Pháp tu khổ hạnh của Đức Phật ở 6 năm đầu có phải là Hạnh Đầu Đà không? (Factcheck) - Google Groups

18 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Jul 14, 2024, 7:01:32 PM (2 days ago) Jul 14
to alphonsefamily, giaitri
Tập 2. Pháp tu khổ hạnh của Đức Phật  6 năm đầu có phải là Hạnh Đầu Đà không? (Factcheck)
image.png
Vấn đề này cần làm rõ vì có nhiều người nêu ý kiến hay ám chỉ lối tu theo Hạnh đầu đà của hành giả Minh Tuệ chính là lối tu khổ hạnh trong 6 năm đầu của Đức Phật. Đây chính là lối tu mà Đức Phật cho là sai lầm, không hiệu quả nên đã từ bỏ và chọn tu theo con đường Trung đạo.

Dưới đây là mô tả lối tu này của Đức Phật:
Bồ Tát Cồ Đàm rời vị Thầy thứ hai, tìm đến núi rừng Dungsiri. Đây là khu rừng rậm đằng xa nhìn thấy có nhiều cây xanh mát mẻ nhưng đến gần thì muỗi mồng văng mắc, cỏ gai lan tràn trên mặt đất. Nơi đây hiện có nhiều tu sĩ thực hành các lối tu khổ hạnh.  Khổ hạnh là lối tu tự hành hạ xác thân, không ăn, không tắm, sống như thú vật. Họ dùng ý chí mạnh mẽ để chặn đứng những ham muốn, dục lạc của tự ngã. Ở nơi đây, Bồ Tát thấy có nhiều vị tu sĩ không mặc quần áo đang lăn lộn nằm trên gai, có vị đang treo chân trên cành cây chúi đầu xuống đất, mặt mày đầy bùn tro chỉ chừa hai con mắt, có vị râu tóc rối bù phủ không thấy mặt, có vị đang bẻ quặt cánh tay ra phía sau lưng mặt nhăn nhó biểu lộ sự đau đớn tột cùng, có vị cầm cây đánh vào thân thể máu túa ra trông thật đáng sợ.
Bồ Tát Cồ Đàm quanh quẩn trong khu rừng già bên cạnh làng Uruvela này chưa biết phải tu tập ra làm sao, thì gặp lại đạo sĩ Kiều Trần Như và 4 người khác. Hiện các vị này cũng đang tu pháp môn "Khổ Hạnh".
Tưởng cũng cần nhắc lại ở đây, đạo sĩ A Nhã Kiều Trần Như đã là nhà tướng số nổi danh được Vua Tịnh Phạn vời vào cung xem tướng cho Thái Tử Sỹ-Đạt-Ta lúc Thái tử mới được 2 ngày tuổi. Bây giờ gặp lại, Bồ Tát vui mừng cùng nhập bọn với 5 anh em Kiều Trần Như và tu tập theo pháp môn "Khổ Hạnh" như họ. 
Sa môn Cồ Đàm tu khổ hạnh
Sa môn Cồ Đàm tu khổ hạnh

Trong kinh kể lại rằng Đức Phật là người đã tu khổ hạnh đệ nhất, nghĩa là tự Ngài hành xác mình khốc liệt nhất. Không có món khổ hạnh đì thân nào mà Ngài không thực hành. Ngài đi sâu vào rừng sống độc cư một mình. Có lúc không mặc quần áo, dùng lá cây tạm che thân. Đêm lấy gai làm giường. Mùa đông tuyết rơi, ngủ ngoài trời giá lạnh. Mùa hè nằm ngoài nơi nắng cháy hoặc nằm trong bãi tha ma. Có khi mấy tháng không tắm, nhưng khi trời lạnh cắt da thì một đêm xuống sông tắm ba bốn lần. Râu tóc thì không nhổ không cạo. Mỗi ngày chỉ ăn 1 hoặc 2 hạt mè, chỉ uống vài giọt nước sương v.v... Rồi tới lúc Bồ Tát tuyệt thực bỏ cả ăn uống nằm thoi thóp trong rừng sâu, lúc đó Bồ Tát nghe được tiếng nói của Chư Thiên về Ngài như sau:  
- Lấy thức ăn của chư Thiên đổ vô lỗ chân lông để nuôi ông này sống.  
 Vị kia trả lời: 
Ông đạo sĩ Cồ Đàm chết rồi!
- Ông ấy đang tu khổ hạnh chứ không chết! ... v.v...
Khi nghe 2 vị Phạm Thiên nói như thế, Bồ Tát mới bỏ ý định tuyệt thực.
Về sau Đức Phật kể cho các đệ tử nghe rằng:
"Tay chân ta trở thành những cọng cỏ... Con ngươi long lanh của ta nằm sâu thẳm như trong một giếng nước thâm sâu... Da đầu ta trở thành nhăn nheo, khô cằn như trái bí trắng bị cắt trước khi chín. Nếu ta nghĩ "Ta hãy sờ da bụng", thì chính xương sống ta bị nắm lấy... Da bụng ta bám chặt xương sống... Nếu ta nghĩ "Ta đi đại tiện hay tiểu tiện", thì ta ngã quỵ, úp mặt xuống đất... Nếu ta lấy tay xoa bóp chân tay, các lông tóc hư mục rụng khỏi thân ta..." (Đại kinh Sư Tử Hống, số 12, kinh Trung Bộ, Nikàya)

Sau đây ta hãy làm rõ: 

1. Pháp tu khổ hạnh trong 6 năm đầu của Đức Phật là lối tu gì, xuất phát từ đâu?
- Ở Ấn Độ thời Đức Phật có 2 hệ tư tưởng tôn giáo - triết học nổi trội là Bà La Môn giáo (Vệ Đà giáo) và Sramana hay còn gọi là Phi Bà La Môn (Nastika), phủ nhận quyền lực tuyệt đối của Veda và vai trò tối thượng của giới tăng sĩ Bà La Môn. Người tu theo Śramaṇa - Samana gọi là Sa môn. Đây là 1 thuật ngữ tiếng Phạn và Pali có nghĩa là "người xuất gia, người nỗ lực, người khổ hạnh".
- Mặc dù Đức Phật xuất thân từ 1 gia đình theo Bà La Môn. Nhưng khi Ngài gặp 5 anh em Kiều Trần Như và tu theo cùng cách tu như họ là tu theo trường phái khổ hạnh của các Sa môn lúc bấy giờ (sau đây gọi là Pháp tu khổ hạnh). Giai đoạn này được đánh dấu bởi những nỗ lực khắc nghiệt của Đức Phật nhằm đạt được giác ngộ thông qua sự khổ hạnh và kỷ luật.

2. Sự khác biệt Pháp tu khổ hạnh của Đức Phật trong 6 năm đầu và 13 Hạnh Đầu Đà:
Khác nhau về quan điểm cơ bản:
image.png
- Pháp tu khổ hạnh: coi những nhu cầu cơ bản của thể xác: ăn, ngủ... là nguồn gốc của khổ và dục nên phải đè nén, tiêu diệt các nhu cầu này. Càng hành hạ thân thể càng nhiều bao nhiêu thì phần tâm linh càng được sớm giải thoát bấy nhiêu.
- Pháp tu của đạo Phật (trung đạo): coi thể xác là phương tiện để tu đạo đạt thành chánh quả nên phải cung ứng nuôi thể xác ở mức nhu cầu tối thiểu cần có để duy trì cuộc sống và bắt nó phục vụ cho con đường tu đạo của mình.  

Khác nhau về phương pháp tu:
image.png
- Pháp tu khổ hạnh: nhằm đạt được giác ngộ một cách nhanh chóng thông qua sự hành xác và ép xác, bao gồm các thực hành khắc nghiệt như nhịn ăn, nhịn ngủ, phơi nắng, chịu lạnh.v.v...(như trên). Lối tu này có thể dẫn đến sự mất cân bằng tâm lý, tổn hại sức khỏe do kiệt sức và nguy hiểm đến tính mạng.
- 13 Hạnh Đầu Đà: Đây cũng là 1 lối tu khổ hạnh theo con đường Trung đạo của đạo Phật, bao gồm các thực hành ép xác có chừng mực như mặc y đơn giản, đi khất thực, chỉ ăn một bữa mỗi ngày..v.v....Tuy nhiên cũng có phần khổ hạnh như ngủ ngồi.
Lối tu này nhấn mạnh đến sự buông bỏ để có được
 tâm trí thanh tịnh, hạn chế nhu cầu đến mức thấp để giữ giới, rèn luyện đạo đức và thử thách về sức chịu đựng thông qua thực hành giao duyên với chúng sinh trong quá trình tu tập. 
Đây là phương pháp hỗ trợ hiệu quả cho con đường tu tập, giúp hành giả tiến bộ trên con đường Trung Đạo dẫn đến giác ngộ. Lối tu này  một pháp môn do các đệ tử của Đức Thế Tôn chọn lựa, Ngài tôn trọng và tán dương. Thế Tôn đã xác quyết: Hạnh đầu-đà này được ở đời thì pháp của Ta cũng sẽ được lâu dài ở đời, thiên đạo tăng thêm, ba đường ác liền giảm, Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm đều còn ở đời”.
Tôn giả Ca Diếp hay Đại Ca Diếp nổi tiếng là người thực hành Hạnh Đầu đà nghiêm túc nhất và được truyền thừa di sản của Đức Phật, là người đứng đầu Tăng già sau khi Đức Phật mất.

Khác nhau chi tiết giữa "Pháp tu khổ hạnh & Hạnh đầu đà:

Chi tiết

Pháp tu khổ hạnh

12 Hạnh Đầu Đà

Ăn

Nhịn ăn, ăn rất ít

Ăn ngày 1 bữa 

Mặc

Mặc tối giản. Có khi khỏa thân không mặc quần áo hay dùng lá cây tạm che thân 

Sử dụng những miếng vải bỏ đi chắp vá lại thành y. Chỉ dùng 3 không nhận thêm y thứ 4

Hành xác

Bằng nhiều hình thức quái dị: trồng cây chuối, treo thân trên cây, thoa phân bò khắp người, lấy gai làm giường, mùa đông ngủ ngoài trời giá lạnh, mùa hè nằm phơi ra nắng cháy 

Không có

*Hành giả Minh Tuệ có thực hành thêm: ăn chay, để đầu trần, đi chân đất (mặc dù không thuộc quy định bắt buộc trong 13 hạnh)

Khất thực

Không

Đi khất thực hóa duyên từng nhà

V sinh

Không tắm, sống như súc vật

Có, tuy ít hơn bình thường


Do vậy không nên lầm hay cố tình dẫn dắt tâm lý để cho rằng Pháp tu khổ hạnh trong 6 năm đầu của Đức Phật là pháp tu Hạnh đầu đà của Hành giả Minh Tuệ bây giờ để từ đó cho rằng đó là phương pháp tu sai, đã bị Đức Phật từ bỏ. Tội lắm!
* Một vấn đề khác là không hiểu sao có nhiều bài viết xác quyết rằng "có ai đó" nói rằng chỉ có pháp tu theo 13 Hạnh Đầu Đà của Hành giả Minh Tuệ mới là pháp tu duy nhất đạt đến Giác ngộ, Giải thoát và chỉ có pháp tu này mới là chân tu (?) 
Đây là sự cố tình đặt chuyện vì ai cũng biết rằng đạo Phật có 84 ngàn pháp môn thì pháp môn khổ hạnh chỉ là một trong số đó. 
Không dễ gì thực hành theo pháp tu này mà phải cần có các điều kiện sau:
1. Sức khỏe tốt: Việc tu tập Hạnh Đầu Đà đòi hỏi sức khỏe thể chất và tinh thần tốt để có thể thực hiện những pháp hành khổ hạnh một cách an toàn và hiệu quả. Nếu thân thể không đủ khỏe mạnh, hành giả dễ gặp phải những vấn đề sức khỏe trong quá trình tu tập.
2. Nền tảng giới luật vững vàng: Hành giả cần thọ giới cụ túc và giữ gìn giới luật thanh tịnh trước khi tu tập Hạnh Đầu Đà. Đây là nền tảng đạo đức giúp hành giả tránh xa những hành vi sai trái, giữ tâm ý trong sáng trong quá trình tu tập.
3. Hiểu rõ bản chất và ý nghĩa của Hạnh Đầu Đà: Hành giả cần hiểu rõ Hạnh Đầu Đà không phải là hình thức khổ hạnh để thể hiện lòng đạo đức, mà là phương pháp rèn luyện thân tâm, giúp hành giả trừ bỏ phiền não, đạt được giác ngộ.
4. Có tinh thần kiên trì và ý chí nhẫn nại: Tu tập Hạnh Đầu Đà là một con đường đầy thử thách, đòi hỏi sự kiên trì và nhẫn nại. Hành giả cần chuẩn bị tinh thần để đối mặt với những khó khăn, gian khổ và không nản lòng trong quá trình tu tập.
Xem ra chưa từng thấy ai đã thực hành nghiêm túc theo Hạnh này ngoài Đại Ca Diếp (trọn đời trong lịch sử) và Hành giả Minh Tuệ (như đến hiện nay). 

MS

Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages