Đức Phanxicô không muốn lặp lại kinh nghiệm của Thượng hội đồng Đức” | Phanxico.vn

9 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Mar 5, 2024, 9:44:40 PMMar 5
to alphonsefamily

Đức Phanxicô không muốn lặp lại kinh nghiệm của Thượng hội đồng Đức”

By
 phanxicovn
 -
05/03/2024
52

Đức Phanxicô không muốn lặp lại kinh nghiệm của Thượng hội đồng Đức”

la-croix.com, Jérôme Vignon, cựu quan sát viên người Pháp của Thượng hội đồng Đức, 2024-03-01

Ông Jérôme Vignon, cựu quan sát viên người Pháp của Thượng hội đồng Đức, đưa ra một số điểm để hiểu sự tức giận của Vatican và Đức Phanxicô  đối với Thượng hội đồng Đức. Theo ông, một trong những nút thắt là sự khác biệt trong quan niệm về quyền tự chủ trong việc ra quyết định của các giám mục.

Các giám mục Đức ở lối vào một nhà thờ ở Ausburg, Bavaria. Karl-Josef Hildenbrand / dpa/MaxPPP

Rõ ràng Đức Phanxicô đã không đánh giá cao Con đường thượng hội đồng Đức và không muốn kinh nghiệm mà Giáo hội công giáo Đức đã thực hiện từ năm 2020 đến năm 2023 lặp lại. Ngài cho thấy một lần nữa qua hai bức thư mạnh mẽ. Một, vào tháng 11 do chính tay ngài viết để trả lời cho bốn nữ thần học gia phản đối Con đường Thượng hội đồng Đức, ngài mô tả quá trình này không “hòa hợp với cơ cấu bí tích của Giáo hội công giáo”.

Thư thứ nhì được ký với sự chấp thuận của ba hồng y quan trọng của Vatican, hồng y Quốc vụ khanh, hồng y bộ trưởng bộ Giáo lý Đức tin, hồng y bộ trưởng bộ Giám mục, gởi ngày 17 tháng 2, vài ngày trước cuộc họp khai mạc phiên họp toàn thể đầu năm của Hội đồng Giám mục Đức.

Bức thư ra lệnh cho hội nghị, với những thuật ngữ rất cứng rắn, không xác nhận các quy chế của một Ủy ban chuẩn bị cho Hội đồng thường trực về tính đồng nghị nhằm duy trì tiến trình Con đường Thượng hội đồng Đức. Đối diện với những cảnh báo như vậy, Hội đồng Giám mục Đức chỉ biết nghiêng mình chấp hành, lấy làm tiếc cho các cuộc họp dự kiến năm ngoái nhằm làm rõ những lo ngại của Vatican và cố gắng tuân thủ đã không diễn ra, dù có những yêu cầu xin được gặp lại.

Căng thẳng giữa Giáo hội Đức và Rôma tăng cao

Sau “búc thư kích động” của Vatican, các giám mục Đức đi lui

Cuộc cãi vã đen tối

Với người quan sát bên ngoài, kể cả các giáo dân Đức mà Rôma chưa bao giờ tiếp, sự mù mờ của cuộc tranh cãi đặt vấn đề. Thành quả của Con đường đồng nghị không còn là vấn đề nữa. Nhiều quyết định được đưa ra liên quan đến hoạt động nội bộ của Giáo hội ở Đức được áp dụng trong khuôn khổ luật giáo hội hiện hành. Đây cũng không phải là những vấn đề  được Con đường Thượng hội đồng Đức đưa ra tranh luận trong Giáo hội hoàn vũ: như giám mục Georg Bätzing, chủ tịch Hội đồng Giám mục Đức lưu ý, tất cả những vấn đề này đã được đưa ra trong tài liệu tóm tắt tháng 10 năm 2023, kết thúc giai đoạn đầu tiên của Thượng hội đồng Thế giới về tính đồng nghị.

Bản thân các giám mục Đức trong giai đoạn chuẩn bị cho Thượng Hội đồng Thế giới này cũng chưa bao giờ thể hiện bất kỳ khuynh hướng tiên phong nào. Gần đây chúng ta đã không thấy hồng y Fernandez, một trong những người chỉ trích Con đường Thượng hội đồng Đức đã đưa ra một tín hiệu thuận lợi về việc chúc phúc cho các cặp trong tình trạng bất hợp lệ, một trong những kết luận của Con đường Thượng hội đồng Đức, được thúc đẩy theo một cách tương tự đó sao?

Thượng hội đồng Đức: cái gai trong chân Đức Phanxicô?

Tuy nhiên, sự phẫn nộ của Vatican là có thật, phản ánh mối lo ngại sâu sắc. Hai dấu chỉ cho thấy sự khó khăn nằm ở quan niệm cho rằng các giám mục Đức có quyền tự quyết định ở Rôma và ở Đức, (không bỏ qua thực tế là có một thiểu số trong Giáo hội Đức có chung mối quan tâm với Vatican). Phương pháp làm việc chung giữa các giám mục và giáo dân Đức rất hợp pháp, nhằm mục đích dựa trên tính minh bạch, khả năng dự đoán và quyền phát biểu công bằng cho tất cả mọi người, cuối cùng dẫn đến các cuộc bỏ phiếu bị giới hạn do các điều kiện bỏ phiếu theo đa số. Ngay cả khi những lá phiếu này không bắt buộc cho từng giám mục, chúng vẫn bộc lộ những khuynh hướng mang tính biểu tượng, vốn đã tạo áp lực mà trước áp lực này, họ phải giải thích khi có trường hợp bất đồng phải quay về lại giáo phận.

Nhưng tiến trình này có giá trị, theo quan điểm của giáo dân, tự nó là một phương tiện để họ có tiếng nói, để thực thi “sự đồng trách nhiệm khác biệt” nổi tiếng này giữa giáo sĩ và giáo dân, điều mà giai đoạn thứ hai của Thượng Hội đồng Rôma đã thực hiện như một ưu tiên. Một cách hoàn toàn khác, đó là “cuộc trò chuyện thiêng liêng” được Rôma thực hiện cho Thượng Hội đồng Thế giới, không có một quảng cáo nào, tổ chức lắng nghe nhau nhưng không trao đổi lập luận, nhấn mạnh đến việc lắng nghe Chúa Thánh Thần trong tâm hồn. Ít nhất tất cả các chủ đề đều được đưa ra thảo luận và sự đa dạng về tính nhạy cảm trong một Giáo hội toàn cầu hóa có thể được thể hiện. Ở đây, tiến trình này được đặt ưu tiên hơn các kết quả, dù có thể nó làm thất vọng cho những ai hy vọng có những thay đổi nhanh chóng, về mặt giáo lý hoặc liên quan đến việc thực thi quyền lực của các giáo sĩ.

Thẩm quyền giám mục

Vấn đề do các điều kiện thực thi quyền giám mục dường như rất quan trọng trong phân tranh đang diễn ra giữa Rôma và đa số các giám mục của Hội đồng Giám mục Đức. Điều này có thể được thấy qua sự nhấn mạng của giám mục Bätzing về thực tế, trong mọi trường hợp Hội đồng Giám mục Đức không thể đặt vấn đề về thẩm quyền giám mục khi tham gia vào Con đường Thượng hội đồng Đức (thông cáo báo chí ngày 22 tháng 2). Ngược lại, họ nhắc lại thẩm quyền này đã bị đặt vấn đề rất nghiêm trọng vì cuộc khủng hoảng lạm dụng, mà theo ngài, việc khôi phục uy tín phải thông qua một phương thức thực thi cởi mở hơn và có trách nhiệm hơn. Đó là điều thích hợp. Điều mà giám mục Bätzing hướng tới là quyền lực theo nghĩa uy quyền (auctoritas), trong khi Rôma nghĩ theo nghĩa quyền lực (potestas).

Hồng y Walter Kasper cảnh báo các giám mục Đức: “Chúng ta đã công khai hứa trung thành với Giáo hoàng”

Vì thế chúng ta thấy nguy cơ không hề nhỏ và đụng đến trọng tâm của cuộc chiến chống lại chủ nghĩa giáo sĩ trị mà Đức Phanxicô đưa ra trong Thư gởi Dân Chúa tháng 8 năm 2018. Tuy nhiên, ngài có ý định tự mình điều chỉnh sự cân bằng rất mong manh này mà không lưu ý đến sự thận trọng mà Hội đồng Giám mục Đức đã hành động cho đến nay. Ngày nay, Hội đồng Giám mục Đức thấy mình nằm giữa chiếc búa của Vatican và vị trí khó khăn của Ủy ban Trung ương Giáo dân Đức (ZdK), đại diện cho những người theo chủ nghĩa thế tục có tổ chức ở Đức: quan điểm mới nhất của bà chủ tịch Irme Stetter-Karp là duy trì tính toàn vẹn trong cách tiếp cận của Con đường Thượng hội đồng Đức, với tư cách là một quá trình lâu dài nhằm khuyến khích sự đồng trách nhiệm, thậm chí là đồng quyết định.

Chắc chắn có những giải pháp khả thi cho tình trạng bế tắc này, cần được tìm kiếm trong công cuộc xây dựng sự hợp tác ít hợp pháp hơn nhưng cũng minh bạch và trung thành không kém giữa các giáo sĩ và giáo dân. Liệu Đức Phanxicô và giáo dân Đức có thể hiểu nhau không? Chúng ta phải hy vọng như vậy nếu thách thức của Thượng Hội đồng Thế giới cũng là mở đường cho sự khác biệt khu vực nào đó về tính đồng nghị. Mong cho lời mời của hồng y Fernandez gởi các giám mục Đức ngày 22 tháng 3 sẽ cho phép một cuộc đối thoại thực sự và tránh cho Hội đồng Giám mục Đức bị đặt vào tình thế phải thay đổi phán quyết của mình với giáo dân Đức.

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages