Việt Nam không phải là tiền đề cho tương lai của quan hệ TQ-Vatican | Phanxico.vn

12 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
May 3, 2024, 8:53:04 PMMay 3
to alphonsefamily

Việt Nam không phải là tiền đề cho tương lai của quan hệ Trung Quốc-Vatican  

By
 phanxicovn
 -
02/05/2024
72

Việt Nam không phải là tiền đề cho tương lai của quan hệ Trung Quốc-Vatican

Tổng giám mục Paul Gallagher, bộ trưởng Ngoại giao đặc trách Quan hệ với các Quốc gia trước nhà thờ chính tòa Sàigòn trong chuyến đi của ngài đến Việt Nam tháng 4-2024. © giaophanthaibinh.net

fr.zenit.org, 2024-05-01

Việt Nam và Vatican đã tiến một bước mới trong quan hệ ngoại giao chính thức. Theo các nhà phân tích, chuyến thăm tiếp theo có thể là chuyến thăm của giáo hoàng, như thế sẽ thúc đẩy một một kỷ nguyên mới cho Hà Nội. Năm ngoái, tổng thống sắp mãn nhiệm Võ Văn Thưởng đã chính thức mời Đức Phanxicô đến Việt Nam, cùng lúc với việc ký kết một thỏa thuận về đại diện thường trú mới của giáo hoàng tại Việt Nam. Nhưng có một câu hỏi lớn cho một số nhà quan sát như học giả Bradley Murg, “liệu Việt Nam có phải là tiền đề của Trung Quốc hay không: theo tôi, câu trả lời là không”. Tổng giám mục Marek Zalewski vừa đến Hà Nội ngày 31 tháng 1 là đại diện thường trú đầu tiên của Tòa Thánh đảm nhận chức vụ này sau khi Việt Nam cắt đứt quan hệ ngoại giao với Tòa Thánh năm 1975.

Giáo sư danh dự Carl Thayer tại đại học New South Wales ở Úc giải thích: “Bất kể vấn đề gì xảy ra, sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến quan hệ song phương và sẽ được giải quyết trực tiếp giữa đại diện của giáo hoàng và chính phủ Việt Nam.” Với quan hệ ngoại giao chính thức, tự do tôn giáo sẽ không còn là vấn đề với 7 triệu người công giáo Việt Nam, 6,6% dân số, sau khi vấn đề này đã là vấn đề chính trị lớn trong gần nửa thế kỷ. Tổng giám mục Ba Lan Zalewski, 60 tuổi đã đến Hà Nội ngay sau khi được bổ nhiệm.

Theo tổng giám mục Paul Gallagher bộ trưởng đặc trách Quan hệ với các Quốc gia, sự phát triển trong quan hệ song phương này thể hiện một đổi mới thực sự trong thái độ của Việt Nam với cộng đồng quốc tế và Giáo hội công giáo. Ngài nhấn mạnh, Vatican hy vọng sẽ thấy chính quyền Việt Nam “tiếp tục con đường tự do tôn giáo nhiều hơn, dù còn nhiều việc phải làm”. Theo ngài, vẫn sẽ phải còn “một vài bước bổ sung” trước khi chuyến tông du của Giáo hoàng có thể thực hiện.

Giáo sư Carl Thayer tin rằng chuyến đi của hai nhà ngoại giao hàng đầu của Vatican (chuyến của tổng giám mục Gallagher trong tháng tư và chuyến của hồng y Quốc Vụ Khanh Pietro Parolin dự kiến sẽ đi trong năm nay) sẽ giúp thúc đẩy tiến trình này. Tổng giám mục Zalewski công nhận vai trò tích cực của Giáo hội địa phương trong đời sống xã hội, ngài đã đến Hà Nội ngày 31 tháng 1.

Các giám mục Việt Nam chào đón tổng giám mục Marek Zalewski ngày 31 tháng 1 năm 2024 tại Hà Nội.© tonggiaophanhanoi.org / Ucanews

Giáo sư Thayer tuyên bố: “Ngày nay chính quyền và cán bộ đảng Cộng sản công nhận vai trò tích cực của Giáo hội địa phương trong đời sống xã hội qua các việc từ thiện, y tế và giáo dục. Các Giáo hội đã có thể mua của cải và xây nhà thờ, các chủng viện được phong chức, chính phủ dần bỏ hạn chế về số lượng nhận chủng sinh và linh mục được chịu chức. Việc bình thường hóa quan hệ sẽ củng cố vị thế và uy tín của Việt Nam trong cộng đồng quốc tế. Đặc biệt là với chính phủ Mỹ, các báo cáo thường niên của Ủy ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa Kỳ xem Việt Nam là ‘quốc gia cần đặc biệt quan tâm’. Một danh hiệu Việt Nam mong muốn được loại bỏ.

Thầy James Rooney, phụ giảng giáo sư triết tại Đại học Baptist Hồng Kông và là tu sĩ Dòng Đa Minh, bảo đảm người công giáo trên thế giới sẽ phản ứng tích cực với việc bình thường hóa quan hệ với Việt Nam: “Tôi nghĩ chúng ta có thể so sánh tình trạng này với chuyến đi Ba Lan của Đức Gioan Phaolô II năm 1979, dù bối cảnh có khác. Cách tiếp cận này với chính phủ Việt Nam gần giống với chiến lược có thể thấy ở Trung Quốc, chiến lược mà những người khác gọi là Ostpolitik, sự hồi sinh của Chính sách bình thường hóa quan hệ của phương Tây với Đông Âu và Liên Xô trong những năm 1970. Đó là kiểu xoa dịu các mối quan hệ để có được tự do và bình thường hóa đời sống công giáo ở các quốc gia này.

Ý kiến của giáo sư được học giả Bradley Murg cùng chia sẻ, ông là thành viên của Diễn đàn Thái Bình Dương, ông nhấn mạnh: “Trong các cuộc thương thuyết giữa Vatican và Việt Nam, Đức Phanxicô quan tâm trước hết là mục vụ với tín hữu Việt Nam. Các nhà vatican học đều nói Đức Phanxicô muốn đến Việt Nam, ngài xem châu Á là tương lai của Giáo hội.

“Rõ ràng, chiến lược của Vatican ở Trung Quốc cũng giống như ở Việt Nam.”

Nhiều nhà quan sát tại Vatican, Việt Nam, Trung Quốc thắc mắc liệu thỏa thuận bổ nhiệm tổng giám mục Zalewski và triển vọng chuyến tông du Việt Nam của giáo hoàng có thể thực hiện được hay không? Tổng giám mục Zalewski, nhà ngoại giao giàu kinh nghiệm của Tòa thánh được bổ nhiệm sang Việt Nam cùng lúc với việc bổ nhiệm một giám mục công giáo khác sang Trung Quốc, với sự đồng ý của Vatican.

Đây là lần phong giám mục thứ ba ở đất nước cộng sản này chỉ trong bảy ngày từ tháng 1 vừa qua. Thầy James Rooney giải thích: “Rõ ràng, chiến lược ở Trung Quốc cũng giống như vậy. Các nhà ngoại giao Tòa Thánh muốn dùng mô hình ngoại giao ở Việt Nam cho Trung Quốc, và đây là dấu hiệu cho thấy những gì họ muốn xảy ra ở Trung Quốc đại lục. Dù có sự kiểm soát đáng kể Giáo hội và chính phủ vẫn chính thức là vô thần, nhưng Giáo hội Việt Nam đã có thể vượt ra ngoài thỏa thuận về việc bổ nhiệm các giám mục và được hưởng tự do hơn.”

Giáo sư Bradley Murg thảo luận về những vi phạm thỏa thuận “lịch sử” năm 2018 giữa Vatican và Trung Quốc. Thỏa thuận đã được gia hạn hai năm vào năm 2020 và 2022, dự kiến sẽ được gia hạn một lần nữa trong năm nay. Giáo sư giải thích: “Người Việt Nam cần 25 năm làm việc và trao đổi với Tòa Thánh, đó là quá trình lâu dài để xây dựng lòng tin giữa việc nới lỏng các hạn chế, các cam kết chung và các chuyến đi của nguyên thủ quốc gia Việt Nam tại Rôma. Một phần tư thế kỷ không ngừng cải tiến.”

Tổng giám mục Zalewski đến Hà Nội ngày 31 tháng 1. © giaophanthaibinh.net

Giáo sư nhắc lại: “Việt Nam là nước nhỏ so với Trung Quốc. Khi một lãnh đạo quốc gia Việt Nam đến Rôma, điều đó mang lại một hình ảnh đẹp, nhưng với Trung Quốc – với quy mô và tầm ảnh hưởng của nước này – thì không cần hình ảnh này. Câu hỏi lớn là: Việt Nam có phải là tiền đề của Trung Quốc không? Theo tôi, câu trả lời là không. Việt Nam không phải là mẫu cho sự hợp tác giữa Trung Quốc với Vatican.”

Những liên kết kiên nhẫn ở Việt Nam có là niềm an ủi cho tương lai quan hệ với Bắc Kinh không?

Quan hệ đa phương giữa Trung Quốc, Việt Nam, Vatican và phương Tây đã bị chính sách của Bắc Kinh và của Chủ tịch Tập Cận Bình tác động trong những năm gần đây, khi hệ tư tưởng cộng sản vô thần được củng cố trong bối cảnh kinh tế ngày càng bất lợi. Theo giáo sư Carl Thayer, Vatican vẫn có thể dùng mối quan hệ với Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh chuyến thăm của giáo hoàng tới Việt Nam, để thử một cách tiếp cận mới với Trung Quốc, tuy đạo công giáo tại đây được công nhận nhưng chỉ dành cho các giáo hội được đăng ký chính thức.

Nhưng tình hình vẫn không thay đổi kể từ năm 1951 khi quyền lực cộng sản đang phát triển mạnh mẽ và tôn giáo bị lên án, dẫn đến một hệ thống áp bức mà các tín hữu công giáo, tin lành, hồi giáo đặc biệt cảm nhận trong những năm gần đây, phải đối diện với làn sóng đàn áp mới của Tập Cận Bình. Giáo sư Carl Thayer giải thích: “Trong khi Trung Quốc có thể bác bỏ các yếu tố của mô hình Việt Nam như cho phép Giáo hội bổ nhiệm các giáo sĩ riêng của mình, Vatican cũng có thể cân nhắc rằng mối quan hệ kiên nhẫn và dần dần bắt đầu với Việt Nam từ 1990 có thể mang lại một hy vọng nào đó cho Trung Quốc.” Giáo sư trích dẫn Nhóm làm việc chung Việt Nam-Vatican được thành lập năm 2009, là nhóm đối thoại thường xuyên, và việc Đức Phanxicô kêu gọi người công giáo Việt Nam hãy là “người công dân tốt, người tín hữu tốt” được chính phủ Việt Nam hoan nghênh qua sự hợp tác và hành động của họ.

Qua mối quan hệ với Việt Nam, Vatican chứng minh chiến lược của họ đang có hiệu quả

Kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc năm 1989, Trung Quốc đã dùng sức mạnh kinh tế ngày càng tăng của mình để tăng ảnh hưởng của họ trên thế giới. Ảnh hưởng này đang giảm dần uy tín cùng với Con đường tơ lụa mới (Vành đai và Con đường, một chương trình đầu tư rộng lớn dọc theo Con đường tơ lụa cổ xưa). Không giống các nước láng giềng Campuchia và Lào, Việt Nam không chỉ chọn các nhà đầu tư Trung Quốc để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trên thực tế, Việt Nam tập trung xuất khẩu sang phương Tây, gần 100 tỷ đô la một năm chỉ riêng Hoa Kỳ. Xuất khẩu sang Trung Quốc thua gần gấp đôi vì tình trạng thù nghịch cũ giữa hai nước vẫn còn. Việt Nam cũng không cố gắng thâm nhập vào các văn hóa phương Tây và cộng đồng hải ngoại qua các Viện Khổng Tử, vốn được xem là công cụ tuyên truyền của Trung Quốc, làm xấu đi mối quan hệ giữa Bắc Kinh và các chính phủ phương Tây. Ngược lại, các nhà phân tích cho rằng, Việt Nam duy trì chính sách mở cửa thông qua thương mại quốc tế, điều này đã tác động mạnh mẽ đến bối cảnh văn hóa và tôn giáo.

Theo thầy James Rooney: “Mọi chuyện đang đi đúng hướng”. Việt Nam tìm kiếm thương mại với các nước khác, đặc biệt với Hoa Kỳ. Không có Hiệp hội Công giáo Yêu nước ở Việt Nam; mạng lưới liên lạc với Tòa thánh luôn mở, không có sự can thiệp hay gián đoạn rõ ràng. Tôi đã nhận được một số phản hồi nói rằng tình hình vẫn chưa ổn. Tuy nhiên, tôi cho rằng sự cởi mở của họ với chuyến đi của giáo hoàng là dấu hiệu tích cực cho những gì có thể báo trước cho người công giáo Việt Nam. Dĩ nhiên, thông qua mối liên hệ với Việt Nam, ngoại giao Vatican muốn chứng minh chiến lược của họ đang có hiệu quả. Và đây là một phần của chuyến thăm của Đức Phanxicô: công khai tuyên bố Giáo hội được chào đón và xây dựng hòa bình với Việt Nam.”

Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch

Việt Nam – Tòa Thánh, chờ đợi chuyến thăm của giáo hoàng, những bước đi ngoại giao trước

Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages