Bà Phương Hằng đi tu theo..hạnh gì? Ngã mạn & Khẩu nghiệp
Sỡ dĩ bài này có tựa đề như trên vì trong 1 video, khi so sánh với Thầy TMT, Bà này cho rằng mình đi tu... (?!). Trừ vấn đề "ngã mạn" đã đề cập ở Tập I, ta hãy làm rõ các vấn đề sau:
Hãy quay lại video livestream ngày 17/10 của Bà Phương Hằng (Tập II)
Trích nguyên văn đoạn có liên quan:- Nước sông và nước giếng là hai thế giới khác nhau. Thầy là một người cao cả đi tu theo cái kiểu của thầy, còn tôi là đi tu theo trí tuệ. - Thầy tu theo kiểu từ bi hỉ xả bởi vì là thầy ăn cơm bá tánh mặc đồ như lai. Thậm chí là tất cả những gì thầy làm thì tôi không có tư cách để bàn vô bởi vì tôi là người đời....
- Tôi cho người nghèo, cho trẻ em, bệnh viện. Đó là lý tưởng sống của tôi...
Tư cách đạo đức thuộc cuộc sống riêng tư của bà Hằng ở đây không lạm bàn. Thế nhưng khi so sánh với cách tu của thầy TMT, bà có buộc miệng nói mình tuy là người đời nhưng có đi tu theo trí tuệ. Đây là chuyện đáng nói.
Phát biểu này của bà có lẽ chỉ là lỡ lời vì là 1 người đời ngã mạn thì làm sao có thể có khái niệm tu hành gì được? Các phân tích sau đây để tránh sự ngộ nhận của bà ta hay của ai đó, nếu có.
1. Giới - Định - Tuệ (tóm lược):
Một người được gọi là tu hành theo Phật pháp khi đang và đã thực hành theo 3 bước và cũng là 3 yếu tố nền tảng trong Phật giáo, được xem như là con đường dẫn đến sự giác ngộ và giải thoát.
- Giới là những quy tắc đạo đức mà người Phật tử cần tuân thủ. Việc giữ giới giúp ta kiểm soát hành vi, lời nói và ý nghĩ của mình, từ đó tạo ra một tâm hồn thanh tịnh và bình yên.
- Định là trạng thái tâm tĩnh lặng, tập trung, không bị phân tán. Thiền định giúp ta làm chủ tâm ý, loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực và tăng cường sự tập trung.
- Tuệ là trí tuệ giác ngộ, là sự hiểu biết sâu sắc về bản chất vô thường, khổ, vô ngã của cuộc sống.
Ba yếu tố này có mối quan hệ tương hỗ và tác động lẫn nhau:
- Giới tạo điều kiện cho Định: Khi giữ giới tốt, tâm ta sẽ trở nên thanh tịnh, dễ dàng đi vào trạng thái thiền định.
- Định là nền tảng cho Tuệ: Khi tâm đã ổn định, chúng ta mới có thể quan sát sâu sắc và sinh khởi trí tuệ.
- Tuệ soi sáng cho Giới và Định: Trí tuệ giúp ta hiểu rõ ý nghĩa của việc giữ giới và thiền định, từ đó tạo động lực để tu tập.
Tuệ này hoàn toàn khác nghĩa với sự điều hành khôn ngoan trong kinh doanh, kiếm tiền hay trong cách xử sự khôn khéo đời thường khác.
Bà Hằng nói mình đi tu theo trí tuệ, làm cho người ta lầm tưởng rằng tuệ đây là Tuệ theo ý nghĩa tu hành ở Phật pháp và đi tu như vậy là bỏ qua 2 giai đoạn đầu cốt lõi là Giới và Định. Thực ra không phải như vậy, ai cũng có thể hiểu được qua đối chiếu thực tế với con người bà, xin không nói thêm.
2. Làm việc từ thiện, nhân đạo có phải là tu?
Việc làm nhân đạo như bố thí, cúng dường, cho tiền giúp đỡ người khác là một hành động cao đẹp và đáng được khuyến khích và là một phần quan trọng trong quá trình tu tập, nhưng nó chưa phải là tất cả mà chỉ là một phương tiện để giúp chúng ta rèn luyện tâm hồn và tiến gần đến mục tiêu giác ngộ.
Tuy nhiên, để xem việc làm nhân đạo là tu tập, phải có các yếu tố cần có sau:
- Động cơ: Việc làm nhân đạo phải xuất phát từ lòng từ bi chân thật, không phải vì muốn được đền đáp hay danh tiếng.
- Tâm thái: Khi làm việc thiện, chúng ta cần giữ tâm bình an, không sân hận, không so sánh.
- Kết hợp với các pháp tu khác: Bố thí chỉ là một phần của quá trình tu tập. Để đạt được giác ngộ, chúng ta cần kết hợp với các pháp tu khác như thiền định, tụng kinh, giữ giới...
Có 1 bài đăng trên Facebook và 1 video Youtube có liên quan đáng để suy ngẫm (xin được trích):
TỪ THIỆN KHÔNG NÊN BIẾN THÀNH CUỘC CHƠI CỦA CÁI TÔI
Làm từ thiện với tấm lòng chân thành luôn đáng được trân trọng và ủng hộ. Tuy nhiên, việc lợi dụng hoạt động thiện nguyện để thỏa mãn những ẩn ức cá nhân hay nuôi dưỡng cái tôi vĩ cuồng là điều đáng lo ngại.
Sự giàu có về vật chất không đồng nghĩa với đẳng cấp hay tư cách đạo đức. Tiền bạc, kim cương hay sự tung hô của đám đông không thể biến một cá nhân thành chân lý hay "mẹ thiên hạ". Thay vào đó, những hành động và ngôn từ xấu xí có thể gây tổn hại lớn cho cộng đồng, làm lu mờ những việc tốt đã làm trước đó.
Mong rằng các cơ quan chức năng sẽ sớm đặt ra những giới hạn cần thiết để ngăn chặn những hành vi lệch lạc, bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng. Đồng thời, công chúng cũng cần tỉnh táo nhận định, không bị cuốn theo những trào lưu thiếu lành mạnh trên mạng xã hội.
Niềm tin vào sự công bằng và minh bạch của xã hội vẫn còn đó. Hy vọng rằng mọi hoạt động từ thiện sắp tới sẽ diễn ra trong tinh thần tích cực, không bị ảnh hưởng bởi những yếu tố tiêu cực. Bởi lẽ, đất nước này không thuộc về riêng ai.
3. Khẩu nghiệp:
Khẩu nghiệp là một khái niệm trong Phật giáo, chỉ những hành động sai trái, tiêu cực tạo ra bằng lời nói. Nói cách khác, đó là những lời nói mang tính chất tiêu cực, gây tổn thương cho người khác hoặc tạo ra những hậu quả xấu.
Đây là một hành vi không chỉ gây tổn hại đến mối quan hệ giữa người với người mà còn ảnh hưởng đến tâm lý, tinh thần của cả người nói và người nghe.
3.1. Các loại khẩu nghiệp thường gặp:
- Nói dối: Việc không nói thật, gian dối gây mất lòng tin và tạo ra những hiểu lầm không đáng có.
- Nói hai lưỡi: Nói những điều trái ngược nhau, gây chia rẽ và mâu thuẫn giữa mọi người.
- Nói lời độc ác: Nói những lời cay nghiệt, châm chọc, xúc phạm làm tổn thương nhân phẩm hay lòng tự trọng của người khác.
- Nói lời thêu dệt hay bịa đặt: Nói những điều không có thật gây ra những hiểu lầm và đổ lỗi cho người khác.
- Nói lời tán tụng mình: Khoe khoang, tự cao tự đại, xem thường người khác.
- Nói lời phóng đại, thậm xưng: Nói quá lố vượt hơn sự thực nhằm mục đích tô vẽ mình hay ca tụng, nói xấu người khác.
3.2. Các loại khẩu nghiệp làm hại người khác:- Chửi bới, lăng mạ, phỉ báng: sử dụng những từ ngữ thô tục, xúc phạm nhằm tấn công danh dự, nhân phẩm của người khác.
- Miệt thị: Phân biệt đối xử dựa trên giới tính, chủng tộc, tôn giáo, hoặc các đặc điểm khác.
- Bêu xấu, nói xấu: Lan truyền thông tin sai lệch, vu khống, làm tổn hại danh dự của người khác. Công khai những lỗi lầm, khuyết điểm của người khác một cách thái quá.
- Nói dối: Bịa đặt, dàn dựng những câu chuyện không có thật để gây tổn hại đến người khác.
- Châm chọc, chế giễu: Sử dụng những lời nói mỉa mai, hài hước để làm tổn thương người khác.
4. Khẩu nghiệp của bà Phương Hằng đã tạo nên những tổn hại gì cho xã hội?
Chủ yếu theo vụ án bà Nguyễn Phương Hằng
1. Tố cáo người không đúng sự thực: tố cáo ông Võ Hoàng Yên lừa đảo nhưng cơ quan điều tra xác định không có dấu hiệu phạm tội.
2. Tổ chức các buổi livestream để xâm phạm bí mật đời tư, làm ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của nhiều người:
Danh sách đến 10 người theo cáo trạng vụ án: Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sỹ Hoài Linh), Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sỹ Vy Oanh), bà Ðặng Thị Hàn Ni (nhà báo, thạc sỹ luật Hàn Ni), ông Huỳnh Minh Hưng (ca sỹ Ðàm Vĩnh Hưng), bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sỹ Thủy Tiên) cùng chồng là Lê Công Vinh, ông Nguyễn Đức Hiển (Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật TP. HCM), bà Ðinh Thị Lan, bà Lê Thị Giàu, bà Trương Việt Hà.
https://kiemsat.vn/vksnd-tp-hcm-hoan-tat-cao-trang-truy-to-bi-can-nguyen-phuong-hang-va-cac-dong-pham-66049.html
Chưa kể nhiều người khác (ngoài vụ án) bị réo tên: Trấn Thành, Hồng Vân, Lương Thế Thành, Thúy Diễm...
Và 2 vụ khác chưa được làm rõ có phải là hành vi phạm tội không hay là vu khống:
- 1 bà già bị cho là người Việt Tân phái đến...(livestream ngày 20/10)
- 1 người ở được cho là đã cho bà Hằng uống thuốc nên thay đổi tâm tính (không phải bà Hằng nói mà theo 1 video tiết lộ của ông Dũng, chồng bà)3. Đẩy người ta vào con đường tù tội:
Khởi xướng, chỉ đạo, rủ rê các người khác phạm tội: Đặng Anh Quân ( 2 năm tù), Nguyễn Thị Mai Nhi, Lê Thị Thu Hà và Huỳnh Công Tân (mỗi người 1 năm tù).
4. Là nguyên cớ làm nhiều người bất mãn, hay bị xúc phạm mà phản kích và phải vào tù: Luật sư Trần văn Sỹ (2 năm tù), Luật sư - nhà báo Hàn Ni (18 tháng tù).
5. Mắng cả người đã chết: ca sĩ Phi Nhung
6. Xúc phạm đạo Công giáo và sau đó đã phải xin lỗi
Theo đó, bà kể câu chuyện một tên trộm đến với một linh mục để xưng tội. Anh này xưng tội ăn cắp chiếc xe đạp. Sau khi nghe tên trộm xưng tội ăn cắp chiếc xe đạp xong, linh mục nhận ra rằng tên trộm ăn cắp chính chiếc xe đạp của mình nên vị linh mục đó nói tục, chửi thề thằng ăn trộm này một cách không thương tiếc. Khi kể câu chuyện, bà còn khẳng định: “Chuyện này có thật nghe quý vị”.
Còn nhiều vụ mắng chửi tục tĩu và ăn nói thô tục khác trong rất nhiều videos không thể liệt kê hết!