Nhà thờ Huyện Sỹ (Fw). Fr: Vu Sinh Hien

23 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen

unread,
Feb 7, 2024, 12:45:30 AMFeb 7
to Alphons...@googlegroups.com

Cuối năm rảnh rỗi, mời các bác đọc.
VSH

Nhà thờ Huyện Sỹ
- Peter Vũ Thoại
Nhà thờ này còn được biết đến dưới tên khác như là ‘nhà thờ Chợ Đũi’ hay ‘nhà thờ Thánh Philliphê’ … có kiến trúc Gothic, tường có nhiều cửa sổ dạng vòm đỉnh nhọn được trang trí bằng lớp kính màu ghép hình.
Nhà thờ Huyện Sỹ có khuôn viên rộng rãi thoáng đãng nhất ở Sài Gòn.
+ Phía trước nhà thờ có tượng đài thánh tử đạo Việt Nam là Mátthêu Lê văn Gẫm (tử đạo ngày 11/05/1847 dưới triều vua Thiệu Trị, tại pháp trường “Cây Da Còm”, gần vị trí nhà thờ Huyện Sỹ ngày nay).
+ Gần cổng chính còn có đài thiên thần hộ thủ và tượng đài Thánh Giuse.
+ Bên trái khuôn viên là núi Đức Mẹ Lộ Đức, được xây dựng năm 1960. Hằng năm cứ vào ngày 11/02, các linh mục chính xứ Chợ Đũi có thói quen cử hành Thánh lễ tại núi này để cầu nguyện đặc biệt cho các bệnh nhân.
+ Phía bên phải khuôn viên nhà thờ là đồi Canvê, có tượng chuộc tội rất lớn được xây dựng năm 1974, thời Lm. Gioan Baotixita Dương Hoàng Thanh.
+ Phía gian bên trái có tượng bán thân ông Huyện Sỹ bằng thạch cao gắn cột đầu, phía sau là phần mộ bằng đá cẩm thạch được trang trí hoa văn. Trên mộ là tượng toàn thân ông Huyện Sỹ kê đầu trên hai chiếc gối bằng đá cẩm thạch được điêu khắc tinh xảo, đầu chít khăn đóng quay về cung thánh nhà thờ, mình mặc áo dài gấm hoa văn tinh xảo, hai tay đan vào nhau trước ngực, chân đi giày. Đối diện bên phải là tượng vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài (1845 – 1920), tóc búi, cũng dựa trên hai chiếc gối, hai tay nắm trước ngực, mặc áo dài gấm, chân mang hài. Phía trong cùng còn có tượng bán thân của con trai và con dâu ông bà là Gioan Baotixita Lê Phát Thanh (bên phải) và Anna Đỗ Thị Thao (bên trái).

🌹 Nhà thờ tọa lạc trên một khu đất cao và rộng hơn một mẫu, nằm ở góc đường Nguyễn Trãi và đường Tôn Thất Tùng, do ông bà Huyện Sỹ hiến đất và lấy gia tài riêng của gia đình ra để xây dựng ngôi thánh đường với tháp chuông chính cao 57m kể cả chiều cao thánh giá và có ‘Gallus/Gaulois’ – ‘gà trống’ (Gaulois là biểu tượng cho nền Cộng hòa Pháp).

🌹 Nhà thờ Huyện Sỹ thuộc giáo xứ Chợ Đũi với bổn mạng là Thánh Philliphê (lấy theo tên thánh của ông Huyện Sỹ nhằm ghi nhớ vị ân nhân này). Ngoài ra, nhà thờ này còn được gọi là ‘nhà thờ Chợ Đũi’ (lấy theo tên giáo xứ Chợ Đũi) và trên các tài liệu thì nhà thờ này cũng được biết đến với tên là ‘nhà thờ Thánh Philliphê’ (gọi theo tên thánh bổn mạng của nhà thờ).

🌹 Tham khảo thêm: cả hai nhà thờ Chí Hòa và nhà thờ Hạnh Thông Tây cũng do ông bà Huyện Sỹ cùng gia đình ủng hộ xây dựng (ông Huyện Sỹ qua đời năm 1900, vợ ông là bà Huỳnh Thị Tài qua đời năm 1920).
(…)

1/ Huyện Sỹ
Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, ở Sài Gòn nổi lên 'tứ đại hào phú lẫy' lừng: “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa”. Bốn đại gia này không chỉ giàu có nhất đất Sài Gòn mà còn là những người giàu nhất Nam Kỳ lục tỉnh và xứ Đông Dương. Gắn liền với tên tuổi của bốn đại gia này là những giai thoại về sự giàu có đáng kinh ngạc, mà trong số đó, “Nhất Sỹ” – “Huyện Sỹ” – ông ngoại của Nam Phương Hoàng Hậu.
Huyện Sỹ vẫn được lưu danh cùng với công trình chứng minh cho khối tài sản khổng lồ của mình là ... nhà thờ Huyện Sỹ. Ông có tên thật là Philipphê Lê Nhất Sỹ, sinh năm 1841 tại Cầu Kho, Sài Gòn (quê quán ở Tân An, Long An) trong một gia đình theo Công giáo.
Huyện Sỹ được các tu sĩ người Pháp đưa sang du học ở Pénang, Malaysia. Ở đây, ông Sỹ được học các ngôn ngữ như tiếng La Tinh, tiếng Pháp, tiếng Hán và tiếng Quốc ngữ. Do tên của ông trùng tên với một người thầy dạy nên người thầy đã đổi tên ‘Sỹ’ thành tên ‘Đạt’ (‘Lê Phát Đạt’).
Khi về nước, Lê Phát Đạt được chính phủ Nam Kỳ bổ dụng làm thông ngôn, rồi từ năm 1880 thì ông Đạt được bố trí làm Ủy viên Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ. Mặc dù đã đổi tên nhưng bà con lối xóm vẫn gọi ông bằng cái tên cúng cơm là ‘Sỹ’. Cũng bởi vậy, cái tên Huyện Sỹ Lê Phát Đạt đã gắn bó với số phận của ông.
Tương truyền buổi đầu, khi các nước Tây phương mới qua, dân cư tản mác... Pháp phát mãi ruộng đất vô thừa nhận, giá bán rẻ mạt mà vẫn không có người đầu giá. Bấy giờ, những chủ cũ đều đồng hè bỏ đất, không nhìn nhận, vì nếu nhận thì e ngại các quan và triều đình Huế khép tội là theo Pháp, vả lại cũng ước ao một ngày kia Tây bại trận rút lui… chừng đó ai về chỗ nấy, hấp tấp làm chi cho mang tội…
Không dè bởi đất không ai nhìn, nên Pháp lập Hội đồng Thành phố, Ủy ban Điền thổ rồi đưa nhau đi khám xét từng vùng. Đến chỗ nào địa thế tốt thì những ủy viên bản xứ nhận là của mình: “Ùy” một tiếng! Đến chỗ nào nẻ địa thì lắc đầu, tiếp theo nói “Nông” cũng một tiếng! Chung quy chỉ học hai tiếng “Ùy”, “Nông” mà có ông Lê Phát Đạt lập nghiệp truyền tử lưu tôn.
Trận bão năm Giáp Thìn, tức năm 1904, đất Gò Công bỏ hoang vô số kể, ai đủ can đảm chịu ra mặt đóng thuế thì làm chủ chính thức, mà có ai thèm đâu… Thế rồi, nài ép Lê Phát Đạt, ông bất đắc dĩ phải chạy bạc mua liều. Nào ngờ vận đỏ, ruộng trúng mùa liên tiếp mấy năm liền. Ông trở nên giàu có nhanh chóng.
Mặc dù giàu có như vậy, nhưng trong nhà ông Lê Phát Đạt có treo câu đối dạy đời:

♡ “Cần dữ kiệm, trị gia thượng sách
Nhẫn nhi hòa, xử thế lương đồ


2/ Quá trình xây dựng nhà thờ giáo xứ Chợ Đũi
Nhà thờ Chợ Đũi, Tgp. Sài Gòn – tọa lạc tại số 01 đường Tôn Thất Tùng, P. Phạm Ngũ Lão, Q.1, Sài Gòn… được khởi công xây dựng năm 1902 theo thiết kế của Lm. Bouttier, đến 1905 thì được khánh thành. Nhà thờ tọa lạc trên một khu đất cao và rộng hơn một mẫu, nằm ở góc đường Frère Louis (nay là đường Nguyễn Trãi) và đường Frère Guilleraut (nay là đường Tôn Thất Tùng).

Lm. Boutier được bổ nhiệm làm cha sở họ đạo Phong Phú – Thủ Đức năm 1880, cha Boutier cũng là một kiến trúc sư có tài và chính ngài thiết kế nhà thờ Thủ Đức.

– sói thanh –

LeVanQuy share từ FB chị Vũ Thị Phương Anh











IMG_0732.JPG
IMG_0733.JPG
IMG_0734.JPG
IMG_0735.JPG
Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages