Tác dụng trị bá chứng của Bí đỏ và các loại thảo mộc, rau củ (Factcheck)

26 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Oct 9, 2023, 3:40:41 AM10/9/23
to giaitri
Tác dụng trị bá chứng của bí đỏ và các loại thảo mộc, rau củ (Factcheck)
image.png

Chúng tôi vừa nhận được thông tin sau đây. Vì nghi ngờ nên sẽ factcheck với sự tham khảo ý kiến các AI

z4766582097131_24dd93945c39da188366d76f91cdfb4a.jpg  z4766582100702_4c5b3c04b0722129e7e84fb42cb9e35f.jpg z4766582103322_ff0be46d57e56f9f027ec237bc5086fa.jpg z4766582113530_aa7f491dad42027f5800b669aa64bb24.jpg z4766582119104_05de22bdad10d82dad47d1103e2ff49c.jpg
z4766582116781_3136ee0049242e7171392663c5b6c588.jpg z4766582125548_fa5d3f2e3eb3b25d7e94b9b3cbbd58f9.jpg z4766582125550_d1cb294f8bafb40c88638c36672e48ba.jpg z4766582162456_02c7785b4aad3e70d72b0d1f35786701.jpg

Minh Nguyễn: Bí đỏ bổ dưỡng tuy nhiên nếu dùng như thuốc để trị bệnh theo kiểu dân gian thì hãy coi chừng
Mỹ Dung: Nhiệt độ cao thì mật ong không còn là mật ong nữa....

Tham khảo ý kiến của các AI (ChatGPT): Bí ngô có tác dụng trị bệnh không?
Google Bard:
Bí đỏ là một loại thực phẩm có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, bao gồm vitamin A, vitamin C, kali, chất xơ và chất chống oxy hóa. Những chất dinh dưỡng này có thể giúp hỗ trợ điều trị một số bệnh, bao gồm:
Tăng cường hệ miễn dịch: Bí đỏ chứa nhiều beta-carotene, chất mà cơ thể chuyển hóa thành vitamin A. Vitamin A là một chất dinh dưỡng quan trọng giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng.
Tốt cho mắt: Bí đỏ chứa nhiều beta-carotene và lutein, hai chất chống oxy hóa có thể giúp bảo vệ mắt khỏi các tổn thương do ánh sáng và giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.
Tốt cho tim mạch: Bí đỏ chứa nhiều kali, chất giúp điều chỉnh huyết áp. Huyết áp cao là một yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch.
Tốt cho tiêu hóa: Bí đỏ chứa nhiều chất xơ, chất giúp thúc đẩy nhu động ruột và ngăn ngừa táo bón.
Giảm cân: Bí đỏ chứa ít calo và chất béo, nhưng lại giàu chất xơ. Điều này khiến bí đỏ trở thành một lựa chọn lành mạnh cho những người đang muốn giảm cân.
Tuy nhiên, bí đỏ không phải là một loại thuốc và không thể chữa khỏi hoàn toàn các bệnh này. Để điều trị bệnh hiệu quả, cần kết hợp với các phương pháp điều trị khác theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bí đỏ cũng có thể có một số tác dụng phụ, chẳng hạn như:
- Sử dụng quá nhiều bí đỏ có thể dẫn đến thừa vitamin A, gây ra các triệu chứng như buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt và thay đổi thị lực.
- Những người có tiền sử bệnh thận nên hạn chế ăn bí đỏ vì bí đỏ chứa nhiều kali, có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về thận.
Nhìn chung, bí đỏ là một loại thực phẩm lành mạnh và có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, cần lưu ý sử dụng bí đỏ một cách hợp lý để tránh các tác dụng phụ.
* Ở đây ăn bí đỏ nhiều quá có thể bị đau đầu, chóng mặt chứ không phải trị các chứng trên 😂
Monica:
Bí đỏ là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng và có nhiều công dụng cho sức khỏe. Nó chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường hệ miễn dịch, bảo vệ tim mạch và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên, bí đỏ không phải là thuốc và không thể trị được bệnh. Nếu bạn có vấn đề về sức khỏe, hãy tìm kiếm sự tư vấn của bác sĩ để được khám và điều trị đầy đủ và chính xác nhất.
Bing ChatGPT: 
Bí đỏ không phải là thuốc, nhưng nó có nhiều lợi ích cho sức khỏe có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh. Bí đỏ chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng, bao gồm vitamin A, C và E, magiê, và kali. Nó cũng là một nguồn chất xơ tốt.
Tuy nhiên, dù bí đỏ có nhiều lợi ích sức khỏe, nhưng nó không thể thay thế cho việc điều trị y tế chuyên nghiệp. Nếu bạn đang gặp phải vấn đề về sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi thay đổi chế độ ăn uống hoặc bắt đầu một chương trình điều trị mới.

Lưu ý chung của chúng tôi:
Có nhiều bài báo nói về tác dụng trị bá bệnh của các loại thảo mộc, rau củ nào đó trên thế giới hay của VN. Tất cả hầu như đều là tin đồn thất thiệt vì các lý do sau:
1. Không có loại thảo mộc nào trị bá bệnh vì nếu có khoa học đã khám phá ra từ lâu và bào chế ra thuốc tiên này rồi.
2. Trong các loại thảo mộc đó tuy 1 số có chứa dược chất trị 1 số bệnh nhưng có hàm lượng dược liệu rất ít. Muốn có đủ hàm lượng dùng để trị bệnh phải ăn vào rất nhiều, TD cả trăm Kg và ăn liên tục nhiều ngày hoặc trích xuất điều chế ra thành hoạt chất tinh chất thì mới có thể làm thuốc được. Ngay cả thuốc Đông y khi uống cũng phải sắc ra và dùng lâu dài mới có hiệu quả.
3. Nên nhớ là tất cả các thảo mộc, rau củ nếu ăn vào nhiều 1 loại thay thế cho các thứ khác thì sẽ bị mất cân đối dinh dưỡng và có thể phát sinh ra tác dụng phụ có hại, trừ 1 số ít loại như lương thực: gạo, bắp …
4. Có nhiều cuộc thí nghiệm khám phá ra loại hoạt chất trị bệnh ở thảo mộc được tung lên mạng coi là thần dược. Nhưng coi kỹ phần lớn các cuộc thực nghiệm này chỉ ở trong phạm vi hạn hẹp của phòng thí nghiệm như:
image.png
- In silico: thực nghiệm trên mô phỏng máy tính
- In vitro: thực nghiệm trong ống nghiệm
- In vivo: thực nghiệm trên động vật như chuột, khỉ…
Nhưng chưa có cuộc thí nghiệm lâm sàng (clinical trials) nào để kết luận là có hiệu quả để trị bệnh cho người.

Trong đại dịch vừa qua nhiều vị, trong đó có các bà nội trợ và các lang y vô danh, lên mạng phổ biến, ca tụng về các loại thuốc dân gian coi là phương thuốc bí truyền, thần dược trị Covid-19 như: hạt đậu lào, đậu nọc, tỏi gừng, nước cốt chanh, dấm táo, trà xanh…Nhưng như tất cả đều biết nếu không có thuốc chủng ngừa Covid-19 thì tất cả chúng ta đều đã gặp nguy khốn.

MS

Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages