Suy nhược cơ thể lâu ngày

201 views
Skip to first unread message

Do Duc Ngoc

unread,
Jun 16, 2014, 1:34:59 PM6/16/14
to hoang...@yahoo.com, Nhan Nguyen Dinh

 Suy nhược cơ thể lâu ngày!!!

by Hle1989 » Mon Jun 16, 2014 4:32 am

Dạ thưa thầy, con đang đi công tác nước ngoài nên chưa kịp trả lời thư của thầy sau khi nhân được mong thầy thông cảm cho con. Con cũng thấy huyết áp của con thường hay thay đổi lúc cao, lúc trong tiêu chuẩn lúc thấp nên cũng do dự đến bây giờ mới xin thưa với thầy.


Dựa vão chút ít kiến thức ít ỏi của con, con xin phân tích số đo khí huyết cuả mình và không nghĩ sẽ là đúng chính xác nên xin thầy chỉ dạy thêm cho con:


_Dựa vào số đo HA trước khi ăn của 2 tay thì bên tay phải ha dưới tác động của gan là 119/58/64 và tay trái là dạ dày 114/59/66, tâm thu của 2 tay trong tiêu chuẩn, tay phải cao hơn do lúc đói men gan tiết ra để kích thích tiêu hoá nên tâm thu bên tay phải sẽ cao hơn bên trái và trong tiêu chuẩn là hợp lí. Số tâm trương nhỏ hơn tiêu chuẩn trong hạn tuổi 18-40 tuổi là 65 nên theo con thì do Can huyết thiếu nên sinh ra chóng mặt, mắt mờ khô ngứa, nặng đầu, ngừoi sụt cân...(số tâm trương thường con đo được khi để tay buông lỏng trên chân thì vẫn trong tiêu chuẩn 65-70 nhưng lần này khi đo con để gác lên bàn và song song mặt đất thì số tâm trương lại xuống thấp hơn nên con vẫn chưa hiểu được về vấn đề này xin thầy chỉ dạy thêm). Nhịp tim trước khi ăn 2 tay vẫn trong tiêu chuẩn.
_Sau khi ăn xong, thay vì ha của gan(tay phải) xuống thấp và dạ dạy tăng cao trong tiêu chuẩn để co bóp thức ăn thì trương hợp con ha gan lại cao hơn dạ dày và vượt quá tiêu chuẩn, gan vẫn tiếp tục tiết men gan cho nên ta thấy được Can vị bất hoà làm chức năng tỳ vị mất cân bằng, không hấp thụ chất bổ dưỡng tối đa được từ thức ăn nên sinh đàm vướng ở cổ họng, can huyết hư. Và nhịp tim tăng cao cho thây sau khi ăn can vị đều nhiệt. Từ đây suy ra sau khi ăn, âm và dương trong cơ thể đều tăng nhưng âm tăng mà vẫn thấp hơn tiêu chuẩn, dương lại cao hơn tiêu chuẩn => cơ thể nhiều dương hơn âm và sự chuyển hoá nghịch theo âm dương ngũ hành.


_Theo ngũ hành thì can khí thực can huyết hư, can mộc khí thực khắc tỳ vị thổ làm suy giảm chức năng tiêu hoá hấp thu tạo huyết của cơ thể, sau khi ăn ha can và vị đều cao, tâm hoả thay vì truyền nhiệt cho con là vị thổ nhưng vì vị thổ đã thực nên không nhận năng lượng từ mẹ là tâm hoả, và can hoả thực cũng sinh khí thực ở Tâm hoả là con nên sau khi ăn nhịp tim lên cao, huyết áp tăng, tim đập mạnh. Can mộc khí thực nên không nhận thêm năng lượng từ mẹ là thận thuỷ nên thận khí dư thừa gây ách tắc làm đau kẹt vùng thắt lưng, đưa lên tai làm ù tai, tê dọc xương sống.
_Về can huyết hư thì không cung cấp đủ huyết cho con là tâm hoả nên tâm huyết hư sinh ra các chứng hay quên, hồi hộp, lo âu, hay sợ, khó ngủ mơ nhiều.


Theo lý thuyết trên thì trong cơ thể can khí thực huyết hư. Ta nên dưỡng can huyết bằng Đương Quy Tửu và các thức ăn bổ huyết hạ nhiệt. Tâp bài vỗ tay 2 nhịp trị Can vị bất hoà, bài cúi lạy để hạ huyết áp và điểu chỉnh can thận, tỳ vị. Có thể uống nước hoa cúc sau mỗi bữa ăn để hạ ha, làm sáng mắt, dưỡng Can.


Thưa thầy trên đầy là tất cả lý thuyết ít ỏi và mơ hồ của con, con nói ra nhưng cũng mập mờ không biết đâu là đúng đâu là sai, mong thầy chỉ dạy con và hướng con vào 1 con đường đúng đắn. Con xin ngàn lần cảm tạ công ơn của thày. Con xin chào thầy.

Hle1989

Trả lời :

1-Bài đã sửa lại cho đúng, số thứ nhất là tâm thu, số thứ hai là tâm trương.


2-Đo ở vị thế nào nó cũng phải trong tiêu chuẩn, nếu thay đổi khác nhau, ở vị thế này thì trong tiêu chuẩn, ở vị thế khác thì dưới tiêu chuẩn, vẫn chứng tỏ máu còn thiếu, nên không cần thắc mắc tại sao, tại vì nó vẫn còn thiếu máu.


3-Nhịp tim cao hay thấp liên quan đến đường mà không thử đường, chỉ lý luận xuông thì không biết có có phải thuộc bện nan y hay không, như hàn giả nhiệt, nhiệt giả hàn, đấy là sự thiếu sót về xét nghiệm đường-huyết của đông y, dẫn đến lý luận chưa chính xác.


4-Khi thử áp huyết 2 tay trước khi ăn và sau khi ăn, đối với người khỏe mạnh, sự khí hóa tốt, hấp thụ chuyển hóa tốt 100% thì tay trái trước khi ăn phải thấp, sau khi ăn phải cao, và chệnh lệch nhau 10mmHg trong tiêu chuẩn, ngược lại áp huyết bên gan trước khi ăn phải cao, sau khi ăn phải thấp, cũng chênh lệc nhau 10mmHg trong tiêu chuẩn. nếu chênh lệch 1mmHg thì sự hấp thụ chuyển hóa 10% thức ăn, thức ăn còn lại biến thành đàm (là chất bột chất béo không được chuyển hóa dính kết lại thành mỡ và cholesterol), chệnh lệch 2mmHg thì hấp thụ chuyển hóa 20%, chênh lệch 3mmHg thì hấp thụ chuyển hóa 30%,....sự chuyển hóa thức ăn là vửa chuyến hóa khí cho số thứ nhất , chuyển hóa máu cho số thứ hai của áp huyết, sự hòa hợp khí và huyết tạo ra nhịp tim đúng hay sai, hàn hay nhiệt....



5-Khi lý luận áp huyết và đường theo phương pháp Y Học Bổ Sung, thì đã biết phải ăn uống như thế nào và tập khí công làm sao để thay đổi tình trạng khí huyết cho áp huyết trở về tiêu chuẩn.
Như vậy phần này chưa cho biết thực hành cụ thể phải làm gì ?


Nếu cho bài tập khí công ngay là sai, vì thiếu đường-huyết.

Có mỗi 1 nguyên tắc cần phải nhớ là đường-huyết, và áp huyết đi đôi trước khi quyết định chọn bào tập khí công, có 3 trường hợp :

Trường hợp 1 : Áp huyết cao, đường cao.

Sau khi ăn đo đường-huyết cao trên 7-8.0mmol/l đợi 30 phút sau, thì có thể tập khí công ngay, không cần uống thêm đường. Nếu sau khi ăn áp huyết cao hơn tiêu chuẩn thì tập bài Cúi lạy niệm A Di Đà Phật hay A Lê Lui A cho thoát khí ra 100 lần và bài Kéo Ép Gối Thỗi Hơi Ra Làm Mềm Bụng 200 lần kéo chậm, dùng bông gòn nhét vào mũi để bịt lỗ mũi không dùng mũi để hít thở gì cả, chỉ có dùng miệng để thổi hơi ra nhiêu hơn là cho hơi vào, thì khí lực trong người mất làm áp huyết xuống. Có nhiều người tập sai cứ hít nhiều vào bằng mũi rồi thổi hơi ra bằng miệng, thì hơi vào người nhiếu hơn là hơi thoát ra làm khí lực trong người tăng thêm khiến cho áp huyết tăng cao.
Sau khi tập xong đo áp huyết và đường-huyết sẽ thấp xuống, nếu thấp chưa đủ theo tiêu chuẩn thì tập thêm lần thứ hai, nhưng lần này phải đo lại đường-huyết thấp dưới 7.0mmol/l thì phải uống 1/3 lon nhò Pepsi vừa được tăng đường, vừa làm giảm áp huyết, vừa có chất ga để đẩy thức ăn dư thừa trong bao tử được tống ra khỏi bao tử để chuyển hóa thức ăn không bị ứ đọng biến thành đàm.
Cuối cùng khi tập xong cũng lại kiển soát áp huyết và đường huyết sẽ thấp áp huyết lọt vào tiêu chuẩn, còn đường-huyết sau khi tập còn trên 7.0mmol/l thì không cần phải uống thêm đường, nế dưới 7.0 cần uống thêm đường hay ngậm kẹo, nếu không 2 giờ sau đường trong người sẽ mất để chuyển thành năng lượng, thì đo đường-huy1êt sẽ tụt thấp còn dưới 5.0mmol/l các cơ bắp, cơ tim thiếu đường sẽ bị mệt.


Trường hợp 2 : Áp huyết cao đường thấp.

Thử đường-huyết dưới 7.0mmol/l phải Uống 1/3 lon Pepsi cho đường tăng lên để đủ sức tập khí công không bị mệt, cũng chon 2 bài Cúi Lạy, và Kéo Ép Gối như trên. Tập xong đo áp huyết và đường, chưa lọt vào tiêu chuẩn thì tập tiếp, trước khi tập tiếp phải đo lại đường xem còn đủ không, nếu thiếu thì lại uống thêm 1/3 lon Pepsi rồi tập lần thứ hai. Tập xong đo lại áp huyết và đường phải lọt vào tiêu chuẩn mới đúng.

Trường hợp 3 : Áp huyết thấp, đường thấp.

Nếu áp huyết thấp thường xuyên do không ăn đủ chat bổ dưỡng nên phải ăn phở bò hay bún bò huế, hay uống B12 sau khi ăn để B12 giúp chuyển hóa thức ăn thành chất bổ máu. Sau khi ăn đợi 30 phút sau thì tập khí công.

Trước khi tập, phải đo áp huyết và đường huyết. uống 1/3 lon Coca rồi chon bài tập Kéo Ép Gối Thổi Ra Làm Mềm Bụng, hít vào mũi, thổi ra miệng, 600 lần nhanh, rồi tập them bài Đứng Hát Kéo Gốt Lên Ngực 100-200 lần, rồi đo lại áp huyết và đường sẽ thấy áp huyết lên, nhưng đo lại đường-huyết thấy thấp thì phải ngậm kẹo, nếu áp huyết lên chưa đủ thì uống them 1/3 lon Coca rồi tập tiếp, tập xong đo lại áp huyết và đường phải lọt vào tiêu chuẩn mối là tập đúng.


Trường hợp áp huyết thấp mà đường cao thì tập ngay không cần uống Coca, nhưng khi đường xuống thấp thì uống Coca rồi tập tiếp. Lúc nào cũng kiểm soát áp huyết và đường so với tiêu chuẩn tuổi mổi ngày, thì bệnh mau khỏi.

Chỉ có bệnh lười tập thì KCYĐ không chữa khỏi được mà thôi.

Còn một phương pháp mới cho những tu sĩ Phật Giáo hoặc Công Giáo luyện hơi thở suốt ngày trong chánh niệm, nghĩ đến Phật hay Chúa, miệng không rời câu niệm ra tiếng A-Di-Đà-Phật hay A-Lê-Lui-A.
Tập niệm ra tiếng nhỏ nhanh, cứ 1 bài hát niệm 4 câu là 1 hơi thở như :


A-Di-Đà-Phật ,A-Di-Đà-Phật ,A-Di-Đà-Phật ,A-Di-Đà-Phật ....là 1 lần 1 hơi thở, tập 5 phút

hay :A-Lê-Lui-A, A-Lê-Lui-A, A-Lê-Lui-A, A-Lê-Lui-A...là 1 lần 1 hơi thở

Chúng ta để ý, cứ 1 lần 1 hơi thở thì chúng ta nhận xét thấy hơi thở đi ra từ ngực.


Tiếp tục tập 2 lần 1 hơi trong 5 phút, rồi tập 3 lần 1 hơi trong 5 phút, rồi tăng dần 4 lần 1 hơi trong 5 phút, 5 lần 1 hơi trong 5 phút, 6 lần 1 hơi trong 5 phút....


Nếu chúng ta tập 2 lần 8 câu trong 1 hơi, vì không đủ hơi nên phải niệm nhanh, khẽ hơn, nhẹ hơn, thì chúng ta nhận xét thấy hơi thở từ bụng đi ra theo miệng, nghĩa là hơi thở sâu hơn.

Nếu chúng ta tập 3 lần nhanh hơn nữa, nhẹ hơn nữa, thì chúng ta nhận thấy hơi thở đi ra từ rốn đi lên.
Nếu chúng ta tập niệm 4 lần nhanh hơn nữa, nhẹ hơn nữa, chúng ta thấy cơ bụng dưới co bóp săn lại ....

Để ý, khi chúng ta ngưng tập thì tự động hơi thở bình thường là bụng thở chứ không phải, ngực thở, đó chính là cách thở bằng Đan Điền.

Cơ thể chúng ta có 3 Đan Điền

Đan Điền Khí :

Là khí qua muĩ miệng ở phần thượng tiêu, nên theo công dung của nó chúng ta gọi là Đan Điền Khí, nếu chỉ tập 1 hay 2 lần 1 hơi thở.

Đan Điền Thần :

Là khí từ Đan Điền Khí động ở dưới tim nhận sức nóng của tim tăng nhiệt khí để chuyển hóa dương khí ở thượng tiêu xuống hạ tiêu giúp khí của tâm hỏa đi xuống thận, còn âm khí từ hạ tiêu chuyển lên thượng tiêu, để chuyển hóa âm dương, khi chúng ta niệm 3,4 lần 1 hơi thở mới tạo ra được công năng này, vì công năng của nó, nên được gọi là Thở Đan Điền Thần.

Đan Điền Tinh :

Là khí được thông từ thượng tiêu, qua trung tiêu xuống sâu hạ tiêu động tới Khí Hải, tạo ra 1 luồng khí thông 3 đan điền, tạo ra một sự chấn động, khi chúng ta tập 5,6,7,8 lần mới tạo ra được sự chấn động này, thì công năng của Đan Điền Tinh, có nghĩa là công năng của nó huyển hóa thức ăn biến thành tinh khí, tạo ra năng lương tập trung khí lực ở đây, nên theo công năng thì gọi là Đan Điền Tinh, còn võ thuật dựa theo tên Khí Hải nên gọi là Đan Điền Khí.

Sau khi tập thở thông 3 đan điền thì hơi thở tự nhiên lúc này khác với lúc chưa tập. Lúc chưa tập, hơi thở tự nhiên chỉ từ cổ họng ra mũi miệng, còn sau khi tập, hôi thở tự nhiên vẫn ra từ bụng dưới nơi Đan Điền Tinh đi ra.

Cho nên thánh nhân có câu :

Phàm phu thở từ mũi đến cổ hộng. Thánh nhân thở từ mũi xuống chân.


Còn những ai tu theo Tịnh Độ thì tập theo phuơng pháp này suốt ngày, gọi là hơi thở của A Di Đà Phật, mỗi hơi thở không rời danh hiệu Phật, không gián đoạn, không xen tạp, niệm thành khối, thì thân tâm mình đang ờ trong cõi Tịnh, gọi là Tánh-Mạng song tu, nên mới có câu :


Móng nền tánh-mạng đắp cho xong
Niệm lự muôn duyên quét sạch lòng
Tinh chặt, khí bền, thần diệu dụng
Mắt ngơ, tai lãng, tánh viên thông
Ngoài thân sáu cửa đà kiên cố
Trong dạ bẩy tình đã trống không
Tâm tức điều hòa tiêu vạn bệnh
Dữ lành chẳng biết ấy huyền công.

Nền móng là tinh bền khí đủ
Thần có nơi an trụ thần linh
Nguyên thần, nguyên khí, nguyên tinh
Tam nguyên hỗn nhứt, vô sinh đắc thường



Thân
doducngoc


Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages