Re: Truyện tiếng Nam Kỳ / Tiếng DẠ

1 view
Skip to first unread message

Thuan Do

unread,
Mar 15, 2024, 11:34:45 AMMar 15
to cong-minh QUAN, Ban Van Tho Chinh Tri, Than Huu
Dạ, khóm với thơm với dứa khác nhau điều gì ? hihi ...

======================
HỢP NHẤT - HOÀN HẢO - AN NHIÊN
TỪ BI - GIÁC NGỘ - PHƯỚC DUYÊN - ÊM ĐỀM 

TỐT LÀNH - TÔN KÍNH - THƯƠNG YÊU
CHÂN PHÚC - CHIẾU SÁNG - MÃN VIÊN - TINH THẦN

SIÊU VIỆT - HY VỌNG - KHÔN NGOAN
HÒA THUẬN - GIÚP ĐỠ - LẠC QUAN - CHÂN THÀNH
TRÍ TUỆ - THÔNG CẢM - THỨ THA
TIN CẬY - HỶ XẢ - VỊ THA - CAN TRƯỜNG

Đỗ Thị Thuấn



On Thursday, March 14, 2024 at 10:39:47 PM PDT, cong-minh QUAN <quan.c...@yahoo.fr> wrote:





Truyện tiếng Nam Kỳ đọc rồi ngẩm nghĩ rất hay và thâm thúy.
 Dạ cám ơn 



 Tiếng Dạ
Tác giả TỬ YẾNG 紫暎 

----
Ông ba Hượt, là người kinh duyệt, tự nhỏ là học trò trường Bổn quốc, tên tiếng Tây của trường là Collège Chasseloup-Laubat, sau này đậu Thành chung rồi qua Pháp mà tu nghiệp tiếp, đậu đặng một bằng Tấn sĩ và một bằng Bác vật nên thành thử ai ai cũng nể cái học của ông, tục danh kêu là ông Tấn sĩ Hượt hay ông Bác vật Hượt. 

Ông về làm việc tại các sở ty, ai ai cũng kỉnh nể dữ lắm, sau làm quan lên Đốc phủ sứ, nên quan chức cả Tây lẫn Ta cũng xưng ông là ông Quan lớn Hượt hay ông Đốc phủ Hượt. 

Ông là người học Tây tự nhỏ, nhưng ngó ông ra cái dáng An Nam lắm, ông làm quan, vinh lủng bội tinh, kim khánh nhiều, lúc nào cũng áo dài lam khăn đóng, coi nghiêm trang, coi vậy ông còn để tóc dài bới cao, chừa râu ngạnh cá trê, coi có dáng của một vị quan chức lớn thời cựu trào vậy, oai phong lẵm liệt, thiệt đờn bà ngó mà mê con mắt, mát cái dạ lắm. 

Quan lớn Hượt ít khoa trương, ưa đi bộ, bữa sớm mơi ông bộ hành quanh chợ Thạnh Nguơn, ai thấy ông cũng khoanh tay 

- “thưa quan lớn bộ hành” hay “quan lớn đi hứng mát” 

Kẻ mang nón thời giỡ ra, người cầm dù thời hạ cáng, coi thấy cái bà con kỉnh ông lắm. 

Điểm tâm xong, ông lớn đi ra nhà lòng chợ, cập mé kinh chổ thiên hạ bưng đồ lên bán, ông đứng ngó xíu, có ông phu vác cần xé khóm, ông hô lớn: 

- “thầy hai ở đâu lên, coi bộ khóm trúng dữ đa?”

Bất giác phu vác ngó qua, gật đầu nhẹ: 

- “thưa, thầy hỏi tôi?, chèn ơi nghe thầy kêu tôi là thầy, tôi ngại quá xá”

- “ngại chi?, trọng kẻ đối diện tức là biểu lộ cái khiêm cung lịch thiệp chớ! Thầy miệt nào quá bộ lên đây?”

Anh phu đi hết ván lên bờ, để cần xé xuống rồi thong thả đáp
- “bẩm, tôi dưới miệt Tân An lên đây!”

- “chèn ơi, vậy đa? ờm hay quá, khóm coi bộ bự dữ ha, ở đây thầy bán sao vậy?”

- “bẩm, chuyến này có khóm coi cũng ngon lắm, thầy đem về ăn sống chấm muối ớt cay là ngon, trong kia còn có mấy cần xé thơm nếu thầy muốn chưng quả tử cũng đặng,…” nói chưa dứt câu, anh phu chạy ào xuống ghe lấy lên vài trái xanh xanh hô tiếp “à, ở đây tôi có cặp dứa, nảy đi ngang bụi dứa dưới mé kinh, thấy ngon quá nên sẵn chặt luôn, thầy xài không tui biếu thầy đem về làm thuốc,…” 

- “dạ, mua chớ xin gì, thầy toán đủ số đi, qua gởi lại”. 

Anh phu nghe ông lớn “dạ” xong hỏi tiếp: 

- “bẩm, coi ông ra dáng người sang phú quới, mà nghe “dạ” sao tui không dám lãnh tiếng đó quá!”

Quan lớn lấy điếu thuốc ra vấn hút được nửa hơn rồi đáp: 

- “người ta nói: quân tử tuy bần, lễ nghi thường tại! âu kẻ lớn nhỏ cũng phải lễ nghi, cái mực thước đó điều hòa cho xã hội này tồn tại vậy, trên kỉnh dưới huề, tui xưng thầy, xưng dạ với thầy, cũng vì tôi tôn trọng thầy! bởi sao, bởi lý của người xưa coi việc lễ nghĩa đều chế nhơn tâm, đừng ỷ thị mình mà coi khinh rẻ người, qua “dạ” với thầy, chánh là qua tôn trọng thầy cũng như tôn trọng chánh bổn thân của qua vậy. Thầy có để ý, ở cõi Nam Kỳ này, người ta hay dạ, tự lớn chí nhỏ, coi chữ “dạ” như đầu câu, đó đâu phải là mình sợ ai, mình yếu hèn van lạy, mà chữ “dạ” thể hiện cho cái lễ giao tiếp, cái kỉnh ngữ, ăn nói giữ ngôn hành, giữ chữ “dạ” thời coi như mình đương giữ cái tánh hạnh của mình vậy!” 

- “bẩm, thầy dạy quá đúng! Mạn phép cho tôi xin hỏi, coi dáng thầy hình dong tươi đẹp lịch sự vầy, chắc không phải người thường?”

- “qua là quan chủ quận thôi!”

- “bẩm quan lớn, tôi hữu nhãn vô mục, xin quan lớn lượng thứ!”

- “đừng tam tư, cứ nói chuyện bình thường, người có lễ nghĩa thời đâu sợ chi phải không thầy!”

Quan lớn nói chuyện với ông phu vác rất vui, rồi có mua thêm khóm với thơm, đoạn rồi ông phu biếu thêm cặp dứa về làm thuốc nữa. xong ông quan lớn kiếu về quận. 

Bởi vậy, ở đời này ta mới thấy, việc chi chi không bằng người biết điều lễ ngãi, coi trọng sự giao tiếp, coi trọng con người, dầu sang hay hèn phải dùng lễ mà đối xử, tiếc chi một chữ “D”! 

Truyện tiếng Nam Kỳ

Sưu tầm Nam Giang Tữ

Virus-free.www.avast.com
Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages