Lượm lặt tin tức Công giáo tuần qua (cập nhật) | Minh Đỗ Texas

15 views
Skip to first unread message

Minh Nguyen Quang

unread,
May 3, 2024, 10:27:39 PMMay 3
to alphonsefamily
5/4/2024

















Sứ điệp Phục sinh của Đức Thượng phụ Bartolomaios


“Sự ác không có tiếng nói cuối cùng và niềm tin nơi sự Phục sinh chính là động lực thúc đẩy chúng ta chiến đấu chống lại sự hiện diện của điều ác, với những hậu quả của nó trong thế giới”.

Trên đây là nội dung Sứ điệp Phục sinh của Đức Thượng phụ Bartolomaios I, Giáo chủ Chính thống Constantinople, và cũng là vị đứng đầu các Giáo hội Chính thống.

Sứ điệp của Đức Thượng phụ cũng được phổ biến trên báo Quan sát viên Roma của Tòa Thánh, số ra ngày 03 tháng Năm vừa qua, áp lễ Phục sinh theo lịch Giulianô, được các Giáo hội Chính thống áp dụng. Ngài cũng khẳng định rằng sự tham gia vào mầu nhiệm Phục sinh, sự thánh hóa trong các bí tích, việc cảm nghiệm về Phục sinh, “mở ra cho chúng ta những cánh cửa thiên đàng”. Những điều này không được sống “như hoài niệm về một biến cố quá khứ, nhưng như tinh hoa của đời sống Giáo hội, như sự hiện diện của Chúa Kitô giữa chúng ta”. Vì thế, sự sống lại của Chúa Kitô báo trước sự hoàn hảo của tất cả mọi người cũng như sự viên mãn chương trình của Chúa trong Nước Trời”.

Đức Thượng phụ Bartolomaios cũng khẳng định rằng: “Đặc tính trung tâm của cuộc sống Chính thống giáo, chính là động lực phục sinh: niềm tin này không bao giờ quên rằng con đường tiến về sự sống lại đi qua khổ giá. Linh đạo Chính thống giáo không theo ảo tưởng về một sự phục sinh không có thánh giá, và cũng không chấp nhận sự bi quan về thập giá không có sự sống lại”. Vì thế, trong kinh nghiệm Chính thống giáo, “sự ác không có tiếng nói cuối cùng trong lịch sử” và niềm tin nơi sự sống lại chính là động lực để chiến đấu chống lại sự hiện diện của điều ác và những hậu quả của nó trên thế giới, tác động như một sức mạnh biến đổi”.



Hầu như không có tín hữu trong dịp Tuần thánh và Phục sinh của Chính thống tại Jerusalem


Trong Tam nhật Phục sinh này của Chính thống giáo tại Jerusalem, chỉ có rất ít tín hữu tham dự vì chiến tranh.

image.png

Năm nay, vì lịch khác nhau, nên Tuần thánh và Phục sinh của các Giáo hội Chính thống đi sau các Giáo hội Latinh tới năm tuần lễ.

Tại Quảng trường trước Đền thờ Thánh Mộ, Đức Thượng phụ Theophilos III của Giáo hội Chính thống cử hành phụng vụ rửa chân theo truyền thống từ năm 1.200, nhưng hầu như không có tín hữu tham dự.

Cao điểm trong các lễ nghi của Chính thống là phụng vụ Lửa Thánh, vào trưa Thứ Bảy Tuần thánh, ngày 04 tháng Năm này. Theo tín ngưỡng của Giáo hội này, một ngọn lửa được bật lên một cách lạ lùng tại nhà nguyện tôn kính Mộ của Chúa Kitô. Rồi ngọn lửa này được truyền cho các tín hữu trong nhà thờ và tiếp đó tại các đường của Cổ thành Jerusalem, rồi được mang tới các nước khác trên những chuyến bay đặc biệt.

Năm nay, cảnh sát Israel giới hạn số người tham dự lễ nghi Lửa Thánh tối đa là 4.200 người, trong đó có 2.700 người trong Đền thờ Thánh Mộ. Con số nhân viên an ninh năm nay không được cảnh sát cho biết. Những năm trước đây, con số đón vào khoảng 2.000 người. Người ta trù định các lối vào khu vực Kitô ở Cổ thành Jerusalem bị chặn từ tối thứ Bảy, ngày 04 tháng Năm và chỉ có những ai có vé mới được vào.

Năm nay, lần đầu tiên các nhà thờ ở Jerusalem dường như đồng ý với sự hạn chế của cảnh sát, theo một lá thư từ văn phòng kỹ thuật chung của nhà thờ Thánh Mộ, đề ngày 18 tháng Tư vừa qua. Tuy nhiên, trong những năm trước đây, họ đã từ chối cho kỹ sư Theo Metropoulos được quyền về vấn đề này.

Ngoài ra, theo tin từ các Giáo hội, số người năm nay xin vé vào khu vực Thánh Mộ tương đối ít. Lý do có lẽ vì từ khi xảy ra cuộc tấn công khủng bố của Hamas, ngày 07 tháng Mười năm ngoái, và chiến tranh tiếp đó tại Gaza, ngành du lịch và hành hương hoàn toàn sụp đổ.

Trong những năm trước đây, thường xảy ra những tranh luận về số người tham dự lễ Lửa Thánh. Các Giáo hội và đại diện Palestine phê bình mọi sự hạn chế tự do tôn giáo. Năm 2022, các Giáo hội không tranh đấu trước tòa án tối cao của Israel để 10.000 người được phép tham dự các buổi lễ Tuần thánh và Phục sinh trước thời đại dịch Covid-19, nhưng ít là được 4.000 người, thay vì 1.800 người do sự hạn chế của cảnh sát tại Đền thờ Thánh Mộ, và 1.000 người khác được ở trên các mái nhà chung quanh. Sự hạn chế này đã bị các Giáo hội Kitô mạnh mẽ phê bình.

Cảnh sát Israel biện minh cho sự giới hạn số người như thế vì sự thiếu những lối ra an toàn tại nhà thờ. Hồi tháng Tư năm 2021, 45 người đã bị thiệt mạng tại buổi lễ Lag baOmer của người Do thái ở Meron ở miền bắc Israel, khi xảy ra sự việc hàng ngàn người đến dự lễ lo sợ về an ninh nên đã kinh hoàng, hoảng hốt và gây ra tai nạn.

Ngày cờ Vatican bay lên Mặt trăng



Cyprien Viet, ngày 24/05/2014 viết trên Aleteia rằng các phi hành gia trong sứ mệnh đầu tiên đáp xuống Mặt trăng đã mang theo một lá cờ Vatican nhỏ mà sau này Tổng thống Mỹ Richard Nixon đã tặng cho Đức Giáo Hoàng Paul VI.

Đó là một trong những hiện vật đáng ngạc nhiên nhất được trưng bày trong Viện Bảo tàng Vatican. Một lá cờ của quốc gia nhỏ nhất thế giới, được các phi hành gia của sứ mệnh Apollo 11 mang lên Mặt trăng, được trưng bày trong tủ trưng bày, cùng với một số mảnh vỡ của bề mặt Mặt trăng. Một tấm bảng nhỏ ghi: “Lá cờ này đã du hành tới Mặt trăng và quay trở lại cùng với tàu Apollo 11, và những mảnh vỡ của bề mặt Mặt trăng này đã được phi hành đoàn đầu tiên tới Mặt trăng đưa về Trái đất.”

Một cử chỉ của Tổng thống Mỹ

Lá cờ được Tổng thống Hoa Kỳ Richard Nixon tặng cho Đức Giáo Hoàng Paul VI trong chuyến thăm Vatican lần thứ hai vào ngày 29 tháng 9 năm 1970, sau cuộc gặp đầu tiên với vị Giáo hoàng người Ý vào ngày 2 tháng 3 năm 1969.

Tổng thống Nixon, một người theo đạo Quaker, vốn lo ngại về những gì ông coi là việc Tòa thánh quá cởi mở đối với các chế độ Cộng sản. Phấn khích trước sự nhiệt tình trên toàn thế giới được tạo ra bởi sứ mệnh Mặt trăng, sứ mệnh đã cho phép Hoa Kỳ khẳng định ưu thế vượt trội về kỹ thuật và văn hóa của mình trước đối thủ Liên Xô, do đó, ông đã tìm cách neo giữ Giáo hoàng trong khối phương Tây.

Nhận thức một cách tự nhiên về nguy cơ bị công cụ hóa trong bối cảnh Chiến tranh Lạnh phức tạp này, Đức Phaolô VI vẫn say mê theo dõi những bước đi đầu tiên của con người trên Mặt trăng, mà ngài đã theo dõi trực tiếp trên truyền hình từ nơi cư sở mùa hè của ngài tại Castel Gandolfo.

“Thật vinh dự cho các bạn, những người là nghệ nhân của công trình không gian vĩ đại! Vinh dự cho tất cả những người đã thực hiện những chuyến bay táo bạo nhất có thể!” Đức Thánh Cha đã thốt lên sau biến cố này.

Sự nhiệt tình của ngài cũng thể hiện rõ trong các phát biểu tại lúc đọc Kinh Truyền Tin vào ngày 13 tháng 7 năm 1969, một tuần trước khi phi hành đoàn Apollo 11 đến Mặt trăng.

“Con người, tạo vật của Thiên Chúa này – thậm chí còn hơn cả Mặt trăng huyền bí, là trung tâm của công trình này – đã tự biểu lộ chính mình cho chúng ta. Họ tự biểu lộ mình là một người khổng lồ. Họ tự biểu lộ như thần thánh, không phải trong chính họ, nhưng trong sự khởi đầu và số phận của họ. Danh dự cho con người, danh dự cho phẩm giá, tinh thần và cuộc sống của con người”, vị giáo hoàng người ý tuyên bố như thế.

Ba phi hành gia của sứ mệnh Apollo 11 – Neil Armstrong, Edwin Aldrin và Michael Collins – đã được tiếp đón chính thức tại Vatican vào ngày 16 tháng 10 năm 1969. Đức Paul VI đã bày tỏ lòng kính trọng đối với họ bằng những lời này:

“Con người có một sự thôi thúc tự nhiên là khám phá những điều chưa biết - biết những điều chưa biết; tuy nhiên con người cũng có nỗi sợ hãi về cái không biết. Sự dũng cảm của các bạn đã vượt qua nỗi sợ hãi này và thông qua cuộc phiêu lưu dũng cảm của các bạn, con người đã tiến thêm một bước để hiểu biết nhiều hơn về vũ trụ; như cách nói của ông, thưa ông Armstrong, ‘một bước nhảy vọt khổng lồ của nhân loại.’”

Cuộc rước lễ trên mặt trăng của Buzz Aldrin

Sứ mệnh Apollo 11 bao gồm một Ki-tô hữu nhiệt thành trong con người của Edwin Aldrin - thường được gọi là Buzz Aldrin, nguồn cảm hứng cho nhân vật Buzz Lightyear trong Toy Story - người từng là phó tế của Nhà thờ Trưởng lão. Được thúc đẩy bởi đức tin sâu sắc, anh đã rước lễ bằng bánh và rượu trong một nghi lễ bản thân kín đáo ngay sau khi đặt chân lên mặt trăng, sử dụng một bộ dụng cụ được mục sư giao cho anh. (Lưu ý: Giáo hội Trưởng lão không chia sẻ cách hiểu của Giáo Hội Công Giáo về Bí tích Thánh Thể như sự Hiện diện Thực sự của Chúa Kitô thông qua việc biến thể, vì vậy đây không phải là một sự hiệp lễ bí tích theo quan điểm của Giáo hội.)

Nghi lễ tôn giáo này không được NASA phát sóng vì nó nằm ngoài phạm vi khoa học hợp pháp hóa nguồn tài trợ công cho sứ mệnh, nhưng Buzz Aldrin đã công khai mô tả các hoạt động tôn giáo của mình một năm sau đó, tuyên bố: “Thật thú vị khi nghĩ rằng chất lỏng đầu tiên từng được đổ xuống mặt trăng, và thức ăn đầu tiên được ăn ở đó là các yếu tố hiệp lễ.”

Một thánh vịnh trong không gian

Từ mô-đun mặt trăng, trở lại không gian, phi hành gia cũng trích dẫn - lần này là trên truyền hình trực tiếp - đoạn này từ Thánh vịnh 8: “Ngắm tầng trời tay Chúa sáng tạo, muôn trăng sao Chúa đã an bài, thì con người là chi, mà Chúa cần nhớ đến, phàm nhân là gì, mà Chúa phải bận tâm?”

Khoảnh khắc này đã đánh dấu số phận của một người đàn ông có tuổi thơ không chỉ được đánh dấu bằng sinh hoạt hướng đạo mà còn bởi chứng nghiện rượu của mẹ anh, người có tên thời con gái, thật đáng ngạc nhiên, là Marion Moon.

Vẫn rất nổi tiếng ở Mỹ, Buzz Aldrin, 94 tuổi, hiện là người duy nhất sống sót trong sứ mệnh Apollo 11, sau cái chết của Neil Armstrong năm 2012 và Michael Collins năm 2021.






Đức Thánh Cha viếng thăm thành phố nổi Venezia


Chúa nhật, ngày 28 tháng Tư năm 2024, Đức Thánh cha Phanxicô đã dành tám tiếng đồng hồ để thực hiện chuyến viếng thăm mục vụ tại Venezia, thành phố nổi ở mạn đông bắc Ý, cách Roma 514 km đường bộ và 400 km đường chim bay.

Cơ hội cho cuộc viếng thăm này là cuộc triển lãm nghệ thuật thứ 60, được tổ chức hai năm một lần, và lần này được tổ chức tại thành phố Venezia, trong đó cũng có một gian hàng của Tòa Thánh do Bộ Văn hóa của Tòa Thánh đảm trách. Ngoài ra, dịp này cũng trùng vào ngày mừng kính thánh Marcô (25 tháng Tư), tác giả sách Tin mừng, cũng là bổn mạng của thành Venezia.

Cao điểm trong cuộc viếng thăm là thánh lễ Đức Thánh cha cử hành lúc quá 10 giờ sáng, tại Quảng trường thánh Marcô, ở trung tâm thành phố.

Viếng thăm và gặp gỡ nữ tù nhân

Trước đó, lúc 6 giờ sáng, Đức Thánh cha đã rời Roma bằng trực thăng để bay đến đảo Giudecca, thuộc Venezia, vào lúc 8 giờ. Đức Thánh cha đến thăm và gặp gỡ khoảng 80 nữ tù nhân tại đây, cùng các nhân viên và những người thiện nguyện của nhà tù. Đây là nhà tù nữ thứ tư tại Ý và là nhà tù thứ mười chín được Đức Thánh cha thăm viếng.

Khi trực thăng đáp xuống sân nhà tù, và Đức Thánh cha được Đức Thượng phụ Francesco Moraglia, Bộ trưởng Tư pháp cùng với đại diện chính quyền miền và ban giám đốc cải huấn của nhà tù, đón tiếp.

Nhắn nhủ của Đức Thánh cha

Trong số các tù nhân tại nhà tù, tất cả đều bị kết án chung kết, có 42 người Ý và 36 người nước ngoài, thuộc mười bốn quốc tịch khác nhau.

Trong lời chào thăm các nữ tù nhân tại cuộc gặp gỡ, Đức Thánh cha nhắc nhở các nữ tù nhân rằng nhà tù có thể trở thành một nơi tái sinh về tinh thần và vật chất, mặc dù thực trạng đau thương tại Giudecca này cũng như bao nhiêu nhà tù khác ở Ý, như tình trạng quá chật chội, thiếu các cơ cấu và tài chánh, nhưng - Đức Thánh cha nói - “Thời gian ở nhà tù có thể đánh dấu khởi đầu của một cái gì mới mẻ, qua sự tái khám phá những vẻ đẹp bất ngờ nơi chúng ta và những người khác, như biến cố nghệ thuật, mà chị em đang chứng kiến và cũng đóng góp tích cực vào công trình này này. Trong cơ hội này, chị em có thể nhìn nhận và lượng giá một cách can đảm cuộc sống của mình, loại bỏ những gì không hữu dụng, cồng kềnh, gây hại hoặc nguy hiểm, thảo ra một dự án, rồi tái khởi hành bằng cách đặt nền móng và đưa ra ánh sáng những kinh nghiệm đã trải qua, quyết liệt xây dựng. Để đạt được điều này, điều căn bản là hệ thống nhà tù cống hiến cho các tù nhân nam nữ những phương tiện và không gian để tăng trưởng về mặt nhân bản, tinh thần, văn hóa và nghề nghiệp, kiến tạo những tiền đề cho sự tái hội nhập của họ vào xã hội”.

Đức Thánh cha nói thêm: “Chúng ta đừng quên rằng tất cả chúng ta đều có những lầm lẫn cần tha thứ cho nhau và có những vết thương cần chữa lành, và tất cả chúng ta đều có thể trở thành những người được chữa lành, và mang lại sự chữa lành cho những người khác, trở thành những người được tái sinh mang lại sự tái sinh”.


Gặp gỡ các nghệ nhân

Giã từ các nữ tù nhân, Đức Thánh cha đến nhà thờ thánh Madalena, cũng ở đảo Giudecca, được dùng làm nhà nguyện của nhà tù. Tại đây, Đức Thánh cha gặp gỡ các nghệ nhân đang tham gia cuộc triển lãm.

Hiện diện tại buổi gặp gỡ, có Đức Hồng y Jose Tolentino de Mendonça, Tổng trưởng Bộ Văn hóa Giáo dục của Tòa Thánh và cũng là người phụ trách gian hàng của Tòa Thánh tại Hội chợ quốc tế về nghệ thuật vừa nói. Gian hàng này được đặt ở trong khuôn viên nhà tù, trên đảo Giudecca và đã được Đức Hồng y Mendonça khánh thành, hôm 19 tháng Tư vừa qua.

Để thực hiện gian hàng của mình tại Venezia, Tòa Thánh đã xin sự cộng tác của một nghệ nhân người Ý, ông Maurizio Cattelan, 63 tuổi. Cuộc triển lãm ở Venezia diễn ra từ ngày 20 tháng Tư đến ngày 24 tháng Mười Một năm nay, với chủ đề: “Những người nước ngoài ở mọi nơi” (Stranieri Ovunque), và gồm các bộ môn nghệ thuật, kiến trúc, điện ảnh, âm nhạc, vũ, kịch nghệ và văn khố lịch sử.

Diễn văn của Đức Thánh cha

Lên tiếng tại buổi gặp gỡ, sau lời chào mừng mở đầu của Đức Hồng y Jose Tolentino Mendonça, Đức Thánh cha tha thiết kêu gọi các nghệ nhân hãy đi xa hơn, và hãy phân biệt nghệ thuật với thị trường. Ngài nhận xét rằng: “Chắc chắn thị trường thăng tiến và đề cao, nhưng luôn có nguy cơ “ma-cà-rồng hóa” sự sáng tạo, cướp đoạt sự hồn nhiên, và sau cùng là hướng dẫn một cách lạnh lùng điều gì phải làm... Tôi nhiệt liệt cầu mong rằng nghệ thuật thời đại ngày nay có thể mở rộng cái nhìn của chúng ta, giúp chúng ta đề cao giá trị một cách thích hợp sự đóng góp của các phụ nữ, như những người cùng giữ vai chính trong cuộc phiêu lưu của nhân loại”.

Gặp gỡ giới trẻ

Tiếp nối cuộc gặp gỡ với các nghệ nhân, Đức Thánh cha dùng thuyền máy rời khỏi đảo Giudecca, đến Vương cung thánh đường Đức Mẹ Sức Khỏe để gặp gỡ khoảng 1.000 bạn trẻ thuộc Tổng giáo phận Venezia và các giáo phận miền Veneto, đông bắc Ý. Họ đứng đầy khu vực trước thánh đường, trong bầu khí nhộn nhịp, hân hoan.

Sau lời chào mừng của hai đại diện giới trẻ nam nữ, Đức Thánh cha đặc biệt nhắc nhở họ hai điều, qua hai động từ, như Đức Maria đã làm, sau khi được sứ thần truyền tin, đó là đứng dậy và ra đi.

Trước tiên là đứng dậy. Đức Thánh cha nói: “Đứng dậy để thưa với Chúa: ‘Này con đây!’, Chúa tin tưởng nơi chúng ta. Đứng dậy để đón nhận hồng ân là chúng ta, để nhìn nhận trước mọi người rằng chúng ta quý giá và không thể thay thế được. Đó không phải là sự tự tín, nhưng là thực tại!”

“Trong thực tế, nhiều khi chúng ta phải chiến đấu chống lại hấp lực tiêu cực kéo chúng ta xuống, chống lại sự ù lì đè nén, muốn làm cho chúng ta thấy mọi sự là u ám. Làm sao đây? Để trỗi dậy, trước tiên chúng ta cần được để cho mình được nâng dậy, để Chúa cầm tay, Chúa là Đấng không bao giờ làm cho những ai tín thác vào Ngài phải thất vọng. Chúa luôn nâng dậy và tha thứ.

Động từ thứ hai là ra đi. Nếu trỗi dậy là đón nhận mình như hồng ân, thì ra đi có nghĩa là trở thành hồng ân, thành món quà. Nếu cuộc sống là hồng ân, thì tôi được kêu gọi sống bằng cách trở thành hồng ân. Các bạn thân mến, quả thực là bao nhiêu điều trên thế giới không ổn, nhưng bầu không khí bấp bênh mà chúng ta đang cảm nghiệm không thể là cái cớ để ta dừng lại để than vãn: chúng ta ở trên trần thế để cho mình “khó chịu”, để gặp những người cần chúng ta. Đó là cách thức chúng ta tìm lại chính mình”. Các bạn có biết tại sao chúng ta ngỡ ngàng, lạc hướng? Thưa, vì chúng ta bay quanh cái bóng của chúng ta. Trái lại, ai xả thân cho người khác thì tìm lại bản thân, vì chúng ta chỉ đạt được sự sống bằng cách cho đi. Nhưng nếu chúng ta luôn xoay quanh cái tôi của mình, quanh những nhu cầu của chúng ta, những gì chúng ta thiếu, thì chúng ta luôn trở lại điểm khởi hành, khóc thương cho chính mình, với cái mặt sầu muộn, nhiều khi nghĩ rằng mọi người đều chống lại chúng ta”.

Đức Thánh cha cử hành thánh lễ

Sau cuộc gặp gỡ với giới trẻ, Đức Thánh cha cùng một đoàn đại diện các bạn trẻ đi tới Quảng trường thánh Marcô, trung tâm thành Venezia. Tại đây, ngài được chính quyền miền Veneto và thành Venezia đón tiếp, trước khi cử hành thánh lễ cho mọi người, vào lúc quá 10 giờ, trước sự hiện diện của 5.000 tín hữu đại diện cho các giáo phận miền Triveneto ở miền đông bắc nước Ý.

Đồng tế với Đức Thánh cha, có các giám mục miền này, cùng với hàng trăm linh mục. Đức Thượng phụ Moraglia của giáo phận sở tại đã thay ngài cử hành các nghi thức tại bàn thờ.

Bài giảng của Đức Thánh cha

Trong bài giảng thánh lễ, Đức Thánh cha quảng diễn ý tưởng trong bài Tin mừng theo thánh Gioan: “Chúa Giêsu là cây nho và chúng ta là những cành nho. Và Thiên Chúa, là Cha đầy từ nhân và thương xót, như người nông dân kiên nhẫn, ân cần chăm sóc chúng ta cuộc sống chúng ta được đầy hoa trái. Vì thế, Chúa Giêsu nhắn nhủ chúng ta hãy cẩn giữ hồng ân quí giá là mối liên hệ với Ngài, cuộc sống và sự phong phú của chúng ta tùy thuộc mối liên hệ ấy. Chúa nhắc đi nhắc lại “Các con hãy ở lại trong Thầy và Thầy ở trong các con... Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong người ấy, thì họ sinh nhiều hoa trái” (Ga 15,4). Chỉ ai kết hiệp với Chúa Giêsu mới mang lại hoa trái”.

Đức Thánh cha giải thích rằng: “Biểu tượng cây nho, một đàng, biểu lộ sự chăm sóc yêu thương của Thiên Chúa đối với chúng ta, nhưng đàng khác, cảnh giác chúng ta, vì nếu chúng ta cắt đứt mối liên hệ với Chúa, thì chúng ta không thể mang lại hoa trái cuộc sống tốt đẹp và làm chính chúng ta có nguy cơ trở nên nhưng cành cây khô, bị cắt bỏ đi.

“Nhưng ẩn dụ xuất phát từ Trái Tim Chúa Giêsu cũng có thể được đọc bằng cách nghĩ về thành phố được xây dựng trên nước này, và được công nhận vì tính độc đáo duy nhất như một nơi nhiều gợi ý nhất trên thế giới. Venezia là một với nước trên đó nó nổi lên, và nếu không có sự chăm sóc và giữ gìn thì quang cảnh thiên nhiên này có thể ngưng hiện hữu. Cũng vậy, đời sống chúng ta, cả chúng ta, cũng luôn chìm trong tình thương của Thiên Chúa, chúng ta được tái sinh nhờ nước và Thánh Linh, và được tháp nhập vào Chúa Kitô như những cành nho. Trong chúng ta có nhựa sống tình thương tuôn chảy, nếu không nó sẽ trở thành những cành khô, không mang lại hoa trái”.

“Anh chị em thân mến, điều đáng kể là chúng ta ở lại trong Chúa. Động từ ở lại này không được giải thích như một cái gì tĩnh, như thể nói chúng ta đứng im, đậu lại trong sự thụ động, trái lại, nó mời gọi chúng ta hãy chuyển động, vì ở lại trong Chúa có nghĩa là tăng trưởng trong tương quan với Chúa, đối với thoại Chúa, đón nhận Lời Chúa, bước theo Chúa trên con đường của nước Chúa. Vì thế, đây là bước theo Chúa, để cho mình được Tin mừng của Chúa khuyến khích và trở thành những chứng nhân về tình yêu của Chúa”.

Sau thánh lễ, Đức Thượng phụ Venezia đã ngỏ lời nồng nhiệt cám ơn Đức Thánh cha và Đức Thánh cha đã tặng cho giáo phận một chén lễ quý giá.

Sau cùng, Đức Thánh cha mời gọi mọi người hát kinh Lạy Nữ Vương Thiên đàng chào kính Mẹ Thiên Chúa. Nhưng trước đó, ngài không quên nhắc nhở các tín hữu đặc biệt cầu nguyện cho dân nước Haiti, từ lâu ở trong tình trạng hỗn độn, nhất là hệ thống y tế ở thủ đô Port-au-Prince bị sụp đổ. Đức Thánh cha cũng tái kêu gọi cầu nguyện cho dân nước Ucraina đau thương, cho Palestine, Israel, Myanmar và các nước đang đau khổ vì chiến tranh.

Sau thánh lễ, Đức Thánh cha còn kính viếng hài cốt thánh Marco trong Vương cung thánh đường, cạnh Quảng trường, cũng như tiến qua các lối đi ở quảng trường để chào thăm các tín hữu, rồi đáp trực thăng bay trở về Vatican, kết thúc khoảng tám giờ đồng hồ thăm viếng thành phố nổi Venezia.




Đức Thánh cha sẽ dự phiên họp của nhóm G-7 về trí tuệ nhân tạo


Đức Thánh cha Phanxicô sẽ tham dự và lên tiếng tại phiên họp của Hội nghị thượng đỉnh bảy cường quốc kinh tế, quen gọi là G-7, nhóm tại miền Puglia, nam Ý, trong ba ngày, từ ngày 13 đến ngày 15 tháng Sáu tới đây.
image.png


Bà Thủ tướng Ý, Giorgia Meloni, cũng như Phòng Báo chí Tòa Thánh, đều loan báo tin này, tối ngày 26 tháng Tư vừa qua.

Bà Meloni nói: “Tôi cám ơn Đức Thánh cha vì đã nhận lời mời của Ý. Ngài sẽ đóng góp phần quan trọng vào việc quy luật hóa về luân lý đạo đức và văn hóa của trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence-AI)”.

Hội nghị thượng đỉnh G-7 năm nay do nước Ý làm chủ tịch theo lượt và sẽ diễn ra tại Borgo Egnazia, ở miền Puglia. Phiên họp của G-7 về trí tuệ nhân tạo cũng được mở cho các nước không thành viên. Bà Meloni nói rằng đây là lần đầu tiên Đức Thánh cha gặp gỡ G-7, gồm Mỹ, Canada, Pháp, Anh, Đức, Nhật bản và Ý. “Sự hiện diện của ngài sẽ làm vinh dự cho đất nước chúng ta và toàn G-7”.

Bà Thủ tướng Ý giải thích rằng chính phủ Ý muốn đề cao sự đóng góp của Tòa Thánh về đề tài trí tuệ nhân tạo, đặc biệt với chương trình tên là “Rome call for Ai ethics del 2020”, do Hàn lâm viện Tòa Thánh bênh vực sự sống thăng tiến, trong một hành trình ‘nhắm dẫn tới sự áp dụng cụ thể ý niệm thuật toán (algoretica), hay mang lại luân lý đạo đức cho lãnh vực này”.

Bà Meloni cũng bày tỏ xác tín: “Sự hiện diện của Đức Thánh cha sẽ mang lại một đóng góp quyết định vào việc xác định một khung nền về luân lý và văn hóa cho trí tuệ nhân tạo, vì trong lãnh vực này, một lần nữa sẽ được đo lường khả năng của chúng ta, của cộng đồng quốc tế, về hiện tại và tương lai kỹ thuật, trong việc thực hiện điều mà thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II đã nói, ngày 02 tháng Mười năm 1979, trong diễn văn thời danh của ngài tại Liên Hiệp Quốc, rằng: “Hoạt động chính trị, quốc gia và quốc tế đến từ con người, được thực thi nhờ con người và cho con người”.

“Trí tuệ nhân tạo ấy sẽ là thách đố lớn nhất về nhân học trong thời đại ngày nay, một kỹ thuật có thể mang lại những cơ may lớn, nhưng cũng có nhiều rủi ro rất lớn, cũng như ảnh hưởng tới những quân bình trên thế giới. Quyết tâm của chúng ta là điều khiển làm sao để trí tuệ nhân tạo quy hướng về con người và được con người kiểm soát, hay đặt con người ở trung tâm và lấy con người là mục đích tối hậu”.



Với trái tim rộng mở, Đức Phanxicô trả lời các cha mẹ có con LGBTQ chỉ trích tài liệu của Vatican

image.png

                                                                                                         Đức Phanxicô chào giáo dân tại Quảng trường Thánh Phêrô ngày 24 tháng 4.

Ngày 23 tháng 4, các cha mẹ người Malta có con LGBTQ gởi cho Đức Phanxicô bức thư chỉ trích một tài liệu gần đây của Vatican lên án lý thuyết về giới tính và các giải phẫu để khẳng định giới tính. Ngày 30 tháng 4, Đức Phanxicô gởi một thư ngắn trả lời cho họ, ngài cho biết, ngài nhận lời chỉ trích của họ, “với trái tim rộng mở” ngài chào đón người công giáo LGBTQ và người có đức tin khác, ngài ca ngợi những gì ngài thấy đó là công việc tốt đẹp của họ.

Trong thư gởi Đức Phanxicô ngày 23 tháng 4, họ chỉ trích văn bản Phẩm giá con người, Dignitas infinita của Vatican phát hành ngày 8 tháng 4 làm cho người công giáo chuyển giới và cha mẹ của họ gặp khó khăn khi ở lại với Giáo hội và Giáo hội đã không hiểu thực tế cụ thể của những gia đình này. Hơn nữa, họ lập luận tuyên bố của Vatican làm cho cha mẹ gặp khó khăn khi tháp tùng con cái LGBTQ, không nhận ra sự phức tạp của các vấn đề xung quanh giới tính và tình dục và không phù hợp với cách tiếp cận mục vụ của chính giáo hoàng.

Bức thư dài ba trang của họ bắt đầu bằng lời khen ngợi nồng nhiệt dành cho Đức Phanxicô, quyết định Fiducia supplicans tháng 12 năm 2023 của ngài cho phép các linh mục chúc phúc cho các cá nhân trong các quan hệ đồng giới, sự ủng hộ của ngài với việc hợp pháp hóa đồng tính và việc ngài tiếp xúc với các cá nhân LGBTQ, kể cả việc mời phụ nữ chuyển giới ăn trưa tại Vatican.

                                                                        Một lá cờ hòa bình cầu vồng ở Quảng trường Thánh Phêrô trong giờ Kinh Truyền Tin ngày 27 tháng 3 năm 2022. 

Theo các cha mẹ, bức thư đã được linh mục Andrea Conocchia trao tận tay Đức Phanxicô. Linh mục giáo xứ Ý nổi tiếng trong việc chăm sóc những người bị gạt ra ngoài lề xã hội, kể cả những người công giáo chuyển giới.

Bức thư lập luận có một “nguy cơ nghiêm trọng” ở 5 đoạn trong tài liệu 12.000 từ của Vatican có thể làm suy yếu những sáng kiến này và “một lần nữa đẩy người chuyển giới ra ngoài, loại bỏ tia sáng nhỏ nhoi mà họ có thể đã tìm thấy để làm cho họ cảm thấy trọn vẹn”.

Phẩm giá con người, Dignitas infinita được văn phòng giáo lý của Vatican phát hành nhằm mục đích mở rộng phạm vi của điều mà Giáo hội công giáo cho là “vi phạm nghiêm trọng” nhân phẩm, ngoài các vấn đề về đạo đức tình dục. Đồng thời, trong danh sách ghi cụ thể các vi phạm nhân phẩm, văn bản bao gồm phẫu thuật khẳng định giới tính, lý thuyết giới tính và việc mang thai hộ cùng với các vấn đề như chiến tranh, di cư, nghèo đói và lạm dụng tình dục.

Những lời chỉ trích được nêu ra trong thư gởi Đức Phanxicô là:

– Bị đức tin tôn giáo thúc đẩy, lo ngại khả năng gia tăng tỷ lệ trẻ em chuyển giới bị đuổi ra khỏi nhà;

– Khả năng gia tăng ngôn từ kích động thù nghịch, phân biệt đối xử, bạo lực, kỳ thị người chuyển giới do văn kiện của Vatican;

– Quyết định đưa lý thuyết về giới tính và các biện pháp can thiệp y tế cho người chuyển giới vào những khía cạnh có khả năng ngang bằng về mặt đạo đức với nghèo đói, chiến tranh, buôn người, lạm dụng người di cư, phá thai và lạm dụng tình dục của giáo sĩ;

– Không nhận thức được, người chuyển giới đang tìm kiếm sự toàn vẹn về thể chất và tinh thần;

– Thiếu các nghiên cứu khoa học hoặc thần học được trích dẫn trong tài liệu Vatican.

Bức thư của phụ huynh kêu gọi tổ chức một hội nghị chuyên đề quốc tế về các chủ đề đa dạng về giới tính và tính dục, bao gồm người LGBTQ, cha mẹ của họ, các nhà nghiên cứu khoa học và nhà thần học để “khám phá một ngôn ngữ hòa nhập hơn và một khuôn khổ mục vụ tốt hơn”.

Trong một phỏng vấn của NCR ngày 30 tháng 4, bà Joseanne Peregin, thành viên sáng lập nhóm Phụ huynh Drachma (Drachma Parents), cho biết ban đầu bà hy vọng tài liệu về phẩm giá con người sẽ là cơ hội để làm rõ một số ngôn ngữ mà Giáo hội dùng chung quanh các vấn đề LGBTQ.

Đặc biệt, bà cho biết việc Giáo hội dùng cụm từ “rối loạn nội tại” để mô tả các mối quan hệ đồng tính “tạo ra hiệu ứng lan tỏa trong hàng triệu tín hữu, vì thực tế LGBT bị đặt trong một khuôn khổ tiêu cực”.

Bà Joseanne Peregin, thứ hai từ phải sang cùng các con của bà. Bà là thành viên sáng lập Nhóm Phụ huynh Drachma ở Malta, cho biết hồng y Mario Grech đã làm dịu quan điểm về người công giáo LGBTQ sau khi tham dự loạt hội thảo của Drachma tổ chức ở Rôma năm 2014.

Trong cuộc họp báo ngày 8 tháng 4 tại Vatican quảng bá cho việc phát hành tài liệu, hồng y Victor Manuel Fernández, bộ trưởng bộ Giáo lý Đức tin đã không bác bỏ ngôn từ trước đây của Giáo hội nhưng nói, có lẽ phần mô tả nên được nói lên bằng những từ khác”.

Bà Peregin nói, mục vụ của Đức Phanxicô với các cá nhân LGBTQ trong những năm vừa qua là đầy hy vọng và “có tác động lan tỏa trong việc cho mọi người thấy họ có một vị trí trong Giáo hội”. Bây giờ bà lo lắng tài liệu mới sẽ có tác dụng ngược, đặc biệt với người chuyển giới và cha mẹ của họ.

Bà nói: “Đột nhiên tài liệu này làm các cha mẹ đặt câu hỏi, “Tôi có nên cùng đi với con tôi không? Tài liệu này có thể có mục đích tốt nhưng bỏ lỡ cơ hội để trình bày rõ ràng hơn một chút và giống như các cha mẹ, họ phải khiêm tốn thừa nhận mình chưa biết đủ và có thể vẫn cần phải tìm hiểu thêm.”

Vào thời điểm mà Giáo hội toàn cầu ưu tiên cho tính đồng nghị và nhu cầu lắng nghe, quan tâm của tất cả người công giáo, bà đặc biệt nhấn mạnh đến sự cần thiết phải có một diễn đàn toàn cầu trong Giáo hội về những vấn đề này.

Bà nói: “Đó có thể là một khoảnh khắc ân sủng nếu chúng ta khiêm tốn nói, hãy cùng nhau nghiên cứu, hãy cố gắng xây dựng một số tầm nhìn đầy hy vọng cho các gia đình.”

‘Tài liệu này có thể có mục đích tốt nhưng nó bỏ lỡ cơ hội để trình bày rõ ràng hơn một chút và giống như cha mẹ, họ phải khiêm tốn thừa nhận mình chưa biết đủ và có thể vẫn cần tìm hiểu thêm.’ Joseanne Peregin

Bà Peregin là nhà sáng lập và chủ tịch của Mạng lưới Cha mẹ của những người LGBTI đã đưa ra một so sánh với thời điểm trước khi phát hành Thông điệp Laudato si’ Chăm sóc Ngôi nhà chung, thông điệp quan trọng của Đức Phanxicô năm 2015 về môi trường, Vatican đã tham khảo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu khoa học và thần học về vấn đề biến đổi khí hậu.

Bà nói: “Chúng tôi cần có sự tham vấn rộng rãi với các chuyên gia hàng đầu về những vấn đề này. Đây là cơ hội để chứng minh tài liệu có đáng tin cậy hay không.”

Bà Peregin biết cuộc đối thoại này có thể mang lại kết quả, bà trích dẫn kinh nghiệm của bà với hồng y Mario Grech – hiện là người đứng đầu Ban thư ký Thượng hội đồng – và những nỗ lực của ngài để hiểu rõ hơn về trải nghiệm của người công giáo LGBTQ và gia đình của họ khi ngài còn là giám mục ở Gozo, Malta.

Bà nói với hãng tin NCR, bà hài lòng với phản ứng ban đầu của Đức Phanxicô và hy vọng cuộc thảo luận có thể tiếp tục đi sâu hơn.

Thư của các cha mẹ kết luận: “Chúng tôi quyết tâm tiếp tục sứ mệnh hỗ trợ các cha mẹ khác và tiếp tục xây dựng cầu nối giữa cộng đồng LGBT+ và Giáo hội của chúng tôi. Đúng, chúng tôi vẫn gọi đó là ‘Giáo hội của chúng tôi’”.



⛪⛪⛪⛪⛪







Trong lá thư gửi các linh mục tham gia cuộc họp “Các cha xứ với Thượng hội đồng”, Đức Thánh Cha chỉ ra ba con đường cần đi theo: 
-  nhận ra những hạt giống của Chúa Thánh Thần nơi các tín hữu; 
-  sử dụng sự phân định cộng đoàn và 
-  tạo ra sự hiệp thông giữa các linh mục và giám mục.


Thư Đức Thánh cha gửi các cha sở về tiến trình hiệp hành


Trong thư gửi khoảng 300 cha sở đến từ 90 quốc gia, tham dự cuộc gặp gỡ về tiến trình Thượng Hội đồng Giám mục thế giới năm ngoái và năm nay, Đức Thánh cha Phanxicô đề cao vai trò của các cha sở đối với tiến trình này và mời gọi các vị thực thi sự đồng hành trong tình huynh đệ tại các giáo xứ.

Đức Thánh cha nhận xét rằng: “Các cha sở biết rất rõ từ bên trong cuộc sống của Dân Chúa, những cơ cực và vui mừng, những nhu cầu và phong phú của họ. Vì thế, một Giáo hội đồng hành cần các cha sở của mình: không có các cha sở, chúng ta không bao giờ có thể học cùng bước với nhau, không bao giờ có thể thực hiện con đường đồng hành, “là con đường mà Thiên Chúa chờ đợi nơi Giáo hội ngàn năm thứ ba”.

“Chúng ta sẽ không bao giờ là một Giáo hội đồng hành thừa sai nếu các cộng đồng giáo xứ không làm cho mọi tín hữu đã chịu phép rửa, tham gia vào sứ mạng duy nhất là loan báo Tin mừng, như đặc tính cuộc sống của họ. Nếu không đồng hành và thừa sai thì các giáo xứ cũng chẳng phải là Giáo hội”.

Cụ thể hơn, Đức Thánh cha đề nghị với các cha sở ba điều:

  1. Trước hết, “Anh em hãy sống đoàn sủng sứ vụ đặc thù của mình ngày càng như một việc phục vụ các hồng ân đa dạng, được Chúa Thánh Linh gieo vãi trong Dân Chúa. Thực vậy, cần cấp thiết khám phá, khích lệ và đề cao giá trị, “với cảm thức đức tin, các đoàn sủng, dù là khiêm hạ hay trổi vượt, được ban cho giáo dân dưới nhiều hình thái (P.O 9). Các đoàn sủng ấy là điều không thể thiếu được để có thể Tin mừng hóa các thực tại con người. Tôi xác tín rằng theo cách thức ấy, anh em có thể làm nổi lên bao nhiêu kho tàng giấu ẩn và anh em sẽ bớt cảm thấy đơn độc trong công tác loan báo Tin mừng rộng lớn bao la, cảm nghiệm niềm vui về tình phụ tử chân thực, không trổi vượt, nhưng phát huy nhiều tiềm năng quý giá của những người khác, nam cũng như nữ, bao nhiêu tiềm năng quý giá!”
  2. Tiếp đến, hãy học hỏi và thực hành nghệ thuật phân định cộng đồng, sử dụng phương pháp “chuyện trò trong Thánh Linh”, đã giúp chúng tôi rất nhiều trong hành trình Thượng Hội đồng và tiến hành khóa họp của Thượng Hội đồng Giám mục. Đức Thánh cha viết: “Tôi chắc chắn rằng anh em có thể đón nhận nhiều hoa trái, không những trong các cơ cấu hiệp thông, như Hội đồng mục vụ giáo xứ, nhưng cả trong những lãnh vực khác”.
  3. “Sau cùng, tôi đề nghị anh em đặt tinh thần chia sẻ và tình huynh đệ giữa anh em và với các giám mục bản quyền của anh em, làm nền tảng mọi sự. Yêu cầu này được đề ra một cách mạnh mẽ trong Hội nghị quốc tế về việc thường huấn cho các linh mục, về đề tài: “Hãy khơi dậy hồng ân Thiên Chúa nơi con” (2 Tm 1,6), tiến hành hồi tháng Hai năm nay ở Roma, với hơn 800 giám mục, linh mục, những người thánh hiến và giáo dân nam nữ dấn thân trong lãnh vực này, đến từ 80 quốc gia. Chúng ta không thể là những người cha đích thực, nếu trước đó chúng ta không phải là những người con và anh em. Chúng ta không thể khơi dậy tình hiệp thông và tham gia trong các cộng đoàn được ủy thác cho anh em, nếu trước hết chúng ta không sống tinh thần đó giữa chúng ta”.



Theo hồng y Parolin, những cải cách dưới triều Đức Phanxicô là không thể hủy được


Hồng y Parolin và tác giả Ignazio Ingrao

Chuyện gì sẽ xảy ra với những cải cách của Đức Phanxicô? Những “tiến trình” về phúc âm hóa, về vai trò của phụ nữ và giáo dân và những vấn đề khác được khởi xướng hoặc đang tiến hành, không phải để chiếm chỗ – như Đức Gioan XXIII đã nói – mà để gợi lên những suy tư, những câu hỏi và trên hết là những câu trả lời cho Giáo hội và thế giới ngày nay.

Câu hỏi này là một trong “Năm câu hỏi kích động Giáo hội”, như tựa đề quyển sách của nhà vatican học Ignazio Ingrao được nhà xuất bản San Paolo xuất bản, và được tác giả trình bày ngày 24 tháng 4 trong căn phòng Spadolini đông đúc của bộ Văn hóa. Đó là một tuyển tập rộng lớn và nhiều mặt gồm các tin tức và các vấn đề thời sự của Giáo hội hoàn vũ – từ bổ nhiệm trong Giáo triều, mở rộng các Giáo hội Ngũ Tuần ở Châu Mỹ Latinh – đến huấn quyền Đức Phanxicô và các tài liệu của Tòa thánh như Fiducia supplicans.

Nguy cơ của quay trở lại

Ngồi cùng bàn với bộ trưởng bộ Văn hóa, Gennaro Sangiuliano, hồng y Quốc vụ khanh Pietro Parolin trả lời từng câu hỏi được đặt ra trong quyển sách, bắt đầu từ câu hỏi cuối cùng về các tiến trình được thực hiện trong 11 năm triều Đức Phanxicô: “Điều gì sẽ xảy ra với những cải cách của Đức Phanxicô?” Với một số người, đây là mối đe dọa, với một số khác, đây là ảo tưởng: có nguy cơ đi lui không?”

Để trả lời, hồng y Parolin nhắc lời Thư Thánh Giacôbê: “Thưa anh em, xin anh em cứ kiên nhẫn cho tới ngày Chúa quang lâm…” Hồng y nói thêm: “Phân định không phải là một trực giác đơn giản, nhưng là kết quả của việc cầu nguyện liên tục trong Chúa Thánh Thần của những ai bình tâm kiên nhẫn, làm thế nào để tiếp tục và những gì phải làm cho Giáo hội. Chính vì đó là hành động của Thánh Thần nên không thể đi lui được.”

Giáo hội phải luôn được cải tổ, Ecclesia semper Reformanda

Vì thế chúng ta nói về “tiến trình không thể đi lui được” như tác giả Ingrao đã nói trong phần giới thiệu, qua đó, phải tương ứng với “đáp ứng mục vụ dù quan trọng và cần thiết nhưng chưa đủ, vì một đáp ứng mang tính đạo đức và luân lý là cần thiết”. Hồng y lặp lại những phát biểu của tác giả và nhắc lại câu tiếng la-tinh nổi tiếng “Ecclesia semper Reformanda”, Giáo hội phải luôn được đưa trở lại hình thức đúng đắn của nó. Hiến chế Tín lý về Hội thánh Lumen Gentium diễn tả như sau: “Trong khi Chúa Kitô không biết đến tội lỗi, Giáo hội bao gồm cả những người tội lỗi cần phải thanh tẩy chính mình, bằng cách tiến bước trên con đường sám hối và đổi mới.”

Khó khăn cũng là cơ hội

Trong bài phát biểu, ngài nhắc đến động từ “kích động” trong quyển sách của tác giả: “Động từ này đánh động tôi, vì nó mời gọi độc giả nhận thức và thận trọng để hiểu tình huống rắc rối và sợ hãi chúng ta thấy trong Tin Mừng Thánh Mátthêu: cảnh con thuyền trong bão táp: Trong lịch sử, mọi vượt qua đều là một hành trình, những khó khăn không chỉ bị cho là rắc rối, là nguy hiểm nhưng còn là cơ hội, là một phần trong phương pháp huấn dạy khôn ngoan của Thiên Chúa mà Ngài dùng để giáo dục chúng ta, làm cho chúng ta trưởng thành và tiến bộ.”

Niềm vui Tin Mừng

Hồng y Parolin cũng nhắc đến tông huấn Niềm vui Tin mừng Evangelii Gaudium, là chương trình của Đức Phanxicô để trả lời một trong năm câu hỏi của quyển sách: “Giáo hội ra đi ở đâu? Khoảng cách giữa Giáo hội với thực tế ngày nay là gì?” Hồng y đặt thêm một câu hỏi: “Điều gì đã xảy ra với niềm vui tái khám phá Tin Mừng này?” Ngài trả lời: “Nguy cơ lớn nhất của thế giới ngày nay là nỗi buồn mang tính cá nhân.”

Giới trẻ và Giáo hội Ngũ Tuần

Sau đó hồng y Parolin phân tích từng câu hỏi. Trước hết: một toàn cảnh về giới trẻ, luôn cân bằng giữa “người khám phá và tiền đồn của một xã hội bị các mạng xã hội phân tâm”. Những người trẻ nhạy cảm về sinh thái và xã hội, quan tâm sâu sắc đến thời đại và những thách thức của triều giáo hoàng, cảm xúc thực sự và khả năng ước mơ của họ phải được “đánh thức”. Câu hỏi thứ hai là, sự “mê hoặc” của các Giáo hội Ngũ Tuần ở châu Âu và đặc biệt ở Châu Mỹ La-tinh, ngài đưa ra những ý kiến khác nhau về hiện tượng này: giữa những người nói về hậu quả của hỗ trợ kinh tế của Hoa Kỳ “để chống sự trôi dạt của chủ nghĩa Mác bị thần học giải phóng cổ vũ” và những người, ngược lại, nhìn thấy một nghịch lý: “Giáo hội chọn người nghèo và người nghèo chọn những người theo đạo Ngũ Tuần”. Đúng hơn, hồng y muốn nhắc lại những gì Đức Bênêđíctô XVI và Đức Phanxicô đã nói nhiều lần: “Giáo hội không phát triển qua việc chiêu dụ nhưng qua cuốn hút”.

Sự cởi mở với giáo dân và phụ nữ

Câu hỏi thứ ba về việc cởi mở với giáo dân và phụ nữ mang tính thời sự, trong quyển sách tác giả Ingrao hỏi: “Đó là thực tế hay bề ngoài?” Và hồng y trả lời bằng những lời trong quyển sách, qua đó tác giả ghi lại quan điểm của Đức Phanxicô về phụ nữ, đặc biệt trong tông huấn hậu thượng hội đồng Querida Amazonia qua hình ảnh dịu dàng của Mẹ Maria, và ở Thượng Hội đồng về tính đồng nghị với giai đoạn hai sẽ tiến hành vào tháng 10 năm nay: “Sự nhấn mạnh được đặt vào mối quan hệ giữa Thượng hội đồng của Giáo hội hoàn vũ với các câu hỏi và mong chờ của các Giáo hội địa phương khác nhau.”

Bắt đầu và kết thúc cuộc đời

“Những trường hợp khẩn cấp về nhân chủng học” mở ra câu hỏi thứ tư về sự khởi đầu và kết thúc của cuộc sống, những ranh giới của y học và các vấn đề giới tính, hồng y nói: “Các chủ đề đòi hỏi nhiều sự suy ngẫm. Chúng ta tiến về phía trước với sự thận trọng tuyệt đối. Vấn đề không phải là tìm kiếm câu trả lời ít nhiều phù hợp với thời đại hay phù hợp với việc bảo vệ một đạo đức giả du di. Đó là vấn đề trưởng thành của một chủ nghĩa nhân văn mới, bắt nguồn từ chủ nghĩa nhân vị kitô giáo, biết cách trả lời các câu hỏi của thời đại.”

Bắt đầu từ những gì đoàn kết

Tác giả Ingrao tiếp tục: “Để có được một phản ứng luân lý, chúng ta cần một suy tư nhân học về những gì người đàn ông và phụ nữ ngày nay sẽ trở thành, bằng cách vượt qua những rào cản chia rẽ và nhìn lại vấn đề. Về phần mình, bộ trưởng Sangiuliano nhắc lại tầm quan trọng của đặc tính thiêng liêng của Giáo hội, “đã tồn tại trong mọi sự vì Giáo hội đáp ứng nhu cầu nội tâm của con người, nhu cầu triết học tin vào Thiên Chúa: tác giả Dostoyevsky và triết gia Heidegger đã đi đến kết luận, chỉ có Chúa mới có thể cứu được chúng ta”.

Lời nói thoa dịu của Giáo hội

Cuối cùng, nhà báo Ingrao cám ơn hồng y Parolin đã thường xuyên dừng lại và trả lời các câu hỏi của các nhà báo ở mỗi sự kiện công cộng: một hành vi tôn trọng công việc của chúng tôi. Nhưng trên hết, “một thông điệp sâu sắc vượt quá nội dung: đáp trả của một lời nói dịu dàng, một lời nói phục vụ cho sự phát triển của người khác. Trong một thế giới của những lời nói bạo lực gây tổn thương và chia rẽ, lời của hồng y Parolin là lời của Giáo hội, là lời thoa dịu nhưng lại là lời có sức mạnh mang dấu ấn  ngoại giao Vatican. Một sức mạnh được xây dựng trên sự gặp gỡ với  người khác.


Thượng Hội đồng: khi giáo dân và giám mục nói chuyện ngang hàng nhau  image.png

Ông Philippe Becquart giới thiệu phiên họp với phái đoàn Thụy Sĩ tại Thượng hội đồng ngày 30 tháng 4 năm 2024 | 

Nhìn từ xa, Thượng hội đồng về tính đồng nghị trông giống như một “cỗ máy” lớn của Giáo hội. Nhưng với các đại biểu Thụy Sĩ, giám mục Felix Gmür, bà Helena Jeppesen, bà Claire Jonard, cuộc gặp gỡ ở Rôma trên hết là một kinh nghiệm tốt đẹp về tình huynh đệ, về tự do trao đổi. Ngày thứ ba 30 tháng 4, họ làm chứng tại Giáo xứ Thánh Giuse ở Lausanne.

Mở đầu, giám mục Félix Gmür, giáo phận Basel lên tiếng: “Ấn tượng đầu tiên tôi còn giữ lại trong lần họp Thượng hội đồng tháng 10 năm 2023 là một tháng chia sẻ, mọi người mặc y phục bình thường hàng ngày, vì đức tin được sống hàng ngày, không phải chỉ có ngày chúa nhật.” Một ý kiến được bà Helena Jeppesen, thuộc tổ chức Lent Action, và bà  Claire Jonard, điều phối viên của Trung tâm ơn gọi (CRV) chia sẻ.

Đến làm chứng theo lời mời của Giáo hội Công giáo ở bang Vaud trước khoảng năm mươi nhân viên mục vụ từ khắp vùng, mỗi người kể lại kinh nghiệm tốt đẹp của họ về Thượng hội đồng: một cuộc gặp quốc tế dựa trên lắng nghe và tình huynh đệ.

Quy trình làm việc bình đẳng

Giáo dân nam nữ, nữ tu và giám mục làm việc trong các nhóm nhỏ, trên cơ sở bình đẳng, áp dụng phương pháp làm việc đồng nghị. Bà Helena Jeppesen kể: “Tôi rất xúc động khi được chọn tham gia trong phái đoàn Thụy Sĩ… rồi tôi bị nghi ngờ. Giáo hội công giáo cực kỳ có tính thứ bậc, thường mang tính giáo sĩ và xa rời các quan tâm của thế giới bên ngoài. Tôi tự hỏi liệu Giáo hội có thực sự biến hình hay không. Sau đó, tôi nghĩ, không có nơi nào tốt hơn Rôma để có thể ảnh hưởng đến các quyết định của Giáo hội hoàn vũ. Đây luôn là nơi phải đến. Cũng không có dịp nào tốt hơn vì có sự tham dự của giáo hoàng Phanxicô, lần đầu tiên ngài phát động tiến trình lịch sử này.”


image.png

Khoảng năm mươi thừa tác viên từ khắp vùng nói tiếng Pháp Romandie đến để nghe ba nhân chứng 

Tự do phát biểu

Khi đến đó, 54 phụ nữ từ khắp nơi trên thế giới cùng khuyến khích nhau lên tiếng. Bà Jonard cho biết: “Tôi ngồi cùng bàn với tổng giám mục Ý Bruno Forte, ngài viết rất nhiều sách thần học. Bạn tưởng tượng, điều tuyệt vời về phương pháp làm việc của thượng hội đồng là mọi người đều có thời gian phát biểu bằng nhau, dù họ là hồng y, giám mục hay giáo dân.”

Bà Jonard là điều phối viên trong bàn của bà: “Mọi người đều được hướng dẫn để chia sẻ kinh nghiệm thần học của mình, Thiên Chúa nói với họ như thế nào qua thực tế mục vụ của họ, không ai có thể cho mình là chuyên gia giỏi hơn người khác, tất cả được tự do phát biểu và không sợ bị người khác phán xét.”

Gương mặt của Giáo hội hoàn vũ

Họ nhận ra họ có một kinh nghiệm chung khác, tốt đẹp và mạnh mẽ: kinh nghiệm “thực thể” về tính phổ quát của Giáo hội. Bà Helena Jeppersen cho biết: “Trong tiến trình Thượng hội đồng, chúng tôi đã thảo luận ở cấp cơ sở, ở các giáo xứ, giáo phận, trong các hội đồng giám mục, và cuối cùng chúng tôi thảo luận ở Vatican tháng 10 năm 2023 ở cấp độ Giáo hội hoàn vũ. Tôi không nghĩ có tổ chức quốc tế nào lại lên kế hoạch cho tương lai của mình như thế này!” Bà trích lời của hồng y Áo Christoph Schưnborn, ngài cho biết, đây là Thượng hội đồng đẹp nhất ngài từng dự, vì “dân Chúa đã ở đó”.

Với bà Claire Jonnard, tất cả mọi nơi trên hành tinh đều có đại diện ở Thượng hội đồng: “Tôi rất ấn tượng. Chúng tôi thấy trước mắt thực tế của những quốc gia mà chúng tôi không biết, hoặc những lo ngại mà chúng tôi không hình dung được. Một giám mục Madagascar nói với tôi: ‘Tôi lo lắng vì người dân của tôi chỉ ăn hai ngày một bữa.’”

 Tóm tắt thực tế thế giới

Người điều phối nhấn mạnh, nhiều người dự hội nghị ở Rôma mang theo “nỗi đau người dân của họ”. Ít nhất 50% quốc gia trên thế giới có người dân phải chịu nạn đói hoặc chiến tranh và Giáo hội rất gần với những người này. Đã có nhiều bằng chứng về tác dụng này.

image.png

Từ trái sang phải: Giám mục Gmür, bà Isabelle Vernet, bà Helena Jeppesen và bà Claire Jonard 

Giám mục Gmür cho biết ngài đặc biệt xúc động trước Luca: “Anh làm việc với các nạn nhân ở biển Địa Trung Hải. Một người đặc biệt mà chúng ta không nhất thiết phải gặp ở nhà thờ ngày chúa nhật.” Ngoài ra còn có một giám mục phụ tá của Ukraine ở bàn của ngài: “Đôi khi ngài có vẻ hơi xa cách với giáo dân, gia đình, bạn bè vì quê hương ngài đang chiến tranh.” Giám mục Gmür cũng nói chuyện với các giám mục các Giáo hội Đông phương đang lo lắng về cuộc chiến vừa xảy ra ở Đất Thánh. Ngài nhận xét: “Điều này thách thức tôi về mặt truyền giáo. Làm thế nào để truyền thông điệp của Chúa Kitô trong một Giáo hội tư bản sang trọng của chúng tôi. Đôi khi tôi nghĩ việc mang Tin Mừng đến cho người nghèo sẽ dễ dàng hơn.”

Xây dựng cộng đồng bằng cách mở rộng tình huynh đệ

Một con đường đã được đưa ra để người công giáo Thụy Sĩ tham gia đầy đủ hơn vào việc truyền giáo: thành lập các cộng đồng đại kết và cả thế tục, trong đó Giáo hội sẽ là người tham gia cùng với người khác. Bà Helena Jeppesen biết rõ về Phi Luật Tân qua công việc của bà tại Lent Action: “Các cộng đồng giáo hội nền tảng rất phổ biến ở đó. Trong thời kỳ Covid, Giáo hội nhận ra điều này là chưa đủ để ứng phó với đau khổ. Các giáo phận ngày nay muốn xây dựng cộng đồng với tất cả người dân trong khu vực lân cận, không chỉ người với công giáo.”





⛪⛪⛪⛪⛪


Thời kỳ hậu-Phanxicô đã bắt đầu?

Dù có các thông báo về các chuyến tông du và cuộc họp thượng hội đồng, các câu chuyện ở Vatican vẫn tiếp tục bàn tán về triều giáo hoàng hiện nay.

Đôi khi ở Rôma người ta có cảm tưởng các giáo hoàng đã được chôn cất khi họ còn sống. Vì thế từ nhiều tháng qua, các phương tiện truyền thông đã dừng lại khi có một loan báo dù nhỏ nhất liên quan đến sức khỏe của Đức Phanxicô và mùa dự đoán về những người có thể kế vị đang diễn ra sôi nổi. Về vấn đề sức khỏe, gần đây những người gặp ngài đều nói, thật lạ lùng cho người ở tuổi 87 có sức khỏe như vậy! Họ choáng trước các công việc đa dạng và khác nhau của ngài, ngài thường thức dậy trước 5 giờ sáng.

Tùy ngày, với công việc, với cơn đau đầu gối, đau hông, với tình trạng khó thở nhưng ngài lại ít có thì giờ để nghỉ ngơi. Đôi khi ngài bỏ hẹn vào phút cuối như lần ngài phải đi Đàng Thánh Giá Tuần Thánh, nhưng trong đầu ngài vẫn còn rất nhiều dự án. Như để làm cụt hứng tin đồn, chuyến đi Đông Á 11 ngày vào đầu tháng 9 năm 2024 đã được công bố: Singapore, Indonesia, Đông Timor và Papua Tân Ghinê.

Cuộc chạy marathon dài nhất triều

Đúng là một cuộc chạy marathon dài nhất triều, một tháng trước phiên họp thứ hai rất được mong chờ của Thượng hội đồng về tính đồng nghị, một sự kiện khá mệt mỏi với những người đã dự phiên họp đầu tiên vào tháng 10 năm 2023. Ở hậu trường, mọi người tự hỏi: “Liệu ngài có thể làm được không? Điều này có nghiêm trọng không?” Một số người thì thầm, có gì thì ngài sẽ bỏ.

Trong khi chờ đợi, điều quan trọng nhất là phải cho thế giới và đặc biệt là trong nội bộ thấy ngài vẫn còn đủ khả năng kiểm soát để không làm nảy sinh nỗi lo về một hồi cuối như triều Đức Gioan-Phaolô II, bị những người xung quanh tiếm quyền. Và với những người thiện tâm: Đức Phanxicô muốn tiếp tục dự án cải cách dù bị phản đối ngay mặt hoặc tiềm ẩn. Nhưng dù sao, điều này cũng không ngăn được những thảo luận về “hậu- Phanxicô!”

Ai sẽ kế vị ngài? Có rất ít tên tuổi nổi bật ngoài hồng y Quốc vụ khanh Pietro Parolin, dù Vatican đã có kinh nghiệm với hồng y Angelo Scola, được cho là sẽ chiến thắng năm 2013. Mọi người đều biết câu ngạn ngữ: “Ai bước vào mật nghị nghĩ mình là giáo hoàng, khi đi ra sẽ là… hồng y”, và các cuộc bầu cử khác nhau cho thấy không có luật nào về việc này: năm 2005, hồng y Ratzinger được yêu mến đã được bầu, tám năm sau trường hợp này lặp lại với hồng y Wojtyla. Vì thế điều thú vị của tin đồn dai dẳng xung quanh hồng y Parolin không phải là để xác định xem ngài có “cơ hội” hay không – vì như thế sẽ lãng phí công sức-, nhưng là để hiểu vì sao có nhiều con mắt đang đổ dồn vào ngài.

Điểm mạnh của hồng y Parolin

Nếu nhân vật số hai của Vatican có được vị trí trong các dự đoán, chính là vì dưới mắt một số người, ngài là hiện thân của mong muốn tái cân bằng. Quả vậy, ngài là người đứng đầu Phủ Quốc vụ khanh, một trong những cơ quan hàng đầu của Giáo triều, nhưng lại bị hạn chế dưới triều Đức Phanxicô. Phủ đã mất quyền kiểm soát tài chính với việc thành lập Ban Thư ký Kinh tế, và hồng y Angelo Becciu, nhân vật thứ ba của Phủ đã bị tòa án Vatican lên án vì quản lý yếu kém.

Còn về sự gia tăng quyền lực của Thượng Hội đồng Giám mục và ưu tiên phục vụ, truyền giáo đã làm xói mòn vai trò điều hành của cả bộ Nội vụ và bộ Ngoại giao. Về ngoại giao, cũng như các cơ quan ngoại giao khác trên thế giới, Vatican cũng bị thách thức với cuộc chiến Ukraine, nhưng lại bị lung lay với những sáng kiến và tuyên bố cá nhân của giáo hoàng, về “tiếng sủa của NATO trước cửa nước Nga”, hoặc khuyến khích Ukraine nên “can đảm giương cờ trắng”.

Hiện thân của con đường thứ ba

Vì thế chỉ trích lớn nhất nhắm vào Đức Phanxicô là ngài không làm việc đầy đủ với các cơ cấu hiện có – lời chỉ trích này ngược với chỉ trích nhắm vào Đức Bênêđíctô XVI, vì trong những năm cuối triều, ngài đã bị những người chung quanh lấn quyền, tạo nhiều khủng hoảng độc hại cho chính quyền. Những năm cuối triều Đức Phanxicô, hồng y Parolin có lợi thế vì ngài là người hiểu rõ bộ máy từ bên trong và là một trong những nhân vật hàng đầu của giáo triều.

Qua ngài, những người ủng hộ ngài mơ một môi trường hạnh phúc, một con đường thứ ba giúp tránh những cạm bẫy trong quản lý như triều của Đức Phanxicô và Đức Bênêđíctô XVI. Một nguồn tin của Vatican tóm tắt: “Để làm xoa dịu.” Khả năng làm giáo hoàng của hồng y ngoại giao cho thấy tầm quan trọng của các vấn đề địa chính trị ở thời buổi của các chiến tranh ở Ukraine, ở Trung Đông, sự nối lại quan hệ giữa Nga và Trung Quốc, sự gia tăng sức mạnh của châu Á và quả bóng của chủ nghĩa dân túy có nguy cơ đặt triều giáo hoàng tiếp theo vào một thế giới căng thẳng và bất ổn hơn bao giờ hết.

Thật vậy, sự tái cấu hình và các cuộc khủng hoảng chính trị đang lan rộng khắp thế giới cũng được thấy ở mức độ Giáo hội, nơi các Giáo hội “Miền Nam” ngày càng cân nhắc nhiều hơn trong các quyết định và không còn để mình bị chương trình nghị sự được cho là quá “Tây phương” điều khiển. Từ đầu triều, Đức Phanxicô đã có trực giác về vấn đề này, ngài tiến hành cuộc cải tổ gần như hoàn chỉnh: Hồng y đoàn có trách nhiệm bầu chọn người kế vị ngài.

Hiện tại 96 trong số 131 cử tri, gần ba phần tư là do ngài phong. Trong 10 năm, châu Á đã thành nhóm đại cử tri thứ hai sau châu Âu (21 so với 11 năm 2013), Nam Mỹ có thêm 5 hồng y (18 so với năm 2013 chỉ có 13), châu Phi thêm 6 hồng y (17 so với năm 2013 có 11), Bắc Mỹ ít hơn 3 (17 so với năm 2013 có 20) và châu Âu ít hơn 9 (51 so với năm 2013 có 60). Chúng ta cần lưu ý nhóm hồng y ở Giáo triều vẫn là nhóm quan trọng, dù đó là nhóm không đồng nhất về gốc gác.

Ưu tiên cho mối quan hệ với châu Á

Trong bối cảnh đó, mối quan hệ với châu Á nói riêng và miền Nam bán cầu nói chung dường như đã có bước nhảy vọt về ưu tiên và tiêu chuẩn lựa chọn người kế nhiệm. Theo nghĩa này, với một số người, thỏa thuận được ký kết với Trung Quốc về việc bổ nhiệm các giám mục mà Đức Parolin là trụ cột đã là một bước đi lui.

Và rộng hơn, việc châu Phi bác bỏ tài liệu Fiducia supplicans về việc chúc phúc cho các cặp đồng tính đã đẩy nhanh việc chia rẽ truyền thống giữa người cấp tiến và người bảo thủ, mà nếu trường hợp này không biến mất thì sẽ đi đôi với vấn đề phân mảnh gắn liền với phân mảnh của các bối cảnh văn hóa. Sự mong đợi đa dạng này, đôi khi trái ngược nhau, cũng xuất hiện trong các cuộc thảo luận tại Thượng Hội đồng.

Mối quan tâm hiệp nhất

Điểm chung của các tân hồng y là hầu như họ không biết nhau, nhưng họ đều là mục tử và nhà truyền giáo, nhưng chúng ta không biết họ có quan tâm hay không, hoặc ở mức độ nào trong các tranh cãi này ở Vatican. Vì thế một số người có thể khá sốc khi thấy đồng nghiệp này, đồng nghiệp kia trực tiếp tấn công triều giáo hoàng, dù họ không đồng ý trong tất cả.

Trong một thế giới chìm trong hỗn loạn và một Giáo hội ngày càng bị xâu xé bởi các lực ly tâm và bị đe dọa bởi sự tự lập của các cộng đồng, trước hết họ lo lắng cho sự hiệp nhất – nhất là ở phương Tây – và về cuộc khủng hoảng khi chuyển tiếp. Tuy nhiên nếu có một công thức cho sự thống nhất thì phải bao gồm sự cân bằng tinh tế giữa tầm nhìn và phương thức quản trị. Đức Phanxicô cố ý lay chuyển Giáo hội, ngài cho rằng chính khi vượt lên xung đột, mới có thể nảy sinh được hòa hợp, ngài được những người thân cận cho là “người gieo hạt”. Giờ đây, nhiều người mơ về hòa hợp sẽ có được hòa hợp khi họ nghĩ về thời hậu-Phanxicô.

ĐHY Parolin: cuộc bỏ phiếu cho phá thai ở Châu Âu là một “cuộc tấn công triệt để” vào sự sống

Trong một cuộc phỏng vấn của báo Avvenire, tờ báo chính thức của Hội đồng Giám mục Ý, bên lề một hội nghị ở Rimini của phong trào Canh tân trong Thánh Linh, một phong trào đặc sủng Công giáo hàng đầu của Ý, Đức Hồng y Pietro Parolin nói rằng cuộc bỏ phiếu mới đây của Nghị viện Châu Âu coi việc phá thai là một quyền cơ bản đã cấu thành một “cuộc tấn công triệt để” vào sự sống con người.
Đức Hồng y Parolin đã được hỏi về cuộc bỏ phiếu vào ngày 11/4/2024 của Quốc hội bao gồm việc phá thai trong số các quyền cơ bản được Hiến chương Liên minh Châu Âu công nhận.

Đây được xem hầu như là một kết quả mang tính biểu tượng, vì việc sửa đổi hiến chương sẽ cần có sự đồng ý của tất cả 27 quốc gia thành viên, trong khi cả Ba Lan và Malta đều đã cho biết rằng họ sẽ không chấp thuận thay đổi này. Tuy nhiên, kết quả đạt được khá áp đảo, với 336 phiếu ủng hộ, 163 phiếu chống và 39 phiếu trắng, cùng với sự ủng hộ của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron.

Đức Hồng y Quốc vụ khanh Tòa Thánh nói cách đau buồn: “Khi sự sống bị tấn công một cách triệt để như vậy, bạn thực sự phải hỏi chúng ta muốn xây dựng loại tương lai nào. Tôi cảm thấy một nỗi buồn lớn lao trong sâu thẳm trái tim mình và tôi thậm chí không có lời nào để diễn tả nó một cách thỏa đáng”.

“Tôi nhắc lại, tôi cảm thấy vô cùng buồn khi phải đối mặt với cách tiếp cận tình huống này. Làm sao chúng ta có thể nghĩ rằng phá thai là một quyền? Rằng nó có thể đảm bảo một tương lai cho xã hội của chúng ta?”. “Tôi không hiểu. Tôi thực sự không hiểu”. 






Các nhà lãnh đạo tôn giáo Pháp đoàn kết phản đối vấn đề “trợ tử”


Nhiều đại diện tôn giáo khác nhau ở Pháp đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về những hậu quả tiềm ẩn của việc hợp pháp hóa vấn đề “trợ tử”.

Các đại diện tôn giáo của Pháp đã thống nhất phản đối dự luật chấm dứt cuộc đời do chính phủ đề xuất trong cuộc thảo luận bàn tròn với ủy ban đặc biệt của dự luật vào ngày 24 tháng 4. Nội dung của luật, vốn cho phép người lớn mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối hoặc các bệnh nan y khác được dùng thuốc gây chết người, sẽ được tranh luận tại quốc hội bắt đầu từ ngày 27 tháng 5.


Một mặt trận thống nhất

Hiện diện tại hội nghị bàn tròn có Đức Tổng Giám mục Vincent Jordy Địa phận Tours và Đức Tổng Giám mục Pierre d’Ornellas Địa phận Rennes, người đại diện cho Hội đồng Giám mục Pháp (CEF). Tham gia cùng họ có Christian Krieger, Chủ tịch Liên đoàn Tin lành Pháp (FPF), và Carol Saba, đại diện cho Hội đồng Giám mục Chính thống Giáo luật của Pháp. Sadek Beloucif, một chuyên gia học thuật và y tế, đại diện cho Nhà thờ Hồi giáo Paris, trong khi Antony Boussemart đại diện cho Liên minh Phật giáo Pháp với tư cách là Chủ tịch. Giáo sĩ trưởng của Pháp, Haïm Korsia, không thể tham dự sự kiện.

Theo lập luận của họ, đằng sau cụm từ “hỗ trợ tự tử” là khả năng của việc an tử và trợ tử. Đức Tổng Giám mục Jordy nói rằng dự luật này đi ngược lại “mô hình chăm sóc của Pháp” khi vi phạm lệnh cấm giết người nền tảng. Quan điểm này cũng đã được ông Saba nhấn mạnh, người nhấn mạnh đến “sự rạn nứt của nền văn minh” do dự luật gây ra. Theo ông, nó cho thấy “một sự buông trôi” hướng tới “một nền đạo đức không có sự siêu việt”.

“Khái niệm về ý định y tế là cần thiết, và việc hỗ trợ tích cực trước cái chết cũng tương đương với việc đưa tới cái chết”, ông Beloucif cho biết thêm, đồng thời kêu gọi ủy ban đặc biệt phân biệt giữa việc “để người ta chết và đưa họ tới cái chết”.


Nhiều điều mơ hồ

Với dự luật bao gồm các cụm từ như “sự đau khổ không thể chịu đựng được”, “sự suy giảm nghiêm trọng khả năng phân biệt” và yêu cầu tiên lượng của bệnh nhân là “ngắn hạn hoặc trung hạn”, đại diện của các nhóm tôn giáo đều nhấn mạnh sự mơ hồ của một số từ ngữ có trong dự luật. Những cách diễn đạt này bao gồm các tiêu chí của luật, cũng như cụm từ “hỗ trợ tự tử”, thường được chính phủ sử dụng. Tất cả đều kêu gọi triển khai việc chăm sóc giảm nhẹ và nhấn mạnh khuôn khổ do luật hiện hành quy định đã đầy đủ nhưng cần phải được thực hiện đầy đủ.

Ông Beloucif mô tả luật sắp tới là “không phù hợp”. Đức Tổng Giám mục d’Ornellas kêu gọi các đại diện chính phủ theo đuổi “sự khôn ngoan thực tế” thay vì tìm cách giải quyết mọi tình huống thông qua luật pháp. “Không có luật nào có thể giải quyết được rất nhiều tình huống khác nhau”, ông Christian Krieger nói thêm.

Các Giám mục Công giáo cũng chỉ ra nguy cơ mở rộng có thể thấy trước các điều kiện để tiếp cận việc “hỗ trợ tự tử”.


Những hậu quả xã hội tai hại

Các đại diện tôn giáo nhất trí ghi nhận những hậu quả xã hội bất lợi mà dự luật hiện hành có thể gây ra. Đức Tổng Giám mục Jordy, trích dẫn các ví dụ từ các quốc gia khác như Canada, đã cảnh báo về động cơ kinh tế đằng sau một dự luật như vậy, từ góc độ vị lợi: “họ sẽ loại bỏ những người dễ bị tổn thương”, vị Giám chức dự đoán. Ông Beloucif đã nhấn mạnh “mối nguy hiểm có thể xảy ra trong sự gắn kết quốc gia” và ông Antony Boussemart cũng đã bày tỏ sự lo ngại về “sự suy yếu của mối tương quan trong gia đình và cộng đồng bằng cách khuyến khích một tầm nhìn cá nhân về sự kết thúc của cuộc đời”.

Trong thời gian thẩm vấn, nghị sĩ Caroline Fiat đã bày tỏ rằng “không phải bà không đồng ý, mà là bà không hiểu về những xác quyết về tôn giáo này”. Tuyên bố của bà tóm tắt những khó khăn mà các đại diện tôn giáo gặp phải trong việc truyền đạt quan điểm của họ tới các nghị sĩ.





⛪⛪⛪⛪⛪






Trong 4 tháng đầu năm 2024 đã có 34 linh mục ở Nicaragua phải rời nước này
Trong 4 tháng đầu năm 2024, do cuộc đàn áp Giáo hội Công giáo dưới chế độ của vợ chồng Tổng thống Daniel Ortega và Phó Tổng thống Rosario Murillo, 34 linh mục Công giáo đã phải rời Nicaragua. Chính quyền Nicaragua cũng bị tố cáo đưa chủng sinh giả vào chủng viện để do thám.
Martha Molina, một nhà nghiên cứu và hoạt động, đã khẳng định trên trang web độc lập “Despacho 505” về việc các linh mục phải rời Nicaragua. Bà Molina là người liên tục đưa tin về các cuộc tấn công vào Giáo hội ở quốc gia Trung Mỹ này. Bà cho biết chính các nạn nhân đã liên lạc với bà nhưng họ được yêu cầu không tiết lộ danh tính vì gia đình và thành viên tổ chức tôn giáo của họ vẫn ở trong nước. Bà xác nhận: “Tôi có một danh sách với tất cả mọi thứ, tên, giáo xứ và dòng tu”.

Rời Nicaragua, hầu như tất cả các linh mục này tiếp tục thi hành sứ vụ ở các quốc gia khác, chủ yếu ở Costa Rica và Hoa Kỳ, trong khi các chủng sinh tiếp tục được đào tạo bên ngoài Nicaragua.

Tổng cộng, kể từ năm 2018, 222 tu sĩ Công giáo đã phải rời khỏi Nicaragua để chạy trốn sự đàn áp của chính quyền Ortega-Murillo. Con số này bao gồm 91 nữ tu từ 14 dòng tu. Các giáo phận có nhiều linh mục bị trục xuất nhất là Managua, Matagalpa, León, Estelí và Granada. Tính đến năm 2023, 62 linh mục đã rời Nicaragua.

Bà Molina lo ngại rằng vì cuộc đàn áp chống Giáo hội vẫn chưa giảm bớt nên số linh mục bị lưu đày hoặc bị cấm hoạt động trong năm 2024 sẽ cao hơn năm ngoái. Cuối cùng, nhà hoạt động này đã tố cáo thực tế là các chủng viện ở Nicaragua đã bị xâm nhập bởi những người trẻ không có ơn gọi linh mục thực sự, nhưng được chế độ độc tài cử đi do thám các chủng sinh và các ban lãnh đạo. Bà kêu gọi lãnh đạo Giáo hội nhanh chóng xác định các chủng sinh giả này


Số tín hữu Tin lành Đức suy giảm kỷ lục


Số tín hữu Tin lành tại Đức giảm kỷ lục: trong năm vừa qua, số người làm đơn xin ra khỏi Giáo hội và số tín hữu qua đời lại vượt quá nửa triệu người.

Theo thống kê mới nhất, công bố hôm mùng 02 tháng Năm vừa qua tại thành phố Hannover, bắc Đức, tính tới ngày 31 tháng Mười Hai năm 2023, số tín hữu Tin lành Đức chỉ còn khoảng 18,6 triệu người, tức là giảm 593.000 người so với năm trước đó, một con số kỷ lục. Tỷ lệ tín hữu Tin lành hiện nay khoảng 21,9% dân số thuộc 20 Giáo hội các tiểu bang.

Sự giảm sút số tín hữu cũng kéo theo sự giảm bớt số thu nhập: trong năm ngoái, sự giảm sút này là 5,3%: Giáo hội Tin lành nhận được 5 tỷ 910 triệu Euro do các tín hữu thành viên đóng thuế. Liên tiếp trong hai năm, số tín hữu xin ra khỏi Giáo hội vượt quá số tín hữu qua đời: có 380.000 người xin rời bỏ Giáo hội và số người qua đời giảm khoảng 25.000 người so với năm 2022 trước đó.

Theo thông lệ, Giáo hội Công giáo Đức sẽ công bố thống kê số tín hữu vào tháng Sáu hằng năm và năm nay chắc chắn cũng có sự suy giảm.

Năm ngoái, số người xin ra khỏi Giáo hội lên tới mức kỷ lục mới, là gần 523.000 người (522,821) trong năm 2022, tức là tăng thêm gần 133.500 người so với năm 2021 trước đó (359.338). Nếu tính cả số tín hữu qua đời cùng với số người xin gia nhập Công giáo và số người đã làm đơn xin ra rồi xin trở về với Giáo hội, thì trong năm 2022, số tín hữu Công giáo ở Đức giảm mất 708.000 người (708.285). Tính đến cuối năm 2022, số tín hữu Công giáo tại Đức là gần 21 triệu người (20.974,590). Những con số thống kê trên đây được Hội đồng Giám mục Đức công bố, hôm 28 tháng Sáu năm 2023.






Tín hữu Công giáo Hàn Quốc chiếm 11,3% dân số toàn quốc

Theo những dữ liệu được công bố bởi báo cáo có tựa đề “Thống kê Giáo hội Công giáo Hàn Quốc năm 2023”, theo số liệu tính đến ngày 31/12/2023, số người Công giáo được rửa tội trong Giáo hội Công giáo tại Hàn Quốc là 5.970.675, tăng 0,3% so với năm 2022, và chiếm 11,3% dân số toàn quốc.


image.png

Báo cáo được Hội đồng Giám mục Hàn Quốc công bố hàng năm sau cuộc khảo sát giữa 16 giáo phận, dòng tu và tổ chức giáo hội trong cả nước. Báo cáo cũng cho biết tình hình và những xu hướng về đời sống đức tin tại Hàn Quốc.

Tốc độ tăng trưởng và đời sống đức tin của tín hữu Hàn Quốc đang dần trở lại bình thường

Tốc độ tăng trưởng của tín hữu Hàn Quốc đã giảm xuống còn 0,1% trong thời gian đại dịch và hiện đã phục hồi. Tỷ lệ người Công giáo trên tổng dân số vẫn ở mức 11,3% trong năm thứ ba liên tiếp.

Theo một phân tích toàn cầu, việc thực hành đức tin trong cộng đồng Công giáo ở Hàn Quốc đang trở lại bình thường, mặc dù tình hình vẫn bị ảnh hưởng bởi những hậu quả lâu dài do đại dịch để lại. Năm 2023, số người mới được rửa tội tại các nhà thờ Hàn Quốc là 51.307, tăng 24% so với năm trước. Số người được rửa tội được chia thành ba loại: trẻ sơ sinh (25%), người lớn (67,3%) và người hấp hối (7,7%).

Báo cáo cũng cho thấy tỷ lệ tham dự Thánh lễ Chúa Nhật đang dần phục hồi, với mức trung bình hàng năm là 13,5%, tăng 1,7% so với năm 2022. Năm 2019, trước khi đại dịch bắt đầu, con số này ở mức 18,3%.

Đáng lo ngại: ơn gọi giảm sút

Trong số những điểm đáng lo ngại, báo cáo ghi nhận sự sụt giảm về con số linh mục, chủng sinh và tu sĩ: có tổng cộng 5.721 linh mục ở Hàn Quốc, trong đó có 2 Hồng y, 40 Giám mục và 5.679 linh mục. Số tân linh mục vào năm 2023 là 75, ít hơn 21 vị so với năm 2022, trong đó, các giáo phận Andong và Jeonju không có tân linh mục nào.

Có 175 dòng tu ở Hàn Quốc, với 11.473 tu sĩ. Số nam tu sĩ giảm 34 so với năm ngoái, trong khi số nữ tu giảm 69 nữ tu.

Số tín hữu tập trung ở các thành phố lớn

Các chỉ số xác nhận rằng tỷ lệ sinh thấp và hiện tượng già hóa - những vấn đề hiện nay và được thảo luận rộng rãi trong xã hội Hàn Quốc - cũng ảnh hưởng đến Giáo hội. Tỷ lệ tín hữu dưới 19 tuổi là 6,7% trong khi tín hữu trên 65 tuổi là 26,1%.

Số tín hữu tại các khu vực đô thị đông dân cũng ảnh hưởng đến thành phần của các cộng đồng Công giáo: số tín hữu ở các giáo phận của khu vực đô thị (Seoul, Suwon, Inch, Uijeongbu) bằng 55,9% tổng số số tín hữu Hàn Quốc.

Bình luận về dữ liệu, Viện Nghiên cứu Mục vụ Công giáo Hàn Quốc cho biết: “Nhìn chung, rõ ràng các hoạt động bí tích của Giáo hội đang trong giai đoạn phục hồi, nhưng đối với các tín hữu, sau cú sốc do đại dịch gây ra, việc quay trở lại nhà thờ vẫn còn khó khăn. Vấn đề này sẽ được giải quyết theo thời gian nhưng đòi hỏi nỗ lực tích cực từ cộng đồng địa phương”. (Fides 02/05/2024)





Thêm 1 linh mục bị bắn chết ở Nam Phi. Các Giám mục Nam Phi lên án “đại dịch” giết người

Cha Paul Tatu Mothobi, thuộc Dòng Thánh tích và đang phục vụ tại Tổng Giáo phận Công giáo Pretoria của Nam Phi, là nạn nhân mới nhất của nạn giết người ở Nam Phi khi bị bắn chết vào ngày 27/4/2024. Các Giám mục Nam Phi lên án tình trạng mất an ninh và sát hại bừa bãi người vô tội.



Linh mục Paul Tatu mới bị sát hại ở Nam Phi 

Theo thông cáo của tỉnh dòng Nam Phi, cha Mathobi được tìm thấy bị chết vì vết đạn vào ngày 27/4/2024 trong xe hơi của cha trên đường N1, quốc lộ ở Nam Phi, chạy từ Cape Town qua Bloemfontein, Johannesburg, Pretoria và Polokwane đến Beit Bridge, một thị trấn biên giới với Zimbabwe.

Trong khi đó, thông cáo của Ủy ban Truyền thông của Hội đồng Giám mục Công giáo Nam Phi cho biết vụ sát hại cha Mathobi không phải là vụ việc cá biệt. Thông cáo nhắc lại vụ sát hại cha William Banda, thành viên gốc Zambia của Hội Truyền giáo Thánh Patrick vào ngày 13/3/2024. Cha Banda đã bị bắn trong phòng áo của Nhà thờ Chúa Ba Ngôi thuộc Giáo phận Tzaneen của Nam Phi.

Các lãnh đạo Giáo hội Công giáo Nam Phi nhận định rằng vụ sát hại cha Mathobi và cha Banda “xảy ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều lo ngại về việc giá trị sự sống ngày càng bị coi thường, nơi con người bị giết hại một cách bừa bãi”.  Các ngài lo ngại về tình trạng an ninh và đạo đức ngày càng xuống cấp ở Nam Phi.

Chính quyền cần ngăn chặn đại dịch giết người

Trong tuyên bố ngày 29/4/2024, Chủ tịch Ủy ban Truyền thông của Hội đồng Giám mục Công giáo Nam Phi nhấn mạnh sự cần thiết của chính quyền Nam Phi trong việc bảo vệ tính mạng con người. Đức Giám mục Sipuka nói: “Thay mặt các Giám mục, tôi kêu gọi tất cả những người chịu trách nhiệm về những vụ giết người này đừng nghĩ rằng họ có thể làm những gì họ thích với mạng sống của người dân. Sự sống thuộc về Thiên Chúa và không ai có quyền coi đó là điều mình muốn”. Đức cha chỉ trích tình trạng vô luật pháp ở Nam Phi và nói với chính phủ do Tổng thống Cyril Ramaphosa lãnh đạo rằng: “Thưa Tổng thống và Bộ trưởng Cảnh sát, người dân Nam Phi ngày càng có ấn tượng rằng bọn tội phạm đang tự do sát hại công dân mà không sợ hậu quả”.

Các lãnh đạo Giáo hội nhấn mạnh việc các chính phủ trong khu vực cần phải đưa ra “các biện pháp tức thời và hiệu quả để đảm bảo an ninh cho những công dân tuân thủ luật pháp, những người làm việc chăm chỉ để hỗ trợ gia đình họ và cho các linh mục Công giáo dành cả cuộc đời để phục vụ người dân đất nước này”.

Sau vụ sát hại cha Mathobi, các Giám mục Công giáo ở Botswana, Eswatini và Nam Phi nói trong một tuyên bố vào ngày 29/4/2024 rằng: “Chúng tôi kêu gọi quý vị hãy đặt sức khỏe và sự an toàn của người dân chúng tôi lên hàng đầu. Với tư cách là một Giáo hội, chúng tôi sẵn sàng thảo luận và đưa ra các chiến lược nhằm ngăn chặn việc sát hại những người vô tội, hiện đang trở thành một đại dịch ở đất nước này”.


Phần lớn linh mục ở Sierra Leone là con của những người Hồi giáo

Trong một cuộc phỏng vấn của tạp chí Công giáo Omnes đăng ngày 25/4, Đức cha Natale Paganelli, 66 tuổi, người Ý, đến Sierra Leone vào năm 2005 với tư cách là một nhà truyền giáo dòng Xavêriô, cho biết rằng phần lớn các linh mục Công giáo ở quốc gia châu Phi này là con cái của người Hồi giáo.



Đức cha Paganelli đã sống ở Mexico 22 năm và là Giám quản Tông tòa của Giáo phận Makeni ở Sierra Leone từ năm 2012–2023. Ngài giải thích là nhờ các trường học, con cái người Hồi giáo đã tiếp xúc với Kitô giáo.

Đức cha cho biết khi các tu sĩ dòng Xavêriô, đặt theo tên của Thánh Phanxicô Xaviê, đến Sierra Leone, miền bắc nước này hầu như không có trường học. Các tu sĩ bắt đầu xây dựng các trường, đầu tiên là trường tiểu học, sau đó là trường trung học. Và việc truyền giáo được thực hiện thông qua các trường học.

Phần lớn những người Hồi giáo theo học tại các trường của dòng Xavêriô, những trường có nhiều uy tín, đã tiếp xúc với Kitô giáo, với các linh mục, và đến một lúc nào đó họ yêu cầu được rửa tội và tham gia một khóa học giáo lý tại cùng một trường. Nói chung là không có sự phản đối nào từ phía phụ huynh.

Đức cha lưu ý rằng ở Sierra Leone có sự khoan dung tôn giáo rất tốt. "Đây là một trong những thứ đẹp đẽ nhất mà chúng tôi có thể 'xuất khẩu' ra thế giới, không chỉ kim cương, vàng, các khoáng sản khác".

Một trong những linh mục là con của người Hồi giáo hiện là Giám mục của Makeni. Đức cha Bob John Hassan Koroma đã tiếp quản giáo phận mà Đức cha Paganelli đã giám quản cho đến tháng 5/2023.

Hiện nay có hơn 100 linh mục ở 4 giáo phận của Sierra Leone. Đức cha Paganelli cho biết, "Số linh mục ngày càng tăng nhưng ơn gọi tu sĩ, đặc biệt là ơn gọi nữ tu, ít hơn một chút vì điều đó phức tạp hơn, vì trong nền văn hóa của họ, phụ nữ không được đánh giá cao, nên họ khó nghĩ đến đời sống thánh hiến hơn.






Các giám mục Ấn Độ lên án nhóm Ấn giáo tấn công trường học và linh mục Công giáo

Hội đồng Giám mục Ấn Độ đã đưa ra một tuyên bố vào ngày 16/4/2024 lên án một nhóm Ấn giáo cực đoan tấn công bạo lực vào Trường Trung học Anh ngữ Mẹ Teresa ở bang Telangana. Nhóm này đã hành hung linh mục hiệu trưởng của trường.
Các Giám mục Ấn Độ nói: "Cuộc tấn công của một nhóm chống đối xã hội là một hành động bạo lực đáng trách chống lại một cơ sở giáo dục và nhân viên của cơ sở đó".

Cuộc tấn công

Cha Jaison Joseph, hiệu trưởng của trường do Dòng Truyền giáo Thánh Thể điều hành, cho biết, khi một số học sinh mặc quần áo màu nghệ thay vì đồng phục, cha yêu cầu các em thay đồng phục hoặc báo với phụ huynh đến gặp. Sau đó, 500 người mặc quần áo màu nghệ đã kéo đến; họ bao vây và bắt đầu đánh đập cha. Họ choàng một chiếc khăn choàng màu nghệ lên cổ cha và bôi thuốc nhuộm tilak [màu nghệ] lên trán cha.

Các phương tiện truyền thông đưa tin về hình ảnh Cha Joseph bị buộc phải hô vang "Jai Sri Ram" (Chúc tụng Đức Ram") trong khi đám đông phá hoại tòa nhà của trường học và tấn công giáo viên và nhân viên.

Trước đó, đám đông đã hét to "Jai Shri Ram" và ném đá vào tượng Thánh Teresa Calcutta được đặt ở cổng chính của trường. Những kẻ tấn công đã phá hủy văn phòng an ninh của trường học, nơi có hơn 1.000 học sinh đang theo học - 80% theo Ấn giáo, 10% theo Kitô giáo và 10% theo Hồi giáo.

Một cuộc tấn công có động cơ tôn giáo

Đức Cha Prince Antony Panengaden của Giáo phận Adilabad của Giáo hội Syro-Malabar cho biết, "Tất cả các đảng [chính trị] đều tham gia. Đó là một cuộc tấn công có động cơ tôn giáo". Đức cha nói: "Chúng tôi yêu cầu chính quyền đảm bảo an toàn cho các linh mục và thực hiện các hành động chống lại thủ phạm".

Ngay sau vụ tấn công, cảnh sát đã gây ra sự phẫn nộ trong cộng đồng Kitô hữu khi đệ đơn khởi tố hình sự trường Công giáo và ban quản lý của trường, cáo buộc họ "xúc phạm tình cảm tôn giáo và thúc đẩy sự thù địch giữa các nhóm khác nhau".

Lời kêu gọi của các Giám mục Ấn Độ

Các Giám mục Ấn Độ kêu gọi "tất cả các cộng đồng chống lại việc truyền bá thông tin sai lệch và những lời lẽ gây chia rẽ. Tất cả chúng ta đều là những phần không thể thiếu của quốc gia vĩ đại này và sự thống nhất trong đa dạng là nền tảng cho bản sắc của chúng ta".

"Chúng tôi kêu gọi đồng bào của mình, bất kể niềm tin tôn giáo, hãy cùng nhau chống lại mọi nỗ lực lợi dụng sự đa dạng của chúng ta cho các chương trình nghị sự hẹp hòi, ích kỷ. Chúng ta hãy tái khẳng định cam kết của chúng ta đối với hòa bình, tôn trọng lẫn nhau và sự thịnh vượng chung của đất nước thân yêu của chúng ta".













MỘT PHÚT SUY TƯ ...


Vui hay Buồn?
Xem ra, Người Giàu DỄ vào Nước Trời hơn Kẻ Nghèo!


image.png

Ngày xưa, bà góa nghèo dâng cúng 2 đồng kẽm,... Bà đã được Đức GiêSu khen ngợi !
Ngày nay người công nhân nông dân làm bao lâu (trừ chi phí) để mua được cái bằng ân nhân bậc thấp nhất ?






Reply all
Reply to author
Forward
0 new messages