Bao nhiêu tuổi thì không được làm Bypass cho tim? & Cách nhận biết sắp bị đột quỵ (St). Fr: Minh Đỗ Texas

29 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Jul 11, 2024, 5:59:44 PM (5 days ago) Jul 11
to giaitri
BÀI RẤT CẦN ĐỌC ĐỂ BẢO VỆ TÍNH MẠNG CHO CÁ NHÂN & NGƯỜI THÂN .

Bao Nhiêu Tuổi Thì Không Được Làm Bypass Cho Tim?

image.png

Còn gì tồi tệ hơn khi được biết mình cần phải làm phẫu thuật “bắc cầu” động mạch vành tim (bypass surgery, thường được gọi tắt là làm bypass)? Đó là bị từ chối phẫu thuật vì lý do tuổi tác.
 
Các bác sĩ tim mạch có thể sẽ có đánh giá khác nhau về độ tuổi của bệnh nhân trong việc quyết định liệu có nên làm bypass cho họ hay không. Hầu hết mọi người đều cho rằng bệnh nhân trên 80 tuổi không nên làm bypass cho tim vì kết quả thường không được khả quan như bệnh nhân ở độ tuổi trẻ hơn. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu, suy nghĩ này nên được thay đổi, các bác sĩ không nên chỉ dựa vào tuổi tác mà từ chối phẫu thuật làm bypass cho bệnh nhân.
 
Vấn đề quan trọng là đánh giá bệnh trạng kỹ lưỡng
 
Karen Alexander, bác sĩ tim mạch và là giảng sư y khoa của Trung tâm Y tế Đại học Duke, đã phân tích dữ liệu từ 67,764 bệnh nhân, trong đó có 4,743 người cao niên trên 80 tuổi. Bà phát hiện rằng những bệnh nhân trên 80 tuổi, nếu được lựa chọn cẩn thận (không có các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác), vẫn có thể phẫu thuật làm bypass tốt như các bệnh nhân trẻ hơn.
 
Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of the American College of Cardiology, bệnh nhân cao niên trên 80 tuổi có nguy cơ cao hơn khi phải phẫu thuật làm bypass kết hợp với thay van tim. Tuy nhiên, nếu họ không có các yếu tố nguy cơ (risk factor) khác, thí dụ như đã từng làm phẫu thuật tim rồi, hoặc từng bị tai biến mạch máu não (stroke) nặng, họ vẫn có thể làm bypass và hồi phục bình thường sau phẫu thuật.
 
Trong nghiên cứu của bác sĩ Alexander, những bệnh nhân trên 80 tuổi có sức khỏe tốt nhất là những người không có tiền sử bịnh suy tim sung huyết (congestive heart failure), bịnh phổi hoặc bịnh về mạch máu và không cần làm bypass khẩn cấp.
 
Nhìn chung, 8.1% bệnh nhân cao niên đã tử vong trong bệnh viện sau khi phẫu thuật làm bypass. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân trẻ hơn (dưới 80 tuổi) là 3%. Tuy nhiên, khi chỉ so sánh với những bệnh nhân cao niên thuộc nhóm khỏe mạnh nhất, tỷ lệ tử vong là 4.2%, không cao hơn bao nhiêu so với nhóm bệnh nhân trẻ.
 
Trong quá trình làm bypass, bác sĩ có thể sẽ lấy các mạch máu từ chân hoặc động mạch từ vùng ngực gần tim. Những mạch máu này được nối vào phía trên và phía dưới của chỗ bị tắc nghẽn trong động mạch vành, “bắc cầu” qua chỗ bị nghẽn và khôi phục lưu lượng máu như bình thường.
 
Nếu được đánh giá bệnh trạng cẩn thận, ngay cả những bệnh nhân cao niên cũng có thể đạt kết quả khả quan sau ca phẫu thuật làm bypass.

 
Một câu chuyện thành công
 Albert Carlsen là một kỹ sư về hưu đã 89 tuổi. Cụ đã trải qua một ca phẫu thuật làm bypass vào tháng 11 tại Bệnh viện The Heart Hospital of the Desert ở Rancho Mirage. Hiện nay, cụ đã có thể làm các hoạt động hàng ngày như đi bộ, làm vườn và chơi golf.
 
Cụ Carlsen chia sẻ: “Ở cái tuổi của tôi thì ai cũng biết là phải có nguy cơ cao thôi. Nhưng tôi rất mừng vì đã vượt qua ca phẫu thuật đó một cách suôn sẻ. Mổ được 3 ngày là tôi đã có thể đứng dậy, mặc quần áo và sẵn sàng trở về nhà.
 
Các bác sĩ nghĩ gì?
 
Bác sĩ phẫu thuật Jack Sternlieb, chủ tịch và là nhà sáng lập Bệnh viện The Heart Hospital, nơi Albert Carlsen đã thực hiện thành công ca phẫu thuật, cho biết ông cảm thấy tự tin khi phẫu thuật cho những người cao niên như cụ Carlsen.
 Ông nói: “Làm bypass là để bệnh nhân được sống tiếp chứ không phải để giết họ. Đó là mục đích của chúng tôi.” Theo Sternlieb, độ tuổi trung bình của bệnh nhân đến bệnh viện The Heart Hospital để làm bypass là 74. Mặc dù tuổi tác đúng là một yếu tố làm tăng nguy cơ, nhưng đó không phải là yếu tố quyết định.
 
Thay vào đó, bác sĩ Sternlieb tập trung xem xét các yếu tố về tâm lý và xã hội, với những câu hỏi như: “Bệnh nhân có thực sự muốn sống tiếp không? Họ ăn uống có được không? Họ có người thân, bạn bè hay ai đó hỗ trợ, giúp đỡ không?” Ông cho rằng với những bệnh nhân ở độ tuổi gần đất xa trời như vậy, không thể chỉ đơn thuần là phẫu thuật cho họ xong rồi là hết chuyện, để họ tự lo.
 
Để ca phẫu thuật có kết quả tốt
 
Sternlieb không đồng ý với tỷ lệ tử vong cao được báo cáo trong nghiên cứu của Đại học Duke. Ông cho rằng phẫu thuật làm bypass cho tim có thể được thực hiện an toàn hơn nhiều.
 
Theo một nghiên cứu của Healthgrades.com, bệnh viện của Sternlieb có tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật tim thấp nhất ở Hoa Kỳ, dựa trên dữ liệu Medicare năm 1998. Trong khi nghiên cứu của Đại học Duke báo cáo tỷ lệ tử vong gần 20% đối với bệnh nhân cao niên sau khi làm cả bypass và thay van tim, bệnh viện của Sternlieb không có ca tử vong nào trong các loại phương thức phẫu thuật này.
 
Dữ liệu về tỷ lệ tử vong được thu thập bởi Health Care Financing Administration (HCFA), cơ quan quản trị chương trình bảo hiểm y tế Medicare. Sau khi thu thập dữ liệu; sau đó sẽ được nhiều tổ chức khác nhau phân tích và chia sẻ.
 
Bác sĩ Sternlieb cho biết tỷ lệ tử vong thấp tại Bệnh viện The Heart Hospital không chỉ nhờ vào việc đánh giá bệnh trạng cẩn thận, mà còn do thiết kế đặc biệt của cơ sở này – một trong số ít các bệnh viện ở Hoa Kỳ chỉ chuyên về phẫu thuật tim.
 
Bệnh viện chỉ có 12 giường, được trang bị để có thể theo dõi bệnh nhân 24/7 và can thiệp kịp thời. Ngay cả khi không đi làm, bác sĩ Sternlieb vẫn theo dõi tình trạng của bệnh nhân qua hệ thống giám sát từ xa đặt tại nhà riêng của mình. Đôi khi, nếu cần thiết, bác sĩ sẽ ngủ lại trong phòng bệnh nhân để đảm bảo an toàn cho họ.
 
Những lưu ý quan trọng
 
Dù đã chứng minh rằng phẫu thuật bypass có thể an toàn đối với bệnh nhân cao niên, Sternlieb cũng nhấn mạnh rằng vẫn có nguy cơ bị biến chứng. Và rằng ở nhiều bệnh viện khác, nguy cơ này có thể rất cao, cao đến mức khó lòng chấp nhận.
 
Bệnh nhân và gia đình nên kiểm tra kỹ lưỡng bệnh viện trước khi quyết định làm phẫu thuật. Thí dụ, trên trang web Healthgrades có đăng một báo cáo hướng dẫn cách chọn bệnh viện dài khoảng tám trang. Tổ chức Joint Commission on Accreditation of Healthcare Organizations (JCAHO, www.jcaho.org) cũng có đánh giá về các bệnh viện trên khắp Hoa Kỳ, giúp mọi người lựa chọn cơ sở phù hợp.
 
Bác sĩ Sternlieb cho rằng quyết định có nên làm bypass cho tim hay không thì phải tùy vào từng trường hợp cụ thể, chứ không chỉ dựa trên tuổi tác. Người cao niên có sức đề kháng yếu hơn và không thể chịu đựng được nhiều biến chứng như người trẻ. Đặc biệt, phụ nữ cao niên có nguy cơ cao hơn do động mạch của họ nhỏ hơn và yếu hơn.
 
Cuối cùng, Sternlieb nhận thấy rằng những bệnh nhân cao niên thường có thể đối mặt với cuộc phẫu thuật một cách bình tĩnh hơn so với những bệnh nhân trẻ. Các cụ không quá lo lắng và sợ hãi về cái chết. Carlsen khuyên các bằng hữu đồng niên đồng tuế rằng nếu phải làm bypass thì cứ làm thôi, và cụ thấy rất hài lòng với quyết định của mình. 

Nguồn:  “Too Old for a Bypass?”  được đăng trên trang  webmd.com.

CÁCH NHẬN BIẾT BỆNH ĐỘT QUỴ:


Đôi khi các triệu chứng đột quỵ rất khó nhận biết. Thật vậy, việc không nhận diện được triệu chứng đó có nghĩa là hiểm họa. Nạn nhân đột quỵ có thể bị tổn thương não nghiêm trọng, nếu mọi người xung quanh không nhận biết được các triệu chứng đột quỵ.


image.png


Bạn hãy đọc và nhớ 3 bước gọi tắt là CNG bằng cách hỏi bệnh nhân 3 câu đơn giản sau:


C – Bảo người đó CƯỜI.
N – Bảo người đó NÓI chuyện và NÓI chữ A. NÓI CÂU ĐƠN GIẢN (một cách mạch lạc). (Ví dụ: Canh cua cà, Món súp gà).
G – Bảo người đó GIƠ CẢ HAI TAY LÊN.


Nếu bệnh nhân gặp khó khăn với BẤT KỲ MỘT ĐIỀU NÀO trong số 3 điều đó, hãy gọi cấp cứu ngay, và mô tả các triệu chứng cho người điều động cấp cứu.

Biểu hiện mới của đột quỵ – Hãy lè lưỡi ra :

Hãy bảo người bệnh lè lưỡi ra. Nếu lưỡi bị "cong", hoặc vẹo bên này, vẹo bên kia, thì đó cũng là dấu hiệu đột quỵ.*


Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages