Chúc Mừng Ngày Hiền Phụ - Joyeuse Fête des Père - Happy Father's Day | Minh Đỗ Texas.

17 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Jun 16, 2024, 3:22:31 AM (12 days ago) Jun 16
to alphonsefamily, giaitri
Nhân Ngày Hin Ph 

Xin hân hoan gi li chúc mng đến mọi người  người cha trong gia đình. 

Nguyn xin Ơn Trên 

ban thật nhiu sc khe, bình an, cùng mọi ơn lành hn xác cho các vị gia trưởng ,

Xin chúc lành cho mọi người cha trên thế gii, 
xin làm họ trở nên gương lành cho con cái họ, 
Xin biến đi h tr nên nhng người cha gương mẫu, tràn đy hng ân và kiên nhn trong mi hoàn cnh vi lòng yêu thương đích thc.


Papa

Dans l'océan tumultueux de la vie, tu es mon phare,

Ton amour inébranlable guide mes pas, éclaire ma nuit noire,

Tu as essuyé mes larmes, tu as chassé mes peurs,

Papa, tu es mon roc, ma source de bonheur.

Tu m'as appris à marcher, à voler, à rêver,

Papa, en ce jour, je veux te remercier, te célébrer.

Chaque moment partagé avec toi est un trésor,

Ton amour inconditionnel est ma plus grande victoire,

Papa, tu es mon guide, mon ami, mon confident,

Joyeuse Fête des Pères, en toi, je trouve mon enchantement  ....

 

Dear God, 

We thank you for the gift of Dads in this life. We thank you that you are the greatest Dad ever, Abba Father, and we know that you cover us in your great love.

We pray for your blessing, favor, and strength over every Dad in this world, 

for those who are seeking to walk closely with You in a dark world, 

and for those who just need to be reminded that You are real. 

We ask for your renewed courage, for your boldness, for your Spirit to fill them. 

We ask that You keep their footsteps firm, and guard their way. 

We ask that You would help them to always stand strong, to be men of faith. 

We ask that You would fill their hearts with love, compassion, joy, faithfulness, and cover their lives with great peace...

Amen




Hàng năm vào Chủ Nhật thứ ba của Tháng 6 (năm nay rơi vào ngày 15-6), người Mỹ đã mừng Ngày Lễ của Cha (Father’s Day), cũng như tháng trước, họ đã mừng ngày Lễ của Mẹ (Mother’s Day). Ðây là hai ngày lễ truyền thống của người Mỹ để vinh danh và biểu tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ.

Sau 49 năm sống trên đất nước quê người, người Việt chúng ta đã làm quen dễ dàng với hai ngày lễ này của người bản xứ. Ðó là điều tự nhiên. Là vì dù có khác biệt về văn hoá và luân lý, song dân tộc Hoa Kỳ và dân tộc Việt Nam đều có mối liên hệ máu thịt giữa cha mẹ và con cái, dẫn đến một thứ tình cảm thiêng liêng cao cả: Tình mẫu tử và phụ tử. Một tình cảm vô điều kiện và vô vị lợi, chỉ cho đi mà không cần đáp trả.

Ðể đáp lại, những người con thường cố gắng thể hiện tình yêu thương, tôn kính và biết ơn cha mẹ bằng những việc làm cụ thể cốt làm vui lòng cha mẹ. Chẳng hạn trong ngày Lễ Father’s Day hay Mother’s Day, người Mỹ có thói quen mua quà tặng hay mời cha mẹ đi ăn những của ngon vật lạ ở các nhà hàng hay ở nhà với những món ăn đặc biệt cha mẹ ưa thích. Còn đối với người Việt Nam thì đạo hiếu đối với cha mẹ được thể hiện cụ thể không chỉ một ngày mà kéo dài cả một đời, trong việc giúp đỡ, vâng lời cha mẹ lúc còn trẻ và phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già sức yếu. Vì thế tục ngữ Việt nam có câu “Trẻ cậy cha, già cậy con” để nói lên mối quan hệ hai chiều giữa cha mẹ và con cái.

Tuy nhiên, trong điều kiện sống nơi đất khách quê người, sự báo hiếu thể hiện qua việc phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già sức yếu trong một số gia đình Việt Nam đã gây nên sự xung khắc, bất hoà giữa cha mẹ với con cái, và giữa các anh chị em trong gia đình. Sự xung khắc, bất hoà ấy xuất phát từ quan niệm khác biệt về cách phụng dưỡng cha mẹ theo truyền thống Việt Nam ở quê nhà hay theo hoàn cảnh, lối sống ở Hoa Kỳ.

Theo truyền thống Việt Nam, cha mẹ đến khi về già thường được sống chúng với con cháu để tiện bề săn sóc và để cho cha mẹ có niềm vui, hạnh phúc vì được sống bên con cháu trong những năm tháng cuối đời. Nhưng ở Hoa Kỳ, khi cha mẹ về hưu còn mạnh khoẻ thường sống riêng, đến khi già yếu thì vào sống trong các nhà hưu dưỡng (nursing homes) để được các nhân viên y tế và dinh dưỡng chăm sóc ngày đêm.

Đây là lối sống hình thành do điều kiện và hoàn cảnh sống của xã hội Hoa kỳ, nên thường được các bậc cha mẹ chấp nhận như chuyện bình thường. Nhưng đối với các bậc cha mẹ Việt Nam, hầu hết đều chưa quen với lối sống này nên dễ sinh lòng bất mãn, buồn tủi khi phải vào sống trong các nhà hưu dưỡng. với mặc cảm bị lãng quên, sống cô đơn như chờ chết vào lúc cuối đời.

Hệ quả là, trong một số gia đình Việt Nam có cha mẹ già yếu, con cái không dám đưa vào “nursing home”, mà giữ cha mẹ phụng dưỡng tại nhà đã gặp nhiều khó khăn, bất tiện trong cuộc sống. Từ những khó khăn bất tiện đã gây bất hòa xung khắc giữa vợ chồng khi phải vất vả phụng dưỡng cha mẹ già yếu, ảnh hưởng đến hạnh phúc vợ chồng. Hệ quả này khiến một số bậc cha mẹ không muốn vào nursing home phải sống lưu động từ gia đình người con này đến người con khác. Tình cảnh này đã làm buồn lòng các bậc sinh thành không ít và giữa anh em cũng sinh ra bất hoà vì sự tính toán thiệt hơn trong việc góp phần phụng dưỡng cha mẹ tại gia. Thực tế này đã phản ánh đúng như ý nghĩa các câu tục ngữ Việt Nam mà các bậc cha mẹ thường thốt ra khi gặp hoàn cảnh bị con cái tỏ ra miễn cưỡng, đùn đẩy nhau việc phụng dưỡng, rằng “một mẹ nuôi được 10 con, nhưng 10 con không nuôi tròn một mẹ”; và rằng: “cha mẹ nuôi con biển hồ lai láng, con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày”.

Là người Việt Nam, dù là bậc cha mẹ hay con cái, khi nghe hai câu tục ngữ trên hẳn sẽ không khỏi chạnh lòng, băn khoăn và tự kiểm về mối quan hệ giữa con cái và cha mẹ mình. Nhất là nhân dịp ngày Fathers’Day tháng 6 hay Mothers’Day vào Tháng 5 hằng năm của người Hoa Kỳ, người Việt tha hương chúng ta cần suy tư và tự kiểm để điều chỉnh mối quan hệ thiêng liêng giữa con cái và cha mẹ sao cho không chỉ nói lên được ý nghĩa vinh danh và biểu tỏ lòng biết ơn đối với công lao sinh thành dưỡng dục của cha mẹ như người bản xứ, mà còn thể hiện được lòng hiếu thảo theo truyền thống Việt Nam qua sự phụng dưỡng cha mẹ lúc tuổi già sức yếu một cách hài hoà, để cha mẹ có được những ngày vui cuối đời hạnh phúc bên đoàn con cháu.

Tất nhiên, để thực hiện được sự báo hiếu tốt đẹp này không phải là dễ trong hoàn cảnh và điều kiện sống hiện nay tại Hoa Kỳ nói riêng và hải ngoại nói chung. Việc này đòi hỏi con cái phải chịu đựng và hy sinh một phần hạnh phúc cá nhân và gia đình. Thiết tưởng đây là điều con cái có thể làm được, nếu họ chịu khó hồi tưởng lại tất cả những gì cha mẹ đã chịu đựng, hy sinh vô điều kiện cho họ từ khi vào đời, qua tuổi ấu thơ cho đến khi khôn lớn, đôi khi còn phải chịu đựng, hy sinh suốt cả cuộc đời cho con và vì con.

Xin những ai may mắn còn cha còn mẹ, hãy cố gắng vượt qua mọi khó khăn trở ngại, chấp nhận chút hy sinh, để thể hiện lòng hiếu thảo biết ơn cha mẹ bằng việc phụng dưỡng các ngài lúc tuổi già sức yếu trong những năm tháng cuối đời, hơn là đợi cho đến khi cha mẹ đã quá vãng mới khóc thương nuối tiếc.

Quà Của Bố  ... Xin gửi tặng những người đàn ông trên thế giới này, 
những người đã, đang và sẽ làm cha bài hát rất nổi tiếng và xúc động về Người Cha 

Người Cha đáng kính và đáng thương


image.png

Tại Hoa Kỳ, cứ mỗi năm vào tháng Năm (May), người ta dành một ngày cho người Mẹ, gọi là Ngày Hiền Mẫu (Mother’s Day) để con cái có dịp tỏ bầy lòng hiếu thảo với Mẹ mình, qua nhiều hình thức khác nhau, như mua quà tặng cho Mẹ, đưa Mẹ đi coi trình diễn văn nghệ, đi coi phim điện ảnh (movie), đi ăn tiệm v.v.. và cũng lập lại tất cả những hình thức y như vậy, một ngày trong tháng Sáu (June) của mỗi năm, dành cho người Cha, gọi là Ngày Hiền Phụ (Father’s Day).

Lẽ dĩ nhiên, sự liên hệ tình cảm của người con đối với Mẹ thường mật thiết nhiều hơn là đối với người Cha, vì người Mẹ thường xuyên ở nhà, có nhiều thời gian gần gũi săn sóc con cái hơn là vì người Cha phải đi làm việc ở ngoài xã hội, thường xuyên vắng nhà vì có rất nhiều trường hợp người Cha phải đi làm hai ba công việc lao động trong một ngày ở những nơi khác nhau, hay có khi phải đi làm ở những nơi xa gia đình vợ con, nên không có nhiều thì giờ ở nhà để được gần gũi trò chuyện với vợ con.

BM

Chính vì lẽ đó, mà đã có những trường hợp làm cho các con hiểu lầm người Cha không thương yêu các con bằng người Mẹ thương yêu các con, hơn thế nữa, bản chất của người đàn ông ít khi nào bộc lộ tình cảm thương yêu bên ngoài đối với con cái và đó cùng là đặc tính của người đàn ông Á Châu nói chung và của người đàn ông Việt Nam nói riêng, cho dù có thương con cái mình cách mấy đi chăng nữa, thì cũng âm thầm giữ kín trong lòng, không muốn nói ra cho các con nghe. 

Chính vì thế mà đã có khá nhiều trường hợp, con cái cứ tưởng lầm Cha mình không thương yêu mình, mà chỉ có Mẹ mình thương yêu mình mà thôi, nên khi con cái  trưởng thành ra đời tự lập được cuộc sống ở ngoài xã hội, chúng biểu lộ lòng vô ơn bạc nghĩa đối với người Cha, trong khi con cái không nhận thức ra rằng, nếu không nhờ vào đôi bàn tay làm việc lao động cực khổ suốt ngày của người Cha còn hơn sự cực khổ chăm lo săn sóc các con ở nhà của người Mẹ, để có đủ lợi tức hàng tháng mang tiền về nuôi gia đình, nhất là có những trường hợp Cha Mẹ phải trả tiền học phí mỗi năm cho con cái theo học bậc đại học, cho đến khi khi chúng tốt nghiệp lãnh bằng ra trường, mà con cái không cần phải mượn tiền học phí (student loan) của chính phủ, thế mà nỡ lòng nào có những đứa con lại có những hành động bất hiếu đối với Cha Mẹ, mà hôm nay là ngày Hiền Phụ (Father’s Day), ngày của Cha nên tác giả chỉ xin thuật lại một câu chuyện có thật về 2 đứa con, đối xử tệ bạc với người Cha đáng kính đáng thương như sau:

BM
  
Ông Huỳnh có 2 người con, 1 trai và 1 gái, cả 2 đứa con cách nhau 5 tuổi, một đứa học trung học, còn một đứa học tiểu học, vợ ông bị bệnh nan y nên không thể đi làm được, chỉ có một mình ông đi làm nuôi gia đình. Suốt hơn 40 năm ròng rã, ông đi làm lao động vất vả tay chân. Ban ngày ông làm công nhân cho một hãng xưởng làm đường rầy xe lửa bằng sắt và hãng xưởng này cũng chế tạo một vài vật dụng bằng sắt cho một số nhà thầu xây cất nhà cửa. Công việc ông làm tuy khá nặng nhọc và nếu vật dụng chế tạo nào quá nặng thì ông phải điều khiển chiếc xe cần cẩu (forklift) để di chuyển những món đồ đó từ chỗ này đến chỗ khác trong xưởng.

BM
  
Mặc dầu phải làm việc 8 tiếng đồng hồ mỗi ngày trong xưởng, nhưng ông chỉ có 4 tiếng làm trong nhà, còn 4 tiếng kia phải làm việc ngoài trời, lái xe cần cẩu chất hàng hóa lên chiếc xe chở hàng (truck), để giao hàng (shipping) đến những nơi đã đặt (order) hóa đơn mua hàng, nên 4 tiếng đồng hồ này rất cực nhọc, nhất là vào những ngày thời tiết nóng bức, mưa hay nắng suốt ngày, làm xong 4 tiếng đồng hồ công việc này, làm cho ông cảm thấy hết sức mệt mỏi, lắm lúc ông cảm thấy khó thở như sắp chết đến nơi rồi. Ấy thế mà chiều về tới nhà, ông chỉ được nghỉ ngơi tối đa 30 phút, rồi ông lại phải lái xe đi nấu ăn (cook) 4 tiếng đồng hồ nữa cho một tiệm ăn, tới 10 giờ đêm mới về tới nhà. Thế là mỗi ngày ông phải làm việc 12 tiếng đồng hồ và chỉ ngủ mỗi đêm tối đa 5 tiếng, để cố gắng làm sao kiếm đủ tiền nuôi gia đình và để trả tiền học phí cho 2 con học đại học, cho tới khi 2 đứa con ra trường, chúng nó không phải trả nợ mượn tiền học phí của chính phủ một xu nào hết.

BM
  
Sau 4 năm dùi mài kinh sử, đứa con trai tốt nghiệp kỹ sư điện toán, còn đứa con gái tốt nghiệp dược sĩ, cả hai đứa đều có công ăn việc làm tốt. Rồi vài năm sau vợ ông qua đời vì căn bệnh ung thư đến thời kỳ cuối cùng, không còn có thuốc nào có thể chữa khỏi được bệnh ung thư. Sau ít năm tháng vợ ông qua đời thì ông cũng về hưu và ông sống độc thân ở nhà với 2 đứa con được 1 năm, thì hai đứa con ông đều xin phép ông cho chúng nó dọn nhà ra ở riêng, chúng nó lấy lý do vì hai đứa đều có người yêu, nên chúng nó cần có cuộc sống riêng tư. Ông xét thấy lời yêu cầu này của chúng nó hợp tình hợp lý, ông đành phải giả vờ vui vẻ chấp nhận lời yêu cầu của chúng nó và ông vẫn tiếp tục sống độc thân một mình ở lại căn nhà ghi dấu rất nhiều kỷ niệm thân thương với vợ 2 con. Sống lẻ bóng một mình như thế được 2 năm, thì một hôm ông bị vấp té đau đớn đôi chân liên tục mấy tháng, đi đứng không vững, mặc dầu trí óc ông còn rất minh mẫn, nhưng ông không thể tự nấu ăn lấy một mình được, ông đành phải vào sống trong viện dưỡng lão (nursing home).

 
Có một lần tôi đến thăm ông, ông tâm sự cho tôi nghe với đôi mắt đẫm lệ, cho tôi biết là cả 2 đứa con ông, tuy nơi chúng nó ở không xa viện dưỡng lão này lắm, lái xe đến đây khoảng 20 phút, chúng nó vẫn chưa lập gia đình, nhưng chúng nó chỉ đến thăm tôi mỗi tuần mỗi đứa một lần, mỗi lần tối đa khoảng từ 30 cho đến 40 phút. Thực ra như Thầy biết rõ tôi đâu có thiếu thốn gì về tiền bạc, nhưng bây giờ tuổi già sức yếu, phải vào sống trong viện dưỡng lão như thế này, vợ thì chết rồi, người thân trong gia đình, ngoài 2 đứa con thân yêu của tôi ra, anh em họ hàng bà con bên nội bên ngoại không có ai ở cùng trong thành phố này, nhiều lúc tôi cảm thấy cô đơn vì quá nhớ tới 2 đứa con thân yêu của tôi, mà chỉ mong mỏi được gặp mặt chúng nó vào thăm tôi thường xuyên hơn, thay vì chúng nó đến thăm tôi mỗi tuần chỉ có một lần, không cần chúng nó phải báo đền tôi bất cứ điều gì khác, thì an ủi tinh thần tuổi già cho tôi biết mấy.

Giá phải chi chúng nó có gia đình rồi, chúng nó phải bận rộn ngày giờ săn sóc vợ con của chúng nó, không có thì giờ rảnh rỗi để vào thăm tôi thường xuyên được, thì tôi rất thông cảm hoàn cảnh của chúng nó; hoặc phải chi khi chúng nó còn nhỏ tuổi, tôi đã đối xử tệ bạc với chúng nó, bỏ bê không săn sóc chúng nó một chu đáo, thì nào tôi đâu dám than thân trách phận cuộc đời tôi ngày nay bị cô đơn như thế này với Thầy. Người ta cứ nói là người chồng hay người Cha ăn ở tệ bạc hay thiếu trách nhiệm với vợ con mình, thì trước sau gì thể nào cũng phải lãnh hậu quả đau thương do chính con cái hay vợ của mình sẽ quả báo. Nhưng ngược lại, tôi xét thấy tôi đã phải hy sinh cả cuộc đời trẻ tuổi của tôi là chồng là Cha của 2 đứa con, làm việc cực nhọc vất vả để nuôi 2 con khôn lớn, giúp đỡ từ vật chất cho đến tinh thần, từ miếng ăn cho đến manh áo, từ những lúc các con ốm đau cho đến lúc khỏe mạnh v.v v., thì không những tôi khuyến khích tinh thần các con mà còn hỗ trợ tài chánh tối đa cho 2 con học hành đỗ đạt thành tài, thế mà giờ đây, không hiểu sao chúng nó chẳng thèm nghĩ tới công ơn sinh thành của Cha Mẹ, là nhờ ai chúng nó mới được thành danh như ngày nay, trong khi thâm tâm tôi chỉ ao ước có một điều đơn giản duy nhất, là được nhìn thấy chúng nó vào thăm tôi thường xuyên hơn, trước khi tôi nhắm mắt vĩnh viễn từ giã cõi đời phù du này.

BM
  
Tôi kính mong Thầy sẽ viết một bài về những điều tâm sự của tôi với Thầy trên đây cho giới con cháu của chúng ta đọc, để giới trẻ chúng nó sẽ hiểu thấu thêm được nỗi lòng của tuổi già cô độc, làm Cha Mẹ thương con như thế nào, không hề mong đợi con cái phải báo đền Cha Mẹ bằng vật chất, tiền bạc, của cải, mà chỉ mong được gặp mặt con cháu đến thăm Cha Mẹ hay Ông Bà lúc tuổi già gần đất xa trời, thì đó là niềm hạnh phúc vô biên, quí hóa nhất trên cõi đời này trước khi Cha Mẹ hay Ông Bà phải xa lìa trần thế.                                                                          



Phó Tế Nguyễn Mạnh San



image.png




Cha hiến tim, 

10 năm sau, 

con gái òa khóc trong lễ đường khi nghe ‘trái tim’ ông lại đập mạnh mẽ

image.png

Cô gái nào cũng mong khoảnh khắc bước vào lễ đường sẽ ngập tràn hạnh phúc và xúc động bên người cha của mình. Khoảnh khắc ấy giống như một sự “chuyển giao tình thương” đầy thiêng liêng từ người cha cho người chồng. Thế nhưng, Jeni Stepien không có được may mắn ấy khi cha cô mất đã 10 năm nay. Trước ngày cưới, nỗi buồn, nỗi nhớ cha càng dâng trào, và cô không biết phải làm sao để đối diện với cảm giác cô đơn, trống trải ấy…

image.png

Cha của Jeni, ông Michael Stepien là đầu bếp trưởng của một nhà hàng trong nhiều năm. Vào một buổi tối tháng 9 năm 2006, sau khi tan làm, ông Michael như thường lệ đi bộ trở về nhà thì bất ngờ bị một thanh niên khoảng 16 tuổi chặn đường cướp giật. Sau đó, thanh niên này bắn vào đầu ông một viên đạn từ cự ly rất gần, và thật đáng buồn, ông đã không thể giữ được mạng sống. Năm ấy ông mới 53 tuổi, và Jeni đã mất cha vĩnh viễn kể từ đó.

Cô kể lại rằng lúc hấp hối trong bệnh viện, giữa ranh giới sinh tử, ông đã vô cùng đau đớn khi sắp phải nói lời tạm biệt vĩnh viễn với người thân. Dù gia đình cô đã chuẩn bị tâm lý, nhưng họ vẫn không khỏi buồn đau và thương xót. Jeni nghẹn ngào chia sẻ: “Trong lúc cận kề với tử thần ấy, cha tôi vẫn tỉnh táo và cố gắng trấn an mọi người. Ông nói rằng ông đã quyết định sẽ hiến tặng nội tạng thông qua Trung tâm Phục hồi và Giáo dục về nội tạng.”

Và người may mắn được nhận trái tim của ông Michael chính là ông Arthur Thomas, người cha của bốn đứa con đang sống ở Lawrenceville, N.J. Ông Thomas năm nay 72 tuổi, được chẩn đoán bị chứng tâm thất đập nhanh từ 16 năm trước. Trong nhiều năm nay, bệnh tình của ông không hề thuyên giảm mà càng lúc càng nghiêm trọng hơn. Ông chia sẻ rằng ông bị chứng sưng huyết tĩnh mạch và “để được nằm trong danh sách được cấy ghép, người bệnh phải thực sự trong tình trạng khẩn cấp.” Chính vì thế, khi nhận được quả tim hiến tặng từ ông Michael, ông Thomas đã vô cùng ngỡ ngàng và xúc động.
image.png


Ông Thomas và gia đình rất biết ơn món quà to lớn và hết sức ý nghĩa mà ông Michael đã dành cho mình. Họ giữ mối liên hệ thân tình, thường xuyên gọi điện và nhắn tin thăm hỏi nhau. Họ trao đổi, chia sẻ với nhau những vấn đề trong cuộc sống hàng ngày như công việc, nội trợ hay việc nuôi dạy con cái. Nhưng hai gia đình chưa bao giờ nghĩ tới việc gặp nhau, mãi cho đến khi Jeni kết hôn với bạn trai Paul Maenner của cô, một kỹ sư 34 tuổi. Jeni chia sẻ: “Suy nghĩ đầu tiên nảy ra trong đầu tôi là ai sẽ dẫn tôi vào lễ đường trong lễ cưới. 10 năm nay tôi đã không còn cha và ông chắc chắn sẽ không có mặt trong ngày trọng đại nhất của cuộc đời tôi. Trong lòng tôi tràn đầy sự đau khổ lẫn khao khát. Ước gì cha tôi có thể ở đây!”

Thấu hiểu tâm sự ấy của Jeni nên vị hôn phu của cô đã gợi ý rằng cô hãy viết thư cho ông Thomas, người mà gia đình cô gọi là Tom, nhờ ông thay thế vị trí của cha cô trong ngày cưới. Ông Thomas ngay lập tức trả lời rằng ông hoàn toàn đồng ý và rất hãnh diện khi được làm điều đó. Con gái của ông thậm chí còn nhắc nhở ông hãy luyện tập trước ngày diễn ra lễ cưới, để đảm bảo mọi thứ diễn ra tự nhiên và suôn sẻ.

Ông Thomas cũng nói với Jeni rằng ông rất xúc động, và có cảm giác đây chính là lễ cưới của con gái ông. Ông Thomas và Jeni chính thức gặp nhau một ngày trước lễ cưới. Jeni đã nghẹn ngào bật khóc và cảm ơn sự tận tình của ông. Nhưng ông nói rằng đó là điều ông cần phải làm và động viên Jeni rằng cha cô đang ở đây. Ông đưa tay ra để Jeni nắm và nói rằng như vậy cô sẽ cảm nhận được sự tồn tại của cha, cảm nhận được nhịp đập từ chính trái tim của cha cô.

Trong ngày cưới, Jeni đã khiêu vũ cùng ông Thomas. Cô đặt tay lên ngực trái của ông và khóc trong sự xúc động và lòng biết ơn. Cô biết rằng ngày hôm nay cô không hề đơn độc. Cha cô đang ở đây, rất gần bên cô. Có thể ông cũng đang mỉm cười khi chứng kiến giờ phút cô trở thành cô dâu xinh đẹp và hạnh phúc rạng ngời như vậy.


image.png

Trong ngày hạnh phúc ấy, Jeni đã khiêu vũ cùng ông Thomas, cô cảm thấy như đang được khiêu vũ với chính người cha của mình! 


Ông Thomas nói rằng việc đến đây không chỉ để thực hiện yêu cầu của Jeni. Ông đến đây để mang tới cho cô tình yêu, tình thương và sự che chở của một người cha…

Đám cưới của Jeni đã diễn ra vẹn tròn và viên mãn trong sự chúc phúc của mọi người và đặc biệt hơn là của cha cô. Cha cô đã ở đây với cô theo một cách rất đặc biệt, còn ông Thomas đã ở đây… vì cô. Vậy mới biết, tấm lòng của người cha, bản năng của đấng sinh thành luôn nằm sâu trong trái tim cho dù họ có ở đâu. Tuy cha Jeni đã đi xa, nhưng tình yêu thương vun trồng trong trái tim ông vẫn đủ mạnh mẽ và to lớn để dẫn lối Thomas, khiến ông hoàn thành những điều còn dang dở, dành tặng con gái mình… 

Theo NYtimes




Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages