Từ đức tin nơi Đức Kitô đến các giáo điều trong Giáo hội | CGVN

10 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
Jun 26, 2024, 6:37:30 PMJun 26
to alphonsefamily
Giáo Sĩ Việt Nam
CHUYỆN VỀ TẬP SÁCH “DẪU VẬY THÌ VẪN CỨ TIN” CỦA TÁC GIẢ JOSEPH MOINGT S.J. NGÀY THỨ HAI (TT) - TỪ ĐỨC TIN NƠI ĐỨC KITÔ ĐẾN CÁC GIÁO ĐIỀU TRONG GIÁO HỘI…

image.png

 

Và, thưa Cha, nếu người ta tái tập trung vào tiêu cự của Đạo Công giáo, người ta sẽ có cảm tưởng rằng ngày nay – với những người có đầu óc hiện đại – thì kinh Tin Kính của người Công giáo quá dễ sợ ít ra là trong một vài  điểm – dễ sợ và khó hiểu… Vậy thì trong hôm nay người ta có thể nói gì về kinh Tin Kính của người Công giáo? Đấy chẳng phải là một cái đột hay một cản trở hơn là một cái đòn xeo hay một con đường để có thể đến với Đức Giêsu và – qua Đức Giêsu – đến với Thiên Chúa đó sao? 

Kinh Tin Kính cùa người Công giáo, trước tiên đấy là các Tín Điều do các Tông Đồ để lại… và là những ghi khắc có tính lịch sử trong đời Đức Giêsu : sinh ra bởi Đức Maria Đồng Trinh, bị đóng đinh trên Thánh Giá thời quan Phong-xi-ô Phi-la-tô, chết, sống lại…và tất cả là để hướng về đời sống vĩnh cửu nhờ hiệp thông với Chúa Thánh Thần: thật khó để bảo rằng mình là người Công giáo mà không biết đến sự qui chiếu này… Văn bản ghi các Tín Điều này bắt nguồn từ việc rao giảng của các Tông Đồ - và đây cũng chính là cội gốc làm nên cái tên “Tin Kính”; bản kinh này đã từng được dùng từ thế kỷ II… với một vài dị bản… và trong mục đích tuyên xưng đức tin  khi nhận lãnh bí tích Rửa Tội; các Giáo Phụ ghi nhận nó như “dấu chỉ để nhận biết” được dùng giữa các tín hữu với nhau… cho nên đấy là lời kinh bất khả thay đổi…

Khi bạn nêu lên câu hỏi, tôi nghĩ là bạn có ý nói đến kinh Tin Kính có tính giáo điều trong Công Đồng Nicée – Constantinople công bố rằng Đức Kitô “Là Con duy nhất của Thiên Chúa, được sinh ra trước mọi thời đại, cùng một bản thể với Đức Chúa Cha” Tôi đồng ý với các bạn rằng bản kinh này…nội dung… khá là xa với Đức Giêsu lịch sử,  tách biệt Người ra khỏi những cội nguồn trần thế…có tính nhân loại và mang tính thời gian của Người…nhưng lại rất ư mau chóng đưa Người trở lại với lời tuyên xưng xuyên suốt trong bản kinh Tin Kính của các Tông Đồ : “Vì loài người chúng ta và để cứu chuộc chúng ta, Người đã từ trời xuống thế, bởi phép Đức Chúa Thánh Thần, Người đã nhập thể trong lòng Đức Trinh Nữ Maria, và đã làm người.” Có lẽ việc Người từ trời xuống đã làm nên vấn đề trong việc nhận biết nhân tính thật của Đức Giêsu, tôi đồng ý với bạn như thế, và các thần học gia có bổn phận phải giài thích điều này; tuy nhiên – như các bạn đã biết – chính nhờ vào việc nhập thế và nhập thể này mà – dựa trên nền tảng của mạc khải – tất cả truyền thống Công giáo đã nối kết Đức Giêsu với Thiên Chúa để mở ra cho loài người một con đường đến với Thiên Chúa qua Con của Người : và con đường này cũng là con đường không lòng vòng chút nào… 

Con đường này đã được mở ra trên phương diện hữu thể dựa trên nền tảng tư tưởng Hy lạp…Con đường đã có rồi ở đấy và luôn là  đích nhắm mang chiều kích hoàn vũ, từ cực vô cùng đến tinh thần – như triết gia người Đức Edmund Husserl đã nói…Thế nhưng tư tưởng đương thời lại cởi mở hơn với lịch sử và cho rằng hiện tượng học đang cố gắng để để hòa giải với đích nhắm của hữu thể…Đấy cũng là đích nhắm của thần học…với nét đặc trưng mà thần học có được từ nền tảng được mạc khải của mình…Và như thế…thì bạn có thể phàn nàn rằng triết học thật là “đáng sợ” không ? Cho nên xin bạn hãy nhân từ một chút với thần học, bởi thần học đang cố gắng suy tư về cả hữu thể lẫn thời gian : phải chăng tất cả phận số con người lẫn đức tin Công giáo ở đây đều đang trong tình trạng liên quan đến nhau…

Cuối cùng, khi bạn bảo rằng kinh Tin Kính là một “cái đột”, chắc chắn bạn nghĩ đến toàn bộ những tín điều được gom lại thành một khối – cái khối xây dựng khổng lồ ấy được gọi là “giáo lý phổ thông”. Ước mong sao cái khối xây dựng  khổng lồ này - như rất nhiều Kitô hữu mong ước - có được một sự bó buộc phải được khử đi lớp bụi bặm của thời gian, được tháo khớp, được đơn giản hóa : tôi cũng nghĩ rằng điều ấy sẽ xảy ra y như tâm tư của các bạn vậy…Thế thì tại sao  các bạn lại bận rộn đầu óc làm chi vậy ? Tại sao các bạn lại không đón nhận kinh Tin Kính ? Thánh Irênê bảo rằng bản kinh Tin Kính là “qui luật của sự thật”, và các Nghị Phụ quả quyết rằng bản kinh ấy chất chứa tất cả những điều cốt yếu buộc phải tin để có thể thực sự là Kitô hữu và được cứu rỗi…Nếu bạn vẫn thấy chưa đủ để bạn suy tư…thì bạn vẫn còn các sách Tin Mừng; và nếu bạn thấy có những khó khăn…thì các dụ ngôn mở ra cho con cái Thiên Chúa một cánh đồng bao la – nơi mà họ có thể lang thang thoải mái…

 

Đứng trước những thách thức của thời gian, Kitô giáo – hay đúng hơn là Tin Mừng – có đề xuất một con đường riêng biệt và cụ thể cho vấn đề giải phóng – cụ thể hay đúng hơn là có thủ thuật trong ấy, phải không – thưa cha? 

Với tôi thì chính chiều hướng nền tảng đã “nhập thể” giới luật của tình yêu Thiên Chúa trong tình yêu với tha nhân…Một tha nhân vốn là “bất cứ ai và bất cứ người nào”…Đấy không phải là anh chị em của tôi, không phải là những người thân thuộc trong gia đình tôi, không phải là một ai đó cùng chủng tộc với tôi, không phải là người đồng đạo của tôi… và cũng không phải là người cùng chung nền văn hóa với tôi… Đấy là bầt cứ ai mà tôi được gặp và là người đang trong cơn cùng khốn… Vâng, đang trong cơn cùng khốn: đấy là ưu tiên số một ! Đối với tôi… thì đấy là ưu điểm đặc biệt của tinh thần Tin Mừng… Ngay cả khi chúng ta nhắm đến Thiên Chúa thì chúng ta cũng nhắm đến Người qua cộng đồng con người đang ở trong tình trạng tự đào luyện chính mình tinh thần cộng đồng… Thiên Chúa không đơn giản chỉ là Đấng hướng dẫn Giáo Hội của tôi: Người là Đấng hướng dẫn lịch sử…

Và cũng từ suy tư ấy mà người Kitô hữu ý thức về ơn gọi của mình là  phải giúp cho nhân loại thực hiện và hoàn tất được những cùng đích siêu việt của mình… Giáo Hội không có cùng đích nơi chính mình… Cho nên Giáo Hội đương nhiên là phải từ bỏ cái quan niệm cho rằng mình là “nơi chốn” của ơn cứu độ dành cho mọi người, nghĩa là không còn nữa cái công thức xa xưa “Ngoài Giáo Hội – không có ơn cứu độ”… Cụ thể là, ngày nay, Giáo Hội buộc phải chấp nhận tình trạng không ít những con người có thể được cứu độ bên ngoài Giáo Hội, kể cả những con người không muốn nghe đến tên của Giáo Hội… Giáo Hội không thể phủ nhận sự thật ấy… và cứ khư khư cho rằng họ bị kết án này/kia… thì chính Giáo Hội sẽ tự gánh lấy bản án… khi nhận ra rằng Giáo Hội không thực sự là phổ quát, hay Giáo Hội thiếu sót bản tính công giáo nơi mình…

Giáo Hội phải ý thức ơn gọi của mình trong sự nỗ lực thể hiện tính phổ cập của mình, nhưng không theo cách thế đã làm trong quá khứ… khi mà Giáo Hội chủ trương gom góp nơi mình chỉ những ai có thể được cứu độ, nhưng là tự mở cửa lòng mình cho tất cả mọi người được mời gọi để có được ơn cứu độ và sống ơn cứu độ ấy… Trong tình trạng hiện nay, có thể Giáo Hội cảm nhận tình trạng hoang hóa hay bị chối từ bởi khá nhiều người… Thậm chí Giáo Hội còn có thể cảm thấy như bị Thiên Chúa của mình bỏ rơi mình nữa… Nhưng đấy cũng là tình trạng Đức Kitô đã từng trải nghiệm… Không ít những Kitô hữu hôm nay cũng có thể cảm nhận cái tình trạng bị bỏ rơi ấy… Dĩ nhiên đấy là một hoàn cảnh khá là khó chịu, tương tự như một chuyến viễn du triền miên qua các miền đất lạ, một sự lang thang – một hạn từ thịnh hành thời hậu Công Đồng Vaticanô II: hầu như tất cả bà con Kitô hữu thấy mình như một “người xê-mít lang thang”… Có một ý nghĩa rất nhân văn trong câu nói ấy, nhân văn và phổ cập… Chính vì vậy mà tôi muốn quả quyết: mọi người là anh chị em của tôi…

 

Vậy thì, thưa cha, đâu là điểm tựa để cái triển vọng này trở thành một triển vọng cho sự giải phóng?

Bởi vì chúng ta không được phép nhốt kín truyệt đối trong cái đặc thù, ơn cứu chuộc tính con người trong cái xã hội là Giáo Hội cũng như trong các phương thế thờ phượng hay bí tích… Đồng thời cũng tuyệt đối cấm mọi hình thức tôn  thờ ngẫu tượng của xã hội, của chính trị. Mọi dân tộc tuyệt đối không được phép tự coi mình như là trung tâm của thế giới và lúc nào cũng muốn cai trị các dân tộc khác… Không cho phép xã hội, chủng tộc, hiệu suất, tiền bạc, hay bất cứ thứ gì được phép nộ lệ hóa con người cá vị… Qua đấy, người ta nhìn thấy thực sự có một yếu tố nào đó của sự tan rã – và đó cũng chính là điều Maurras lên tiếng trách móc Tin Mừng, trong khi ông ta lại ngưỡng mộ sâu xa Giáo Hội Công Giáo: trật tự của Đế quốc Roma được phục hồi trong hệ thống phẩm trật của Giáo Hội La mã… Có lẽ cũng vì thế mà một Giáo Hội trung thành với Tin Mừng sẽ luôn luôn bị săn lùng… Thế nhưng chính trong sự từ chối thần phục trật tự của kẻ có quyền lực trên thế giới này mà Giáo Hội trung thành với Tin Mừng của Chúa sẽ là ngôi trường huấn luyện tinh thần giải phóng cho tất cả những ai bị bách hại, bị săn lùng… Người Kitô hữu phải là người luôn luôn có sẵn nơi mình những vấn nạn, luôn luôn đặt để tất cả thành vấn nạn… để rồi, từ đó, tìm ra những nẻo đường mới… như thư thánh Phaolô gửi cho giáo đoàn Ga-lát: “Chính để chúng ta được tự do mà Đức Kitô đă giải thoát chúng ta. Vậy, anh em hãy đứng vững, đừng mang lấy ách nô lệ một lần nữa” ( Ga 5 , 1)…

 

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp chuyển dịch

Tác giả:  Lm. Giuse Ngô Mạnh Điệp
Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages