngõ cụt dối trá" vẫn gắn liền với Cà Phê Trung Nguyên mà không có cãi chính nào được đăng rộng rãi.

Trong nỗ lực truy tìm tin gốc về... "công trình nghiên cứu" của tác giả vô danh về CPTN này, chúng tôi phát hiện ra bài viết sau đây và đó có thể đó là nguồn gốc xuất phát:

Điều mà bạn chưa biết trong ly cà phê Việt
image.png

Bài viết này có nội dung y chang như bài nói trên. Nó nói về tình trạng tiêu dùng cà phê ở VN, nơi mà cà phê thường bị pha trộn tạp chất, làm giảm chất lượng cà phê, gây ra độc hại cho người tiêu dùng. Hiện trạng này quả thực có thực, xãy ra trong thời gian dài trong quá khứ (thời bao cấp) và kéo dài cho đến nay nhưng hiện nay chỉ còn tồn tại ở các quán cà phê cóc, cà phê vĩa hè nơi mà người tiêu dùng bình dân dễ dãi sẵn sàng chấp nhận, miễn là cảm thấy ngon và vừa với túi tiền của họ là được. 
Nhưng khi mà các thương hiệu cà phê nổi tiếng của VN xuất hiện và từ nước ngoài đổ bộ vào VN thì gout thưởng thức cà phê của người Việt đã trở nên sành điệu, khác xưa nhiều.

Bài viết nói trên không đề cập gì đến Trung Nguyên nhưng 1 tác giả vô danh nào đó đã copy và gắn tên tuổi của Trung Nguyên vào nhằm mục đích bôi nhọ. Có thế thấy đây không phải là... "công trình nghiên cứu" gì mà chỉ là sự cố tình gán ghép mang tính chất thất thiệt!

Kết luận:
Cùng với các phân tích ở trên, có thể thấy bài viết về "Ngõ cụt dối trá" là 1 fakenews điển hình. Nó cho ta thấy:
- Cư dân mạng sẵn sàng tin và d
ễ dàng chấp nhận với những thông tin không rõ nguồn gốc, không có minh chứng miễn là mới lạ, giựt gân và nhất là lời tố cáo này có thể quật ngã cả 1... đế chế.
- Vụ bê bối "Ngõ cụt dối trá" là bài học cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì niềm tin của người tiêu dùng
- Để "giải độc": không phải bằng các lời tuyên bố giải thích này nọ (vì đã không tin thì có tuyên bố cũng bằng thừa) mà phải tiến hành điều tra xác minh (factcheck) bằng nguồn độc lập và trình bày bằng những lập luận phản biện thuyết phục.

MS
Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages