"Bàn về cái áo dài truyền thống của đại sứ Lý Đức Trung" (dịp Đại sứ trình quốc thư cho TT. Israel) | GoogleGroups

24 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Aug 17, 2022, 2:01:19 AM8/17/22
to alphonsefamily, giaitri

"Bàn về cái áo dài truyền thống của đại sứ Lý Đức Trung"

(dịp Đại sứ trình quốc thư cho TT. Israel - Tập 1)

ảnh.png

Sự kiện đại sứ Lý Đức Trung mặc áo dài truyền thống hơi lạ thường trình quốc thư lên TT. Isaac Herzog của Israel vào ngày 9/8/2022 đã dấy lên nhiều bình luận phê phán:

Xem bài: "Rằm tháng 7 xem phim ma"

https://groups.google.com/g/giaitrikienthuc/c/pnDu2MwlQeA

ảnh.png

Tin và hình ảnh về sự kiện này lúc đầu có đăng ở FB: "Việt Nam in Israel"

https://www.facebook.com/vietnaminisrael

Và thấy có lời bình luận: Thích mặc quốc phục là điều tốt. Nhưng ai chọn cho ông đại sứ cái áo tay thụng nửa nạc nửa mỡ thì quá thiếu kiến thức! Nhưng sau đó không hiểu sao bài này bị gỡ, không còn thấy đăng nữa

Sau đây ta thử tìm hiểu kiến thức kèm theo nhận định về cái áo này theo thứ tự dưới đây, chú ý các đoạn chữ đỏ có mục đích nhấn mạnh:

1/ Áo của Đại sứ mặc là loại áo gì?

2/ Hình vuông đính lên áo ở giữa ngực là cái gì?

3/ Hình trong ô vuông đó là hình gì?

4/ Các phê phán trên có đúng hay không? Ở chỗ nào?

---o0o---


1. Cái áo đại sứ Lý Đức Trung mặc là loại áo gì?

Xin thưa: đó là loại áo ngũ thân.

Theo lịch sử, áo ngũ thân, ban đầu là áo ngũ thân lập lĩnh, là một loại trang phục truyền thống của người Việt Nam, ra đời năm 1744, sau cải cách trang phục Đàng Trong của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Áo cho nam có cổ cao, thẳng và vuông tượng trưng cho sự chính trực của người quân tử. Áo có 5 nút làm bằng kim loại, ngọc, gỗ,... Áo có ngũ thân tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, một thân con nằm trong tượng trưng cho mình (người mặc).

Áo ngũ thân có 2 loại chính là áo ngũ thân tay chẽn và áo ngũ thân tay thụng hay còn gọi là áo tấc. Áo của Đại sứ mặc là loại áo tấc.

Áo tấc là loại lễ phục trang trọng thời Nguyễn và sau này, tương tự như áo Vest ngày nay. Áo này tay được may rộng ra 20cm đến 30cm tùy vào người mặc, tay áo vuông góc với thân áo và dài bằng hoặc hơn tà áo.

Áo ngũ thân, trong đó có áo tấc, không phân biệt tầng lớp, giới tính, độ tuổi.

* Việc đưa trang phục áo ngũ thân vào công sở là do sự kiện ban đầu vào tháng 9/2020, khi Sở Văn hóa - Thể thao Thừa Thiên - Huế đã vận động cán bộ, công chức mặc áo dài trong lễ chào cờ đầu tháng, và nhận được sự đồng thuận cao của đông đảo mọi người.

ảnh.png

Trước đó, các đại sứ VN cũng đã có công quảng bá trang phục dân tộc ra với bạn bè thế giới. TD như vào ngày 03/05/2018, Đại sứ Trần Ngọc An mặc áo dài khăn đóng truyền thống Việt Nam đến trình quốc thư lên Nữ Hoàng Elizabeth II của Anh Quốc[1].

ảnh.png

2/ Hình vuông đính lên áo ở giữa ngực là cái gì?

Hình thêu đó kêu bằng Hung Bối – Hoa Dạng hay Bổ Tử, là để chỉ vuông vải thêu hình chim muông cùng hoa văn cỏ cây sông núi đính ở trước ngực và sau lưng áo bào, là tiêu chí phân biệt phẩm cấp của quan lại phong kiến. Ngoài những hình thêu trực tiếp trên áo, Hung bối còn có dạng vuông vải thêu sẵn, may liền vào áo, cho nên còn được gọi nôm na là Bổ tử miếng vá.

Có bình luận nói rằng Hình vuông (Bổ tử) đó là thuộc phẩm phục của TQ, thuộc triều đình nhà Thanh hay Mãn Thanh. Thực ra không phải. Đây là quan phục của cả 03 nước Trung Quốc, Việt Nam và Hàn Quốc trong nhiều TK cùng với quy chế sử dụng có khác nhau.

* Xem: "Tương đồng quan phục ba nước TQ, VN và Hàn Quốc[2]

ảnh.png

Trang phục Hung bối – Bổ tử kết hợp với mũ Ô sa được nhà Minh đặt định vào năm 1391 thời Minh Thái Tổ, được áp dụng vào triều đình nhà Lý Triều Tiên năm 1454, vào triều đình nhà Lê Đại Việt năm 1471.

Trong đó, phẩm trật của bá quan một mặt được phân biệt dựa trên phục sắc, một mặt tiếp tục được khu biệt dựa vào hình thêu muông thú trên áo bào. Đây là cục diện văn hiến áo mão tương đồng giữa các nước Trung, Việt, Hàn trải suốt từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XX

Theo quy chế của Triều đình các nước, Bổ Tử thêu gì?

Hình thêu trên Bổ tử ở nhà Minh - Thanh:

ảnh.png
Ở Triều Tiên và nhà Lê - Nguyễn ở VN:
ảnh.png

Tại Việt Nam, vào tháng 9 nhuận năm 1471 thời vua Lê Thánh Tông, quy chế Hung bối – Bổ tử lần đầu tiên được áp dụng làm Thường phục cho bá quan Đại Việt. Vua Lê Thánh Tông ban chỉ dụ nói:

“Nay quan viên bá tánh các ngươi, hãy nghe lời trẫm, Hung bối trên quan phục của văn võ bá quan nhất nhất phải noi theo quy chế đã định. Nội trong trăm ngày, ai không theo quy định, sẽ giáng cấp trị tội!”. Mùa đông tháng 10, vua ban các kiểu Hoa dạng Bổ tử, đều là các hình cầm thú màu sắc. Các tước công, hầu, bá, phò mã đều thêu một con. Các chức quan văn võ, chính phẩm thêu một con, tòng phẩm thêu hai con; ngự sử và đường thượng quan thêu một con, phân ty thêu hai con. Các hình mây nước, sông núi, cây hoa, nhiều hay ít, thưa hay rậm đều cho tùy ý chế tác, không câu nệ...

Tóm lại: Văn hiến áo mão của nhà Minh quả đã có những ảnh hưởng sâu sắc tới các nước lân bang. Không thể phủ định, triều đình Triều Tiên và Việt Nam đều đã chủ động du nhập quy chế Hung bối – Bổ tử của nhà Minh Trung Quốc, đồng thời có những cải cách để quy chế này phù hợp hơn với tình hình riêng của mỗi nước. Như vậy không thể nói áo có đính Bổ Tử là của quan lại Trung Quốc.

Xem thêm: Bổ tử trên phẩm phục quan triều Nguyễn[3]

ảnh.png

Cuối cùng, có thể nói chi tiết hơn: áo của Đại sứ Lý Đức Trung mặc hôm đó là áo tấc bổ tử

Áo ngũ thân bổ tử không phải là lạ vì giới trẻ đã bắt đầu làm quen, coi đây là model truyền thống, có bán ở trên mạng.

ảnh.png   ảnh.png ảnh.png
* Cần phân biệt có 1 loại áo khác ở trên mạng thời hiện đại là áo ngũ thân Nghê (không rõ xuất xứ từ chuyện cổ tích nào) cũng có hình dạng gần giống với áo ngũ thân bổ tử:
Áo ngũ thân Nghê lấy cảm hứng từ hình ảnh con Nghê – linh vật thần thoại trong văn hóa người Việt trong form ngũ thân lập lĩnh cách tân từ ngũ thân truyền thống. Hoa văn Nghê được để ở phía lưng áo, còn cổ áo giao lĩnh và tay áo được điểm xuyết bởi dải hoa văn Nguyễn triều.
ảnh.png

Còn "áo tấc bổ tử" thì chưa thấy xuất hiện phổ biến ở thời hiện đại, trừ ở vị đại sứ Lý Đức Trung (như trên) và trong viện bảo tàng hay trong phim ảnh.

MS (còn tiếp)

Minh Nguyen Quang

unread,
Aug 17, 2022, 9:41:50 AM8/17/22
to alphonsefamily, giaitri
"Bàn về cái áo dài truyền thống của Đại sứ Lý Đức Trung"
(dịp Đại sứ trình quốc thư cho TT. Israel - Tập 2)

3. Hình thêu hay vẽ trên cái áo tấc bổ tử của vị Đại sứ là gì?
Ta có nhiều hình chụp cảnh Đại sứ Lý Đức Trung mặc cái áo này nhưng đều chụp xa không thấy rõ, chỉ có 1 hình chụp gần thấy rõ hơn nhưng không trọn vẹn dưới đây.
ảnh.png
Thú thực chúng tôi không biết người may chiếc áo đó cho ngài Đại sứ là ai và cũng không có tư liệu để biết đó là hình gì nên thử đặt mình vào vị trí nếu là...đại sứ thì mình sẽ chọn hình gì để từ đó mà đoán ra. Nên nhớ tấc bổ tử là loại áo dành cho quan lại thời phong kiến nên không thể nào rập khuôn hoàn toàn và cũng không thể nữa nạc nữa mỡ.
Ở tập 1 ta đã biết, theo Quy chế về Bổ tử của nhà Lê và nhà Nguyễn ở VN, các bổ tử đều mang hình cầm thú như: hạc, sư tử, kỳ lân, voi, hổ, báo.... Hình này nhìn qua ta thấy không phải là cầm thú, cũng không phải hoa văn mà là 1 hình vẽ ngoằn ngoèo như bản đồ? Vậy nếu bản đồ thì đó là bản đồ gì. Không thể là bản đồ ở thời hiện đại hơn nữa nếu là vậy thì nét vẽ sẽ khác. Chúng tôi bắt đầu truy tìm:
Địa đồ của Vương quốc Lĩnh Nam trong Lĩnh Nam chích quái: không phải. Địa đồ nước Văn Lang: không phải. Địa đồ nước Âu Lạc: không phải. Cuối cùng là địa đồ của Thăng Long Thành: đúng là nó
ảnh.png

4. Có nhiều ý kiến chỉ trích khi mặc cái áo này. Ta thử bàn thêm
Mặc dù VN chưa có quy định về quốc phục, nhiều đại sứ VN vẫn mặc áo dài cổ truyền nhẳm quảng bá hình ảnh dân tộc VN, nhất là khi trình quốc thư nhưng không thấy ai bị chỉ trích gì mà còn được khen ngợi như: Đại sứ VN tại Anh và Bắc Ireland Trần Ngọc An, Đại sứ VN tại Hà Lan Phạm Việt Anh, Đại sứ VN tại Pháp, Monaco Đinh Toàn Thắng,  Đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ Phạm Sanh Châu....
ảnh.png   ảnh.png
ảnh.png

Đặc biệt Đại sứ Phạm Việt Anh mặc 1 cái áo ngũ thân bổ tử, loại tay chẽn, có hình hoa văn coi rất lịch lãm.
ảnh.png

Bản thân Đại sứ Lý Đức Trung cũng nhiều lần mặc các áo ngũ thân khác đều không có vấn đề gì.
ảnh.png

Tuy nhiên lần này lại khác, có người chê dị hợm, không giống ai....
Theo TS. Phan Thanh Hải, GĐ Sở Văn hoá Thể thao Thừa Thiên Huế, cũng là nhà nghiên cứu văn hóa, trong 1 bàii đăng trên báo Lao động mới đây:
Việc Đại sứ Lý Đức Trung mặc áo Tấc chắc chắn xuất phát từ mục đích tốt là muốn quảng bá trang phục dân tộc ra với bạn bè thế giới. Tuy nhiên, có một số điểm chưa được phù hợp như khi may áo thì kích thước áo rộng hơn so với cơ thể; thường trong không gian trang trọng thì nên mặc áo màu đen thay vì màu xanh,... Vì vậy, việc hình ảnh đại sứ mặc trang phục dân tộc chưa thực sự đẹp trong mắt nhiều người.
Nhưng theo chúng tôi thì khác, màu sắc không quan trọng, màu xanh sáng cũng tốt. Quan trọng nhất là việc Đại sứ Trung chọn loại áo tấc này là muốn thể hiện y phục trang trọng nhất được ví như bộ vest ở thời nhà Nguyễn. Việc in bổ tử hình Kinh thành Thăng Long cũng là 1 nét văn hóa hoài cổ của người Việt. Đây được coi là 1 bước sáng tạo mang ý nghĩa nhưng phá cách (nên nhìn không giống ai cũng phải)
Tuy nhiên việc này coi như thất bại ít ra vào ban đầu trình diễn vì các lý do sau:
1/ Không nói người nước ngoài, ngay cả người Việt cũng ít biết đến loại trang phục cổ truyền thường chỉ có trong viện bảo tàng hay ở trong phim ảnh này.
2/ Phim cổ trang triều đình TQ tràn lan và ngay ở phim giải trí của TQ như Cương Thi, cũng mặc đồ quan lại, nhiều người coi bị ...ám nên nghĩ rằng đây là y phục của triều Mãn Thanh.
ảnh.png
3/ Áo tấc mặc lùng thùng không thích hợp với gu của giới trẻ và gây phản cảm do không phải là 1 loại trang phục thời trang tiện dụng (khác với áo vest)
4/ Áo tấc khó phối với bổ tử ở thời hiện đại. Nếu sử dụng hình đúng như quy chế của triều đình Lê - Nguyễn thì không được vì chỉ dùng cho quan lại thời phong kiến với hình thêu đúng với từng chức vụ.
5/ Nếu sử dụng áo ngũ thân bổ tử hình hoa văn để cho đẹp (như Đại sứ Phạm Việt Anh) thì không có vấn đề gì. Ở đây Đại sứ Lý Đức Trung sử dụng bản đồ Thăng Long Thành thì cả VN lẫn ngoại quốc đều không thể nào hiểu nổi nếu không giải thích. Hơn nữa hình bản đồ ngoằn ngoèo này không có giá trị thẫm mỹ.
6/ Việc sử dụng áo ngũ thân tay chẽn, dành cho mọi tầng lớp, được xã hội gần đây coi như quốc phục và sử dụng áo tấc bổ tử chỉ chuyên dùng cho quan lại thời phong kiến là hoàn toàn khác nhau. Quan lại thời vua chúa phong kiến nay trỗi dậy?! 
MS

Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages