Những câu hỏi vui về Tết Trung Thu: Cung trăng, Chị Hằng, Ngọc Thố & Câu trả lời của ChatGPT - Google Groups (Factcheck)

81 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Aug 27, 2023, 12:47:00 AM8/27/23
to giaitri
Những câu hỏi vui về Tết Trung Thu: Cung trăng, Chị Hằng, Ngọc Thố & Câu trả lời của ChatGPT
image.png
Chúng tôi vừa nhận được các câu hỏi vui dưới đây:
Gần Tết Trung Thu rồi !
Xin các tiền bối giải thích giúp: 
1. Cung trăng là nhà có sổ hồng đứng tên của Chị Hằng hay chú Cuội ?!
2.Chị Hằng giới tính có phải là LGBT ko ?!  vì đám trẻ con lại gọi là ông Trăng!. 
3. Hiện con thỏ mà 2 người trên ấy đang nuôi là thỏ trống hay thỏ mái ?!
Xin đa tạ ạ !

 Xét thấy những câu hỏi trên đầy trí tuệ nhằm góp phần vén bức màn huyền bí về truyền thuyết Tết Trung Thu nên chúng tôi huy động các con ChatGPT và chuyên gia trả lời với kết quả như sau:

Huynh Liên Thanh: Thỏ chắc sinh 1 bầy rùi ah. Em thấy chú Cuội ngồi gốc cây đa thôi, ông này vô gia cư :) hi hi. Theo thuyết mọi vật đều bóng theo thời gian, thì chị Hằng lưỡng tính. Chả thế mà người ta hay hát "bóng trăng trắng ngà"... :) 😘he he. Vui nhé cả nhà
Minh Nguyễn: Vụ này vui, ta hãy kết hợp với các con ChatGPT để giải đáp cho từng câu hỏi. 

Câu 1 : Cung trăng là nhà có sổ hồng đứng tên của Chị Hằng hay chú Cuội?
image.png

Microsof Bing:
Cung trăng là một địa điểm huyền thoại trong truyền thuyết và không có sổ hồng đứng tên của bất kỳ ai. Trong truyền thuyết, cung trăng là nơi ở của Chị Hằng, một nữ thần Mặt Trăng trong thần thoại Trung Quốc. Chú Cuội cũng được cho là sống trên cung trăng, nhưng theo một câu chuyện khác. Theo sự tích, Chú Cuội là một người đàn ông đã vô tình đào được một gốc cây thần và sau đó đã bay lên cung trăng cùng với cây đa của mìnhCả hai nhân vật này đều được kể lại trong các câu chuyện dân gian vào dịp Tết Trung Thu .
Google Bard:
Câu trả lời cho câu hỏi này là không ai. Cung trăng không phải là một tài sản có thể được sở hữu bởi cá nhân hay tổ chức. Nó là một thiên thể tự nhiên, và không thuộc sở hữu của bất kỳ quốc gia hay chính phủ nào.
Trong truyền thuyết Việt Nam, Chị Hằng và chú Cuội là hai nhân vật sống trên cung trăng. Tuy nhiên, họ không có mối quan hệ vợ chồng như nhiều người vẫn nghĩ. Chị Hằng là một tiên nữ, còn chú Cuội là một người nông dân. Chị Hằng đã cứu chú Cuội khỏi chết cháy, và đưa chú lên cung trăng sống cùng. Tuy nhiên, Chị Hằng và chú Cuội không có quyền sở hữu đối với cung trăng. Họ chỉ là những người sống trên cung trăng, và không có quyền gì đối với tài sản của thiên thể này. Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi "Cung trăng là nhà có sổ hồng đứng tên của Chị Hằng hay chú Cuội?" là Không ai.


Minh Nguyễn: Các con ChatGPT này trả lời tuy đúng nhưng có phần hơi lạc đề. Câu trả lời chính xác sẽ là:
Cung trăng hay Mặt trăng là 1 vệ tinh có thực của trái đất chứ không chỉ ở trên truyền thuyết. Trên mặt trăng chỉ có đất đá, không có cấu trúc XD nào để gọi là nhà. 
Theo Điều II của Thỏa thuận quốc tế về không gian vũ trụ ký kết năm 1967 dưới sự chủ trì của LHQ có nói rõ “không gian bên ngoài khí quyển trái đất, kể cả mặt trăng và các thiên thể khác, không thuộc quyền sở hữu của bất cứ một quốc gia nào, dù bằng việc tuyên bố chủ quyền hay bằng việc sử dụng cũng như chiếm đóng”. 
Như thế, Mặt Trăng không thuộc về ai cả, nói một cách khác, Mặt Trăng thuộc về tất cả . Mặc dù có nhiều người tự tuyên bố là chủ nhân sở hữu Mặt Trăng nhưng các “tuyên bố đơn phương” này là không hợp pháp. Do vậy ở Mặt trăng không có sổ hồng hay sổ đỏ gì được ai cấp cho ai.

Câu 2: Chị Hằng giới tính có phải là LGBT ko vì đám trẻ con lại gọi là ông Trăng?
image.png

Microsoft Bing:

Hằng Nga hay Chị Hằng. Trong truyền thuyết, chị Hằng là một người phụ nữ xinh đẹp và tài năng, được chọn làm vợ của Ngọc Hoàng và sống trên cung trăng. Tôi không tìm thấy thông tin nào cho thấy Chị Hằng thuộc cộng đồng LGBT. Về việc đám trẻ con gọi Chị Hằng là ông Trăng, tôi không chắc chắn nguyên nhân của điều này. Có thể đó là do sự hiểu lầm hoặc do sự nhầm lẫn giữa các nhân vật trong truyền thuyết. Tôi khuyên bạn nên hỏi trực tiếp đám trẻ con để hiểu rõ hơn nguyên nhân của việc họ gọi Chị Hằng là ông Trăng.

Google Bar: 

Câu hỏi này có thể được trả lời theo nhiều cách khác nhau.
Theo truyền thuyết Việt Nam, Chị Hằng là một tiên nữ, và tiên nữ thường được coi là nữ giới. Tuy nhiên, trong một số phiên bản của truyền thuyết, Chị Hằng được mô tả là một người rất đẹp, và có thể thu hút cả nam giới và nữ giới. Do đó, có thể nói rằng Chị Hằng là một nhân vật phi nhị nguyên về giới tính.
Ngoài ra, trong tiếng Việt, "ông" không chỉ có nghĩa là nam giới, mà còn có thể được dùng để chỉ những người có địa vị cao hoặc được kính trọng. Trong trường hợp này, việc gọi Chị Hằng là "ông Trăng" có thể được hiểu là một cách thể hiện sự tôn trọng đối với nhân vật này.

Do đó, câu trả lời cho câu hỏi "Chị Hằng giới tính có phải là LGBT không?" là không có câu trả lời chính xác. Điều này phụ thuộc vào cách mỗi người hiểu về giới tính và truyền thuyết về Chị Hằng.

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là Chị Hằng là một nhân vật tích cực trong văn hóa Việt Nam, và không nên phân biệt đối xử với nhân vật này dựa trên giới tính.


Minh Nguyễn: Microsoft Bing trả lời đúng, tuy nhiên việc khuyên bạn nên hỏi trực tiếp đám trẻ con...lại thêm rách việc. Câu trả lời của Google Bar dài dòng, ba phải và trật lất. Câu trả lời chính xác sẽ là....
Theo truyền thuyết VN và TQ, chị Hằng hay Hằng Nga hay Thường Nga là 1 "nữ thần" (Goddess) có dung mạo xinh đẹp phi phàm và còn gọi là nữ thần Mặt trăng. Không có bằng chứng nào cho thấy Nữ thần này trước đây là đàn ông chuyển giới hay thuộc giới LGBT và cũng không có ai gọi Hằng Nga là Ông Trăng. Do vậy nói nữ thần này là "phi nhị nguyên về giới tính" như Bard nói là chuyện bịa đặt. Mặc dù gọi là nữ thần Mặt trăng, nhưng Mặt trăng (ông Trăng) là 1 vệ tinh thuộc hệ mặt trời có trước và khác với Chị Hằng. Chị Hằng chỉ là 1 cư dân ở Mặt trăng như các cư dân khác như: Thỏ Ngọc, người thợ đốn củi Ngô Cương (chú Cuội). Bởi vậy mới có sự tích Hằng Nga bay lên trời và đến Mặt Trăng: "Hằng Nga bôn nguyệt". Chị Hằng và ông Trăng không phải là 1 người mà là 2 thực thể khác nhau.
image.png

Câu 3: Ngọc thố trong truyền thuyết là thỏ đực hay thỏ cái?
image.png
Microsoft Bing: 
Ngọc Thố (tiếng Hán: 玉兔) là một con thỏ huyền thoại trong văn hóa dân gian ở một số nước châu Á và châu Mỹ. Chúng thường được hư cấu là con vật ở trên cung trăng và thường làm nhiệm vụ giã thuốc . Tuy nhiên, trong các truyền thuyết và tài liệu mà tôi tìm thấy, không có thông tin nào cho biết Ngọc Thố là thỏ đực hay thỏ cái. Do đó, tôi không thể trả lời chính xác câu hỏi của bạn. Xin lỗi vì sự bất tiện này.
Google Bar:
Trong truyền thuyết, Thỏ Ngọc thường được mô tả là một con thỏ đực. Tuy nhiên, cũng có một số phiên bản khác cho rằng Thỏ Ngọc là một con thỏ cái. Ví dụ, trong truyền thuyết của Nhật Bản, Thỏ Ngọc được gọi là "Usagi no Okami" (thỏ mẹ), và thường được mô tả là một con thỏ cái đang chăm sóc một đàn con.
Có thể sự khác biệt về giới tính của Thỏ Ngọc là do sự khác biệt trong văn hóa của các quốc gia khác nhau. Ở Trung Quốc, nơi truyền thuyết về Thỏ Ngọc có nguồn gốc, thỏ được coi là loài vật linh thiêng, tượng trưng cho sự trường thọ và may mắn. Do đó, Thỏ Ngọc thường được mô tả là một con thỏ đực, để thể hiện sự mạnh mẽ và kiên cường.
Ở Nhật Bản, thỏ lại được coi là loài vật gần gũi với con người, tượng trưng cho tình mẫu tử. Do đó, Thỏ Ngọc ở Nhật Bản thường được mô tả là một con thỏ cái, để thể hiện sự dịu dàng và chu đáo.
Nhìn chung, không có một câu trả lời chính xác cho câu hỏi Thỏ Ngọc trong truyền thuyết là đực hay cái. Điều này phụ thuộc vào văn hóa và quan niệm của từng quốc gia.


Minh Nguyễn: Như thường lệ con Bard thường trả lời ba phải. Nó nói theo truyền thuyết của TQ (và VN) coi đó là thỏ đực nhưng không đưa ra được bằng chứng. Hãy coi câu trả lời tham khảo dưới đây:
Hai câu chuyện dưới đây nói về sự tích Thỏ ngọc đều nói con thỏ đó là thỏ cái:
1. Trong cung trăng có một con thỏ ngọc màu trắng, đó chính là hóa thân của Thường Nga tức Hằng Nga. Nhân sau khi Hằng Nga đùa giỡn với mặt trăng xúc phạm đến Ngọc Đế nên Ngọc Đế làm cho nàng biến thành con thỏ ngọc; cứ mỗi độ trăng tròn, thường ở tại cung trăng mà giã thuốc để trừng phạt.
2. Xưa kia, có một con thỏ tu hành đã ngàn năm, đắc đạo thành tiên. Nó có 4 con thỏ cái rất dễ thương, mỗi con đều trắng tinh và lanh lợi. Một hôm nọ, Ngọc Hoàng Đại Đế gọi con thỏ đực lên Thiên Cung. Chú thỏ liền từ bỏ vợ con, đạp mây bay lên Thiên Cung. Ngay khi mới đến Nam Thiên Môn, chú thỏ thấy Thái Bạch Kim Tinh cùng các tướng trời đang giải giáp Hằng Nga đi ngang qua. Thỏ tiên chẳng biết chuyện gì xảy ra, bèn hỏi vị thiên thần đang canh gác cổng trời. Nghe xong, thỏ tiên mới biết Hằng Nga bị tội oan, biết sức mình không làm gì được, lại thương cho Hằng Nga phải chịu cảnh cô đơn, lạnh lẽo trong cung trăng, chẳng có ai bầu bạn, rồi chợt nhớ đến vợ con mình, nên thỏ tiên liền bay trở về nhà. Thỏ tiên đem câu chuyện gặp Hằng Nga kể lại cho vợ thỏ nghe và khuyên nên đưa một đứa con lên làm bạn với Hằng Nga. Mặc dù được sự đồng tình của vợ thỏ, mấy thỏ con vẫn không chịu rời xa cha mẹ; nên con nào cũng khóc lóc thảm thiết. Thấy vậy, thỏ tiên bảo rằng: “Nếu như ta cô độc như vậy, các con có đến bầu bạn với ta chăng ? Hằng Nga đã vì bá tánh mà phải chịu lụy hình, chúng ta không biết cảm thương sao ? Này các con ! Chúng ta không nên chỉ nghĩ đến bản thân mình mà thôi.” Sau khi hiểu được tâm nguyện của cha, bầy thỏ con phát nguyện ra đi. Cả nhà quyết định nhường cho con thỏ nhỏ nhất ra đi. Từ đó, thỏ con lên cung trăng làm bạn hằng ngày với Hằng Nga.


MS




Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages