Tôn giáo ở thế kỷ 21

17 views
Skip to first unread message

Sony Nguyen

unread,
Aug 13, 2018, 8:42:45 AM8/13/18
to Yersingroup, Dalatvanhoc Google
Hôm trước, nói chuyện với anh bạn học cũ ở Đàlạt, sau 45 năm mất liên lạc. Anh ta hỏi mình có đi chùa không? Mình nói đi khi làm lễ cầu siêu cho người thân hay tết nhất với vợ con cho đúng phong tục cổ truyền.

Hôm trước, ông mỹ nuôi ong trong vườn mình, có mua cuốn sách để tặng mình về sự sống dậy của chúa Giê Su và để trong vườn cho mình. Mình thấy nhưng quên lấy về đọc thì hôm sau đến thì mất tiêu, chắc thằng Mễ lấy hay để đâu đó. Mình hay nói khi thiên hạ kêu mình vô đạo, đúng hơn là trở về đạo là mình chỉ có niềm tin ở Mụ Vợ của mình. Mụ ta mà vui vẻ thì cuộc đời mình khỏi lộn xộn như đang ở thiên đường.

Chính xác nhất những gì ông Phật giảng dạy các đệ tử là một cách sống, một nhân sinh quan, ý thức hệ để sống nhưng lâu ngày thiên hạ biến thành một tôn giáo, tạo dựng ra chùa chiềng, tượng phật, thắp nhang cúng bái, đủ trò. Người Ấn độ, ít có ai theo Phật giáo vì họ đã thờ thần Vishnu từ mấy ngàn năm nay, những gì ông phật Thích Ca truyền dạy cũng tương tự Ấn Độ giáo, đúng hơn là một tư tưởng biến hoá từ Ấn Độ giáo. Người tây phương rất nể ông Phật vì ông ta từ bỏ sự giàu sang, phú quý để đi tu như Herman Hesse đã kể lại trong cuốn Siddhartha.

Tôn giáo là gì? Có nhiều định nghĩa về tôn giáo tuỳ cường độ, đức tin và tri thức của người theo đạo của họ. Có người định nghĩa tôn giáo là một tổng hợp về tiêu chuẩn và giá trị đạo đức, dựa trên niềm tin của một trật tự siêu phàm nào đó. Do đó người ta vẫn xem ý thức hệ là một tôn giáo. Sự khác biệt giữa tôn giáo và ý thức hệ là sự trật tự của siêu nhân có được thần thánh hoá hay không. Ở các nước theo chủ nghĩa cộng sản, họ thờ các ông Karl Marx, Lenin, Engel và lãnh tụ địa phương của họ như Mao Thị ở Trung Cộng, Hồ Thị tại Việt Nam,…

Ở các xứ tây phương, tôn giáo là một ý thức hệ, dựa trên niềm tin nhưng song song với kinh tế. Nếu các nhà thờ không được miễn thuế thì có lẻ thiên chúa giáo không hùng mạnh như ngày nay như người Việt hay nói “có thực mới vực được đạo”. Khi người tây phương sang Việt Nam, họ truyền đạo, kêu gọi trở về đạo, dưới thiên chúa ai cũng là con của chúa, bình đẳng, đáp lại tư tưởng của Nho Giáo nên nhiều người theo vì ý thức hệ này cho họ một tương lai, có thể sáng ngời nhất la khi tây đô hộ, những người theo đạo của họ có đời sống sung túc hơn.

Ở tây phương người ta thấy có 3 tôn giáo lớn, được nhiều người khắp thế giới tin theo là: Thiên Chúa Giáo, Hồi Giáo được biến chế từ Do Thái Giáo như từ Thiên Chúa Giáo sinh ra Cơ Đốc Giáo, Tin Lành,… Người Do Thái tin vào một đấng thiêng liêng, gọi là thượng đế, có quyền năng siêu phàm, đã giao cho ông Moise 10 điều răn để dẫn dắt dân họ về miền đất hứa,…thoát kiếp nô lệ. Thiên Chúa giáo và Hồi Giáo cũng dựa vào niềm tin trên nhưng lại áp dụng cho tất cả mọi người không nhất thiết phải là người Do Thái.

3 tôn giáo nói trên sống phây phây với nhau từ khi được thành lập đến nay, tuy có vài điều hơi khác nhau.

Đến thế kỷ 20 thì ló ra một tôn giáo mới, được gọi là chủ nghĩa cộng sản do ông Karl Marx đề xướng qua bản tuyên ngôn cộng sản và Das Kapital. Ông Marx là con của một mục sư nhưng ông ta đã thấy cách mạng kỹ nghệ, đã thay đổi đời sống con người từ mấy ngàn năm nay trong thời đại canh nông, đã nghiên cứu về cải cách xã hội, phương cách sản xuất kinh tế cho phù hợp trong giai đoạn cách mạng kỹ nghệ ở Tây Phương do đó các sử gia cho rằng Chủ Nghĩa Cộng Sản là tôn giáo đầu tiên về Kỹ Thuật (Techno-Religion). Sau khi ra bản tuyên ngôn cộng sản, ông ta đã dùng 20 năm để viết cuốn Das Kapital, nói về cách thức sản xuất, lao động khác với nền kinh tế của chủ nghĩa tư bản thời bấy giờ, tạo dựng một thế giới đại đồng.

Sau này tư tưởng của ông ta được áp dụng bởi Vladimir Lenin, nghiên cứu khi trốn ở Thuỵ Sĩ, rồi trở về Nga, dấy lên cuộc cách mạng tháng 10, 1917. Hình như mình có đọc ở Pháp, cuốn sách do ông ta viết trong thời gian này nhưng không nhớ tên cuốn sách. Chủ nghĩa cộng sản rất mơ hồ nên có nhiều người hỏi Lenin giải thích ngắn gọn vì họ không có khả năng đọc cuốn Tư Bản Luận. Lenin tuyên bố “Communism = power to Soviets + electricafication of the entire country”. Chủ nghĩa cộng sản = quyền lực cho người Sô Viết và điện hoá khắp nước Nga. Cho thấy chủ nghĩa cộng sản lúc đầu, mục đích của họ rất đơn thuần, không đao to búa lớn, nhưng khi họ chiếm các nước khác thì mới dùng chiêu bài thế giới đại đồng để tạo dựng đế quốc Sô Viết.

Nếu mình không lầm thì Mao Trạch Đông cũng dựa trên ý tưởng này để thành lập một tôn giáo mới cho người Tàu, thay thế ý thức hệ của Nho Giáo từ mấy ngàn năm qua với tư tưởng vua là con trời, làm người phải theo những tam tòng tứ đức,….trung với vua, hiếu với cha mẹ,… nho giáo đã làm trì trệ nước tàu và muốn canh tân, kỹ nghệ hoá nước tàu. Đúng hơn là Tân Dật Tiên đã khởi đầu cuộc cách mạng này.

Lâu lâu thấy đám hồi giáo hay những nhóm tôn giáo khác cực đoan, cho nổ bom, xập cầu nhưng trên thực tế, người ta ít theo họ vì họ không có gì sáng tạo, để đáp lại những thử thách và cơ hội ở thế kỷ 21. Bắt đàn bà ở trong nhà, sinh con đẻ cái, nấu ăn giặt áo quần để thằng chồng đi làm đoàn quân thánh chiến như ở thời trung cổ.

Con gái mình đi học xa về, thấy mẹ nó mua ống hút để uống nước dừa tươi cho dễ thì nó la, kêu là người ta không tái sinh được ống hút bằng nhựa, không nên xài khiến mình cười. Đến thời điểm con cái, quay lại dạy cha mẹ cách sinh sống. Chán mớ đời.

Tôn giáo có ưu thế nhất ngày nay là ý thức hệ Liberal humanism, tạm dịch là chủ nghĩa nhân bản cấp tiến. Trong cụm từ này có 2 từ chính: chủ nghĩa nhân bản (humanism), cho rằng nhân loại là linh thiêng và là nguồn của tất cả mọi ý nghĩa và quyền lực. Chủ nghĩa cấp tiến cho rằng nhân loại là một cá thể. Cá nhân chỉ có một tiếng nói và tự trị, cho rằng chúng ta biết rõ chúng ta hơn mọi vật xung quanh ta, do đó phải tôn trọng và đề cao giá trị của tự do cá nhân và quyền cá nhân. Ta thấy ngày nay các phong trào dấy lên đòi tự do, được công nhận như nhóm người đồng tính, chuyễn giới,..bắt cầu tiêu công cộng phải để tên của giới họ, nếu không sẽ vi phạm quyền tự do cá nhân, quyền làm người…. Người ta xuống đường bởi những chuyện mà khi xưa, 20 năm về trước ít ai để ý hay cười khẩy.

Trong thập niên 90 của thế kỷ 20, người ta chứng kiến khối Liên Sô xụp đổ vì phương cách sản xuất do Karl Marx đề xuất, làm tiêu hao ngân sách nhà nước. Sau 70 năm dân chúng vẫn đói triền miên, chứng mình dân chủ tập thể không thành công. Chủ nghĩa tư bản được xem là ý thức hệ sẽ dẫn con người đến sự thịnh vượng, cá nhân, dân chủ, con người được xem trọng hơn mọi thứ.

Đúng lúc ấy, mình lập gia đình thì khám phá ra trong xã hội Hoa Kỳ, người ta đề cao cá nhân quá đáng, một cách mù quáng. Một đứa bé đi học, bị bạn bè chế diểu, khóc lóc. Bà mẹ hay ông cha dỗ dành, an ủi kêu con là số 1, bọn nó không biết. Người ta khuyến khích con nít, không chửi mắng chúng là đồ ngu như bò,...như mình từng hứng biết bao chửi mắng từ thầy cô, người thân, bạn bè. Con gái mình tham gia đội đá banh. Ra sân, mình chưa thấy nó đá trái banh lần nào, thấy banh là tránh nhưng cuối mùa, vẫn được cái cúp ngon ơ, tốn tiền chụp ảnh. Cúp thì đã trả tiền ở đầu mùa. Sau đó thì từ giả sân cỏ luôn.

Dạo chưa lấy vợ, vào nhà thiên hạ, thấy họ để cúp của con họ khắp nhà khiến mình, thuộc dạng ngu lâu dốt sớm, khen họ,… sau này có con mình phải kêu là mua cúp đó, để bớt quê một cục, chỉ có khi bơi thì có huy chương, đoạt khi thi bơi với nhóm Junior Olympic thì mới là thiệt nhưng chỉ treo trong phòng mấy đứa con. Không có gì là đặc biệt. Thằng con mình bơi ở vùng này, được xem nhất nhì nhưng so với toàn nước mỹ thì đứng hạng 18 nên coi như không có hy vọng gì đi đấu thế vận hội nên cũng không hồ hởi lắm, bắt chúng học cho chắc ăn.

Hậu quả của lối giáo dục này mang lại một thế hệ trẻ ngày nay mà người ta gọi là millenial, ăn bám vào cha mẹ nhưng miệng không ngưng rêu rao bảo vệ môi trường bằng cách ăn bánh mì có mấy lát bơ nướng $17 hay uống cà phê Starbuck với giá $5,… chẳng bù lại khi xưa, ở Đàlạt mình và mấy đứa con nít trong xóm, bu lại như ruồi khi mấy nhà giàu tổ chức sinh nhật cho con họ, thấy chúng ngồi trong nhà ăn bánh tây kem rồi bị ô sin ra cầm chửi chà đuổi như chó. Starbuck mua cà phê, bốc lột nông dân ở các xứ trồng cà phê nưhng chúng không để ý tới.

Ngày nay, chủ nghĩa cấp tiến có nhiều ảnh hưởng trong nhiều lãnh vực như đề cao cá nhân trong lãnh vực chính trị, cho rằng cư tri biết rõ nhất về những gì họ muốn nhưng trên thực tế thì chưa chắc vì con người bị lợi dụng qua sự tuyên truyền, quảng cáo của các chính trị gia để hốt phiếu nhưng sau đó chưa chắc sẽ thực hiện chương trình đã được phát hoạ khi tranh cử, viện lẻ có nhiều chuyện quan trọng khác,…

Tương tự trong lãnh vực kinh tế; người ta cho rằng khách tiêu, dùng luôn luôn đúng với những slogan “customers are king”. Thí dụ: người ta có thể mời tất cả những người đoạt giải Nobel về kỹ nghệ, kêu họ thực hiện một chiếc xe hơi tốt nhất. Sản phẩm này chưa chắc sẽ được quần chúng, khách tiêu dùng ưa thích cũng như thời trang, nhà thiết kế nổi tiếng vẽ nhưng chưa chắc sẽ được khách tiêu dùng mua. Đi Paris, mình mua cho đồng chí gái cái ví LV tốn gần 2 ngàn nhưng mụ đâu có xài, bỏ một xó ở nhà, lại xài loại tiện hơn. Chán mớ đời. 2 ngàn này có thể đặt cọc mua một căn nhà cho thuê.

Trong lãnh vực giáo dục cũng vây. Người ta dạy học sinh, sinh viên tư duy cho chính họ. Họ kêu “ je pense donc je suis ». Mình nhớ khi xưa đi học, ông thầy bà cô lấy sách đọc lại những gì trong sách viết rồi giải thích, sau đó bắt học sinh học thuộc lòng để trả bài, không thuộc thì ăn số không. Học sinh nào mà thuộc thì được điểm cao nhưng chưa chắc đã hiểu, nói cách khác là đào tạo những con vẹt lập lại. Ngày nay, con mình đi học thì được khuyến khích có tư duy đột phá, khác người. Có lẻ nhờ vậy, Hoa Kỳ mới đào tạo những Bill Gates, Steve Jobs, Elan Musk,…

Chủ nghĩa nhân bản cấp tiến này bao trùm các xã hội tây phương khiến người ta không dám nêu lên tư duy của mình vì sợ kêu là kỳ thị chũng tộc, phá hoại môi trường, làm cho địa cầu nóng lên,… cách làm câm họng thiên hạ khi tranh luận là cứ phang câu: “you are racist” là xong om. Cho thấy trớ trêu khi người ta khuyến khích tư duy riêng, hô hào cá nhân là quan trọng nhất nhưng khi ai đó tuyên bố một câu, nói lên ý nghĩ, tư duy của mình thì bị chụp mũ.

Hay phán câu “you are sexist”,… hôm trước đi ăn đám cưới con của một người bạn, ngồi cùng bạn có anh kia quen nhưng không thân lắm, chồng của bạn học đồng chí gái. Anh ta kể là đi làm ở nhà thương, gặp một tên Việt Nam, cũng hay nói chuyện. Một hôm, anh ta thấy anh chàng Việt Nam kia cắt tóc kiểu là lạ nên hỏi chắc đắt lắm hả, rồi lấy tay rờ một cái trên mái tóc. Hôm sau, tên xếp kêu vào phòng, dặn không được rờ tóc người ta nữa. Chán mớ đời.’

Khi khối Liên Sô, một ý thức hệ khác với chủ nghĩa tư bản xụp đổ vì phương thức sản xuất không đúng cách nhưng hệ thống phúc lợi của khối này giúp người dân rất nhiều nên khối tư bản đã dùng an sinh xã hội, chương trình y tế cho toàn dân để áp dụng trong nước của họ. Khối Tây Âu và Hoa Kỳ, vẫn còn số người theo chủ nghĩa xã hội và cộng sản nên dung hoà, tạo dựng chủ nghĩa nhân bản cấp tiến với trọn gói, bao gồm: quyền làm người, chủ nghĩa cá nhân, chủ nghĩa tư bản và dân chủ thay vì tập thể làm chủ như khối Liên Xô chủ trương.

Tôn giáo mới này có thể kéo dài lâu như các tôn giáo khác? Khi siêu nhân, đáng thiêng liêng không phải là Chúa hay ông Phật hay Mohammed mà là máy điện toán, công nghệ thông tin,…

Ngày nay với thuật toán và internet cho thấy mỗi cá nhân không biết rõ về họ như chủ nghĩa nhân bản cấp tiến hô hào. Các mạng xã hội như facebook, google, Yahoo,…lượm lặt được các dữ kiện của mỗi cá nhân để hiểu rõ hơn về từng người để họ bỏ quảng cáo. Mình dùng ipad chung với đồng chí gái, nên biết mụ vợ đã tra trên mạng những gì trong những ngày vừa qua vì thấy quảng cáo về áo quần, giày, thuốc dưỡng da,….đủ trò hiện ra khi mình lên mạng. Mở du tu be là biết mụ đã xem cái gì vì thuật toán đã bỏ lên các chương trình để mời mọc đồng chí gái nhấn nút.

Chúng ta không còn tự chủ vì thuật toán biết mình quan tâm vấn đề gì. Kindle biết mình đọc sách rồi ngừng ở trang nào và mấy ngày sau mới mở lại hay đọc một lèo để gửi quảng cáo những sách khác. Biết mình đọc tin tức về loại gì nên cứ bơm những tin tức này trên facebook,… do đó ngày nay con người bị huyễn hoặc, đúng hơn là bị khai thác, biến thành một con dê tế thần, bỏ phiếu cho ai, phải ăn mặc ra sao,… nói trắng ra là làm nô lệ cho giới tư bản.

Qua mùa bầu cử vừa qua, người ta nhận thấy trên facebook hay gú gồ, đọc giả nhận tin tức dựa trên quan điểm chính trị của họ nên cứ mở ra đọc, càng đọc càng tin mình là đúng vì toàn là tin tức được gửi cho họ và những người có quan điểm tương tự như họ nên đinh ninh rằng họ là đúng. Ai nói ngược lại là họ chửi vì có số đông làm hậu thuẩn cho họ. Mình bị bạn bè chửi rất nhiều khi mình kêu là đã bầu cho ông tờ rum trước khi đi du lịch ở âu châu. Họ là những người cấp tiến nhưng ai trái ý họ là bị chụp mũ, không tôn trọng ý kiến cá nhân như họ hô hào, kiểu người Việt kêu gọi đoàn kết dưới sự chỉ huy của tôi, ai không theo là Việt Cộng.

Bị chửi nhưng mình vẫn vui, có lẻ quen bị chửi từ bé đến giờ, từ thầy cô đến hàng xóm, kêu mình ngu lâu dốt sớm. Họ chửi là vì quan tâm đến mình nên chỉ biết cười he he he.

Người ta cho rằng tôn giáo của thế kỷ 21 là tôn giáo kỹ thuật (Techno-religion). Người xài quen các sản phẩm của công ty Apple thì cứ thi đua đổi các iphone, MacBook mỗi khi công ty này cho ra đời sản phẩm mới. Người thì cứ xài sản phẩm của công ty Microsoft, hay Samsung, Sony,…dần dần cuộc sống thường nhật của họ dựa trên các sản phẩm của các công ty này vì mỗi công ty có một ý thức hệ riêng về sản phẩm của họ. Do đó chúng ta phải cập nhật hoá phần mềm đều đều. Cứ hai ba tuần mình phải tải về phần mềm của mấy cái app trên iphone hay trên máy điện toán chạy Windows 10, để tránh vi rút,…

Người ta buồn, bị xì trét hay lo lắng. Thay vì cầu nguyện chúa, phật, họ kêu Siri, Alexa,…để hỏi phải làm gì. Có lần trong xe, mình hỏi Siri, vợ tao là ai thì Siri trả lời đồng chí gái khiến mụ vợ ngồi bên cạnh cười sung sướng. May là máy trả lời con nào khác là chết mình. He he he. Siri hay Alexa,.. Là những công an khu vực nằm ngay trong nhà mình, nghe ngóng thông tin của mình để báo cáo cho Apple, Amazon,….để họ gửi quảng cáo đến chiêu dụ mua đồ. Hay là ông cố đạo nằm vùng trong nhà để khi buồn thì cho mình nghe nhạc hay tải về những câu châm ngôn như đời là phu du để bớt buồn khi bị đồng chí gái la.

Tôn giáo ở thế kỷ 21 là Tôn Giáo Dữ kiện (data religion) với những nguyên lý như cuộc đời = dòng chảy của thông tin, Sinh Vật là bộ sưu tập của thuật toán (algorithms) và đấng tối cao là tối đa hoá các dòng sông thông tin càng nhiều càng tốt trong vũ trụ.

Thôi ngưng đây để đi làm vườn nếu không đồng chí gái dậy lại la nữa. Mi ăn chi mà ngu rứa.

Xong om


Sent from my iPad
Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages