Thu ca và những sáng tác của nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương (St). Fr: Ngọc Trân

22 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Jul 8, 2024, 7:45:32 PM (8 days ago) Jul 8
to giaitri
Thu ca và những sáng tác của nhạc sĩ Phạm Mạnh Cương 
image.png

Thu ca - Phạm Mạnh Cương
https://www.youtube.com/playlist?list=PLfe9JTtbGcgUGg7XhYG6sExZgL-_ogvWE
image.png

Lạnh lùng sương rơi heo may
Buồn ngơ ngác bóng chim bay
Mây tím giăng sầu đó đây
Ngày đi chiều mang sầu tới
Làn sương chiều thu lả lơi
Tiếng mưa rơi đều trên lối
(Thu Ca)
--o0o--

- Tôi xem lại tập nhạc "Tình Khúc Phạm Mạnh Cương", xuất bản năm 2007, do chính tác giả ở Montreal gởi tặng với dòng chữ còn chưa run và đặc biệt, tuy Ông đã ngoài 70 tuổi. Tập nhạc gồm 26 tình khúc, nhắc nhớ những bài mà tôi còn nhớ rất rõ như Thu Ca, Thương Hoài Ngàn Năm, Thung Lũng Hồng, Tình Yêu Đã Mất ... Xem kỹ hơn nữa thì thấy mùa Thu "ẩn hiện" trong nhiều tác phẩm của Ông: rõ ràng như qua tựa đề các bản nhạc: Thu Ca, Thu Về Trong Mắt Em, Mùa Thu Không Có Em ... hay thấp thoáng đó đây trong lời của các bản nhạc sau:
- Hạt nắng lung linh tím dần, mênh mông Thu vàng ...
(Thung Lũng Hồng)
- Tình yêu rơi như màu lá Thu vàng ngập trên lối đi ...
(Tình Yêu Đã Mất - tức Cho Nhau Lời Nguyện Cầu)
- Em ngồi đếm lá rớt trong công viên buồn
Thu ơi đã về, lòng em thêm xót xa ...
(Như Một Khúc Nhạc Buồn)
Ai nói rằng tình em giá băng
Ai nói mùa Thu hay nhạt nắng ...
(Một Lần Yêu)

- Đọc các bài viết về Nhạc Sĩ Phạm Mạnh Cương, Ông tâm sự thuở còn đi học đã nghe và thích nhạc của Đoàn Chuẩn & Từ Linh. Không hiểu có phải vì thế mà cái mùa Thu "cực kỳ lãng mạn" từ nhạc của Đoàn Chuẩn & Từ Linh đã thấm sâu vào tâm hồn của NS PMC hay chăng? Có lẽ cũng vì đó mà bản nhạc "Thu Ca" đã ra đời vào một mùa Thu khi NS PMC mới ra học trường Cao Đẳng Sư Phạm ở Hà Nội. Một duyên tình cờ may mắn nữa là năm 1980 Ông đến định cư ở Gia Nã Đại, một quốc gia mà mùa Thu nổi tiếng là đẹp vì có nhiều cây phong (maple), lá phong đổi nhiều sắc màu, tô điểm cho vạn vật trước khi vào Đông!
- Ngược dòng thời gian, năm 1966 tôi học Việt Văn ở Trung Học Petrus Ký Sài Gòn với Thầy Phạm Mạnh Cương. Vì ngồi ở bàn đầu nên được Thầy "thương" và cho chép bảng các bài văn để Thầy giảng sau đó. Trong lúc tôi chép bảng thì Thầy thường đi qua đi lại phía trước lớp, thỉnh thoảng ghé bàn của Thầy để ghi chép những suy nghĩ. Tôi còn nhớ Thầy có dáng người nhỏ nhắn, nghệ sĩ, giảng bài rất chậm rãi, nhỏ nhẹ. Trong thời gian dạy học ở Petrus Ký, Thầy còn phụ trách một chương trình nhạc ở Đài Phát Thanh và Truyền Hình. Tôi không thể quên nhạc hiệu từ bài "Thu Ca" của Ban Hoa Thời Đại, dùng để mở đầu và kết thúc chương trình. Bản nhạc hiệu này được hòa tấu theo thể điệu cha-cha-cha nên rộn ràng, vui tươi hơn điệu tango trong bản nguyên thủy. Ngoài guitar, Thầy còn chơi nhiều nhạc cụ khác nhau; hiện giờ Thầy còn thổi cả kèn saxophone nữa! Thầy đã rất thành công khi mở Trung Tâm Tú Quỳnh, sản xuất các băng với nhạc chủ đề như Nhạc Chiều, Hoa Với Nghệ Sĩ, Hương Xa, Những Tình Ca Xứ Huế, Màu Tím Và Tình Yêu, Những Điệu Thu Ca v v Những băng này được soạn thảo công phu, hòa âm mới mẻ với sự cộng tác của những tiếng hát nổi tiếng.
- Nhạc sĩ Phạm mạnh Cương kể.
"Hồi đi học, là tôi đã thích, đã mê nhạc lắm rồi. Tôi nhớ lúc còn đang đi học, trong nhà có một cái radio cổ lỗ sĩ mà cứ ráng bắt cho được những đài Pháp Á, đài Hirondelle ở Hà Nội... Nghe cứ ù ù mà thích lắm. Thời đó tôi mê loại nhạc thời danh của Ðoàn Chuẩn-Từ Linh, nghe được những bài “Tà áo Xanh”, “Dang Dở” hay “Gửi Gió Cho Mây Ngàn Bay” thú vị lắm. Thời ấy làm như mình bị thấm cái nhạc đó cho nên khi sáng tác, mình phải làm sao có cái “air” nhạc cho nó như vậy ..."
- Phạm Mạnh Cương tốt nghiệp Cao đẳng sư phạm Huế; dạy Việt văn, Sử địa và Triết học tại Sài Gòn. Kể từ năm 66, Phạm mạnh Cương có thể coi như là một trong những người đã đưa việc thực hiện băng nhạc vào lĩnh vực kinh doanh dưới nhãn hiệu Tú Quỳnh. Nhạc phẩm "Thương Hoài Ngàn Năm" là nhạc phẩm đầu tiên ông viết tại miền Nam. Phía sau mỗi nhạc phẩm đều ghi dấu một kỷ niệm đã tạo nên nguồn cảm hứng, từ đó ông liên tiếp tung ra những ca khúc: Thung Lũng Hồng, Mắt Lệ Cho Người Tình, Tóc Em Chưa Úa Nắng Hè....
- Tuy nơi Phạm Mạnh Cương có hai con người khác biệt, một con người mô phạm, và một con người nghệ sĩ, nhưng ông không để cho hai sự tương phản đó xáo trộn hoạt động của mình:
"Với tôi, tôi thu xếp đâu ra đó. Dạy học vẫn làm tròn bổn phận của một nhà giáo, còn nghệ sĩ thì hoạt động hoàn toàn là một nhạc sĩ. Có lẽ tôi mang một tính chất nhà giáo để qua hoạt động bên văn nghệ.Tôi quan niệm, lời ca phải làm cho người ta cảm, chứ đừng viết một cách cao xa quá. Hình ảnh trong âm nhạc phải cụ thể, nhưng không phải cụ thể một cách tầm thường, nhưng là một cụ thể có thi vị..."
"Những bài như “Loài Hoa Không Tan Vỡ”, có gì triết lý trong đó đâu. “Thương Hoài Ngàn Năm“ có gì triết lý trong đó đâu, không có. Có một vài bài như bài “Mắt Lệ Cho Người Tình“ thì cũng phong cảnh thôi, như bài “Tóc Em Chưa úa Nắng Hè“ có thể dùng một vài chữ nó có văn chương, bóng bẩy chút vậy thôi, không phải danh từ “triết”
... Mỗi nhạc phẩm là một bức tranh, Thí dụ như bài "Thung Lũng Hồng" tả thung lũng của Ðà Lạt, buổi sáng mặt trời lên đẹp lắm, sương và ánh nắng hồng chiếu. Rồi từ Thung Lũng Hồng đó tôi nghĩ tới Ðà Lạt có thung lũng gọi là Thung Lũng Tình Yêu... thường thường một nhạc sĩ nói về tình cảm dành cho một mối tình chẳng hạn thì làm một bài thôi. Một bài có dính líu đến mối tình đó. Còn đa số nghệ sĩ khi nào cũng có cái tưởng tượng phong phú. Nhiều người cô độc nhưng vẫn viết được nhạc tình yêu rất hay..."
- NS Phạm Mạnh Cương tâm sự: “Trong gia tài âm nhạc khoảng 100 ca khúc của tôi, có 2 bài để đời là Thu ca và Thương hoài ngàn năm. Thu ca viết năm 1953, điệu tango. Lúc này, tôi đang học trường Cao Đẳng Sư Phạm và Cử Nhân Văn Chương ở Hà Nội. Một chiều thu trời buồn man mác, gió heo may se lạnh, tôi thơ thẩn ngang qua trường Trưng Vương, hình ảnh những nữ sinh trong tà áo dài bay trong gió mùa thu Hà Nội đẹp ru hồn làm bật lên giai điệu: Lạnh lùng sương rơi heo may
Buồn ngơ ngác bóng chim bay
Mây tím giăng sầu đó đây
Ngày đi chiều mang sầu tới..."

Thu Ca
Sáng tác Phạm Mạnh Cương
image.png
LỜI NHẠC
Lạnh lùng sương rơi heo may
Buồn ngơ ngác bóng chim bay
Mây tím giăng sầu đó đây
Ngày đi chiều mang sầu tới
Làn sương chiều thu lả lơi
Tiếng mưa rơi đều trên lối
Chiều về gieo thương với nhớ
Lòng người lữ thứ bơ vơ
Nghe lá hoa rụng xác xơ
Chiều Thu về đây lạnh lẽo
Mà sương chiều rơi hắt hiu
Gió xa đưa nhẹ tiếng tiêu
Nhớ ai chiều thu
Nhìn bao lá úa rơi đầy lối
Nhẹ rung tà áo
Làn môi cười thắm như cánh hoa đào
Cách xa vì đâu!
Dù bao lần lá hoa phai màu
Rung chi cành hoa lá
Khi tà dương đã khuất non xa
Mầu chiều Thu reo lá úa
Buồn se sắt nhớ Thu xưa
Tôi biết em chiều gió mưa
Người đi về đâu ngàn lối
Mầu hoa chiều Thu úa phai
Xót xa cho lòng tê tái
Ngập ngừng sương rơi non xa
Chiều Thu giăng lưới cô đơn
Nghe tiếng mưa sầu chứa chan
Mà bóng chiều phai vì đâu
Mưa xóa tình quen biết nhau
Nhắc chi cho lòng đớn đau....!
(Thu Ca)
Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages