4 câu chuyện về Luật Nhân quả (St) (Factcheck). Fr: Minh Đỗ Texas

89 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Jul 6, 2024, 11:01:16 PM (10 days ago) Jul 6
to giaitri
4 câu chuyện về Luật Nhân quả (Factcheck)

Nhân quả là giáo lý của nhà Phật chúng tôi không có ý kiến nhưng các câu chuyện minh chứng dưới đây có chỗ đáng nghi ngờ nên sẽ bị factcheck
MS

NHÂN QUẢ
image.png

"Theo "Luật Nhân Quả" một khi đã làm lành, đã hành động thiện, thời quả lành sẽ chờ đợi chúng ta."

               Tác giả Tâm Minh Ngô Tằng Giao
 
Mọi người đều đã biết cuộc đời của Thánh Gandhi nhưng những câu chuyện kế tiếp về các nhân vật khác thì ít người biết đến. Xin mời đọc.

Câu chuyện thứ nhất xin kể về ông Gandhi. Ông là một vị anh hùng của dân tộc Ấn Độ, ông đã chỉ đạo cuộc kháng chiến chống chế độ thực dân của Đế quốc Anh và giành độc lập cho Ấn Độ với sự ủng hộ nhiệt liệt của hàng triệu người dân. Ông được dân Ấn Độ gọi một cách tôn kính là "Linh hồn lớn", "Vĩ nhân", "Đại nhân" hoặc là "Thánh Gandhi".

image.png

Người ta kể chuyện là có thời ông Gandhi đi một chuyến xe lửa. Khi xe bắt đầu chuyển bánh thời ông nhảy vội vã lên tàu khiến cho một chiếc giày của ông rơi xuống đường. Ông không thể nào nhảy xuống để nhặt lại chiếc giày trong khi tàu chạy càng lúc càng nhanh. Ông bèn tháo luôn chiếc giày còn lại trong chân và ném về phía chiếc giày kia ở dưới đường. Hành khách trên tàu tỏ vẻ ngạc nhiên khi nhìn thấy thế và lấy làm lạ về hành động kỳ quặc của ông.
Gandhi mỉm cười và ôn tồn giải thích rằng: "Nếu có một người nghèo nào lượm được chiếc giày thứ nhất thì người đó có thể tìm thấy chiếc thứ hai và như thế là có được đủ đôi giày để đi."
Chúng ta ít khi nghĩ đến các người khác mà thông thường chỉ nghĩ về chính bản thân mình mà thôi. Khi bị mất mát thì điều đầu tiên chúng ta nghĩ đến là những thiệt thòi và bất hạnh của mình. Kế đó mất thêm nhiều thời gian nữa để nuối tiếc, than thở, rồi sinh ra chán nản. Nhiều khi trở nên bực bội và gắt gỏng nữa.
Gandhi đã có một hành động thật cao quý vì trong khi bản thân mình bị mất mát như thế, ông vẫn để tâm nghĩ đến người khác. Hành động này chứng tỏ việc nghĩ đến người khác đã trở thành một phần trong tâm tưởng và nguyên tắc sống của ông.
Nếu trong những lúc mà chúng ta được sống an bình và thành công mà chúng ta còn không quan tâm tới những kẻ bị bất hạnh hơn mình thì liệu khi gặp gian khó, mất mát, ta có thể làm được điều đó hay không? Trong xã hội, xung quanh chúng ta hàng ngày có biết bao nhiêu người thiếu thốn đang cần sự giúp đỡ. Những gì họ cần đến không nhất thiết phải luôn luôn là vật chất, nhiều khi họ chỉ cần một lời động viên an ủi. Cõi ta bà này sẽ hạnh phúc biết bao nếu mỗi chúng sinh không chỉ chăm lo cho lợi ích riêng mình mà còn chăm lo cho lợi ích của người khác nữa.

Câu chuyện thứ hai liên quan tới vị danh tướng Dwight Eisenhower. Ông  là một vị tướng 5 sao trong Lục quân Hoa Kỳ và là Tổng thống Hoa Kỳ thứ 34 từ năm 1953 đến 1961. Trong thời Đệ nhị Thế chiến, ông phục vụ với tư cách là tư lệnh tối cao các lực lượng đồng minh tại Châu Âu, có trách nhiệm lập kế hoạch và giám sát cuộc tiến công xâm chiếm thành công vào nước Pháp và Đức năm 1944–45 từ mặt trận phía Tây

image.png

Vào thời xa xưa đó, một hôm ông Eisenhower cùng với đoàn tùy tùng của ông vội vã lái xe về tổng hành dinh quân đội ở Pháp để tham dự một cuộc họp khẩn cấp. Lúc đó trời đang mùa đông lạnh buốt lại thêm mưa tuyết rơi phủ đầy khắp nơi. Xe đang chạy thì ông bất ngờ để ý nhìn thấy có hai vợ chồng già người Pháp ngồi ở bên lề đường đang run rẩy vì cái lạnh giá buốt. Ông lập tức ra lệnh cho đoàn tùy tùng ngừng lại và muốn phái một thông dịch viên tiếng Pháp tới hỏi thăm cặp vợ chồng này. Một viên tham mưu nhắc nhở ông là nên để cho nhân viên công lực tại địa phương lo chuyện này, phái đoàn phải đi nhanh lên vì sợ trễ cuộc họp. Ông nói nếu đợi cảnh sát địa phương tới thì sợ là quá muộn và hai người này sẽ chết cóng.

Sau khi hỏi thăm, ông Eisenhower biết được là họ đang muốn tới Paris để gặp con trai nhưng xe của họ bị chết máy giữa đường. Ông bảo hai vợ chồng già mau lên xe của ông. Ông không hề quan tâm đến chức phận của ông và không hề tỏ thái độ gì trước hai kẻ đang gặp nạn này. Ông chỉ theo bản tính lương thiện vốn sẵn có của ông là luôn luôn muốn giúp đỡ người hoạn nạn mà thôi. Ông liền ra lệnh thay đổi lộ trình, đưa cặp vợ chồng tới Paris trước, rồi ông và đoàn tùy tùng mới lái xe tới tổng hành dinh để dự cuộc họp.

Không ngờ chính sự chuyển hướng đi thình lình ngoài kế hoạch này đã cứu mạng ông! Quân Quốc Xã có tin tình báo nên biết chính xác hành trình của ông và đã bố trí sẵn các tay súng bắn tỉa nấp rình tại các ngã tư. Nếu ông tới thì sẽ bị hạ sát ngay chỗ đó. Nhưng hóa ra chỉ nhờ vào cái tâm lương thiện, cái lòng từ bi đã giúp ông đổi lộ trình và tránh thoát cuộc mưu sát này. Quả là tự cứu mình bằng cách giúp người khác.

Câu chuyện thứ ba kể về một cậu bé nhà nghèo tên là Howard Kelly. Quá nghèo nên hàng ngày cậu thường phải đến gõ cửa từng nhà để bán báo trên đường đi tới trường học của mình.

5a82f1c3-391d-4a9c-9055-c660712fa6d1.png

Một hôm cơn đói nổi lên thình lình, cậu thò tay vào túi thì thấy chỉ có một đồng duy nhất cuối cùng. Đồng tiền này cậu định dành lại để mua thức ăn cho mấy đứa em ở nhà. Sau vài giây phút lưỡng lự cậu quyết định đi tới ngôi nhà ở phía trước để xin chút đồ ăn. Nhưng người mở cửa cho cậu lại là một cô bé xinh đẹp và dễ thương. Cậu tỏ ra bối rối và ngại ngần, nên cậu chỉ dám mở miệng xin một cốc nước để uống mà thôi.
Cô bé trông thấy cậu có vẻ nghèo nàn và đang mệt lả đi vì đói nên thay vì mang nước cô lại đem cho cậu một cốc sữa lớn. Cậu từ từ uống một cách ngon lành rồi mới rụt rè khẽ hỏi cô gái: "Tôi nợ cô bao nhiêu?" Cô gái trả lời: "Bạn không nợ nần gì tôi cả. Mẹ tôi đã dạy là không bao giờ làm điều tốt mà còn chờ được trả công." Cậu cảm động nói: "Tôi thành thực biết ơn cô."
Sau khi rời khỏi ngôi nhà cô bé tốt bụng đó, cậu Howard Kelly không chỉ cảm thấy cơ thể khỏe khoắn trở lại mà cậu còn có lòng tin tưởng hơn vào từ tâm của con người. Điều này giúp ý chí cậu mạnh mẽ thêm lên và không chịu khuất phục số phận hẩm hiu của mình.

Nhiều năm sau đó, cô gái trẻ nói trên mắc phải một căn bệnh rất hiểm nghèo. Các bác sĩ tại địa phương đã cố gắng nhưng đành bó tay, không thể làm thuyên giảm bệnh. Cuối cùng họ quyết định chuyển cô lên bệnh viện thành phố nơi có nhiều chuyên gia mong chữa khỏi bệnh cho cô.
Trong số các bác sĩ được mời tới hội chẩn có một người tên là Howard Kelly. Khi nghe tới cái tên nơi quê quán của cô gái, một tia sáng chợt lóe lên trong ký ức của Kelly. Kelly vội đứng dậy, chạy xuống phòng cô gái. Bước tới gần giường bệnh ngay lập tức Kelly đã nhận ra đó chính là cô gái cho mình sữa ngày xa xưa. Kelly quay trở lại phòng hội chẩn và đề nghị được là người phụ trách ca bệnh đó.
Kelly làm hết sức mình với một sự quan tâm đặc biệt để chữa bệnh cho cô gái. Sau một thời gian chống chọi bệnh tình cô thuyên giảm và cuối cùng là khỏi bệnh hoàn toàn.

Trước ngày cô gái xuất viện, bác sỹ Kelly đã yêu cầu nhân viên quầy thu ngân chuyển hóa đơn tới bàn giấy của mình. Kelly viết ít chữ lên trên hóa đơn trước khi nó được gởi tới phòng bệnh để trao cho cô gái.
Khi mở ra đọc cô gái thầm nghĩ rằng có lẽ cô sẽ phải ra sức làm việc cả đời mới trả hết món tiền này. Nhưng cô thật sự ngạc nhiên khi đọc thấy trên phần đầu hóa đơn đã ghi sẵn dòng chữ: "Hóa đơn đã được thanh toán bằng một ly sữa". Và người ký tên là: "Bác Sĩ Howard Kelly."

Câu chuyện thứ tư xảy ra tại Đại học Stanford vào năm 1892. Thời đó có một học sinh 18 tuổi gặp khó khăn trong việc trả tiền học. Là một trẻ mồ côi anh ta không biết đi nơi đâu để kiếm ra tiền, anh bèn nảy ra một sáng kiến. Anh cùng một người bạn khác quyết định tổ chức một buổi nhạc hội ngay trong khuôn viên trường để gây quỹ cho việc học.
Họ đến mời Ignacy J Paderewski, một nghệ sĩ dương cầm đại tài. Người quản lý của Paderewski yêu cầu một khoản tiền là $2000 cho buổi biểu diễn. Sau khi họ thỏa thuận xong, hai người sinh viên bắt tay ngay vào công việc chuẩn bị buổi trình diễn. Ngày ấy cuối cùng đã đến. Paderewski đã tới biểu diễn tại Stanford. Nhưng không may là vé không bán được hết. Sau khi tổng kết số tiền bán vé họ chỉ có được $1600. Họ thất vọng, đến để trình bày hoàn cảnh của mình với Paderewski. Họ đưa cho ông toàn bộ số tiền bán vé, cùng với một check nợ $400 và hứa rằng họ sẽ cố gắng trả số nợ ấy thật sớm.
Không ngờ Paderewski lại xé bỏ tờ check, trả lại số tiền cho hai chàng thanh niên và nói: "Hãy giữ lấy 1600 đô này, sau khi trừ hết tất cả các chi phí cho buổi biểu diễn còn bao nhiêu các cậu cứ giữ lấy cho việc học. Còn dư bao nhiêu nữa thì mới đưa cho tôi." Hai chàng thanh niên vô cùng bất ngờ, xúc động nói lời cảm ơn…
Đây chỉ là một việc nhỏ, nhưng đã chứng minh được nhân cách tuyệt vời của Paderewski. Ông giúp hai người mà ông ấy không hề quen biết. Trong cuộc sống hầu hết chúng ta đều nghĩ: "Nếu giúp họ, chúng ta sẽ được gì?" Nhưng những người vĩ đại lại nghĩ khác: "Nếu mình không giúp họ, điều gì sẽ xảy ra với những con người đang gặp gian khó này?" Người có từ tâm giúp ai không mong đợi sự đền đáp và chỉ nghĩ đó là việc nên làm mà thôi.
 
image.png

Người nghệ sĩ dương cầm tốt bụng Paderewski nói trên sau này trở thành Thủ Tướng của nước Ba Lan. Ông là một vị lãnh đạo tài năng. Không may chiến tranh thế giới bùng nổ và đất nước của ông bị tàn phá nặng nề. Hơn một triệu rưỡi người dân đang bị chết đói. Chính phủ của ông không còn tiền. Không biết đi đâu để tìm sự giúp đỡ ông bèn đến Cơ Quan Cứu Trợ Lương Thực Hoa Kỳ để nhờ trợ giúp.
Người đứng đầu cơ quan đó chính là Herbert Hoover, người sau này trở thành Tổng Thống thứ 31 của Hoa Kỳ. Ông Hoover đồng ý giúp đỡ và nhanh chóng gửi hàng tấn lương thực để cứu giúp những người Ba Lan đang bị đói khát ấy. Cuối cùng thì thảm họa cũng đã được ngăn chặn.
Thủ Tướng Paderewski lúc bấy giờ mới cảm thấy thoải mái. Ông bèn quyết định đi sang Hoa Kỳ để tự mình cảm ơn ông Hoover. Thế nhưng khi Paderewski chuẩn bị nói câu cảm ơn thì ông Hoover vội cắt ngang và nói: "Ngài không cần phải cảm ơn tôi đâu. Có lẽ ngài không còn nhớ, nhưng vài năm trước, ngài có giúp đỡ hai cậu sinh viên trẻ tuổi ở bên Mỹ được tiếp tục đi học, và tôi là một trong hai chàng sinh viên đó đấy." 

Thế giới này quả là một nơi tuyệt vời. Bạn cho đi thứ gì thì sẽ nhận được những điều tốt đẹp đáp lại! (The world is a wonderful place. What goes around comes around!)
 
Người ta cũng còn nhớ ông Winston Churchill từng nói đại ý rằng chúng ta sinh sống bằng những gì chúng ta kiếm được, nhưng chúng ta tạo lập đời mình bằng chính những gì mà chúng ta bố thí. Sống trên đời phải có một chút gì cho đi. Một chút đó chính là cái mình cố gắng(We make a living by what we get, but we make a life by what we give.)

Quả thật Ðức Phật đã từng khuyên dạy chúng sinh là hãy chăm tu tập "Tứ Vô Lượng Tâm", tức là "bốn món tâm rộng lớn không lường được", đó là các tâm "Từ, Bi, Hỷ, Xả". Riêng tâm "Từ" là khả năng hiến tặng niềm vui cho tha nhân, cho người khác, lòng lành giúp ích cho người, lòng thương yêu, chúng sinh, lòng mong ước cho tất cả chúng sinh đều được an lành vui vẻ.

Tâm từ không phải là sự yêu thương thiên về xác thịt, về tình dục, cũng không phải là lòng trìu mến vị kỷ, lòng luyến ái đối với riêng người nào. Tâm từ không phân biệt kẻ thân người sơ, không dành riêng cho tình đồng chí, đồng chủng, cũng không dành riêng cho tình đồng hương hay đồng đạo. Hơn nữa tâm từ không phải chỉ nên có giữa người và người mà phải bao trùm tất cả chúng sinh, bởi vì, loài cầm thú cũng cần đến sự giúp đỡ và tình thương.

Nói tóm lại, tâm từ bao la, rộng rãi, trải ra đồng đều, không còn sự khác biệt giữa mình và người. Cái gọi là "ta" không còn nữa. Mọi sự chia rẽ đều biến mất như đám sương mù tan trong nắng sáng. Vạn vật trở thành một, đồng thể, đồng nhất.

Minh Nguyen Quang

unread,
Jul 8, 2024, 9:46:29 PM (8 days ago) Jul 8
to giaitri
FACTCHECK
image.png
Các câu chuyện ở bài trên đều mang lại ý nghĩ tinh thần tốt đẹp, ở khía cạnh này hay khía cạnh nọ. Tuy nhiên ở đây tôi chỉ nói về tính xác thực: liệu có người nào đó đã sáng tác ra câu chuyện tưởng tượng đó với mục đích để chuyền tải thông điệp của mình?

Sau đây là factcheck:
1. Câu chuyện thứ hai: Tướng Dwight Eisenhower giúp đỡ 1 đôi vợ chồng già người Pháp và nhờ đó đã thoát khỏi ổ phục kích của quân Đức.
image.png

Câu chuyện về việc Dwight Eisenhower dừng xe giúp đỡ một cặp vợ chồng già người Pháp và do đó thoát khỏi vụ ám sát là một câu chuyện không có bằng chứng xác thực.
Dưới đây là một số lý do khiến câu chuyện này có khả năng là không đúng sự thật:
Thiếu bằng chứng lịch sử: Các sự kiện lịch sử quan trọng liên quan đến tổng thống, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến âm mưu ám sát, đều được ghi chép đầy đủ. Sẽ có một số ghi chép, bài báo hoặc đề cập trong tiểu sử của Eisenhower nếu một sự kiện như vậy xảy ra. Nhưng không có!
Tính cách của Eisenhower: Dwight D. Eisenhower được biết đến với sự bình tĩnh và điềm đạm trước áp lực. Có thể ông ấy sẽ giúp đỡ ai đó đang gặp khó khăn, nhưng không nhất thiết nhờ đó mà ông ta tránh được  một vụ ám sát.
Khả năng câu chuyện là hư cấu: Có khả năng câu chuyện này đơn giản là một câu chuyện hư cấu được lan truyền theo thời gian. Các câu chuyện như vậy đôi khi được tô điểm hoặc thay đổi để phù hợp với mục đích kể chuyện hoặc tạo ra một thông điệp mong muốn.

2. Câu chuyện 3: "Hóa đơn đã được thanh toán bằng một ly sữa". Và người ký tên là: "Bác Sĩ Howard Kelly."
Theo điều tra của Snopes (trang mạng nổi tiếng chuyên factcheck):
image.png

Câu chuyện này xuất hiện từ năm 2000 ở nhiều cuốn sách và đã bị phóng đại quá mức
Tiến sĩ Kelly chưa bao giờ là một sinh viên nghèo khổ, người tiếc nuối nhìn đồng xu cuối cùng của mình khi cơn đói ập đến, quyết tâm xin một bữa ăn ở ngôi nhà trang trại bên cạnh. Anh ta là con của một gia đình tương đối khá giả, và anh ta không phải làm việc để nuôi sống bản thân ở trường chứ đừng nói đến việc bán hàng rong đến từng nhà. Ngoài chi phí học tập và sinh hoạt, chàng học giả trẻ còn nhận được từ gia đình khoản trợ cấp hàng tháng trị giá 5 đô la tiền tiêu vặt, người viết tiểu sử của anh ấy ghi lại tài khoản ngân hàng của anh ấy vào thời đó: "Thật ngạc nhiên là có bao nhiêu món đồ cần thiết và làm hài lòng những khoản tiền gửi 5 đô la đó." đã được hạch toán, tuy nhiên vẫn luôn có số dư chưa được sử dụng." Vào sinh nhật thứ 21 của mình, vị bác sĩ tương lai đã nhận được "những tấm séc trị giá 100 đô la từ cha anh ấy và từ một số người dì", số tiền này được coi là 1 khoản tiền lớn vào thời đó (1879).
Anh ấy là một người đi bộ đường dài khát khao trong một trong nhiều chuyến đi lang thang về vùng nông thôn để nghiên cứu về động vật hoang dã. Có thể anh ta xin nước ở một ngôi nhà nông trại thay vì xin và được cho sữa.
Cô gái có thể đã đưa nước hay sữa cho anh sau đó đến gặp anh với tư cách là một bệnh nhân, nhưng có lẽ không phải vì cô ấy sắp chết hay vì tình trạng của cô ấy bất thường.
Tiểu sử Davis của bác sĩ Kelly không đề cập đến việc cô gái trong "ly sữa" đang "bị bệnh nặng", các bác sĩ địa phương của cô ấy đang "bối rối" hay việc cô ấy được gửi đến Baltimore vì cô ấy đã trở thành nạn nhân của một "căn bệnh hiếm gặp", như nhiều phiên bản đã thêu dệt 

Thật vậy, không có gì được nói về trường hợp của cô ấy để chỉ ra rằng nó hoàn toàn bất thường, hoặc tính mạng của cô ấy đang gặp nguy hiểm. Ngoài việc bác sĩ Kelly xóa hóa đơn cho ly sữa cách đây đã lâu, trường hợp của cô không có gì đáng chú ý vì:
-  Bác sĩ Kelly có thể đã xóa hóa đơn của cô, nhưng ông đã làm như vậy với ba trong số bốn bệnh nhân mà ông điều trị:
- Mặc dù bác sĩ Kelly đã tính phí rất cao cho công việc của mình (và "bị chỉ trích nặng nề" vì nó, người viết tiểu sử của ông nói), nhưng ông chỉ làm như vậy với những bệnh nhân có đủ khả năng chi trả và khi các khoản thanh toán của họ có BHYT
Theo ước tính dè dặt của ông, trong 75% trường hợp ông không đòi cũng như không nhận được khoản phí nào. 

3. Câu chuyện thứ 4: Herbert Hoover trả ơn nghệ sĩ dương cầm người Ba Lan Ai đã giúp đỡ ông khi còn là sinh viên?
Cũng theo điều tra của Snopes:
image.png
Không có bài viết hoặc bài viết nào chỉ ra nguồn gốc của câu chuyện.
Câu chuyện này được nhiều người cho là hư cấu. Cả Hoover và Paderewski đều không viết về nó trong cuốn tự truyện của họ. Họ chỉ nói rằng cuộc gặp gỡ đầu tiên của họ có thể diễn ra vào đầu năm 1896.
Cần biết, Hoover, trước khi trở thành tổng thống, từng là giám đốc chương trình của Cơ quan Cứu trợ Hoa Kỳ , cơ quan cung cấp viện trợ rộng rãi cho các nước châu Âu, bao gồm cả Ba Lan, sau Thế chiến thứ nhất.
Tuy nhiên, chi tiết về cuộc gặp gỡ đầu tiên của những người đàn ông còn mơ hồ hơn. Một bài báo điều tra tin đồn, xuất bản năm 2019 bởi Thomas F. Schwartz , giám đốc Bảo tàng và Thư viện Tổng thống Herbert Hoover, nhấn mạnh rằng "điều khiến câu chuyện này khó ghi lại là cả Hoover và Paderewski đều không chứng thực nó trong hồi ký tương ứng của họ" :
Hoover tuyên bố một cách khó hiểu: "Khi còn là một sinh viên đại học, tôi đã cùng các đối tác tổ chức một loại giảng đường để giải quyết tình trạng thiếu hụt tài chính của chúng tôi. Chúng tôi đã lên lịch cho Paderewski xuất hiện, nhưng vì lý do này hay lý do khác mà nó không thành công." 
Paderewski cũng mơ hồ trong hồi ký của mình về cuộc gặp đầu tiên với Hoover. Hầu hết các nhà viết tiểu sử Hoover đều không đề cập đến câu chuyện, kể cả người viết tiểu sử nổi tiếng George H. Nash đặt ra câu hỏi: "Điều đó có đúng không?"
"Hồi ức của Herbert Hoover: Những năm phiêu lưu" chỉ  đề cập ngắn gọn  câu chuyện:
Tôi đã biết Paderewski nhiều năm rồi. Khi còn là sinh viên, tôi đã cùng với các đối tác thành lập một loại giảng đường để giải quyết tình trạng tài chính thiếu hụt của chúng tôi. Chúng tôi đã lên lịch cho Paderewski xuất hiện, nhưng nó không thành công vì lý do này hay lý do khác. Năm 1915, tôi gặp lại anh ấy khi đang cố gắng giúp đỡ Ba Lan. Và trong thời gian chúng tôi tham gia chiến tranh, ông thường xuyên đến thảo luận với tôi về công việc của Ủy ban Độc lập Ba Lan mà ông là người đứng đầu và là người hỗ trợ tài chính chính.
Bài báo của Schwartz tiếp tục, 
Kết luận: có thể Hoover đã tham dự buổi hòa nhạc hoặc bằng cách nào đó đã gặp Paderewski trong khung thời gian được chỉ ra trong bản copy paste lan truyền, nhưng đó chỉ là suy đoán
Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages