Giá trị của lời động viên đúng lúc, câu chuyện về Thomas Edison (Factcheck) | HCD

24 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
May 14, 2024, 7:08:49 PMMay 14
to giaitri

Giá trị của lời động viên đúng lúc, câu chuyện về Thomas Edison (factcheck)

image.png


Giá trị của lời động viên đúng lúc

Ngày đăng bài viết: 16/06/2017| Thực hiện: PNTC| Chuyên mục: THƯ NGỎ

Nguồn tin và chi tiết: https://globalwoman.vn/gia-tri-cua-loi-dong-vien-dung-luc/

unnamed.jpg


Năm thứ 3 của đại học, một lần, trong thư viện của trường sư phạm nơi tôi đang theo học, tôi đọc được một câu chuyện nhỏ rất hay. Câu chuyện ấn tượng tới mức tôi mới đọc qua một lần mà tôi thuộc ngay lập tức đến từng dấu chấm câu. Câu chuyện rằng:

 

Một ngày nọ, có một cậu bé trở về nhà sau khi tan trường, cậu bé chạy lại bên mẹ mình, trên tay cầm một lá thư. Cậu bé nói với mẹ: “ Mẹ, thầy giáo đưa cho con lá thư này, nói rằng chỉ có mẹ mới có thể đọc nó”. Bà mẹ mở lá thư ra, rưng rưng hai hàng nước mắt khi đọc lá thư cho cậu bé nghe: “Con trai bà là một thiên tài. Trường học này quá nhỏ bé và không có giáo viên nào đủ tốt để đào tạo nó. Xin hãy để nó tự nghiên cứu và học tại nhà”.

Cậu bé đó chính là Thomas Edison

Rất nhiều năm sau, khi mẹ đã qua đời, Edison đã trở thành một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất thế kỷ. Ông ngồi xem lại những vật dụng cũ trong gia đình. Đột nhiên ông tìm thấy một lá thư được gấp kỹ trong góc ngăn kéo bàn. Ông bèn mở ra. Lá thư viết: “Con bà bị thiểu năng trí tuệ, chúng tôi không thể để nó đến trường này được nữa. Nó bị đuổi học kể từ ngày hôm nay”.

Edison đã khóc trong nhiều giờ liền, sau đó viết vào nhật ký:

“Thomas Edison là một đứa trẻ đần độn, nhờ người mẹ anh hùng mà trở thành thiên tài của thế kỷ. Hãy nhớ, một lời động viên đúng lúc có thể thay đổi cả số phận của một con người.”

 Ngay từ phút giây sau đó cho mãi đến tận bây giờ, tôi luôn ứng dụng bài học của câu chuyện này vào cuộc sống. Khi tôi đi dạy học tôi rất ít khi khiển trách học trò. Tôi cố gắng tìm ra những ưu điểm của học trò để động viên chúng. Và kết quả tốt tới mức, có một năm học, tôi nhận một lớp có rất nhiều học sinh học kém và cá biệt, nhưng chỉ sau một học kỳ, với phương pháp lấy lời động viên để dạy bảo các em là chính, lớp học của tôi đã trở thành lớp học sinh giỏi và ngoan nhất trường.

 Sau này có con và đi làm kinh doanh, với việc dạy con và việc điều hành nhân viên, tôi cũng luôn lấy bài học của câu chuyện trên để dạy con và đối xử với nhân viên. Và kết quả tốt thế nào thì không nói, các bạn cũng biết.

Sau nhiều năm, tôi đúc kết được rằng: Một lời động viên đúng lúc có thể trở thành ánh mặt trời sưởi ấm cuộc đời người khác, nó nhóm lên trong sâu thẳm nội tâm người ta một ngọn lửa của sự tự tin và tự tôn. Khi một người bị rơi vào cảnh tuyệt vọng, một lời chỉ bảo, động viên giống như một ngọn đèn soi đường.

 Hãy áp dụng bài học quý giá này cho cuộc sống của bạn nếu bạn đồng cảm.

 Nhà báo Ngọc Hân – Chủ biên Phụ Nữ Toàn Cầu.


Trung tâm Sao Mai cũng đăng bài này:

unnamed (1).jpg

Nguồn tin và chi tiết: https://morningstarcenter.net/goc-phu-huynh/nho-tinh-yeu-vi-dai-va-cau-noi-doi-cua-nguoi-me-cau-be-thieu-nang-da-tro-thanh-nha-bac-hoc-thien-tai.html


Factcheck:
HCD : Thưa các bạn câu chuyện rất hay, như chuyện cổ tích, tiếc rằng gần như không có thật. Snopes nói thế này :

unnamed (2).jpg

Nguồn tin và chi tiết: https://www.snopes.com/fact-check/thomas-edisons-mom-lied-about-a-letter-expelling-her-son-from-school/

HCD tóm tắt bản tin:
Điều gì là sự thật

Thomas Edison được các nhà giáo dục mô tả là "bổ sung" và chỉ dành vài tháng trong một lớp học chính thức trước khi được đưa ra khỏi trường và được mẹ giáo dục. (Thomas Edison was described by educators as “addled” and spent only a few months)

Có gì sai

Mẹ của Edison không nhận được lá thư nào như vậy, và không có bằng chứng nào chứng nhận rằng bà đã nói dối con trai mình về thành tích của cậu bé trong lớp học để bảo vệ cảm xúc của cậu bé.

HCD: Câu chuyện rất hay tiếc rằng không có thật

 

Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages