Bàn về văn hoá "cởi giày". Quốc gia nào trên thế giới theo nền văn hoá "cởi giày" | HCD

27 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Jul 8, 2024, 7:02:09 AM (9 days ago) Jul 8
to giaitri
Bàn về  văn hóa "cởi giày". Quốc gia nào trên thế giới theo nền văn hóa "cởi giày" 
image.png


Kính thưa quí bạn, tôi nhận được những email trich sau đây trực tiếp và qua diễn đàn (groups) đông người, có nghĩa là những bằng hữu post vào ý nghĩ của mình công khai.

Do đó tôi mạn phép trích lại vào đây để các bạn cùng đọc (chữ đen)

Khởi đầu một vị gởi bài văn hóa "cởi giày"của nhà văn Huy Phương

Văn hoá "cởi giày" - Huy Phương 

image.png


Từ ngày sang Mỹ tôi không bao giờ sắm những đôi giày có dây. Thật là phiền phức khi vào nhà người khác phải đứng lom khom, chân co chân duỗi để tháo chiếc giày ra, trước khi bước vào nhà, cho vừa lòng gia chủ. Với đôi giày không dây, chỉ cần tuột ra hay xỏ vào nhanh chóng rất tiện lợi. Có hôm chưa kịp cởi giày, đang bận bắt tay bắt chân thì bà chủ nhà đã thẳng thừng gọi ông chồng: “Anh nhắc mấy ông bạn cởi giày ra!”

Có nhà lại cẩn thận treo một cái bảng nhỏ ở ngay cửa bằng tiếng Anh, còn hơn là ở cửa chùa hay nhà thờ Hồi Giáo: “Take off your shoes before entering!” Làm như gia đình này suốt năm chỉ tiếp toàn khách Mỹ. Khách Việt không biết tiếng Anh chắc phải nhờ chủ nhà phiên dịch, nhắc nhở.

Liệu khách đến thăm có dị ứng với loại bảng “chào mừng quan khách” này không? .....


HCD : Bài tạp ghi của nhà văn Huy Phương còn dài, trên đây chỉ là phần mở đầu. Các bạn muốn đọc nguyên bài thì vào đây : https://www.nguoi-viet.com/nhin-tu-little-saigon/Van-hoa-coi-giay-2823/

 

image.png

Sau đây là các ý kiến thảo luận: :
AM: Nhà chúng tôi có lệ như tòa Bạch Cung, White House của Hoa Kỳ vậy, không một người khách nào vào nhà phải cởi giày ra. Nếu có người nào lở đã cởi giày ra thì Bà chủ nhà sẽ cầm đôi giày của khách đem vào để cạnh chân khách và bảo phải mang vào đi và kèm thêm câu nói " Nhà là để phục vụ cho con người, chứ không phải con người phục vụ cho nó quá mức như vậy. Tòa Bạch Ốc có bắt khách cởi giày ra đâu ?

TNN: "Tòa Bạch Ốc có bắt khách cởi giày ra đâu ?"

Tòa nhà Bạch ốc không bắt khách cởi giầy bởi vì có hàng chục người lau chùi, tẩy trùng mỗi ngày, mỗi giờ. Phí tổn do dân đóng thuế đài thọ và là "tiền chùa"
Nhà tôi thì ngược lại, khách mang giày dơ bẩn, dính phân chó, phân mèo vào nhà, thúi bể lỗ mũi, tui phải cong lưng lau chùi. Mệt quá! Ai trả chi phí này ? It's me! Đó là "logics".
Vậy thì, cởi giầy hay không là tùy theo sự nhận thức của mỗi người. Nếu xem người chủ nhà là thứ "hạ cấp", "đồ chết tiệt" thì cứ ung dung mang giày vào nhà. Ngược lại, thì phải tôn trọng chủ nhà một chút, đó là phép lịch sự phải không ?

NMH: Nhập gia tùy tục, nhập giang tùy khúc. Tôi không bao giờ dám nghĩ tôi luôn đúng, tôi phải, người khác phải giống mình.

Cũng tùy theo nhà lót thảm, hay gỗ hay lát gạch. Làm đẹp lòng chủ nhà và tế nhị thì mới giữ được tình thân hữu dài lâu.

Cũng có chủ nhà muốn khách cởi giày nhưng vì lịch sự không nói lời yêu cầu, nếu họ để vài đôi dép cho khách thì mình cũng nên hiểu, thế thôi.

ML: Ở Pháp không có "văn hóa cởi giày" nên khi sang Mỹ, có lần đi với người real estate agent đi tìm nhà thấy nhà kia mới trông bên ngoài được quá, tính vào xem.

Nhưng khi tới cửa, thấy treo cái bảng phải "hạ giầy " thì ML nói "thôi, không vào nữa". Người agent hỏi tại sao, ML nói "tôi chưa bao giờ phải cởi giày khi vào nhà nào cả, nhà này bắt cởi giày nên tôi không vào!"

Sau một thời gian sống tại Mỹ tôi thấy đến chơi nhà bạn Mỹ, các đồng nghiệp của ông Xã tôi, chưa có nhà nào phải cởi giầy dù nhà họ lót thảm nhưng nhà VN thì có! Người Mỹ họ lót thảm nhưng mỗi tuần đều có người tới clean nên lúc nào cũng như mới, dù mọi người đi giày vào.

Tôi thấy rằng, nếu nhà lát gạch bông, lót ván (thật hay giả) thì không nên bắt khách khứa phải cởi giày. Trái lại có nhà lót thảm dày, màu sáng thì mình cũng ngại khi bước vào vì gót giày in dấu trên thảm (dù giầy rất sạch nhưng in dấu giầy, không phải vết bẩn). Lần sau có được mời cũng tìm cớ thoái thác:

Vì vậy khi tôi mua nhà (2 lần) thì điều đầu tiên làm là thay tất cả thảm bằng cách lót ván trừ các phòng ngủ, và tôi chưa hề nói bạn bè đến chơi phải cởi giày bao giờ cả. Ông Xã tôi vẫn nói "Mình quý bạn hơn cái thảm chứ!" tuy nhiên có những bạn hễ vào nhà là cởi giày, có nói đừng cởi thì bạn trả lời "quen rồi, cởi giày cho mát chân " thì cũng chịu thôi.

Nhưng phải thủ thật rằng đôi khi nhìn hình chụp tại nhà của một số người, các bà các cô ăn diện quá trời, các ông thì complet cà-la-wách nhưng nhìn xuống chân thì đều đi chân đất, chán thì thôi!

PN: Nhập gia tùy tục, nếu muốn khách cởi giày thì chỉ mời những người thân quen ăn mặc thoải mái, còn những người kiểu cách thì không. Còn những người cao sang kiểu cách thì một là ra nhà hàng ăn, muốn nhảy nhót thì ra vũ trường, tùy theo tuổi tác mà lựa nơi vũ trường thích hợp. Người Việt khi ra ngoài quốc có khả giá những đầu óc còn quê mùa nên không phân biệt được nói ăn, chơi, tiếp khách ở các nước ngoài. Ngày xưa tôi còn nhớ một ông sĩ quan tùy tùng VNCH đi công vụ nước ngoài vứt thuốc lá xuống thảm đỏ để dụi trong phòng khánh tiếp!

 

HCD : Các bạn hỏi tôi nghĩ sao à?
Bí mật, nhưng các nhà khoa học nghĩ sao? Thưa họ nghĩ thế này:

Mang giày trong nhà có sao không?

Hầu hết các đôi giày đều mang vi trùng và độc tố có hại, vì vậy tốt nhất chúng nên để ở cửa (hoặc bên ngoài). Vì vậy, cách tốt nhất để bước qua nhà của bạn (hoặc nhà người khác) là gì?

Bác sĩ nội khoa Daniel Sullivan, MD, chia sẻ tin tức và "ewwws" về đôi giày của bạn - và tại sao tốt nhất là đá chúng ra khỏi cửa.
Giày của bạn có vi khuẩn gây bệnh trên chúng
"Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hầu hết các đôi giày đều có chứa hàng triệu vi khuẩn", Tiến sĩ Sullivan nói. "Các vi trùng bạn mang vào nhà có thể sống trên sàn nhà của bạn trong nhiều ngày hoặc lâu hơn. Sau đó, nếu bạn chạm tay vào và sau đó chạm vào mặt bạn, vi trùng có thể xâm nhập vào bên trong cơ thể bạn.
Tin tức “thô thiển” hơn: Dù cho bạn kiểm tra nhanh đế giày (có dơ hay không) cũng không đủ để tránh mang vi khuẩn. Mà dù cho cả khi bạn không đạp vào vật dơ bản đi nữa, thì vi trùng cũng có khắp mọi nơi công cộng nào, từ cửa hàng tạp hóa đến trung tâm mua sắm hoặc nhà vệ sinh công cộng (yuck), là nơi có một đàn vi khuẩn sẵn sàng dính vào dép, giày thể thao, giày cao gót và ủng của bạn. Và một số vi khuẩn này có thể mang lại bệnh tật cho con người.Khi các nhà khoa học kiểm tra đế giày, họ đã tìm thấy hàng trăm loại vi trùng khác nhau, bao gồm:
• Staphylococcus aureus kháng methicillin (MRSA), một siêu vi khuẩn kháng kháng sinh thông thường và có thể gây nhiễm trùng đe dọa tính mạng.
• Escherichia coli (E. coli), vi khuẩn sống trong đại tràng của bạn và có thể gây tiêu chảy và các bệnh nhiễm trùng khác.
• Clostridioides difficile (C. diff), một loại vi khuẩn có thể gây tiêu chảy nặng, đe dọa tính mạng và viêm đại tràng.

Thế thì Văn hoá "cởi giày" ở các quốc gia khác ra sao?
Thưa đây là danh sách các quốc gia có “văn hóa cởi giày”:
India, Afghanistan, Pakistan, Iran, Turkey, Japanese, China, Korea, Vietnam, Malaysia, Thailand, Burmese, New Zealand, India, Afghanistan, Pakistan, Iran, Turkey...
Northern Europe, Scandinavia, Baltics.... Asia, Eastern Europe, Middle East... Lebanon, Palestine, Jordan, Caribbean countries....
Còn nhiều lắm các bạn ơi kể hoài còn hoài.

 

Còn Âu Châu thì sao?


Ở Bắc Âu, Scandinavia và Baltics, hầu hết mọi người đều coi là mất vệ sinh và thô lỗ khi mang giày khi vào nhà, đặc biệt là mang ủng hoặc giày đi bộ ngoài trời.


Đại khái không phải tất cả các gia đình trong một quốc gia chọn phía nầy hay phía kia, nhưng những nơi có tên trên thì người chọn Văn hóa "cởi giày" đông hơn.

Nhưng cũng có nơi hầu hết mọi nhà đều áp dụng Văn hóa "cởi giày" như Nhật bản, Ấn độ, Thái lan, Afghanistan, Pakistan...

 

Câu hỏi chót: Người Mỹ có theo văn hóa Văn hóa "cởi giày" không?
Thưa câu trả lời thế này: (theo thống kê nghe các bạn, không phải đoán mò đâu)

Bạn có cởi giày khi đi vào nhà mình hay không là tùy bạn. Yêu cầu khách cởi giày có thể là chuyện “khó xử” hoặc thậm chí là thô lỗ. Trên thực tế, cùng một cuộc thăm dò của CBS News / YouGov cho thấy hầu hết người Mỹ cởi giày khi vào nhà mình, đồng thời cũng thấy hơn 3/4 người Mỹ không yêu cầu khách làm điều tương tự

HCD: Kết luận ra sao?
Thưa tui không biết.
Các bạn còn nhớ loạt phim dạy trẻ con và người lớn của Mister Rogers' Neighborhood không ?
Đoạn khởi đầu của hàng mấy trăm video đều là thay áo khoác và thay giày khi vào nhà.

https://youtu.be/AQS3JGqx46U?list=PLa8HWWMcQEGQFcjbc_KqWjqH-8v8tQ3D4

 

 

Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages