Có nên cởi giày trước khi vào nhà? & Vi khuẩn C. diff | Minh Đỗ Texas

34 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Apr 12, 2024, 11:39:00 PMApr 12
to giaitri

Có nên cởi giày trước khi vào nhà? Một loại vi khuẩn độc hại có thể bám trên giày của bạn


Amy Denney
Amy Denney


Các nghiên cứu kiểm tra vi khuẩn gây bệnh trên đế giày cho thấy thói quen cởi giày trước khi vào nhà có thể làm giảm sự lây nhiễm


Có nên cởi giày trước khi vào nhà? Một loại vi khuẩn độc hại có thể bám trên giày của bạn


image.png

Nhiều người trong chúng ta có thể vô tình vận chuyển một loại “siêu vi khuẩn.”

Nhiễm vi khuẩn Clostridium difficile (C. diff) từng được coi là một bệnh truyền nhiễm liên quan đến [hệ thống] chăm sóc sức khỏe vì người bệnh bị nhiễm từ bệnh viện hoặc cơ sở chăm sóc sức khỏe. Vi khuẩn C. diff dễ lây truyền và gây tử vong ở những người có hệ miễn dịch bị suy giảm do tuổi tác hoặc do sử dụng kháng sinh gần đây. Nhiễm vi khuẩn C. diff gây viêm đại tràng dẫn đến sốt và tiêu chảy nặng lên tới 15–30 lần mỗi ngày.

image.png


Các nghiên cứu mới hơn đã thách thức quan điểm cho rằng vi khuẩn C. diff chủ yếu được tìm thấy và lây truyền trong bệnh viện. Trên thực tế, nghiên cứu đang diễn ra tại Đại học Houston cho thấy vi khuẩn C. diff có mức độ gần như giống nhau trong và ngoài cơ sở chăm sóc sức khỏe, và trong tất cả các vị trí được xét nghiệm, và đế giày nơi tỷ lệ dương tính cao nhất ở mức 45%.

Không còn nghi ngờ gì nữa, đôi giày của chúng ta đang đóng vai trò như một “siêu xa lộ” thu hút những kẻ quá giang mang mầm bệnh đến khắp mọi nơi chúng ta đi qua. Ngày càng có nhiều bằng chứng nhấn mạnh rằng phương thức lây truyền vi khuẩn thường bị bỏ qua này có liên quan đến một thói quen không phải ai cũng sẵn sàng thay đổi—đi giày trong nhà. Mặc dù là một thói quen ở nhiều nền văn hóa khác nhưng nhiều người Mỹ không cởi giày trước khi vào nhà.


Thói quen mang giày vào nhà và chạm vào đế giày của người Mỹ


image.png

Theo một cuộc thăm dò của CBS vào năm 2023, khoảng 37% người Mỹ mang giày vào trong nhà và 76% cho phép khách mang giày trong nhà. Tuy nhiên, cuộc thăm dò tương tự cho thấy 90% mọi người cho rằng việc yêu cầu cởi giày trước khi vào nhà khi đến thăm nhà người khác là hợp lý.

Dù có cởi giày trước khi vào nhà hay không thì hầu hết mọi người đều không nghĩ đến việc khử trùng đế giày. Nhiều người thậm chí có thể tiếp xúc trực tiếp với đế giày của họ – hoặc giày của con họ – khi họ mang giày vào và cởi giày ra.

image.png


Theo ông Kevin Garey, đồng tác giả của nghiên cứu về giày và chủ tịch tại Đại học Dược Đại học House, không phải là không có lý khi nghĩ rằng bàn tay bị ô nhiễm có thể chạm vào mặt ai đó và gây nhiễm trùng cho người đó.

“Có một nghiên cứu tuyệt vời của tác giả Curtis Donskey cho thấy bánh xe của xe lăn có thể là vật trung gian truyền bào tử C. diff. Vì vậy, việc đưa từ sàn nhà và giày lên tay, vào miệng có lẽ không khó đến thế”, ông Garey, người có bằng tiến sĩ dược, cho biết trong một thông cáo báo chí.

image.png


 Khoảng 1/4 số mẫu do nhóm nghiên cứu của ông lấy từ năm 2014 đến năm 2017 đều cho kết quả dương tính với vi khuẩn C. diff. Hoa Kỳ và 11 quốc gia khác có đại diện trong các mẫu được lấy từ các khu vực công cộng, cơ sở chăm sóc sức khỏe và đế giày—được đưa vào để khái niệm hóa sự lây truyền.


Giày: Vật trung gian lây truyền mầm bệnh


image.png


Một nghiên cứu khác của ông Garey từ năm 2014 được công bố trên Anaerobe đã thu thập từ 3 đến 5 vật thể hoặc bụi môi trường từ 30 ngôi nhà ở Houston và xem đi xét nghiệm để tìm vi khuẩn C. diff. 41 trong số 127 mẫu được thu thập từ bụi sàn nhà, phòng tắm và các bề mặt khác trong gia đình cũng như đế giày đều cho kết quả dương tính. Các miếng gạc từ đế giày cho thấy tỷ lệ dương tính với vi khuẩn C. diff cao nhất là gần 40%.

Ông Garey không phải là nhà nghiên cứu duy nhất đưa ra kết nối này. Một phân tích gộp năm 2016 trên Journal of Applied Microbiology (Tập san Vi sinh Ứng dụng) đã kiểm tra các nghiên cứu về việc liệu đế giày có thể là vật trung gian lây truyền mầm bệnh truyền nhiễm hay không. Tổng cộng, có 13 nghiên cứu ghi nhận vi khuẩn C. diff—cũng như các mầm bệnh kháng thuốc khác như Staphylococcus Aureus—trên đế giày ở các cơ sở chăm sóc sức khỏe, cũng như trong cộng đồng và trong số những công nhân chế biến thực phẩm.

image.png


Một nghiên cứu năm 2019 về vi khuẩn C. diff trên các mẫu đế giày ở Úc cũng minh họa cách loại vi khuẩn này lây lan bên ngoài hệ thống chăm sóc sức khỏe cũng như được đưa vào bệnh viện từ cộng đồng.

Theo tờ báo The Daily Wildcat, trong nỗ lực tìm hiểu xem giày bị ô nhiễm nhanh như thế nào, nhà nghiên cứu Charles Gerba của Đại học Arizona đã mang một đôi giày mới trong hai tuần và sau đó kiểm tra đế giày đã tìm ra 440,000 đơn vị vi khuẩn.

Có vẻ như không chỉ đôi giày mới có thể mang theo vi khuẩn trong nhà của chúng ta. Nhóm nghiên cứu của ông Garey cũng phát hiện bàn chân chó có thể bị nhiễm vi khuẩn C. diff. Ông nói với The Epoch Times rằng bất cứ thứ gì chạm vào đất, nơi C. diff cư trú và không được rửa sạch thường xuyên đều có khả năng cao chứa vi khuẩn.

image.png


“Tôi nghĩ nghiên cứu này giúp chúng ta hiểu rõ hơn rằng vi sinh vật này đang tồn tại xung quanh chúng ta. Bệnh nhân có nguy cơ cao cần được kiểm soát nhiễm khuẩn tốt và cần rửa tay thường xuyên,” ông Garey nói với The Epoch Times.

Nhóm của ông Gerba cũng cho thấy rằng vệ sinh giày có thể mang lại hiệu quả. Mười tình nguyện viên đã mang giày mới ra ngoài trong hai tuần. Sau khi rửa giày bằng nước lạnh và chất tẩy rửa, 99% vi khuẩn đã được loại bỏ.

Vệ sinh kém là một trong nhiều lý do khiến tình trạng nhiễm trùng tiếp tục lây lan. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), có khoảng 223,900 trường hợp nhiễm C. diff hàng năm, dẫn đến khoảng 12,800 trường hợp tử vong.


Kỷ nguyên của siêu vi khuẩn


image.png


Một nghiên cứu năm 2023 trên Microorganisms (Tập san Vi sinh vật) đã lập luận ủng hộ việc phân loại nhiễm trùng C. diff—đôi khi được gọi là CDI—là siêu vi khuẩn. CDC coi CDI, một bệnh nhiễm trùng thường kháng kháng sinh, là một “mối đe dọa khẩn cấp.” Siêu vi khuẩn là bệnh nhiễm trùng trên toàn thế giới có tỷ lệ tử vong cao và khó điều trị.

Nghiên cứu viết, “Cho đến cuối thế kỷ 20, CDI vẫn được chấp nhận như một biến chứng của liệu pháp kháng sinh, chủ yếu gặp ở bệnh viện và không được chấp nhận là một vấn đề lớn đối với hệ thống chăm sóc sức khỏe.”

image.png


Vì những lý do chưa được hiểu rõ, các chủng vi khuẩn C. diff đã tiến hóa để trở nên độc hại hơn, gây ra những đợt bùng phát tại nhiều quốc gia, trong đó có Hoa Kỳ, và đôi khi ảnh hưởng đến những người không có nguy cơ đáng kể.

Bà Tanya Dunlap, giám đốc điều hành của Perio Protect, giải thích trong một buổi đào tạo gần đây của Học viện Sức khỏe Hệ thống Răng miệng Hoa Kỳ rằng, “Đây thực sự là một vấn đề lớn và đang trở thành một tình huống sức khỏe cộng đồng cấp bách hơn.”

image.png


“Cứ năm lần đến phòng cấp cứu do tác dụng phụ của thuốc thì có một trường hợp liên quan đến kháng sinh. Đây là một tình huống nghiêm trọng mà tôi không nghĩ chúng ta đã nhận thức rõ ràng”, bà nói. “Chúng tôi coi kháng sinh là một loại thuốc an toàn, đáng tin cậy đã thay đổi cách chăm sóc sức khỏe và đúng như vậy. Nhưng [kháng sinh] vẫn còn nhiều tác dụng phụ và chúng ta đang bước vào kỷ nguyên của siêu vi khuẩn.”

Bà cho biết rằng một báo cáo lớn của CDC về tình trạng kháng kháng sinh ban hành vào tháng 12/2019 đã bị che đậy bởi một thế giới bị ám ảnh bởi COVID-19 — có ý nghĩa sâu sắc với cách mà người Mỹ vượt qua các bệnh nhiễm trùng gây bệnh.

Cựu giám đốc CDC, Tiến sĩ Robert Redfield viết trong báo cáo: “Hãy ngừng đề cập đến thời kỳ hậu kháng sinh sắp tới. Nó đã đến rồi. “Quý vị và tôi đang sống trong giai đoạn mà một số loại thuốc thần kỳ không còn có tác dụng thần kỳ nữa và các gia đình đang bị một kẻ thù rất rất nhỏ xé nát.”


Vi khuẩn C. diff ở khắp mọi nơi


image.png

Nghiên cứu năm 2023 trên Microorganisms (Tập san Vi sinh vật) nêu rõ rằng vi khuẩn C. diff có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi và lập luận ủng hộ vaccine.

Trong số những nơi vi khuẩn C. diff có thể được tìm thấy là:

  • Vật nuôi trong nhà thường không có triệu chứng nhưng có thể truyền mầm bệnh qua lại cho con người.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi có thể mang vi khuẩn C. diff không có triệu chứng.
  • Có tới 17.5% dân số trưởng thành khỏe mạnh, cũng như tỷ lệ cao hơn nhiều trong cộng đồng bệnh viện.
  • Khoảng 30% bệnh nhân đã có CDI. Tỷ lệ tái phát đã tăng khoảng 10% và tỷ lệ tử vong tăng đều đặn.

Khi chúng ta bắt đầu đánh giá cao sự phơi nhiễm thường xuyên với các vi khuẩn có khả năng gây hại này, chúng ta bắt đầu nhận ra rằng cơ thể của chúng ta phải chật vật đến mức nào để không bị nhiễm các vi khuẩn này.

Theo báo cáo của CDC năm 2019, gần 50,000 người Mỹ tử vong hàng năm do nhiễm trùng kháng kháng sinh.

CDC, nhiều tổ chức phi lợi nhuận, liên minh bác sĩ và những tổ chức khác đã nhấn mạnh rằng việc lạm dụng kháng sinh và dùng kháng sinh không phù hợp đang góp phần làm gia tăng siêu vi khuẩn. Các yếu tố rủi ro khác bao gồm:

  • Đang nhập viện hoặc sống trong viện dưỡng lão.
  • Trên 65 tuổi.
  • Nữ giới.
  • Bị suy giảm miễn dịch.
  • Đã từng nhiễm vi khuẩn C. diff.


Nâng cao khả năng phục hồi


Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn có cách bảo vệ có vẻ hữu ích, bao gồm cởi giày trước khi vào nhà và rửa tay trước khi vào nhà.

Một chiến lược khác dường như cũng có thể giúp chúng ta tăng sức đề kháng để chống lại nhiễm trùng là tạo ra một hệ vi sinh vật với nhiều loại vi khuẩn, virus, nấm và các vi khuẩn khác. Càng nhiều vi khuẩn hội sinh thì hệ thống miễn dịch của cơ thể càng có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn xấu.

Ngay cả một đợt kháng sinh cũng làm gián đoạn sự cân bằng hệ vi sinh vật và có thể khiến mầm bệnh cơ hội sinh sôi nảy nở. Nhưng hầu hết những ai không dùng kháng sinh gần đây đều có khả năng ngăn ngừa nhiễm trùng cao hơn.

May mắn thay, những việc rất đơn giản như rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước nói chung là đủ tốt để giảm khả năng lây nhiễm.

Một số chuyên gia cũng đề nghị sử dụng men vi sinh khi dùng thuốc kháng sinh, đặc biệt đối với những người đã cắt bỏ ruột thừa hoặc có các tổn thương khác. Một khẩu phần ăn uống đa dạng với nhiều màu sắc khác nhau của trái cây và rau quả cũng có liên quan đến hệ vi sinh vật đa dạng.

Mặt khác, dùng quá nhiều thuốc sát khuẩn và các chất tẩy rửa khác sẽ tiêu diệt tất cả vi khuẩn (bao gồm cả những vi khuẩn tốt), do đó, chưa được chứng minh là có hiệu quả đặc biệt ở bệnh viện hoặc tại nhà. Các vi trùng truyền nhiễm thường quay trở lại trong vòng vài giờ.


Một ý tưởng khử nhiễm mới


image.png


Một nghiên cứu năm 2022 cho thấy kết quả đầy hứa hẹn khi sử dụng tia cực tím (UV) làm chất khử trùng trong các bệnh nhiễm trùng liên quan đến chăm sóc sức khỏe.

Theo nghiên cứu, gần như tất cả các đơn vị hình thành khuẩn lạc ở các chủng vi khuẩn đã bị loại bỏ hoàn toàn sau 12 đến 20 giây tiếp xúc với tia UV-C bằng cách sử dụng tấm thảm lót chân tiếp xúc với ánh sáng ở đế giày.

Phát hiện này cung cấp bằng chứng quan trọng về hiệu quả của việc khử trùng bằng tia UV-C.


Hàng ngàn lý do để cởi giày trước khi vào nhà


image.png


Vi khuẩn C. diff không phải là lý do duy nhất để bạn để giày ngoài cửa khi bước vào nhà. Những nguy hiểm sau đây có thể tránh được khi bạn cởi giày trước khi vào nhà bao gồm:

  • Phân bón cỏ thương mại và thuốc diệt cỏ được áp dụng cho các sân có bụi và bề mặt trong nhà.
  • Các hóa chất độc hại và vi nhựa được tìm thấy trong nhiều loại giày cũng như những chất tồn tại ở đế giày. Vật liệu chống thấm và PFA. Hóa chất vĩnh cửu cũng có thể theo giày của bạn đi khắp nơi.
  • Dư lượng nhựa đường gây ung thư.
  • Đất nhiễm chì. Nhiều cảnh báo đã được đưa ra cho thấy ngay cả một lượng nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ em và cần phải cởi bỏ giày.
  • Các vi khuẩn gây bệnh khác.


ooOOOoo



Đặt giày ở lối vào nhà

 BM


Thói quen cởi giày tại cửa nhà thường được nhìn nhận là một lựa chọn văn hóa hơn là vì lý do hợp vệ sinh. Tuy nhiên, các nhà hóa học môi trường Úc đã thực hiện một nghiên cứu cho thấy điều này không đúng.

 

Các nhà khoa học từ Đại học Macquarie ở Úc, những người đang nghiên cứu môi trường gia đình và các chất gây ô nhiễm trong nhà, đã phát hiện ra rằng nếu giày dép không được cởi bỏ ở lối vào, một số chất ô nhiễm nguy hiểm có thể theo vào nhà.

 

Giáo sư Mark Taylor, Trưởng ban Khoa học Môi trường của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Victoria và Đại học Macquarie, là đồng tác giả một bài báo trong Cuộc Đối thoại với Giáo sư Gabriel Filippelli của Đại học Indiana, tuyên bố rằng một phần ba vật chất tích tụ bên trong nhà hoặc là do bị thổi vào từ bên ngoài hoặc từ dưới đế giày theo vào.


BM


Cô Taylor hiện đang phụ trách tiến hành cuộc nghiên cứu Macquarie về các chất gây ô nhiễm trong gia đình.

 

Nghiên cứu cho thấy một phần nguyên nhân đến từ mầm bệnh kháng thuốc hay còn gọi là siêu vi khuẩn. Siêu vi khuẩn này là sinh vật kháng thuốc kháng sinh, rất khó chữa trị và nguy hiểm đến tính mạng. Những con sinh vật này được Tổ chức Y tế Thế giới công nhận là một trong 10 mối đe dọa hàng đầu đối với sức khỏe cộng đồng toàn cầu.


Ngoài ra, nghiên cứu còn tìm thấy mức độ nghiêm trọng của các tác nhân gây ung thư như cặn nhựa đường cũng như các chất hóa học trong cỏ gây rối loạn hệ thống nội tiết, vốn điều chỉnh các quá trình sinh học của cơ thể.

 

Cô Taylor nói thêm, “Sẽ là rất khó để phát hiện ra các bệnh ung thư nếu chỉ một lần phơi nhiễm. Tuy nhiên, chúng tôi tán thành phương pháp phòng ngừa để giảm thiểu sự phơi nhiễm này.



Kim loại nặng 



BM


Một trong những trọng tâm chính của cuộc nghiên cứu là đo mức độ các kim loại độc hại như chì, asen và cadmium trong nhà ở khắp 35 quốc gia. Nếu phát hiện ra các kim loại chì, asen và cadmium thì cũng rất khó xác định nguồn gốc vì chúng không màu và không mùi. Thêm vào đó, cũng không dễ dàng biết được liệu các kim loại độc hại này có trong đường ống hay trên sàn của ngôi nhà hay không.

 

Tuy nhiên, nghiên cứu phát hiện ra rằng có mối liên hệ chặt chẽ giữa chì trong đất ở sân sau và chì trong nhà, cho thấy rằng kim loại độc hại đã được thổi hoặc đi vào nhà.

 


Vi khuẩn E.coli


BM


Một chất ô nhiễm đáng kể khác mà giày có thể mang vào nhà là E. coli, một loại vi khuẩn nguy hiểm được tìm thấy trong phân động vật.

 

Người ta đã tranh luận rằng vi khuẩn E. coli phân bố rộng rãi khắp nơi- được tìm thấy trên 96% của những đôi giày – có nghĩa là không có ích gì khi bạn cởi bỏ giày dép ở lối vào. Thế nhưng, cô Taylor và ông Filippelli lập luận rằng mặc dù vi khuẩn này lây lan rộng rãi, việc loại bỏ nguồn vi khuẩn trong nhà là một ý kiến hay vì mức độ cao của vi khuẩn E.coli có thể khiến con người vô cùng ốm yếu. 


 

Các chất gây ô nhiễm khác


BM


Các chất ô nhiễm khác được tìm thấy trong nhà là các nguyên tố phóng xạ có trong phân bón và thủy tinh; hóa chất perfluorinated. Những chất này có thể làm giảm chức năng hệ miễn dịch và phá vỡ hệ thống nội tiết; ngoài ra còn có cả vi nhựa.

 

Vi nhựa là những hạt rất nhỏ, có kích thước dưới 5mm, được cấu tạo từ hỗn hợp polyme và các chất phụ gia chức năng. Các hạt này nguy hiểm cho con người vì chúng có thể làm hỏng tế bào và gây ra các phản ứng dị ứng.


BM


Vô số chất ô nhiễm nguy hiểm được mang vào nhà dưới đế giày đã khiến các nhà nghiên cứu của Đại học Macquarie kết luận rằng những rủi ro từ việc không đi giày trong nhà như cộm ngón chân hay hội chứng nhà vô trùng không nguy hiểm bằng việc mang giày vào nhà.

 

Hội chứng nhà vô trùng đề cập đến lý thuyết rằng khi trẻ em không được tiếp xúc với thế giới bên ngoài đầy đủ, sẽ mắc thêm các chứng dị ứng. Tuy nhiên, cô Taylor và ông Filippelli cho biết những nguy cơ tiềm ẩn này có thể dễ dàng được giải quyết bằng một đôi giày đi riêng trong nhà hoặc đưa trẻ đi dạo trong tự nhiên hơn là đi chân trần qua nhà của một người có nhiều chất nguy hiểm.



Thói quen cởi giày tồn tại trong nhiều nền văn hóa



BM



Tuy nhiên, khoa học không phải là điều duy nhất khuyến khích mọi người ngừng thực hiện bản sắc văn hóa hơn là vệ sinh. Lịch sử thực tế và lý luận chung đằng sau phong tục tập quán cũng chỉ ra lợi ích của các thói quen vệ sinh trong nhiều xã hội truyền thống.

 

Tiến sĩ Eve Chen, là một người nghiên cứu về người bản xứ và là giảng viên ANU, trong một email cho biết rằng lý do chính để cởi giày trong các hộ gia đình Quảng Đông, ít nhất là trong thời hiện đại, là do vấn đề vệ sinh.

 

“Người ta thường cho rằng môi trường ngoài trời không sạch sẽ, đầy bụi bẩn và vi khuẩn có thể gây ra bệnh tật và khó chịu cho cơ thể”.

 

“Giữ nhà cửa sạch sẽ và tránh xa nguồn ô nhiễm là điều chủ yếu khuyến khích thói quen cởi giày trước khi bước vào không gian gia đình.”

 

Cô Chen nói rằng không chỉ có thói quen cởi giày này tồn tại trong văn hóa của cô.


“Đi kèm với điều đó là các quy tắc gia đình phổ cập khác của Trung cộng / Quảng Đông như thay quần áo ‘bên ngoài’ ngay sau khi một người về đến nhà, tránh ngồi trên giường nếu mặc quần áo ‘bên ngoài’ và tắm trước khi đi ngủ.”

 

BM


“Trạng thái tâm lý chủ yếu của những ‘quy tắc’ này là chúng ta nên tránh mang bất cứ thứ gì ‘ô uế’ từ bên ngoài vào nhà của mình.”

 

Cô Chen cho hay, đối với người Quảng Đông, dù việc giữ gìn vệ sinh là nguyên nhân dẫn đến phong tục tập quán, nhưng tâm lý này một phần là do văn hóa. Vì quan niệm truyền thống của họ cho rằng nhà là nơi riêng tư của gia đình, không bao gồm người ngoài.

 

Cô nói rằng, theo truyền thống, các hoạt động xã hội không diễn ra trong nhà người Quảng Đông mà là ở các địa điểm công cộng.

 

“Đối với một số người, mời khách đến nhà của họ là một việc rất hiếm hoi và nếu nó xảy ra, cử chỉ đó là thể hiện sự tôn trọng tối đa đối với vị khách, ngụ ý rằng những vị khách này được tôn trọng và trân quý đến mức họ được đối xử như người trong gia đình”.


BM


“Như vậy, ‘giày’ là một thứ được sử dụng bên ngoài ngôi nhà cho các mục đích xã hội / thực tế và có thể mang các chất từ‘ bên ngoài ’, có nghĩa là phải được cởi ra.”

 

Từ góc nhìn của một vị khách, cô Chen nói rằng, trước cửa nhà của người Trung cộng / Quảng Đông, việc đề nghị cởi giày hoặc chủ động cởi ra mà không cần hỏi là một cử chỉ lịch sự thiết thực để thể hiện sự tôn trọng với người chủ nhà.

 

Cô chia sẻ thêm,“Việc làm đó giống như ý nghĩa là ‘Tôi tôn trọng ngôi nhà và sự riêng tư của bạn nên tôi sẽ không làm ô nhiễm nó với bất cứ thứ gì ô uế từ bên ngoài.”

 

“Tôi không chắc về nguồn gốc lịch sử của phong tục này, nhưng tôi cho rằng nó cũng có thể liên quan đến ‘tôn trọng’ và ‘danh dự’ và thể hiện sự khiêm tốn, giống như cởi mũ ra vào những dịp trang trọng.”


Giáo sư Simone Dennis, là Trưởng khoa Cam kết Nghiên cứu, Tác động và Đổi mới tại Trường Đại học Nghệ thuật và Khoa học Xã hội của ANU, nói rằng lịch sử của việc cởi giày đã có từ xưa.

 

Cô Dennis cho biết thêm, “Thật thú vị, đó là một phong tục phát sinh hầu như phổ biến, với các mức độ nhấn mạnh khác nhau. Điều đó có thể có nghĩa là việc cởi giày có ý nghĩa trực quan đối với mọi người.”



BM


Cô Dennis tin rằng tính phổ quát của tập quán trên toàn thế giới bắt nguồn từ cách con người có khuynh hướng phân loại thế giới, và với một số thứ như giày, cách phân loại giống nhau ở nhiều nền văn hóa khác nhau.

 

Cô nói: “Vào năm 1966, trong cuốn sách Purity and Danger, bà Mary Douglas (một nhà nhân chủng học người Anh) đã sử dụng những ý tưởng của ông Levi Straussian trước đó, mô tả cách mọi người tìm tổ chức và tạo khuôn mẫu cho thế giới theo những phương thức quan trọng.”

 

“Cũng như hai mặt của một đồng xu — ngày và đêm, vị tư và vô tư, sự sống và cái chết — Sạch sẽ và dơ bẩn cũng là song hành tồn tại.” 

 

Cô nói rằng bà Douglas mô tả bụi bẩn không thực sự là điều gì lớn lao vì nó chỉ được phân thành hạng mục khi có thứ gì đó không đúng chỗ trong hệ thống phân loại của con người hoặc phân loại học.


BM


Cô Dennis cho biết thêm, “Ví dụ, trái đất được ca tụng là nguồn sống nuôi dưỡng vạn sự vạn vật nhưng thực chất bên trong vẫn chứa những thứ bẩn.  Mái tóc trông thật lộng lẫy và mượt mà – nhưng nếu có 1 sợi tóc được tìm thấy trong chiếc bánh được phục vụ cho bạn tại quán cà phê thì lại trở thành thứ bẩn.”

 

“Khi một vật ra khỏi nơi nó nên thuộc về thì lại trở thành vật bẩn – suy cho cùng, những thứ dơ bẩn là những thứ đã vượt khỏi lằn ranh nơi nó tồn tại.”

 

Giày được coi là mối đe dọa đối với sự sạch sẽ và toàn vẹn của ngôi nhà vì là phương tiện chính vượt qua lằn ranh ngăn cách bên ngoài và tất cả các chất ô nhiễm mà nó mang vào bên trong [ngôi nhà.] 

 

Cô Dennis cho hay, “Điều này trông hơi giống quy tắc năm giây — thả thức ăn xuống đất rồi nhặt sau năm giây không làm cho nó sạch sẽ, nhưng làm vài động tác nghi lễ khiến chúng ta cảm thấy tốt hơn và sắp xếp mọi thứ trở lại trật tự, ”

 

“Cởi giày cũng tương tự như loại bỏ một số dấu vết vật lý bên trong.”

 

 

 

Lily Kelly 



ooOOOoo


Văn hóa 'cởi giày'


image


Từ ngày sang Mỹ tôi không bao giờ sắm những đôi giày có dây. Thật là phiền phức khi vào nhà người khác phải đứng lom khom, chân co chân duỗi để tháo chiếc giày ra, trước khi bước vào nhà, cho vừa lòng gia chủ. Với đôi giày không dây, chỉ cần tuột ra hay xỏ vào nhanh chóng rất tiện lợi. Có hôm chưa kịp cởi giày, đang bận bắt tay bắt chân thì bà chủ nhà đã thẳng thừng gọi ông chồng: “Anh nhắc mấy ông bạn cởi giày ra!”

image

Có nhà lại cẩn thận treo một cái bảng nhỏ ở ngay cửa bằng tiếng Anh, còn hơn là ở cửa chùa hay nhà thờ Hồi Giáo: “Take off your shoes before entering!” Làm như gia đình này suốt năm chỉ tiếp toàn khách Mỹ. Khách Việt không biết tiếng Anh chắc phải nhờ chủ nhà phiên dịch, nhắc nhở.

Liệu khách đến thăm có dị ứng với loại bảng “chào mừng quan khách” này không?


image

Vẫn biết  vợ chồng ông bạn quí cái sàn nhà gỗ bóng loáng hay chiếc thảm đầy màu sắc hơn cái tình bạn hay cái thân thằng bạn mới bước vào nhà, nhưng lâu rồi thành quen, không còn thấy khó chịu nữa. Mới bước qua cửa hay trước khi chủ nhà mở cửa cho vào, khách đã vội líu ríu khom mình, vội vã cởi đôi giày ra, nhiều khi để ngay ngoài bậc cửa kẻo thất lễ. Đôi khi vợ chồng chủ nhà nói mấy câu ngăn cản khách sáo cho có lệ, mà không hẳn là cương quyết, thì thôi cũng cứ cởi đôi giày ra cho phải phép.


image

Buồn cười là những đôi giày dép của khách lại được để lại trên tấm thảm chùi chân mang chữ “Welcome” đặt trước cửa nhà!


image

Cái gì quen làm đã thành nếp thì người ta gọi đó là văn hoá, một thứ văn hoá đặc biệt Việt Nam, mặc dầu không thấy sách vở nào ở hải ngoại của các nhà biên khảo văn hoá ghi rằng vào nhà người Việt Nam thì phải cởi giày, đi chân không. Thứ văn hoá này được miễn trừ trong những lễ cưới hỏi, không lẽ nhà trai đến, hai tay bận bưng mâm cau trầu hay đang khiêng con heo quay thì tay đâu mà cởi giày. Cứ tưởng tượng một đoàn người ăn mặc chỉnh tề, đàn ông complet-cà vạt, đàn bà áo dài, vòng vàng sáng loé, mà đi chân đất như lính thời Minh Mạng, Tự Đức thì thật khó coi.


image

Không thể đem cái thói quen cởi giày ở Sài Gòn ra áp dụng cho hải ngoại. Nền nhà lót gạch bông của người Sài Gòn là cái giường ngủ, không thể đem đất cát, bụi bặm trên đường phố dơ bẩn vào nhà. Tôi đã sống ở Sài Gòn hơn 10 năm, nhà chật, căn gác nóng hầm hập thì cái nền nhà lót gạch bông vừa là bàn ăn, vừa là giường ngủ. Khách ở xa về, cũng không khách sáo, trời mát thì trải chiếu ra, nóng nực thì chùi sàn cho sạch, có khi ở trần nằm cho mát lưng. Ai mà nhẫn tâm mang giày đi dép vào cái nền nhà này? Nhưng ở Mỹ lại khác, ăn có nơi, ngủ có chỗ, không phòng riêng thì cũng nằm tạm trên cái xô-pha, còn nền nhà là chỗ đi lại, vì sao lại phải trân trọng nó như thế?


image

Ở Mỹ này đường sá, sân nhà không có một tí rác hay bụi bặm, tưởng có thể nằm lăn ra đó mà ngủ một giấc cũng sướng cái thân, đương nhiên đôi giày không dẫm bùn hay đất cát, làm sao có thể làm dơ bẩn hay trầy trụa sàn gỗ hay thảm lót nhà ai.

Một người Mỹ đã bày tỏ chuyện “cởi dày” trên một trang mạng như sau: “Đối với nhà tôi, tôi yêu cầu mọi người mang đôi giày của họ vào nhà, trừ khi thực sự giày họ bẩn thỉu vì dính bùn đất - mà tôi đã không lần nào thực sự thấy như vậy. Chuyện này có thể xẩy ra, nếu bạn sống trong một trang trại, nhưng đó lại là một câu chuyện khác. Chúng tôi có tấm thảm dừa đặt trước cửa để cho khách chùi chân rồi!”


image

Ở Sài Gòn, nạn vào chùa mất dày dép là chuyện thường tình. Có lần ông bạn tôi vừa đi du học ở Okinawa về cho một đôi dép Nhật bằng da tốt, vào chùa lạy Phật ra thì không tìm thấy dôi dép mới nữa. Nếu như biết đôi dép nào của thằng kẻ cắp bỏ lại thì cũng mang tạm vào cho đỡ đau chân, cuối cùng cũng phải đi cà nhắc, lội bộ ra xe.

image

Trong chúng ta, những người ra đến hải ngoại ngày hôm nay, trừ trường hợp những người giàu có, may mắn, sung sướng từ Việt Nam ra đi bằng máy bay, đến Mỹ đã có sẵn nhà cao, cửa rộng, chưa có một ngày cơ cực, còn thì hầu hết đã trải qua những ngày khốn khó, đau khổ trong chiến tranh, chết chóc, chạy loạn, bị tù đày, đi thăm nuôi, đi “kinh tế mới,” vượt biển, mưa nắng chạy chợ trời…Có lúc ở gần cái chết, chỉ mong được với tay nắm được cái sống, lúc đói chỉ mong có miếng cơm, lúc chia cắt chỉ mong có một giờ đoàn tụ. Những giờ tuyệt vọng lúc đó, của cải vật chất, tiền bạc, danh vọng chỉ là những thứ mờ nhạt, phù du.


image

Bây giờ ra hải ngoại, chúng ta có đủ tất cả: cái nhà đẹp trên đồi, cái xe đời mới, một đàn con khoa bảng, có đời sống tự do, đã đi du lịch nhiều nơi, có sức khoẻ, giàu sang…  Nhưng cũng vì vậy chúng ta bắt đầu thấy quý cái thân, yêu cái nhà, không nấu nướng cho đỡ hôi, giữ cái thảm cho sạch sợ bạn bè dẫm phải.

Cũng ở hải ngoại này, khách có mời mới có cơ hội đến, khách muốn đến cũng phải xin phép trước chủ nhà, cũng không ai nhàn rỗi lê la từ nhà này sang nhà khác mà chuyện trò, đấu láo. Một gia đình trung lưu, mỗi năm may ra cũng chỉ có khoảng chục khách quen tới nhà, nên bộ salon ở phòng khách mọi nhà chỉ để cho người trong nhà chứ ít khi dùng để tiếp khách. Nếu có người hàng xóm hỏi thăm, ông giao hàng, hay người đi truyền đạo, thì cũng chỉ hé cửa thò đầu ra ngoài nói năng chốc lát, đâu có để ai giẫm lên cái thảm nhà mình. Vậy thì ai là người bước vào cửa nhà mình, nếu đó không phải là con cháu, họ hàng, bạn bè thân quý? Nếu thật sự, người ta không quí gia đình mình, chẳng ai dư thời giờ, rỗi rảnh mà bước vào ai!


image

New International Version (2011) có ghi: "Đừng đến gần hơn," Thiên Chúa phán. "Cởi giày của bạn ra, nơi mà bạn đang đứng là Đất Thánh." Mà ngôi nhà của bạn có là Đất Thánh hay không?

Bạn nghe tôi đi, hãy kiếm một đôi giày không dây như tôi, hoặc đừng bước vào nhà ai nữa, nếu cảm thấy họ quý cái thảm sạch của nhà họ hơn là tình ruột thịt, tình bằng hữu, tình đồng hương và cả tình người. Con chó kiểng được cưng còn được chạy nhảy trên tấm thảm là vì nó không biết mang giày, nên không phải cởi ra.

image
Với lại “một đời ta, ba đời nó” như ông bà ta đã nói: cái thảm, chiếc xe, ngôi nhà… đôi khi còn trơ trơ ra đó mà tên người đã nằm trên trang cáo phó rồi cũng nên.



Huy Phương


ooOOOoo


Tại sao không nên mặc quần legging và cởi giày trên phi cơ?

 BM


Một số người thích mặc quần legging (loại quần ôm sát chân) để tập thể dục hoặc làm nổi bật dáng người. Tuy nhiên để an toàn, khi ở trên phi cơ bạn không nên mặc loại quần này, và cũng không nên cởi giày. Tại sao lại như vậy?


Chuyên gia về hàng không, cô Christine Negroni nói với tờ The Sun của Anh rằng khi ở trên phi cơ, nếu phi cơ gặp sự cố hoặc trong cabin có hỏa hoạn, việc mặc quần ôm sát chân có thể khiến bạn gặp nguy hiểm, thậm chí là nghiêm trọng.


Cô nói rằng hiện nay có rất nhiều người mặc loại quần tập yoga khi đi phi cơ, nhưng bản thân cô khi đi phi cơ sẽ tránh mặc quần tập yoga hoặc các loại quần bó khác bằng sợi nhân tạo, bởi vì chúng rất dễ bắt lửa, hơn nữa sẽ dính vào cơ thể một khi bị cháy.


Cô Christine nói: “Tôi khuyên các bạn nên mặc đồ cotton hoặc quần áo làm từ sợi tự nhiên.”



BM


Ngoài ra, cô Christine cũng nhắc nhở mọi người không nên cởi giày khi ở trên phi cơ, đặc biệt là trong thời gian phi cơ cất cánh và hạ cánh. Rất nhiều hãng hàng không không có yêu cầu hành khách làm điều này, nhưng cô cho rằng điều đó là cần thiết.


Cô nói, nếu có tai nạn, sàn cabin có thể sẽ rất nóng, hoặc là có dầu và lửa, hơn nữa đi chân trần không có lợi cho việc sơ tán.


Vì lý do tương tự, cũng không nên đi dép xỏ ngón trên phi cơ. Giày thể thao và quần jean cotton có thể cung cấp sự bảo vệ tốt hơn.


Có nghiên cứu phát hiện ra rằng phi cơ dễ xảy ra sự cố nhất khi cất cánh và hạ cánh, vì vậy việc mang giày trong những khoảng thời gian này có thể giúp hành khách chuẩn bị tốt trước những tai nạn có thể xảy ra.



BM


Theo một bài báo trên trang Business Insider, có nhiều tiếp viên hàng không tiết lộ rằng ngoài lễ nghi xã giao cơ bản, việc đi giày trên phi cơ còn liên quan đến vấn đề vệ sinh.


Cô Leysha Perez, một tiếp viên hàng không ở Hoa Kỳ nói với trang web này rằng: “Đôi khi những gì bạn nhìn thấy trên sàn phòng vệ sinh không phải là nước. Thứ bạn đang giẫm phải có thể là dịch cơ thể.”


Một tiếp viên hàng không khác ở Hoa Kỳ nói rằng nước tiểu tràn ra sàn phòng vệ sinh trong lúc hỗn loạn sẽ bị giày của hành khách giẫm lên lối đi, vì vậy việc đi chân trần hoặc chỉ mang vớ trên lối đi sẽ khiến bạn dính phải nước tiểu, sẽ rất mất vệ sinh.

 

Ông Jagdish Khubchandani, Giáo sư y tế công cộng tại Đại học tiểu bang New Mexico, từng nói với tờ The Huffington Post rằng chất lỏng trên sàn phi cơ khó có thể là nước.


Ông cho biết trên các chuyến bay đường dài, ông để ý thấy rằng mọi người, nhất là trẻ em, thường đi vào phòng vệ sinh bằng chân trần.


Ông nói: “Đó là một việc làm rất mất vệ sinh, nếu da hoặc chân của ai đó bị tổn thương, họ sẽ có nguy cơ bị nhiễm khuẩn.”


Ngoài ra, trong tình huống thời gian quay đầu rất ngắn, các hãng hàng không thường không có đủ thời gian để làm sạch thật kỹ lưỡng nhà vệ sinh.




Trần Tuấn Thôn & Xuân Hoàng



ooOOOoo



Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages