Tản mạn ngày Xuân (St). Fr: Minh Đỗ Texas

24 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Feb 8, 2024, 7:46:59 PMFeb 8
to alphonsefamily, giaitri

image.png









image.png



Ca khúc "Ly Rượu Mừng" là một bài hát thịnh hành trong dịp Tết. Bài hát mời mọi người cùng uống rượu mừng Xuân và nói những lời chúc Tết đến toàn dân và đất nước.


                                                         Ly Rượu Mừng | Tốp Ca | Sáng tác: Phạm Đình Chương


 





image.png

Ban nhạc A.V.T được thành lập năm 1958, gồm các nhạc sĩ Anh Linh (guitar), Vân Sơn (trống), và Tuấn Đăng (contrebasse).
Cụ Lữ Liên đến năm 1966 mới tham gia. Cụ Lữ Liên là phù thủy đã đưa AVT lên tuyệt đỉnh.

                                                                                      Chúc Xuân - Ban AVT





image.png


Ông Đồ  là bài thơ tiêu biểu nhất cho hồn thơ giàu thương cảm của Vũ Đình Liên. Tuy sáng tác thơ không nhiều nhưng chỉ với bài Ông Đồ, Vũ Đình Liên đã có vị trí xứng đáng trong phong trào Thơ mới. 
Ông Đồ là người dạy học chữ nho xưa. Nhà nho xưa nếu không đỗ đạt làm quan thì thường làm nghề dạy học, gọi là Ông Đồ, Thầy Đồ. Mỗi dịp Tết đến, ông Đồ thường được nhiều người thuê viết chữ, câu đối để trang trí trong nhà. Nhưng từ khi chế độ thi cử phong kiến bị bãi bỏ, chữ nho không còn được trọng, ngày Tết không mấy ai sắm câu đối hoặc chơi chữ, ông đồ trở nên thất thế và bị gạt ra lề cuộc đời. Từ đó, hình ảnh ông đồ chỉ còn là “cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn” (lời Vũ Đình Liên)

FB_IMG_1706878981006.jpg




Ông Đồ.
Vũ Đình Liên

image.png

Các cụ Đồ trên phố Hàng Bồ, gần Tết năm 1907, khách thuê viết câu đối có vẻ ít. Ảnh của sĩ quan Pháp Edgard Imbert.


Mỗi năm hoa đào nở
Lại thấy ông đồ già
Bày mực Tàu, giấy đỏ
Bên phố đông người qua

Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài:
“Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay”

Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầu...

Ông đồ vẫn ngồi đấy
Qua đường không ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
Ngoài trời mưa bụi bay

Năm nay đào lại nở
Không thấy ông đồ xưa
Những người muôn năm cũ
Hồn ở đâu bây giờ?

 1936/ Bài thơ đăng trên báo Tinh hoa.







Bài thơ Ông Đồ do Vũ Đình Liên viết năm 1936, chắc ai cũng biết, diễn tả sự suy tàn của Nho Giáo... 
Hình ảnh ông Đồ chỉ còn là “cái di tích tiều tụy đáng thương của một thời tàn” (lời Vũ Đình Liên) 

Mời nghe 
Ông Đồ (thơ Vũ Đình Liên, nhạc Phạm Anh DũngLê Bảo hát
"...Ngoài giời mưa bụi bay", chữ "giời"  được giữ nguyên như nguyên thủy bài thơ, không đổi thành "trời"  như sau đó, vì "giời" nghe buồn hơn (theo ý người viết nhạc) 






image.png


Bánh Chưng Ngày Tết 



Ngày Tết ai ai cũng nhớ đến bánh chưng, bánh dầy. Bánh chưng là biểu hiệu của đất trời, là tất cả của vũ trụ và của lòng hiếu thảo, có tự truyện từ lâu đời, từ đời vua Hùng Vương xa xưa. Người trong Nam có bánh tét, có lẽ là do chữTtiết hay Tết, ý là bánh của ngày Tết.



    Bánh chưng hay bánh tét đều giống nhau, bên ngoài gói bằng lá chuối hay lá dong bên trong thân bánh là gạo nếp và đậu xanh nghiền nhuyễn. Giữa bánh là nhân thịt heo xào thơm với hành và tiêu. Nêm nếm vừa ăn.


    Bánh chưng thì vuông, theo truyền thuyết dân gian sơ khởi như là hình thể trái đất. Bánh tét làm y hệt bánh chưng, mà làm thành hình ống, dài, là nghe đồn rằng khi xưa vua Quang Trung rong ruổi quân binh từ đàng trong ra đàng ngoài đại phá quân Thanh, nhu yếu phẩm, binh lương là những đòn bánh tét, ngon, gọn, dễ mang, dễ ăn cho việc hành quân. Vậy bánh tét, coi như món ăn nuôi quân, mang tính cách lịch sử ít nhiều trong trận đánh thần tốc, đại chiến, đại thắng mùa Xuân năm Kỷ Dậu, 1789.


    Người Việt Nam, ngày Tết, nhà ai cũng có bánh chưng, bánh tét, vừa để cúng, để trưng và để ăn Tết… Tết mà thiếu bánh chưng coi như thiếu thốn lắm. Thiếu cái hồn của Tết. Ngày còn ở quê hương, mỗi gia đình có tập tục hay tự gói bánh chưng, tuy công việc làm bánh có vất vả lích kích, nhưng mà chuẩn bị gói bánh nấu bánh rất vui, rất Tết. Đêm 28, 29 hay 30 Tết mà cả gia đình ngồi quây quần quanh nồi nấu bánh chưng thì còn gì ấm cúng và hạnh phúc hơn. Mọi tâm sự vui buồn, mọi hàn huyên ấm lạnh quanh bếp lửa đêm cuối năm là không bao giờ và không ai có thể quên. Mỗi người Việt Nam nào, đoan chắc, cũng ôm ấp ít nhiều kỷ niệm nấu bánh chưng ăn Tết. Bếp lửa cuối năm.


    Ông nội tôi cũng là một ông lão có tài gói bánh chưng rất khéo, rất vuông vắn, khít khao, góc vuông góc, cạnh ra cạnh. Ông cứ kể nhiều lần rằng trong những năm 1945-1946, giặc Tây lên càn quét làng quê vào mỗi dịp Tết, trước khi chạy giặc, ông còn dịp dìm một số bánh tét xuống ao trong mấy ngày, vậy mà cả mười ngày sau, trở về, vớt bánh lên ăn, bánh bóc ra vẫn thơm ngon.


    Rồi năm năm tháng tháng qua đi. Khi Việt Cộng lấn chiếm Miền Nam năm 1975, thì nội tôi đã già yếu, mà không hiểu sao, một năm sau đó, vào dịp Tết năm 1977 ông cụ cứ nhất định đòi Tết Tân Tỵ này, ông phải gói bánh chưng một lần nữa, có thể ông đinh ninh đó là lần cuối cùng.


    Từ 2, 3 tháng trước cuối năm, ông đã nhờ chị em và các cô chú trong nhà đi bòn mót mua lén được 10 kí nếp, 3 kí đậu xanh, thịt ba rọi và hành, tiêu, gần Tết may đã mua được dù khó khăn, ông cứ nói với các cháu có khó khăn ăn mới ngon. Lá chuối thì trong vườn nhà đã có sẵn, có nhiều là khác, vì chuối nhà trồng, cây nhỏ trổ ra rất mau và cho vô số lá. Mọi thứ như ngâm nếp và để ráo nước, đậu nấu chín xay nhừ, thịt làm nhân phải làm sẵn từ hôm 28 Tết. Ngày 29 là ngày quan trọng: gói bánh. Chiều cùng ngày là bánh đã gói xong, mọi thứ lá, dây cột, dao, thớt đã thu cất gọn gàng, đồ thừa đã vất bỏ kín đáo.



    Suốt cả ngày hôm gói bánh, phải đóng cổng vườn kỹ, có lúc đóng cả cửa nhà và lối xuống bếp, chỉ là gói bánh vụng, giấu giếm hàng xóm thì ít, mà để che mắt công an khu vực thì nhiều, nên làm gì, nhất cử nhất động phải nhẹ tay và không nói chuyện, cứ gọi là làm bánh chưng « câm »!


    Khen thay ông nội tôi đã già mà còn làm việc lanh tay lẹ mắt và gọn nhẹ, từ xếp lá ra mâm, đổ gạo, đậu, nhân thịt rồi phủ gạo lớp ngoài, cuốn, bẻ lá, ông cụ khéo tay và làm êm ru, không một tiếng động mạnh, tụi tôi toàn làm thợ vịn và thợ nhòm. Thỉnh thoảng ông ngừng tay gói, sửa, chỉnh vài góc cạnh rồi mỉm cười làm tiếp. Tôi phải nể cái ý chí của cụ già. Cụ già đã 78 tuổi mà gói xong cả chục cái bánh khá nặng và đẹp trong có nửa, hơn nửa ngày trời. Khoảng 6 giờ chiều chạng vạng, thì bánh được xếp ngăn nắp, đều, vô một thùng phi nhôm dầy, đó là nồi nấu bánh, đổ đầy xâm xấp nước qua mặt bánh, nồi tổ chảng đặt trên bếp nấu, sau cửa sau nhà bếp. Bên cạnh lò lửa, có hai ba ấm nước quây quanh lò cho nước luôn luôn nóng, để cứ thấy nồi bánh rút cạn, thì chêm thêm nước sôi vô bánh đang nấu.


    Cả nhà tôi lặng lẽ như đang ăn vụng. Mà chưa ăn đã thấy ngon và vui rồi. Chúng tôi quần tụ quanh nồi bánh của ông nội. Cô chú ba, anh chị em tôi, ba mẹ tôi và hai cháu nhỏ gồm cả thảy 11 người. Mọi người hớn hở và không ai nói với ai điều gì, nhưng chúng tôi đều mừng rỡ khấp khởi trong tâm, vì thấy ông nội vui ra mặt, thỉnh thoảng người xoa xoa tay cười, ông cười với nồi bánh tét đang sôi reo vui, ông cười với đàn con cháu và ông cười hình như cả với khoảng không gian kín đáo đồng hành trong ngách bếp, giữa vườn chuối và một bên là tường gạch xây. Vườn chuối sau hè rậm rạp và kín đáo.


    Khuya khuya thì sợ ông mệt, ba mẹ tôi mời ông đi nằm nghỉ. Ba mẹ tôi sẽ trực tiếp canh lửa cho đều, châm nước thêm cho đủ. Ông dặn là nấu bánh khoảng 12 giờ, tới 6 giờ sáng mai mới vớt bánh ra. Chúng tôi không làm ồn, không nói chuyện, nhưng không đứa nào chịu đi ngủ. Ngồi loay hoay nghịch gạt than củi vun gọn một vòng tròn quanh bếp. Con chó Tô Tô mà cả nhà tôi rất yêu quý, từ sớm tới cuối ngày, dường như cảm thấy cái gì đó long trọng lan truyền, nó cũng im re, cứ lởn vởn sau hè và cửa bếp, đi qua đi lại, nằm nghe ngóng động tĩnh. Ông nội rất quý con Tô, ông xoa đầu nó vuốt ve an ủi: « Tội nghiệp Tô Tô, nhà sắp có bánh ăn Tết mà con thì không ăn được, vì là chó mà ăn nếp là dính răng nằm đầu hè! »


    Hồi tối thì ông nội nói con em út tôi cho chó ăn sớm sớm đi và cho nó kha khá đồ ăn ngon vô, vì là ngày Tết mà. Con út cho chó ăn, vuốt ve một hồi rồi mang xích nó ngoài cây cọc vẫn chăng dây phơi quần áo như thường lệ, cạnh đó là một cây chanh sai trái. Con chó rất thích thú, chờn vờn, chơi giỡn với những quả chanh rụng sớm.


    Buổi tối sâu hơn, lối 8 giờ, chị em tôi ra cài then cổng ngoài, thì bất ngờ gặp ba chú bộ đội đi sát bờ rào, họ thấy tụi tôi thì chạy lại nói hớt hải:

    — Mấy em ơi, cho tụi anh xin một nắm lá chanh!


    Em tôi nhanh ý, chặn họ lại, hỏi bâng quơ xem họ xin lá chanh làm cái giống gì. Còn tôi, tôi lăng xăng cản đường:

    — Chờ đấy, chờ đấy, tôi hái cho ít lá chanh, nhiều hay ít đây?

    — Khoảng một nắm tay con nít nhỏ.

    — Đợi, đợi chút, có ngay.


    Tôi bọc vội nắm lá chanh trong miếng lá chuối, xé lẹ tay, rồi tuồn cho họ qua khe hàng rào, họ cũng vội vã đi ngay, có lẽ do bận rộn Tết nhứt mà. Mọi việc êm đềm trôi qua, rồi bánh chưng trên bếp vẫn reo vui đều đều trên bếp lửa ấm áp, lửa than thêm lửa củi thỉnh thoảng bắn lách tách, gợi nhớ một thời thanh bình pháo nổ xa xưa.


    Đến mờ sáng 30 Tết thì tắt lửa, bánh đã chín. Ba mẹ và chú tôi vớt bánh ra, xếp lên chõng, lấy miếng ván đè phía trên rôi khuân vài cục đá xanh nén cho nước thoát ra. 


    Bất ngờ chú ba tôi từ vườn chuối chạy lẹ vào như bị ma đuổi, trên tay chú còn cầm toòng teng sợi dây cột con Tô Tô.

    — Trời ơi, trời, họ bắt trộm mất con Tô Tô rồi!


    Mọi người ngơ ngẩn nhìn nhau, mẹ tôi nói như phát cáu:

    — Họ họ nào, mấy thằng bộ đội xin lá chanh hồi hôm, chúng trở lại ăn trộm chó, chớ ai vô đây!

    — Giờ mình phải làm sao?

    Làm sao? Hu hu, tội nghiệp con Tô! Cha tôi thành thạo:

    — Mình không bắt quả tang thì làm gì được chúng nó? Chúng nó biết cả đấy, biết hết đó. Lũ tinh ma đó, nó để cho mình làm bánh vụng, rồi nó đến ăn trộm chó!


    Tức thời, cô ba tôi lột vỏ một cái bánh chưng còn nóng hổi, bốc khói hừng hực, cô dang tay đập nguyên cái bánh nóng đánh bốp dính chặt vô cột nhà:

    — Đó đó, con phải đập cái này vô bản mặt cái thằng ăn cắp chó cho nó bể toang cái mặt sát nhân hại vật của nó ra! Tội nghiệp con Tô Tô nhà mình quá!


    Ông nội tôi, chừng đến lượt ông, thức giấc và nghe tỏ mọi việc, thì ông đỏ bừng mặt, rồi rưng rưng hai hàng nước mắt, nước mắt của người già coi thiệt nghẹn ngào.


 

Chúc Thanh

(Paris, mùa Xuân 2024)
















Phiếm Luận Về Cây Bưởi  
Thu Lê


Mỗi dịp tết đến xuân về, trên bàn thờ tổ tiên của các gia đình VN hay trên bàn phòng ăn đều không thể thiếu một khay hay một mâm hoa quả.  Người ta thường nói đến “mâm ngũ quả”.  Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, ước muốn những điều tốt đẹp, tươi tắn, đầy hương thơm đem lại bình an cho gia đình. Người ta chọn những quả ngon, quý, đặc biệt trong địa phương hay trong mùa, đặt cho nó nhiều ý nghĩa, và đem chưng trên bàn thờ cách nào cho đẹp, không cứ chỉ giới hạn có 5 thứ quả mà thôi.  Các ý nghĩa được gán cho các quả thì chẳng hạn như: 

Bưởidưa hấu đỏ, căng tròn mát lạnh hứa hẹn một năm mới sung túc và thịnh vượng.
                                                
Hồng thì mầu sắc mạnh mẽ tượng trưng cho thành đạt. Lựu thì nhiều hạt biểu hiện sự sung túc, con đàn cháu đống.  Đào chỉ sự thăng tiến.  

Trong miền Nam thì mãng cầu, sung, đu đủ, nhất là dừaxoài thì khi  phát âm từa tựa như ‘vừa’ và ‘sài’ nên ghép lại cứ như là lời ước “cầu cho sung túc hay vừa đủ sài” là mãn nguyện rồi. 
 
Người miền Nam thì tránh không cúng chuối vì phát âm chữ này nghe như  ‘chúi’ xuống không tốt trong khi mâm quả trong các gia đình người Bắc thì thể nào cũng có một nải chuối xanh thật to để dưới cùng và các quả khác tròn nhỏ để lên trên hoặc xung quanhNgười ta cũng không thích cúng quả cam vào dịp tết nghe như đồng nghĩa với ‘cam khổ, cam chịu’ mà thay vào đó là quít bao hàm ý ‘quấn quít thân thương’.  Các loại quả trên mâm cũng thay đổi thêm bớt tùy theo miền Bắc, Trung, hay Nam hay tùy theo đặc sản có tại địa phương.


 
Nhưng trong các loại hoa quả chưng ngày Tết và dịp tết Trung thu người ta không thể thiếu bưởi. Trong bài này tôi chỉ xin bàn về quả bưởi thôi.
 
Quả bưởi được rất nhiều người ưa thích.  Bưởi được coi là thứ quả có nhiều chất bổ dưỡng nên có trong các món ăn hàng ngày vì có rất nhiều vitamin B,C, và Kali. Cứ mỗi 100 gram bưởi thì có khoảng 40mg Vitamin C, bằng lượng của trái chanh, xếp hàng sau trái xoài (53 grs), có tác dụng nâng hệ miễn dịch, chống cảm cúm và cũng có hàm lượng chất xơ rất cao hỗ trợ cho vấn đề tiêu hóa, ngừa ung thư và bệnh tim đột xuất. 

Bưởi lại chứa rất nhiều nước, có tới 80% nước. Bưởi cũng làm hạ lượng mỡ trong máu, nhất là loại cholesterol xấu (LDL), làm bớt mập. Nếu bạn vào internet tìm thì sẽ thấy nhiều thứ làm bằng bưởi kể cả thuốc uống.  Tuy nhiên nếu các bạn đang uống thuốc gì thì phải cẩn thận vì có vài loại thuốc mà bưởi có ảnh hưởng đến sự công hiệu của thuốc.
 
Bưởi có nguồn gốc từ các vùng Đông Nam Á trong đó có Việt Nam và rất phù hợp với khí hậu VN.  Bưởi có nhiều loại khác nhau tùy theo hình dáng và đặc điểm. Người ta thường trồng bưởi ở trước nhà để cho bóng mát.  Cây có hoa vào mùa xuân và hoa mọc thành chùm, mỗi chùm 5,7 bông mọc ở kẽ lá.  Hoa bưởi màu trắng rất thơm.  Nấu chè thạch trắng mà thêm vài bông bưởi vào thì thật là tuyệt vời…Quả bưởi hình cầu, kích thước thay đổi tùy loại.  Khi quả còn non thì có màu xanh lục nhạt, lúc quả chín thì chuyển thành màu vàng.  Miền Bắc còn có loại gọi là quả BÒNG.  Bòng khác bưởi vì bưởi có vị ngọt và cây chóng có quả hơn.
 
Có nhiều loại bưởi ở Việt Nam và chỉ được biết đến vì nhiều người ưa chuộng. Có loại chỉ nghe nói đến tên nhưng tôi không thấy bao giờ. Xin kể tên một vài loại được biết đến nhiều nhất ở Việt Nam. 
 
Nổi tiếng nhất thì phải kể đến bưởi vùng Biên Hòa, Đồng Nai gọi là bưởi Tân Triều, là một địa danh gần Bửu Long, Biên Hòa. Người ta bảo vùng đó nhiều đất cát nên bưởi ngọt.  Cũng nghe nói đến bưởi ổi là thứ nhỏ, da màu vàng, rất ngọt, và càng để lâu thì càng có nhiều nước, vỏ ngoài có héo cũng chẳng làm sao. Bưởi thanh thì to hơn nhiều, chắc có nhiều acid nên hơi dôn dốt chua.  Bưởi này chắc phải khác với bưởi ở Huế gọi là bưởi Thanh Trà có vị ngọt đậm đà.
 
Cũng nổi tiếng không kém ở miền Nam thì phải nói đến bưởi Năm Roi là đặc sản của tỉnh Vĩnh Long và các tỉnh vùng Hậu Giang.  Quả bưởi Năm Roi thì đầu thon, phần dưới phình to, có dạng quả lê. Lúc đang phát triển thì có màu xanh nhạt, lúc chín thì màu vàng nhạt, có vị ngọt, thanh và mát. Những quả bưởi này vỏ màu vàng, múi nhỏ nhưng các tép thì trắng tươi, vẫn mọng nước và sát vào nhau như cái răng lược mà ngày xưa các cụ gọi là lược “bí” để chải mấy con…chí trên đầu trẻ con! Bưởi Năm Roi hay bưởi ổi ăn vào ngọt lịm, không để lại một chút dư vị ‘the’ hay chua acid ở đầu lưỡi.

Bưởi đường thì có thứ bưởi đường da láng, rất tròn, rất to, múi lớn và tép bưởi mọng lên những nước, và tất nhiên là ngọt, nhưng khác với vị ngọt dịu mà sắt lại của quả bưởi ổi hay bưởi Năm Roi.
 
Loại bưởi da xanh thì gốc ở vùng Bến Tre, đồng bằng Cửu Long, quả hình cầu khá to, vỏ dầy, khi chín thì vỏ màu xanh, có khi hơi vàng.  Thịt giòn và tép màu hồng. Còn loại bưởi da cóc  (để tranh đua với bưởi da láng) thì tôi chưa thấy bao giờ, nghe tên đã thấy xấu xí nên cũng chẳng đi tìm xem hình dáng ra sao…
 
Ở miền Bắc thì phải kể đến bưởi Đoan Hùng, gốc ở tỉnh Phú Thọ, hình tròn dẹt, vỏ màu vàng nhạt có sắc xanh.  Thịt thì trắng ngà, ăn rất ngọt.  Rồi bưởi Diễn (có gốc từ bưởi Đoan Hùng)  gần Từ Liêm, Hà nội nhưng quả nhỏ hơn, rất ngọt. Tép bưởi màu hung vàng óng trông rất bắt mắt.
 
Bưởi Phúc Trạch ở vùng Hưng Khê, Hà Tĩnh (miền Trung) quả hình cầu, hơi dẹt, vỏ ngoài vàng nhạt, trơn láng.  Thịt bên trong màu hồng nhạt, vị ngọt, dễ tách múi. Nhưng bắt mắt nhất phải là bưởi đỏ Luận Văn (cả vỏ, cùi, thịt đều đỏ) ở vùng Thọ Xương, Phú Xuân (miền Trung) vị ngọt có hơi chua nhè nhẹ, nhưng vì màu đỏ đẹp nên rất được chuộng để bày bàn thờ ngày tết và ngày xưa có được đem tiến vua. Ngoài ra còn có nhiều bưởi khác như bưởi Tân lạc, bưởi lông cổ cò v.v. ít người biết tới…  
                                                  
Ở các chợ Mỹ tôi vẫn thấy bán bưởi thứ nhỏ, chỉ nhỉnh hơn quả cam navel một chút và gọi là grapefruit, vỏ màu vàng hay xanh nhạt, bên trong ruột thì màu trắng hoặc hồng sẫm hay nhạt hơn (VN thì gọi là bưởi đào).  Người Mỹ ăn bưởi thì không bao giờ bóc vỏ vì vỏ những quả grapefruit này mỏng quá, các múi bên trong thì  ‘áo’ không đủ dầy để có thể tách ra từng múi và cũng không thể tẽ các tép rời ra được, nên bóc một quả bưởi Mỹ theo kiểu Việt thì thật là vất vả và ướt át.  Vì vậy người ta thường cắt ngang quả bưởi ra làm hai, rắc tý muối và dùng muỗng xúc ăn hay cắt thành từng miếng như cam.  Mình quen ăn bưởi ngọt Biên Hòa chắc sẽ thấy dư vị bưởi Mỹ vừa chua vừa the vừa đắng. Họ cũng gọi những quả bưởi lớn thấy ở chợ Á Châu là pomelo hay pummelo hay Chinese grapefruit
 
Vì đời sống có khó khăn và mức sống không cao so với người Âu Mỹ nên người Việt hay người Á Châu nói chung thường được tiếng là có khả năng biến chế, thích nghi với hoàn cảnh (improvisation), và tận dụng tất cả những gì họ có hay tìm được. Tất cả các thành phần của cây bưởi được chiếu cố là một bằng chứng hùng hồn không kém gì việc làm một bữa cỗ cúng tổ tiên có đầy đủ các món mà chỉ cần có một con gà!
 

Này nhé, những loại bưởi lớn thì tép bưởi mọng nước có thể tách ra dễ dàng để trộn gỏi chung với tôm thịt và các thứ khác trông đẹp và mát mẻ. Vỏ bưởi chứa nhiều tinh dầu có thể đun nước gội đầu làm cho tóc mượt.  Phần vỏ trắng của quả bưởi thì có thể chế biến thành các món ăn chay hay làm mứt bưởi.  Tôi chẳng làm bao giờ nhưng đoán chừng quá trình làm mứt phải qua giai đoạn ngâm vỏ trắng dầy này vào nước vôi hay nước muối cho trong hay hết cay trước khi sên đường chăng? Phần vỏ xanh ở ngoài thì có thể dùng để chà sát vào da đầu cho mọc tóc nếu các bạn già hay rụng tóc. Tôi nghe nói phần này cũng có thể làm ô mai bưởi, chắc cũng phải ngâm muối hay cách nào để nó bớt cay hay trong ra như làm mứt bí?  Rồi còn có vụ nấu chè vỏ bưởi với đậu xanh.  Phần trắng của vỏ bưởi được cắt hạt lựu rồi đem bóp muối, xong rửa sạch rồi trộn với bột năng pha chút nước cho các hạt lựu bưởi này bọc một lần áo bột rồi đun nước sôi bỏ các cục bột bưởi này vào như mình làm sương sa hạt lựu vậy.  Rồi đậu xanh cà bỏ vào cùng với đường cùng nước hoa bưởi là được một nồi chè ngon.  Tôi chỉ nghe nói chứ cũng chưa được ăn bao giờ. Nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn thường bỏ cả cái vỏ quả bưởi vào trong lò, vặn 170 độ để làm một thứ hương liệu tự nhiên, tẩy bớt mùi thịt cá kho hay đồ xào trong bếp VN. 

Hột bưởi thì có thể giã nhỏ ra đắp vào mụn nhọt cho chóng lành.  Hột bưởi đem phơi khô, sâu vào que có thể dùng để đốt đèn như đèn cầy trong những đêm tối trời ở miền quê.  Ông xã tôi kể chuyện ngày xưa đi tản cư, làm gì có dầu bôi đầu cho bóng, bèn ngâm hột bưởi vào một chút nước cho nó sền sệt (chắc là chất pectin?) rồi đem chải lên tóc cho bóng mượt thay “gel”.
 
Còn lá bưởi thì để làm gì? Mình có thể để vài lá vào nồi nấu chung với các thứ khác như lá ngải cứu, lá sả, lá ổi, lá chanh, hột ngò già với vài giọt dầu khuynh diệp, thành một nồi lá thơm nóng bốc hơi để xông khi bị cảm cúm, ớn lạnh, hoặc khi mới ốm dậy phải kiêng tắm lâu ngày, hay các bà mới đẻ phải nhịn tắm theo kiểu cổ VN! Ngồi chùm chăn qua đầu cùng với nồi nước lá thơm nóng bốc hơi thì sảng khoái hơn là phòng hơi khô (sauna) hay ướt (steam room) của mấy trung tâm thể dục. Bây giờ gặp thời COVID thì nồi nước xông này lại càng được các bà con chiếu cố.


Nói đến bưởi mà quên hoa bưởi là một thiếu sót lớn.  Nước hoa bưởi là một hương liệu thông dụng, Các bà nội trợ VN không bao giờ quên cho một vài giọt nước hoa bưởi hay bông bưởi vào nồi chè. Bông hoa bưởi nhỏ nhắn, trắng ngần, cánh nhỏ uốn cong, tạo ra một mùi thơm nhẹ mà lại ngạt ngào. Đã nhẹ nhàng mà lại ngạt ngào, ngan ngát.  Thế có trái ngược không? Vào một ngày nóng nực, bà chủ nhà đem ra một bát thủy tinh đầy thạch trắng đã bào nhỏ thành sợi, với nước đường tinh khiết, bên trên mặt có mấy bông hoa bưởi là mũi mình đã thấy ngay mùi hương thoang thoảng không gian và khách được một chén thạch hoa bưởi thật tươi mát và …đã khát.
 
Đến cái gai nhọn khó chịu nhất của cây bưởi cũng được người ta chiếu cố.  Quãng đời thơ ấu của tôi đầy kỷ niệm..lê la ngoài đường.  Lúc thì đập hột bàng ở sân trường học gần nhà tôi lấy nhân ăn, hay thổi búp đa rơi rụng ở 2 cây đa sân trường làm thành bong bóng nhỏ, hoặc những lần đi qua dẫy bán hàng rong họp chợ nhỏ bên lề đường ở quá trường một tý, tôi thèm rỏ rãi nhìn các hàng bánh rán, bánh dầy đậu, bánh đúc nóng, và…nhất là khi bước qua hàng ốc luộc, ốc gạo hay ốc đĩa thì thế nào cũng phải ngồi xụp xuống mua một đĩa ăn chấm nước mắm gừng và tất nhiên là được bà hàng ốc cho vài cái gai bưởi để ‘khều’ hay ‘nhể’ ốc.  Các bạn đã thấy thèm chưa?
 
Và cây bưởi còn công dụng gì khác ngoài việc cho bóng mát trong ngày hè? Có chứ, nó có một sứ mạng quan trọng nhất trong đời người thanh niên mới lớn kia.  “Nhà nàng ở cạnh nhà tôi” nhưng lại không cách nhau bằng cái dậu mồng tơi xanh rờn mà lại có cây bưởi ở giữa.  Hèn chi chàng thanh niên cứ trèo lên trèo xuống cây bưởi, hái hoa thì chắc cũng có, nhưng chắc chắn là có cớ để nhìn qua sân nhà nàng xem nàng đang làm gì, và chắc cũng có thể bước xuống vườn cà vì tuy vườn cà hơi thấp nhưng nếu sát ngay hàng dậu thưa ngăn cách hai nhà để có thể thấy bóng nàng thấp thoáng.…
 
Trong bài thơ ‘Hương thầm” của PT Thanh Nhàn (?) thì cây bưởi không ở giữa hai nhà mà là ở sân sau nhà cô gái.  “Đôi bạn ngày xưa học chung một lớp. Cây bưởi sau nhà ngan ngát hương thơm.” Vào buổi chia tay để chàng trai đi vào quân đội, người con gái gói chùm hoa bưởi ngan ngát hương thơm vào chiếc khăn tay, ngập ngừng sang nhà bên cạnh.  “Nào ai đã một lần dám nói, hương bưởi thơm cho lòng bối rối.  Cô bé ôm chùm hoa lặng lẽ, nhờ hương thơm nói hộ dùm tôi…Hai người chia tay chẳng nói điều chi mà hương thầm theo mãi bóng người đi…”
 
Ôi! cây bưởi Việt Nam, cây bưởi của Biên Hòa, của miệt vườn, của ba miền Nam Trung Bắc, những cây bưởi nặng chĩu quả như bao nhiêu người đã nặng tình quê hương….
 
Thu Lê

Chúc Tết Cùng Hoa

https://3.bp.blogspot.com/-a12x2QRd9Bs/XFWwHmcdyUI/AAAAAAABC_U/6wHDC6tio4wqlPthXk1wC4MUsFVwrS5LwCLcBGAs/s640/rosse.jpg

Đẹp như hoa Hồng

 

https://3.bp.blogspot.com/-UpVl_wn5JOc/XFWu4-IylLI/AAAAAAABC-g/yDFCcXjJF3oR4BzIshn69NV9zL-ccZc1gCLcBGAs/s640/cu%25CC%2581c.png

Thành công như Cúc

 

https://3.bp.blogspot.com/-Jfflzh7WmsM/XFWxX6g7a3I/AAAAAAABC_c/4LwgR4XUOzQO3LBMtnmps6H8Q8J1zT6pwCLcBGAs/s640/hinhanhhoamai.jpg

Hạnh phúc như hoa Mai

 

https://2.bp.blogspot.com/-OxZDkNfXaa8/XFWvRfp3C3I/AAAAAAABC-4/OEb9AvjboIERxwWUo8bcPgMTM9pjva1FgCLcBGAs/s640/pha%25CC%2581o.png

Phát tài như hoa Pháo

 

https://3.bp.blogspot.com/-7aXXycJUe-E/XFWy5g_fXiI/AAAAAAABC_k/whUe0bem9Rk1JQXkI1rLx80Wnz3OgxIdACLcBGAs/s640/599290.jpg

Độc đáo như hoa Lan

 

https://4.bp.blogspot.com/-vyfIlUrICRI/XFW0rVUvjoI/AAAAAAABC_s/Y7nzuq2C6OYGSxjAXb0TMRdEASn1tP4DACLcBGAs/s640/lilyjpg-060e29fa5fc88227.jpg

An khang như hoa Huệ

 

https://4.bp.blogspot.com/-I4lQrb6CtCw/XFW3qQl15kI/AAAAAAABC_8/cq4ML1h90PwBMsA0RmTyvuSd5toJ4_OgACLcBGAs/s640/huong-dan-lam-toner-cham-soc-da-tu-canh-hoa-sen-trang.jpg

Trí tuệ như hoa Sen


Nam Hàn dùng 2000 cái drone để tạo thành hình một con rồng xanh

Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages