Bất ngờ 1 Linh mục nhận xét so sánh giữa thầy Thích Minh Tuệ và Chúa Giêsu | Conggiao.vn

33 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
May 20, 2024, 9:14:40 PMMay 20
to alphonsefamily
Bất ngờ 1 Linh mục nhận xét so sánh giữa thầy Thích Minh Tuệ và Chúa Giêsu

Kính thưa quý ông bà và anh chị em, nhìn vào hình ảnh đám đông đi theo thầy Thích Minh Tuệ mà nhiều người đã liên tưởng tới hình ảnh Chúa Giêsu ngày xưa trong cuộc đời rao giảng tin mừng. Khi dân chúng thấy Chúa Giêsu làm phép lạ và rao giảng như một Đấng có uy quyền, thì họ liền kéo theo Người mà bái lạy, tôn thờ,… Nhìn vào đám đông, Chúa Giêsu đã chạnh lòng thương vì họ như bầy chiên không người chăn dắt, nhìn vào những người đi theo thầy Minh Tuệ hiện nay nó cũng thể hiện cơn đói khát tâm linh của mọi người.?

Người ta đã quá ngán ngẫm các ma tăng nói nhăng nói cuội, nó thể hiện tình trạng xuống dốc niềm tin. Hiện nay thầy Thích Minh Tuệ không chỉ làm thức tỉnh những người theo đạo Phật, mà ngay cả người Công giáo cũng phải nhìn lại chính mình. Theo Cha Jos. Tạ Duy Tuyền chia sẻ rằng:

Người Tu Công Giáo theo ánh sáng Phúc Âm.

Người chân tu là người từ bỏ. Từ bỏ một cuộc sống bình thường như bao ngưởi để bước theo Đấng mời gọi mình. Đi tu theo Công Giáo là bước theo Thầy Giê-su. Bước theo để được học hỏi theo gương Thầy, và để tập sống theo lời dạy của Thầy Giê-su.

Có người hỏi: cha nhận xét gì về Thầy Thích Minh Tuệ đang được đám đông dân chúng theo sau?

Tôi không hiểu về đời sống tu của người Đạo Phật. Tôi chỉ theo Đức Giê-su và học nơi Ngài. Nên bài viết này không mục đích nhận xét về cách tu của Đạo khác mà chỉ nêu con đường tu của người Công Giáo.
Khi nhìn về hiện tượng của đám đông theo Thầy Thích Minh Tuệ, tôi tìm Kinh Thánh để xem Chúa Giê-su sẽ làm gì trong những tình huống ấy?
1/ Ngài tách ra khỏi đám đông

Trong phúc âm cũng nói đến nhiều lần đám đông đi theo Chúa, nhưng Ngài đã tách ra khỏi đám đông để sống riêng một mình. Chúa Giê-su chỉ hiện diện giữa đám đông khi Ngài giảng dạy, khi Ngài chữa lành và phục vụ. Thời giờ còn lại, Ngài thuờng rời bỏ đám đông để tìm cho mình một nơi thanh vắng để cầu nguyện với Chúa Cha.

Phúc âm kể rằng : Sau khi hóa bánh ra nhiều lần thứ hai, Chúa Giê-su lại lên núi một mình. Ngài biết rằng đám đông muốn tôn Người làm vua, nhưng Người chọn lánh đi để cầu nguyện và tránh sự hiểu lầm về sứ mạng thiêng liêng của mình. (Mc 8, 1-10).

Ngài tách khỏi đám đông để cầu nguyện là những khoảnh khắc mà Người tìm kiếm sự gắn kết sâu sắc với Thiên Chúa Cha và chuẩn bị tinh thần cho các công việc và thử thách tiếp theo trong sứ vụ của mình.

Sứ mạng của Chúa Giê-su đến trần gian không phải để đạt được danh vọng hay quyền lực thế gian. Sứ mạng của Chúa Giê-su là thực hiện ý muốn của Thiên Chúa Cha và mang lại sự cứu rỗi cho nhân loại.

Người đi theo Chúa cũng cần can đảm tách ra khỏi đám đông đang tung hô mình để cầu nguyện và tìm sự hướng dẫn từ Thiên Chúa Cha. Điều này giúp người đi tu giữ đúng hướng đi và không bị lôi cuốn bởi những áp lực hay mong muốn của đám đông mà rời xa ý muốn của Thiên Chúa.

Qua những lần Chúa Giê-su tách mình ra khỏi đám đông dân chúng, Ngài muốn làm gương cho các môn đệ và chúng ta về sự khiêm nhường, cầu nguyện và phụng sự Thiên Chúa. Người dạy rằng mục đích của cuộc sống không phải là danh vọng hay quyền lực, mà là sống đúng theo ý muốn của Thiên Chúa và yêu thương phục vụ theo gương Ngài.

2/ Chúa Giê-su quan niệm thế nào về một đời sống khổ hạnh?

Ngài không kêu gọi chúng ta sống một đời sống khổ hạnh chỉ vì khổ hạnh, mà Người kêu gọi chúng ta sống một đời sống từ bỏ những gì cản trở mối tương quan với Thiên Chúa và đặt Thiên Chúa lên hàng đầu. Trong mọi sự, sống giản dị, khiêm nhường và yêu thương phục vụ tha nhân. Người nói: “Ai muốn theo Thầy, phải từ bỏ chính mình, vác thập giá mình mà theo” (Mt 16, 24).

Đối với Chúa Giê-su thì điều quan trọng nhất là tôn thờ Thiên Chúa duy nhất và yêu thương người lân cận. Sự khổ hạnh không phải là mục đích cuối cùng mà là phương tiện để giúp chúng ta sống trong tình yêu và phục vụ người khác một cách trọn vẹn theo tinh thần phúc âm.

Lm.Jos Tạ Duy Tuyền
— — —- — —-
Đôi nét về Thầy Thích Minh Tuệ 

Thầy Thích Minh Tuệ sinh ra ở Kỳ Anh (Hà Tĩnh) trong một gia đình có 6 anh em. Là một học sinh xuất sắc, một sinh viên ưu tú tại trường Đại học Nông nghiệp Tây Nguyên.

image7795282bf18eca20.pngSau khi tốt nghiệp, thầy Minh Tuệ lên đường thực hiện nghĩa vụ quân sự, sau khi xuất ngũ thầy Minh Tuệ được bổ nhiệm làm Trưởng phòng địa chính tỉnh Dak Lak. Trong thời gian công tác thầy Minh Tuệ đã tìm đến Phật pháp như một cơ duyên và đã từ bỏ mọi địa vị mà bao người ao ước để thọ giới tỳ kheo xuất gia đi tu tại một ngôi chùa tại địa phương.

Sau một thời gian tu tập tại chùa do cảm thấy không phù hợp với đường lối, chủ trương và nghị quyết của thầy trụ trì, thầy Minh Tuệ đã phát nguyện theo phương pháp tu hành khất thực theo pháp môn Hạnh Đầu Đà và đã thực hiện được 6 năm. Hành trình khất thực từ Nam ra Bắc và từ Bắc vào Nam lần này đã là lần thứ 4.

Thầy Minh Tuệ chia sẻ là thầy chỉ sống, chiến đấu, lao động và học tập theo tấm gương đạo đức của đồng chí Tất Đạt Đa, bí danh Thích Ca. Thầy Minh Tuệ không tự nhận mình là thầy, không dạy dỗ bất kỳ ai. Khi có người muốn đi theo hộ giá thầy Minh Tuệ về Hà Giang thì thầy Minh Tuệ trả lời nếu cảm thấy an lạc hạnh phúc thì cứ đi, không lôi kéo, không kích động ai cả.

Trong cương lĩnh của đồng chí Thích Ca có 8 vạn 4 ngàn pháp môn để tu tập, pháp môn Hạnh Đầu Đà, tức Hạnh Nguyện, là lựa chọn riêng của thầy Minh Tuệ. Đi bộ và khất thực là một truyền thống tốt đẹp của Chi Bộ Phật Ủy, là điều quen thuộc, không lập dị, không kêu gọi từ thiện, không diễn biến hòa bình, không tuyên truyền chống phá Đảng và Nhà nước, không bạo loạn lật đổ chính quyền nhân dân. Thực tế đã có nhiều đồng chí đã thực hiện pháp môn này, chỉ là các đồng chí này chưa bị lộ với truyền thông giống như thầy Minh Tuệ mà thôi.

Thầy Minh Tuệ giống như đồng chí Đường Tam Tạng, bí thư Chi Bộ Phật Ủy tại Đại Đường, là nạn nhân của truyền thông bẩn khi luôn bị phao tin là nếu ăn thịt đồng chí Tạm Tăng sẽ trường sinh bất lão, còn thầy Minh Tuệ bị các youtuber và tiktoker lợi dụng hình ảnh để tạo viral trên các nền tảng mạng xã hội, khiến nhiều nam thanh nữ tú, từ già đến trẻ, thanh niên xăm trổ đi theo thầy Minh Tuệ gây mất trật tự công cộng. Ngoài ra hình ảnh anh conan chắp tay khi nói chuyện, hay chị bộ đội cúng dường nước tạo nên hình ảnh đẹp thể hiện sự gieo duyên và hạt giống từ bi cho các đệ tử của Băng Búa Liềm.

Do những phẩm chất đạo đức, nghiệp vụ chuyên môn và có lý luận cao cấp về Phật pháp, thầy Minh Tuệ đã được Cục phòng vệ tâm linh và phòng chống các hiện tượng siêu nhiên chùa Bề Đề tuyển mộ và phong hàm Đại tá, là mật vụ cấp cao trong chiến dịch đấu tranh phản gián các thế lực thù địch với chính pháp như Đại tá Thích Nhật Từ, Đại tá Thái Minh và Đại tá Chân Quang.

Chỉ có thầy Minh Tuệ là người xứng đáng, là người có đủ tài và đức để lãnh đạo các Phật tử và chư tăng chùa Bề Đề trong cuộc đấu tranh với các ma tăng trong kỳ mạt pháp này.
— —-
Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh của một vị sư đầu trần chân đất đi bộ từ Nam ra Bắc, và sau đó từ Bắc vào Nam. Dù nhận được nhiều phản ứng khác nhau từ cộng đồng mạng, thì nhìn chung, Thầy Thích Minh Tuệ được người ta tôn kính nhiều hơn.
Có một số ý nghĩa cần được nhấn mạnh qua hiện tượng này. Đầu tiên, việc chọn pháp môn tu tập là quyền lựa chọn cá nhân của mỗi người tu sĩ, và Thầy đã chọn hạnh đầu đà. Bộ hành khất thực là một truyền thống trong Phật giáo và không gì lạ lẫm khi một tu sĩ thực hiện nó. Thậm chí, có nhiều tu sĩ khác cũng đang thực hành như vậy, chỉ là họ không được quan tâm và lan truyền trên mạng như Thầy.

Trong lịch sử Phật giáo, từ thời Đức Phật, việc đi khất thực đã được thực hiện bởi Ngài cùng với các đệ tử. Hiện nay, cũng có nhiều tu sĩ thực hành hạnh đầu đà như Thầy, nhằm tăng cường sự gần gũi với hình ảnh của Đức Phật và tăng đoàn trong quá khứ.

Phương pháp tu của Thầy gợi mở cho chúng ta cái nhìn gần hơn về cuộc sống của Đức Phật và tăng đoàn trong quá khứ. Bởi vậy, những bình luận dè bỉu, chỉ trích không chỉ là sự thiếu hiểu biết mà còn là sự thái độ tiêu cực, thể hiện sự ganh tị và phân biệt.

Như Thầy Minh Tuệ đã từng chia sẻ, Thầy chỉ là một “tập học” tuân theo lời dạy của Phật, không tự xưng làm thầy và không dạy dỗ ai. Khi có người muốn đi theo Thầy về Hà Giang, Thầy đáp: “Nếu cảm thấy an lạc, hạnh phúc thì hãy đi, không mời cũng không từ chối ai cả”.

Trên mạng, chúng ta có thể thấy nhiều hình ảnh và video ghi lại cảnh Phật tử đi theo Thầy, từ người già đến trẻ em, nam thanh nữ tú, và thậm chí cả những người có hình xăm cũng biết chắp tay và niệm A Di Đà Phật. Có cả hình ảnh một anh công an và một chị quân nhân tới cúng dường, cho thấy sự đa dạng và sự gieo duyên từ bi. Điều này thật đáng quý trọng!

Tuy nhiên, một số Phật tử đã thể hiện sự cúng dường thái quá, thái độ xâm phạm và cản trở giao thông. Có người cố tình chen lấn, giành giật để đứng gần Thầy để chụp ảnh hoặc quay video, tạo ra một cảm giác không thoải mái. Ngoài ra, việc có quá nhiều người đi theo cũng dẫn đến cản trở giao thông và gây ra phiền toái không đáng có.

Thầy Thích Minh Tuệ đang trở thành một “hiện tượng lạ” trên mạng, là một tấm gương mà nhiều người ngưỡng mộ. Tuy nhiên, việc một số youtuber hoặc tiktoker quảng cáo quá mức và đôi khi phân biệt đối xử với các tu sĩ khác có thể gây ra sự ganh ghét và nguy hiểm cho Thầy.

Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages