Linh mục Zollner: “Một thay đổi não trạng là cần thiết cho Giáo hội” | Phanxico.vn

6 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Sep 9, 2023, 12:48:52 AM9/9/23
to alphonsefamily

Linh mục Zollner: “Một thay đổi não trạng là cần thiết cho Giáo hội”

By
 phanxicovn
 -
09/09/2023
14

Linh mục Zollner: “Một thay đổi não trạng là cần thiết cho Giáo hội”

cath.ch, Ban biên tập, 2023-09-08

Linh mục Dòng Tên Hans Zollner trước đây là thành viên của Ủy ban Giáo hoàng Bảo vệ Trẻ vị thành niên từ năm 2014 | © Truyền thông Vatican

Trước ngày công bố nghiên cứu sơ bộ về các vụ lạm dụng tình dục trong lịch sử lạm dụng tình dục của Giáo hội Thụy Sĩ, linh mục Hans Zollner khuyên các giám mục Thụy Sĩ nên chấp nhận kết quả và rút ra những hậu quả.

Linh mục Zollner đã rời Ủy ban Giáo hoàng Bảo vệ Trẻ em vào tháng 3 năm 2023 để phản đối sự thiếu minh bạch của Ủy ban này, ngài nhìn lại tình trạng hiện tại cuộc chiến chống lạm dụng tình dục trong Giáo hội.

Xin cha cho biết đâu là quyền hạn của bộ Giáo lý Đức tin trong việc bảo vệ trẻ em?

Linh mục Hans Zollner: Bộ Giáo lý Đức tin có thẩm quyền toàn cầu để điều tra các cáo buộc chống lại các giáo sĩ và đưa ra phán quyết khi nạn nhân của bạo lực tình dục là trẻ em, thanh thiếu niên hoặc người khuyết tật tâm thần. Bộ giáo lý đức tin cũng có thể ủy quyền phán quyết, chẳng hạn giao cho tòa án giáo hội khu vực.

Bộ Giáo lý Đức tin có thể phòng ngừa được không?

Không một cách trực tiếp, vì đó không ở trong trách nhiệm của Bộ. Có, nhưng một cách gián tiếp, giống như bất cứ một pháp chế nào, theo một nghĩa nào đó và ở một điểm nào đó có thể có tác dụng phòng ngừa.

Tin tưởng nào cha dành cho bộ Giáo lý Đức tin trong cuộc chiến có hệ thống chống lạm dụng tình dục trong Giáo hội công giáo?

Trong Giáo hội, Bộ là công tố viên và là tòa án xét xử loại tội phạm này. Tôi mong chờ Bộ áp dụng luật một cách nhất quán và các mô hình phán xét được thông tin. Tương tự như vậy, Bộ phải chỉ định tình trạng thủ tục tố tụng. Nhìn chung hiện nay, hai việc này chưa được thực hiện. Cả những người liên quan và bị cáo đều không được thông báo. Trong một số trường hợp, ngay cả giám mục cũng không biết được tình trạng của tiến trình. 

Vì vậy, cha chỉ trích sự thiếu minh bạch?

Về tổng thể, các quy định pháp lý của Giáo hội là đủ – nhưng không thể hiểu chúng được áp dụng như thế nào. Việc Giáo hội không truyền đạt một cách minh bạch trong lĩnh vực này là điều không thể hiểu được.

Cần phải thay đổi điều gì trong luật giáo hội để nạn nhân bị lạm dụng tình dục được tôn trọng nghiêm túc trong thủ tục tố tụng?

Nạn nhân phải có quyền được thông tin và được nghe. Quyền này chưa tồn tại. Trong một hội thảo về chủ đề này, chúng tôi đã nói nhiều lần: điều bình thường trong các thủ tục hình sự của Nhà nước, cũng phải được Giáo hội xem xét.

Vào cuối tháng 3, chúng tôi được biết cha đã rời Ủy ban Giáo hoàng Bảo vệ Trẻ em. Cha có công khai đưa ra quyết định này không?

Trước đó tôi có nói quyết định này với Đức Phanxicô. Ngài đồng ý để tôi ra đi. Ủy ban sau đó quyết định chỉ nói về công trình và khối lượng công việc của tôi khi họ thông báo tôi ra đi. Tôi không thể chấp nhận điều này.

Vì sao?

Tôi muốn nói rõ rằng có những lý do nội bộ nghiêm trọng làm cho tôi phải rời Ủy ban: thiếu minh bạch trong và ngoài, thiếu rõ ràng về lĩnh vực hoạt động của ủy ban và trách nhiệm của thành viên cũng như các vấn đề liên quan đến trách nhiệm tài chính, đó là những lý do đã làm tôi ra đi. 

Giáo phận Coira đã công bố một quy tắc ứng xử mà tất cả các cộng tác viên của giáo hội phải ký. Đó có phải là một công cụ tốt để ngăn chặn sự lạm dụng?

Đó là một sáng kiến tốt khi các nhân viên được hướng dẫn, được nâng cao nhận thức bằng một quy tắc như vậy. Nhưng chúng ta không nên có bất kỳ ảo tưởng nào: điều này chưa đủ. Chỉ duy có một quy tắc thì không thể ngăn chặn được việc lạm dụng. 

Quan điểm của cha về việc xử lý lạm dụng trong Giáo hội hoàn vũ là gì?

Trong thâm tâm, tôi lạc quan và hy vọng mọi việc sẽ diễn ra tốt đẹp. Vì tôi đã thấy có rất nhiều việc đã được thực hiện trong 20 năm qua.

Cha dựa trên những gì để xác nhận?

Điều này có thể thấy trong nhận thức và trong khả năng có thể lên tiếng mà trong thời gian này, các giáo hội trên toàn thế giới đã nhận thức về các vụ lạm dụng và sự che đậy của chúng. Nhiều thay đổi về luật pháp trong Giáo hội cũng có tác động. Đó là một tiến hóa liên tục. Thật không may, nó không nhanh như tôi và nhiều người mong muốn. Các giai đoạn này phải được tiếp theo với nhiều giai đoạn khác.

Ở Thụy Sĩ, một nghiên cứu sơ bộ về việc xử lý bạo lực tình dục trong Giáo hội công giáo sẽ được trình bày vào ngày 12 tháng 9. Liệu một nghiên cứu như vậy có nên được thực hiện cách đây vài năm không?

Tất nhiên, chuyện như vậy luôn có thể làm sớm hơn. Nhiều điểm đã được nhấn mạnh trong các chuyên môn khác cũng sẽ được nêu ra ở Thụy Sĩ. Thụy Sĩ sẽ không phải là một ngoại lệ.

Cha đề nghị gì với các giám mục trước ngày họp 12 tháng 9?

Họ nên lắng nghe và chấp nhận những gì đã được nói. Trong mọi trường hợp, họ không nên can thiệp vào các kết quả khoa học. Tôi cũng khuyên họ nên rút ra những kết quả cụ thể và những công hiệu trong suy nghĩ của mình rồi thông tin nó.

Các giám mục có nên từ chức, dù họ không phạm tội hoặc không che đậy lạm dụng không?

Việc từ chức không có nghĩa là tự động sẽ có lời giải thích được đưa ra và cuộc điều tra sẽ tiếp tục tiến hành. Tuy nhiên, chúng ta cần phải chịu trách nhiệm – ngay cả khi chúng ta không có gì để trực tiếp đổ lỗi cho chính mình. Các giám mục, các giám tỉnh và những người có trách nhiệm đại diện cho các tổ chức của họ, kể cả trong lịch sử của họ. Đồng thời, cần phải thay đổi cơ cấu và não trạng trong Giáo hội. Nhưng ngay cả việc từ chức cũng không thể đạt được điều này ngay lập tức.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Việc linh mục Hans Zollner từ chức cho thấy cuộc khủng hoảng tại Ủy ban Giáo hoàng Bảo vệ trẻ vị thành niên ở Vatican

Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages